Kiến nghị 1 Kiến nghị với Sacombank

Một phần của tài liệu Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2012 (Trang 47)

NHÁNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010-1012.

1.10.Kiến nghị 1 Kiến nghị với Sacombank

1.10.1. Kiến nghị với Sacombank

Trong lĩnh vực kinh doanh:

Ngân hàng cần phải giữ vững và phát triển các khách hàng truyền thống. Ngân hàng nên đẩy mạnh công tác Marketing, mở rộng thị trường bằng đổi mới nâng cao sản phẩm truyền thống, đáp ứng cao nhất nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế

Trong lĩnh vực công nghệ:

Ngân hàng nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ theo hướng thực tiễn và chủ động hội nhập công nghệ hiện đại đã được kinh nghiệm và thông lệ quốc tế khẳng định. Tập trung giải quyết dứt điểm mạng truyền thông, hệ thống các chương trình ứng dụng song song với đổi mới trang thiết bị để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ưu tiên phát triển công nghệ tạo ra một số sản phẩm mới, có sức cạnh tranh để phục vụ khách hàng, phục vụ cho lĩnh vực thanh toán trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực và xử lý thông tin phục vụ cho thẩm định, đánh giá khả năng vay trả, an toàn tín dụng và thông tin quản trị hệ thống. Tranh thủ tối hổ trợ, giúp đỡ của các dự án quốc tế tài trợ cho Ngân hàng Việt Nam

Trong lĩnh vực tài chính:

Ngân hàng tập trung tích lũy thỏa đáng để năng lực tài chính của bản thân ngân hàng đảm bảo yêu cầu đổi mới công nghệ, phòng ngừa rủi ro, ổn định thu nhập của người lao động, gắn liền thu nhập với hiệu quả của người lao động kinh doanh, với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp (đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin) để thu hút cán bộ giỏi, chuyên gia giỏi ngành đang cần.

Tổ chức và phát triển mạng lưới:

Ngân hàng tiếp tục đổi mới mô hình, mạng lưới kinh doanh theo hướng xây dựng tập đoàn kinh doanh đa năng trên cơ sở củng cố phát triển nâng cao hiệu quả Trang xliii

kinh doanh của các công ty hiện có. Từng bước sắp xếp lại mạng lưới Chi nhánh khu vực theo yêu cầu kinh doanh của từng lĩnh vực theo hướng tập trung vào các địa bàn trọng điểm, có tiềm năng phát triển. Đồng thời trên cơ sở xây dựng những chỉ tiêu chuẩn cần thiết cho một Chi nhánh trực thuộc và phòng giao dịch, tiến hành đánh giá, tổ chức lại đối với những đơn vị kinh doanh có hiệu quả thấp.

Quản trị điều hành:

Ngân hàng nên tiếp tục đổi mới quản trị điều hành từ hoạch định chính sách kinh doanh, tạo môi trường pháp luật, chỉ đạo điều hành, kiểm tra, kiểm soát,… mô hình quản lý nhằm phát huy truyền thống đoàn kết nâng cao trách nhiệm kỷ cương để khai thách mọi tiềm năng bên trong của mỗi tổ chức, cá nhân đi liền với củng cố và hoàn chỉnh mạng lưới kinh doanh, đào tạo và bố trí, sắp xếp, cán bộ điều hành và các cấp.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thực hiện kiểm toán độc lập toàn hệ thống, đảm bảo hệ thống kiểm tra nội bộ phát hiện được mọi sai sót tại từng chi nhánh có trong toàn hệ thống.

Hợp tác phát triển:

Phát triển chiều sâu quan hệ hợp tác với các bạn hàng truyền thống, các tổ chức tài chính tín dụng trong nước và ngoài nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đối với các Ngân hàng lớn có quan hệ lâu năm thuộc khu vực Đông Nam Á, Mỹ, Châu Âu để đẩy mạnh mạng kinh doanh trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2012 (Trang 47)