Chuyên đề môn khoa học: Đề tài: “Tổ chức dạy học môn khoa học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.” I.Mở đầu: Môn khoa học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức k
Trang 1Chuyên đề môn khoa học:
Đề tài: “Tổ chức dạy học môn khoa học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.”
I.Mở đầu:
Môn khoa học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học
sơ đẳng ban đầu về các hiện tượng và sự vật gần gũi trong tự nhiên, bao gồm cả con người và các hoạt động của con người tác động vào thế giới tự nhiên, bước đầu hình thành cho các em một số kĩ năng quan sát, dự đoán và vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, đồng thời góp phần hình thành cho các em một số thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng.
II.Những điểm mới:
1.Trong mục tiêu môn học: Thêm mục tiêu về sức khỏe, cụ thể là:
a.Về kiến thức: cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
b.Về kĩ năng: ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
c.Về thái độ hành vi: tự giác thực hiện các qui tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
2.Trong nội dung môn học:
a.Chủ đề con người và sức khỏe:
+Kế thừa và phát triển các nội dung: sự trao đổi chất ở cơ thể người với môi trường Sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể người.
+Các mạch nội dung mới: vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh, an toàn trong cuộc sống.
b.Chủ đề thực vật và động vật:
+Kế thừa và phát triển các nội dung: Sự trao đổi chất và sự sinh sản của động vật và thực vật.
+Các nội dung mới: quan hệ thức ăn và chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
c.Chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Một số ví dụ về môi trường và tài nguyên Vai trò của con người đối với môi trường Tác động của con người đối với môi trường tự nhiên Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
III.Lập kế hoạch và tổ chức dạy học môn khoa học theo hướng phát huy tích cực của học sinh:
1
Trang 2Bài 20: Nước có những tính chất gì?
Hoạt động 1: Quan sát vật thật hoặc hình ảnh trong SGK:
Mục tiêu: Phát hiện màu, mùi và vị của nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn:
+Giáo viên yêu cầu các nhóm đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa đã chuẩn
bị ra quan sát và làm theo yêu cầu đã ghi ở trang 42 SGK ( có thể thay thế bằng nước chè hoặc cà phê )
+Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm ý 1 và 2 theo yêu cầu quan sát ở trang 42 SGK.
Bước 2: Làm việc theo nhóm:
+Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi:
-Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? ( HS dễ dàng chỉ ra cốc đựng nước
và cốc đựng sữa trên vật thật hoặc hình )
-Làm thế nào để bạn biết điều đó? ( Đối với câu hỏi này, GV cần đi tới các nhóm giúp đỡ để học sinh sử dụng các giác quan của mình phát hiện ra cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa )
Cụ thể là:
*Nhìn vaò 2 cốc, cốc nước thì trong suốt và có thể nhìn thấy rõ chiếc thìa để
trong cốc, cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn rõ chiếc thìa để trong cốc.
*Nếm lần lượt từng cốc: cốc nước không có vị, cốc sữa có vị ngọt.
*Ngửi lần lượt từng cốc: cốc nước không có mùi, cốc sữa có mùi của sữa.
Bước 3: Làm việc cả lớp:
GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày những gì HS đã phát hiện ra ở bước
2 GV ghi các ý kiến của HS lên bảng như sau:
Các giác quan cần sử
dụng để quan sát
1.Mắt - nhìn
2.Lưỡi – nếm
3.Mũi – ngửi
Không có màu, trong suốt,
nhìn rõ chiếc thìa
Không có vị Không có mùi
Trắng đục, không nhìn rõ chiếc thìa
Có vị ngọt của sữa
Có mùi của sữa
2
Trang 3Giáo viên gọi một số học sinh nói về một số tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này.
Kết luận: Qua quan sát ta có thể nhìn thấy nước trong suốt, không màu, không vị.
IV.Các phương pháp được sử dụng trong bài 20: Nước có tính chất gì?
- Quan sát vật thật hoặc hình ảnh trong SGK theo nhóm để rút ra tính
chất: không màu, không mùi, không vị của nước.
- Làm thí nghiệm chứng minh: nước không có hình dạng nhất định, chảy
lan ra mọi phía, chảy từ cao xuống thấp, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
- Học sinh còn được thảo luận các câu hỏi gợi ý các em tìm tòi, phát hiện
ra cách tiến hành thí nghiệm chứ không đơn thuần làm thí nghiệm một cách máy móc theo yêu cầu của giáo viên, ví dụ:
• Làm thế nào để biết được một vật cho nước thấm qua hoặc không?
• Làm thế nào để biết được một chất có hòa tan hay không hòa tan trong nước?
V.Nhận xét:
-Việc phối hợp nhiều phương pháp dạy học như trên đã làm cho các hoạt động học tập của học sinh được đa dạng, phong phú, lôi cuốn mọi học sinh cùng tích cực tham gia.
-Giáo viên đã tạo điều kiện để phát huy mối quan hệ hợp tác giữa học sinh với học sinh qua việc tổ chức cho các em làm việc theo nhóm.
-Việc tổ chức nhiều hoạt động đa dạng kết hợp với những câu hỏi suy luận, vận dụng là cách tốt nhất để học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy, tạo điều kiện
để học sinh chủ động tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức và hình thành kĩ năng
tự học của học sinh.
3