NHÁNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010-1012.
1.9.2. Một số nhận định về quy trình cho vay.
Theo lý thuyết thì một quy trình cho vay tiêu dùng phải gồm 12 bước. Nhưng đối với chi nhánh thì quy trình cho vay tiêu dùng từ lúc tiếp cận khách hàng đến khi tất toán khoản nợ chỉ trải qua 9 bước chặt chẽ, chi nhánh đã gộp một số bước không quan trọng như xác định phương thức vay, xem xét khả năng nguồn vốn điều kiện cho vay và lãi suất cho vay vào các bước khác vì các bước này có thể thực hiện chung với các bước khác một cách nhanh chóng mà không cần phải tách chúng ra thành một bước riêng. Còn lại thì quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng giống như lý thuyết gồm các bước tiếp nhận hồ sơ và đăng kí vốn vay, kiểm tra hồ sơ vay vốn và thẩm định cho vay, kiểm soát việc thẩm định hồ sơ cho vay, xét duyệt, soạn thảo hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ, kí kết hợp đồng tín dụng, hạch toán và giải ngân tiền vay, theo dõi khoản vay và thu hồi nợ, gia hạn và tất toán khoản vay. Quy trình này đảm bảo cho việc giải ngân diễn ra minh bạch, an toàn, hạn chế các rủi ro cho Ngân hàng. Đồng thời cũng không làm mất quá nhiều thời gian cho khách hàng. Một khoản vay bình thường đối với khách hàng mới, có đầy đủ hồ sơ, Trang xli
giấy tờ cần thiết có thể được giải ngân chỉ sau hai ngày khách hàng liên hệ. Còn với khách hàng cũ, thời gian đó chỉ là một ngày.
Thông thường khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng chỉ cần đến liên hệ với cán bộ tín dụng của Phòng giao dịch và cung cấp các giấy tờ cần thiết, những việc còn lại như lập hồ sơ, công chứng, đăng ký thế chấp sẽ do cán bộ tín dụng thực hiện. Điều này đã tạo cho khách hàng sự thoải mái, không phải thực hiện những thủ tục hành chính rườm rà. Tạo cho khách hàng cảm giác vay vốn tại chi nhánh không quá khó khăn, phức tạp.
Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh hiện nay tương đối thấp. Kết quả này có thể nói là một thành công trong cho vay và quản lý nợ của chi nhánh, khi mà vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu đang hoành hành tại các ngân hàng, trong đó có cả những Chi nhánh/Phòng giao dịch của Sacombank. Để đạt được kết quả đó cần nhất là việc nghiêm túc tuân thủ các bước trong cho vay, nhất là quá trình thẩm định khả năng của khách hàng, nhu cầu vốn thực tế cần tài trợ, định giá tài sản đảm bảo… tuy có tốn thời gian nhưng sẽ đảm bảo được chất lượng của khoản vay. Mất nhiều thời gian cũng sẽ làm giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng khi mà khách hàng muốn giải ngân nhanh còn ngân hàng thì lại muốn kiểm tra kỹ. Do đó chi nhánh cần có biện pháp để dung hoà giữa hai đòi hỏi trên, giữa khách hàng và ngân hàng.