Máu từ tâm nhĩ trái đi xuống tâm thất trái rồi từ tâm thất trái đi qua động mạch về tay phải Vế c: Gồm các ý: * Trong cơ thể gồm có 3 loại mạch: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch,0,25 điểm
Trang 1KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
SBD: ……… Môn thi : SINH HỌC
Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1 : ( 1,0 điểm)
a) Thế nào là động vật đẳng nhiệt? động vật biến nhiệt? Cho ví dụ minh họa? b) Vì sao nhiệt độ cơ thể người luôn ổn định mặc dù nhiệt độ của môi trường xung quanh có thể cao hay thấp?
Câu 2 : (3,0 điểm)
a) Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn
b) Hãy mô tả đường đi của máu trong cơ thể từ đầu tới tay phải
c) Trong cơ thể có những loại mạch máu nào? Phân tích đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mạch
Câu 3 : (2,0 điểm)
a) Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
b) Vì sao nói sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí
ở phổi và sự trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào?
Câu 4 : ( 2,5 điểm)
a) Căn cứ vào đâu mà khẳng định ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
b) Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng ở ruột non xảy ra như thế nào?
Câu 5: ( 1,5 điểm)
a) Vẻ sơ đồ lát cắt ngang cấu tạo tủy sống (có ghi chú đầy đủ)
b) Làm thế nào để xác định tủy sống là trung khu của các phản xạ vận động ………
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Trang 2Khóa ngày : 20 – 6 – 2011
Câu 1: ( 1,0 điểm)
a) Cho 0,5 điểm Nêu đúng khái niệm, cho được ví dụ đúng Gồm các ý:
- Động vật đẳng nhiệt : là ĐV có nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường
Ví dụ: Chim, thú và con người
- Động vật biến nhiệt: là ĐV có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo t0 của môi trường
Ví dụ: Các SV thuộc ngành ĐVKXS, thực vật, cá, lưỡng cư, bò sát, nấm
b) Giải thích đúng, cho 0,5 điểm.Nêu được các ý:
- Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hóa được sử dụng trong mọi hoạt động sống của cơ thể và cuối cùng đều biến thành nhiệt (0,25 điểm)
- Nhiệt độ cơ thể luôn giữ được ổn định ở 370C dù khi trời nóng hay giá lạnh là
do cơ thể có hình thức điều hòa giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt (hay nói cách khác là cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt) (0,25 điểm)
Câu 2 : (3,0 điểm)
Vế a: Trình bày được 5 chức năng của hệ tuần hoàn, cho 0,75 điểm
Gồm các ý:
- Đảm bảo sự điều hòa hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể
- Đảm bảo sự liên lạc giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường bên ngoài bằng con đường thể dịch
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng và ô xy đến từng tế bào và mang đi các sản phẩm không cần thiết cho tế bào do qua trình hoạt động sống thải ra để đưa ra ngoài cơ thể
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể
- Bảo vệ cơ thể
Vế b: Mô tả đúng, cho 0,5 điểm Gồm các ý:
Máu đi từ đầu qua tĩnh mạch chủ trên đổ về tâm nhĩ phải rồi từ tâm nhĩ phải máu được dồn xuống tâm thất phải Sau đó từ tâm thất phải đến phổi qua động mạch phổi rồi từ phổi theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái Máu từ tâm nhĩ trái
đi xuống tâm thất trái rồi từ tâm thất trái đi qua động mạch về tay phải
Vế c: Gồm các ý:
* Trong cơ thể gồm có 3 loại mạch: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch,(0,25 điểm)
* Phân tích được đặc điểm cấu tạo của từng loại mạch phù hợp với chức năng, cho 1,5 điểm Gồm có các ý sau:
a) Động mạch: (cho 0,5 điểm)
- Động mạch có chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan
- Cấu tạo của động mạch phù hợp với chức năng: Thành động mạch khá dày, dai
và đàn hồi, gồm 3 lớp:
+ Ngoài là màng liên kết với các nhánh thần kinh
+ Giữa là những sợi đàn hồi và những sợi cơ trơn
+Trong cùng là một lớp biểu bì
Trang 3Thành cơ động mạch dày và có nhiều sợi đàn hồi có ý nghĩa tạo lực co khá mạnh
để hỗ trợ lực đẩy máu của tim đưa máu tuần hoàn, ngoài ra còn giúp động mạch có thể dãn ra dễ dàng => tránh tổn thương do áp lực máu
b) Tĩnh mạch: (cho 0,5 điểm)
- Tĩnh mạch có chức năng dẫn máu từ các cơ quan về tim
- Cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng:
+ Thành tĩnh mạch cũng gồm 3 lớp nhưng ít sợi đàn hồi và nhiều sợi cơ trơn nên khi đứt thì miệng tĩnh mạch dẹp xuống làm cho máu đông lại
+ Các tĩnh mạch chân có van xếp hướng về tim để máu không bị trở ngại do trọng lực khi chuyển về tim
c) Mao mạch: (cho 0,5 điểm)
- Mao mạch là nơi xảy ra sự trao đổi giữa máu và tế bào
- Có những đặc điểm cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng:
+ Thành mao mạch rất mỏng, chỉ có một lớp tế bào; bề mặt tiếp xúc lớn giúp thuận lợi cho việc khuếch tán các chất giữa máu và tế bào xảy ra dễ dàng
+ Đường kính của mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển trong mạch rất chậm, giúp máu và tế bào có đủ thời gian để trao đổi hết các chất
Lưu ý: Nếu HS không trả lời riêng các loại mạch mà nêu gộp ở phần phân tích thì
cũng cho điểm tối đa
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Trả lời đúng, cho 1,5 điểm Gồm các ý:
* Các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp Bên cạnh đó, màng phế nang của phổi, màng tế bào và thành của mao mạch rất mỏng tạo điều kiện thuận lợi cho sự khuếch tán các chất khí.(cho 0,5 điểm)
* Sự trao đổi khí ở phổi: (cho 0,5 điểm)
- Khí ôxi: trong phế nang cao hơn trong mao mạch, nên ôxi khuếch tán từ phế nang
vào máu
- Khí CO 2: trong mao mạch cao hơn trong phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang
* Sự trao đổi khí ở tế bào (TB): (cho 0,5 điểm)
- Khí ôxi: trong mao mạch cao hơn trong TB, nên ôxi khuyếch tán từ máu vào TB.
