NHÁNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010-1012.
1.8. Nhận xét 1 Thuận lợi.
1.8.1. Thuận lợi.
Ngân hàng Sacombank – Bình Dương có các chi nhánh trực thuộc nằm ở các khu vực thương mại, trung tâm giao dịch lớn nên khách hàng của ngân hàng rất nhiều đa dạng.
Hệ thống mạng lưới giao dịch phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân giao dịch, quan hệ và tiếp cận tốt với nguồn tín dụng của Sacombank –Bình Dương.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, Sacombank – Bình dương đã trang bị cho mình những điều kiện thuận lợi để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Để hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của mình, ngân hàng đã có sự đầu tư lớn về tài chính cũng như nhân lực nhằm đẩy mạnh công tác hiện đại hóa ngân hàng.
Điều kiện kinh tế xã hội ở Bình Dương:
Hiện nay Bình Dương là một trong những tỉnh năng động có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đứng đầu cả nước. Do môi trường kinh tế chính trị ổn định cộng với vị trí đại lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc kinh tế phát triển. Với số dân 1.482.636 người (1/4/2009) đây là một thị trường lớn để Ngân hàng phát triển thị phần. Đây là thuận lợi chung cho tất cả ngân hàng đang hoặc dự định hoạt động tại Bình Dương.
Sacombank-Bình Dương có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, vững vàng nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Hiện nay hầu hết tất cả cán bộ, nhân viên ở tất cả các phòng ban ở Sacombank - Bình Dương đều có tuổi đời rất trẻ. Trẻ nhưng tất cả đều được đào tạo bài bản, có kiến thức cơ bản vê ngân hàng, tài chính. Tất cả nhân viên đã rất Trang xxxviii
vững vàng về nghiệp vụ, các nhân viên dù phòng ban khác nhau nhưng tất cả đều gắn bó, giúp đỡ tận tình, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm cho nhau.
1.8.2. Khó khăn.
Về phía nhà nước
- Vấn đề công chứng hồ sơ, thủ tục vay vốn cho khách hàng còn mất nhiều thời gian, gây cản trở không nhỏ cho hiệu suất hoạt động Ngân hàng, và đồng thời đã làm cho nhiều khách hàng nản lòng không muốn tiếp tục quan hệ với Ngân hàng.
- Hiện nay hầu hết các định chế tài chính gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp đối với các khoản vay xấu, do việc kiện tụng đưa hồ sơ ra tòa còn rất nhiều bất cập, quy trình xử lý lòng vòng rất mất thời gian. Chính vì lý do này rất nhiều trường hợp khách hàng cố tình không trả nợ cho Ngân hàng, nhưng ngân hàng vẫn không thể thu hồi nợ theo đúng quy chế cho vay của chính sách tín dụng ban hành.
Về phía bản thân ngân hàng
- Do địa bàn Bình Dương không lớn có khá nhiều ngân hàng và các định chế tài chính khác hoạt động. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn ngày càng trở nên gay gắt, do đó đã gây ra không ít khó khăn trong việc tìm kiếm và lôi kéo khách hàng về phía mình.
- Một khó khăn nữa mà Sacombank –Bình Dương đang mắc phải đó là trang thiêt bị hoạt động chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công việc. Do ngân hàng ta là ngân hàng bán lẻ, cho vay phân tán nên khối lượng công việc rất nhiều. Mặc dù cán bộ nhân viên luôn làm việc với cường độ cao, tuy nhiên do trang thiết bị hạn chế, vừa không đủ chức năng đáp ứng nhu cầu của công việc nên đã hạn chế rất nhiều hiệu suất làm việc.
Từ phía khách hàng
- Sự canh tranh giữa các ngân hàng thương mại diễn ra khá gây gắt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn ngân hàng để vay. Trong khi đó đối với người đi vay đặc biệt là các hộ kinh doanh và cá nhân thì lại có những đặc điểm: Kiến thức về pháp lý nói chung về ngân hàng nói riêng rất hạn chế từ đó khi gặp những yêu cầu của ngân hàng về thông tin thì thường có tâm lý khó chịu.
- Thêm vào đó, khách hàng là cá nhân, hộ gia đình nên các giấy tờ, chứng từ để chứng minh thu nhập và tình hình kinh doanh hay thiếu điều này gây khó khăn trong việc xác định tình hình kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng. - Sự hiểu biết của người dân về ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế nên việc giao
dịch với ngân hàng vẫn còn khó khăn với tầng lớp lao động. Việc đánh giá, phân loại tín dụng theo thời hạn nợ thì các khoản vay trung và dài hạn thường tiềm ẩn mức độ rủi ro cao hơn, chịu ảnh hưởng của các biến động thị trường nền kinh tế nhiều hơn.