đồng dao chao ông rắn đi đâu

3 1.5K 1
đồng dao chao ông rắn đi đâu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN DỰ THI CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Đồng dao “Chào Ông Rắn đi đâu?” Người dạy: Trần Trịnh Thúy Hoàng I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức : Trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Chào ông rắn đi đâu?” Trẻ cảm nhận được nhịp điệu vui tươi của bài đồng dao. Trẻ biết được đồng dao là những câu có vần điệu được hình thành trong quá trình chơi của trẻ em ngày xưa, đồng dao thường gắn liền với trò chơi dân gian. 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng thể hiện giọng điệu, ngữ điệu khi đọc bài đồng dao. Phát triển trí nhớ, vốn từ và khả năng đối đáp cho trẻ. Rèn kỹ năng sử dụng nhạc cụ để gõ đệm theo lời bài đồng dao. Phát triển khả năng nhanh nhẹn, khéo léo ở trẻ qua trò chơi “Chào Ông Rắn đi đâu”; “Bé khéo tay”. 3/ Giáo dục: - Có tinh thần tập thể đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt. II/ Chuẩn bị: 1. Cô: + Giáo án, máy chiếu. + Cô đọc diễn cảm bài đồng dao “Chào Ông Rắn đi đâu?”, hát đồng dao. + Một số hình ảnh về các con vật. + Tích hợp bài hát “Cùng chơi cùng hát đồng dao”; “Cùng hát khúc đồng dao”; “Chào Ông Rắn đi đâu”; Tiếng trống hội. + Song loan. 2. Trẻ: + Song loan, phách tre cho đủ số trẻ trong lớp. + Trang phục đồng dao cho trẻ. + Lá cây, mo cau, mây tre, bẹ chuối II/ Hoạt động trọng tâm: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô đóng vai người dẫn chương trình đi từ ngoài vào và nói “Chào mừng tất cả các con đến với chương trình “Bé vui hội đồng dao” - Một tràn vỗ tay thật to chào đón các cô giáo đến tham gia cùng ngày hội! 1 - Mở đầu chương trình vui hội hôm nay mời các con cùng tham gia các trò chơi của chương trình nào! nhạc dạo trẻ về nhóm (trẻ chơi kéo cưa lừa xẻ, chi chi chành chành, dung dăng dung dẻ) - Nghe tiếng trống hội trẻ tập trung lại. + Các con vừa chơi những trò chơi gì vậy? (Trẻ kể) - Các con ạ! Các trò chơi các con vừa kể gọi là trò chơi dân gian được gắn bó từ ngàn xưa đến nay và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Ngoài những trò chơi dân gian chúng ta vừa chơi, các con còn biết những trò chơi dân gian nào nữa hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào! (Trẻ kể). Để chơi được trò chơi dân gian thì các con phải thuộc lời các bài đồng dao và biết cách đọc đồng dao. 2.Hoạt động trọng tâm: a/Giới thiệu bài: - Chương trình Vui hội đồng dao có nhiều hình ảnh đẹp các con cùng xem nhé! Cô cho trẻ xem con gà, chó, lợn (Trẻ quan sát một số con vật) - Cô nói: Các con ơi những trò chơi dân gian, những bài đồng dao thường gắn liền với những con vật gần gũi xung quanh chúng ta. Thế các con có biết bài đồng dao nào nói về các con vật con vừa quan sát không? (Trẻ trả lời). Nếu trẻ biết cô cho trẻ thể hiện bài đồng dao “Con gà”. - Cô nói: Con rất giỏi! Cô còn có hình ảnh con vật gì đây ?