- Khí CO 2: trong TB cao hơn trong mao mạch, nên CO2 khuyếch tán từ TB vào máu
b) Giải thích đúng, cho 0,5 điểm.Gồm các ý:
- Tế bào là nơi sử dụng trực tiếp ôxi để ôxi hóa các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào đồng thời thải loại khí CO2 là sản phẩm của quá trình dị hóa Như vậy,tế bào chính là nơi tạo ra sự chênh lệch về nồng độ các chất khí và sự trao đổi khí ở tế bào chính là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi
- Ngược lại nhờ có sự trao đổi khí thường xuyên ở phổi thì mới cung cấp được khí ôxi cho mọi hoạt động sống của tế bào và thải khí CO2 do quá trình dị hóa tạo ra
Do vậy trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào
Trang 4Câu 4: (2,5 điểm)
Vế a: Nêu được các căn cứ đúng, (1,25 điểm) Gồm các ý:
Nước và muối khoáng hòa tan được hấp thụ ngay từ dạ dày, còn sự hấp thụ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở ruột, bắt đầu từ tá tràng nhưng mạnh nhất là ở các phần tiếp theo ruột (cho 0,25 điểm) Vì:
- Thức ăn xuống đến ruột non mới được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn giản hòa tan (cho 0,25 điểm)
- Bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên rất nhiều nhờ cấu tạo của niêm mạc ruột: có nếp gấp, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên bề mặt các lông ruột làm cho tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400 đến 500m2 (cho 0,5 điểm)
- Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.(cho 0,25 điểm)
Vế b: (1,25 điểm)
- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể bằng 2 con đường: glucôzơ, axit amin, nước, vitamin và muối khoáng qua lớp niêm mạc vào lưới mao mạch; glixêrin và axit béo vào mao mạch bạch huyết rồi vào hệ tuần hoàn và phân phối khắp cơ thể (cho 0,5 điểm)
- Sự hấp thụ các chất xảy ra nhờ hiện tượng khuyếch tán khi nồng độ các chất trong ruột cao hơn nồng độ các chất có trong mao mạch, mặt khác còn theo kiểu hấp thụ chủ động: nghĩa là kiểu hấp thụ xảy ra ngay cả khi nồng độ các chất trong ruột thấp hơn nồng độ trong máu vì màng ruột là một màng sống Ngoài ra màng ruột còn có tính thấm chọn lọc, nó không để cho một số chất đi qua mặc dầu nồng
độ cao hơn trong máu (cho 0,75 điểm)
Câu 5: (1,5 điểm)
a) Vẽ đúng sơ đồ tủy sống cắt ngang và ghi chú đầy đủ, cho 0,5 điểm
(Xem hình 44.2 SGK Sinh học 8 – trang 141)
b) Thí nghiệm: Xác định tủy sống là trung khu của phản xạ vận động, (1,0 điểm)
- Ếch đã được cắt sọ, treo vào móc trên giá, đặt lên da cẳng chân ếch một miếng bông tẩm HCl 0,5% => ếch co chân bên đó và gạt miếng bông đi Nếu buộc chân này lại thì nó sẽ co chân kia do ảnh hưởng của luồng xung thần kinh có thể truyền
từ bên nọ sang bên kia (cho 0,5 điểm)
- Nếu dùng nồng độ axit cao thì ếch sẽ co 2 chân gạt: Kích thích mạnh => cảm giác càng được dẫn truyền đi xa
Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng tủy sống có các căn cứ phản xạ vận động.(0,5 điểm)