(Trẻ trả lời con cọp). - Cô nói: Lắng nghe – Trẻ: nghe gì? - Cô đọc câu đố: Con gì trườn dọc bờ ao Bắt ếch, bắt nhái, le ra le vào. (Trẻ trả lời) - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh con Rắn A! Cô có bài đồng dao nói về con cọp và con Rắn rất là hay đó là bài đồng dao “Chào ông Rắn đi đâu”. b/ Dạy đọc đồng dao: Cô đọc lần 1. Đọc lần 2 kết hợp điệu bộ. Giảng nội dung: Rắn là loài động vật bò sát tuy là một loại động vật nhưng lại có tình thương con rất lớn, biết che chở cho con khi gặp hiểm nguy. * Đàm thoại: Các cháu vừa nghe cô đọc bài đồng dao gì? Trong bài đồng dao có những nhân vật nào? Trong bài đồng dao Ông Rắn đi đâu các con? (Đi gặp ông Thầy) Ông Rắn đến gặp thầy làm gì? Trong bài đồng dao con Ông Rắn lên mấy tuổi? Các con có cảm nhận gì khi nghe cô đọc bài đồng dao? 2 - Cô nói: Khi đọc bài đồng dao “Chào Ông Rắn đi đâu” các con phải thể hiện sự vui tươi, hồn nhiên và ngắt nghỉ đúng nhịp2-2 nhé!. - Bây giờ cô cháu ta cùng nhau thể hiện bài đồng dao! - Dạy trẻ đọc đồng dao dưới nhiều hình thức. - Để bài đồng dao hay hơn các con sẽ kết hợp gõ đệm cùng với đạo cụ theo nhịp điệu bài đồng dao nhé! * Giáo dục: Thông qua bài đồng dao “Chào ông rắn đi đâu” Giáo dục các con phải biết đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Bài đồng dao được nhạc sĩ Trần Hồng phổ thành bài nhạc rất là hay, cô cháu ta cùng nhau hát vang bài hát “Chào ông rắn đi đâu” (trẻ vận động theo nhạc cùng cô) Trò chơi 1: Tay ai khéo Tiếp theo chương trình vui hội đồng dao là phần trò chơi “Tay ai khéo” Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, cô đã chuẩn bị sẵn những vật liệu có ở địa phương như mo cau, bẹ chuối, mây tre, lá chuối bằng đôi tay khéo léo của mình các con tạo nên chiếc mũ con cọp, mũ con rắn và đuôi. Trong cùng một thời gian đội nào làm nhanh, làm đẹp đội đó sẽ thắng Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của 3 đội. Cô nhận xét và tuyên dương trẻ Trò chơi 2: Trò chơi “Chào Ông Rắn đi đâu?” Các cháu đã làm được nhiều chiếc mũ xinh xắn và đã thuộc bài đồng dao “Chào ông Rắn đi đâu” bây giờ cô sẽ hướng dẫn cho các con chơi trò chơi: “Chào ông Rắn đi đâu” Cách chơi: 1 bạn làm Cọp, những bạn còn lại sẽ nối đuôi nhau làm Rắn, các con vừa chơi vừa đọc đồng dao đến câu “Cọp nhảy vô chuồng” thì Cọp đuổi Rắn, khi đó Rắn phải dang 2 tay ra chặn Cọp, không để Cọp bắt mất đuôi. Nếu cọp bắt được đuôi Rắn thì cháu đó phải ra thay làm Cọp. Khi chơi các con phải giữ chặt vạt áo không để đứt ra. Cô bao quát trẻ chơi. 3. Kết thúc: - Khép lại chương trình vui hội đồng dao hôm nay xin mời các con thể hiện lại bài hát “Chào ông rắn đi đâu”./. 3 . cô đọc bài đồng dao gì? Trong bài đồng dao có những nhân vật nào? Trong bài đồng dao Ông Rắn đi đâu các con? (Đi gặp ông Thầy) Ông Rắn đến gặp thầy làm gì? Trong bài đồng dao con Ông Rắn lên mấy. cảm bài đồng dao “Chào Ông Rắn đi đâu? ”, hát đồng dao. + Một số hình ảnh về các con vật. + Tích hợp bài hát “Cùng chơi cùng hát đồng dao ; “Cùng hát khúc đồng dao ; “Chào Ông Rắn đi đâu ; Tiếng. con Rắn A! Cô có bài đồng dao nói về con cọp và con Rắn rất là hay đó là bài đồng dao “Chào ông Rắn đi đâu . b/ Dạy đọc đồng dao: Cô đọc lần 1. Đọc lần 2 kết hợp đi u bộ. Giảng nội dung: Rắn

Ngày đăng: 02/02/2015, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan