Giải pháp tầm vĩ mô.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các doanh nghiệp logistics của Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 30)

2. Giải pháp cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế.

2.1.Giải pháp tầm vĩ mô.

2.1.1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động logistics.

1. Mục tiêu giải pháp:

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh logistics của các doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện phát triển ngành logistics ở Việt Nam.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu logistics ngày càng gia tăng nhanh chóng, giúp giảm chi phí logistics tạo năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.

2. Tính khả thi của giải pháp: Mặc dù hiện nay cơ sở hạ tầng logistics rất yếu kém nhưng những vấn đề còn tồn tại hiện nay tập trung chủ yếu vào vấn đề quản lý của Nhà nước trong khi nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng không thiếu. Ngoài nguồn vốn

ODA, nguồn FDI từ các tập đoàn logistics cũng sẵn śng thông qua các dự án đã được cấp phép và chờ được xét duyệt. Do vậy, giải pháp này hoàn toàn khả thi khi có chính sách quản lý đồng bộ và hiệu quả.

3. Nội dung giải pháp:

Nhà nước cần chính sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành logistics như nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cảng, kho bãi, đường sá, sân bay… bằng cách chọn lọc các nhà đầu tư nước ngoài đủ tầm, đủ năng lực để có thể tiết kiệm được vốn và đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao thì cần phải thực hiện song song những việc sau:

- Cần đơn giản hóa cơ chế quản lý nhằm tránh tình trạng chồng chéo trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan dẫn đến thiếu trách nhiệm và lãng phí từ đó làm chậm tiến độ hoàn thành dự án. Mặc dù các cơ quan tham gia có Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Giao Thông Vận Tải, Cục quản lý đường bộ, Bộ Tài Chính và chính quyền địa phương nhưng cần có quy định giới hạn thời gian trong từng khâu.

- Cần hạn chế độc quyền trong khai thác các hệ thống giao thông, đặc biệt là vận tải đường sắt. Trong các hệ thống giao thông thì đường sắt yếu kém nhất cũng do nguyên nhân nhà nước chỉ cho phép Tổng công ty đường sắt Việt Nam khai thác và quản lý đã dẫn đến thực trạng yếu kém, lạc hậu gần như toàn bộ hiện nay. Vì vậy cần cho phép các tổ chức khác tham gia khai thác nhằm tận dụng vốn đầu tư và công nghệ cho phát triển hệ thống giao thông đường sắt nói riêng và toàn bộ cơ sở hạ tầng nói chung.

- Nhà nước cần có chính sách cho phép các doanh nghiệp xây dựng hệ thống kho bãi ở sân bay hoặc đầu tư vào rồi cho các doanh nghiệp thuê lại sẽ tạo điều kiện cho phát triển vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không rất nhiều. Từ đó sẽ tránh được những ách tắc về hàng hóa cũng như những khó khăn về độc quyền khi hiện tại toàn bộ hoạt động khai thác chứng từ và kho hàng nhà nước giao cho một cơ quan quản lý như TCS ở sân bay Tân Sơn Nhất. Hoạt động logistics ngành hàng không chắc chắn sẽ phát triển hơn rất nhiều so với hiện nay.

- Nhà nước cần có tầm nhìn xa từ 30-50 năm trong xây dựng và thực hiện kế hoạch di dời, xây mới và đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu phát

triển của ngành trong ngắn hạn và cả trong dài hạn tránh tình trạng lãng phí như hiện nay.

- Bên cạnh đó nhà nước nên có chính sách đầu tư đường truyền dữ liệu điện tử EDI cho các doanh nghiệp nhà nước, sau đó hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân bằng cách cho họ chia sẻ đường truyền đó. Có như vậy mới có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận công nghệ thông tin vào hoạt động của mình.

2.1.2. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành logistics.

1. Mục tiêu giải pháp.

- Đào tạo nguồn nhân lực cao hơn về chất lượng và nhiều hơn về số lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng nhanh chóng của ngành logistics.

- Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tuyển được nhân viên giỏi giảm áp lực về chất lượng nhân viên.

- Đào tạo được nguồn nhân lực giỏi phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước trong hoạch định chiến lược phát triển ngành hiệu quả.

- Hỗ trợ thực hiện các giải pháp khác đạt hiệu quả cao nhất.

2. Tính khả thi của giải pháp: Người Việt Nam có tố chất thông minh và truyền thống cần cù, ham học hỏi. Chỉ cần có định hướng đúng đắn thì giải pháp này sẽ được thực hiện hiệu quả nhất.

3. Nội dung giải pháp:

Để phần nào khắc phục thực trạng yếu và thiếu về nguồn nhân lực trong thời gian qua, VLA đã và đang kết hợp với các hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA), các chương trình của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức các khóa Đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, liên kết với trường Cao đẳng Hải quan mở lớp Đào tạo về đại lý khai hải quan, cấp bằng, chứng chỉ cho các hội viên tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Về giao nhận hàng không, trước kia, hiệp hội vận tải hàng không quốc tế - IATA thông qua Vietnam Airlines đã tổ chức được một số lớp học nghiệp vụ và tổ chức thi cấp bằng IATA có giá trị quốc tế. Tuy nhiên chương trình này chưa thật phổ biến và hiệu quả. Hiện nay VLA đã có liên kết với công ty truyền thông Phương Nam tổ chức các khóa học về logistics tương đối hiệu quả,

cần phát huy hơn nữa để có thể phục vụ cho nhu cầu logistics đang tăng trưởng nhanh như hiện nay.

Trong dài hạn các trường đại học và cao đẳng kinh tế nên xem xét mở các bộ môn và khoa logistics, tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình Đào tạo ngắn hạn và dài hạn, tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí Đào tạo thường xuyên hơn. Bên cạnh đó các trường Đại học nên liên kết với các trường Đại Học trên thế giới chuyên về logistics để đào tạo chuyên ngành này trong trường đại học. Để chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn, các doanh nghiệp có thể thông báo cho Hiệp hội về nhu cầu đào tạo, các lĩnh vực quan tâm cũng như mời các chuyên gia kinh nghiệm đào tạo nội bộ doanh nghiệp.

Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần tăng cường xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics ở nước ta, là tiền đề cho sự phát triển và tăng cường mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế cũng như sự phát triển của ngành logistics.

2.1.3. Nâng cao vai trò hỗ trợ của Chính phủ và VLA cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển.

Khi hội nhập quốc tế , mọi hàng rào bảo hộ của nhà nước nói chung và đối với ngành logistics nói riêng đã không còn tồn tại. Tuy nhiên, với thực tế còn non trẻ của hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và VLA về mặt thông tin, định hướng và xúc tác cho sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành nói riêng và của các doanh nghiệp nói chung nhằm tạo nên sức mạnh tổng thể.

1. Mục tiêu giải pháp:

- Giúp đỡ các doanh nghiệp logistics Việt Nam về mặt thông tin cũng như thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau và với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh và phát triển.

- Tạo điều kiện cho việc thực thi các giải pháp ở tầm vi mô một cách hiệu quả nhất, các doanh nghiệp sẽ yên tâm đầu tư vào chiến lược của mình khi những khó khăn ngoài khả năng được nhà nước hỗ trợ gián tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết lập mối liên kết giữa Hiệp hội các ngành nghề với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam từ đó mối quan hệ cung cầu sẽ được giải quyết hiệu quả nhất.

- Giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài thông qua giao lưu học tập giữa VLA với Hiệp hội Logistics của các nước.

2. Tính khả thi của giải pháp:

Đây là giải pháp mang tính hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn đầu phát triển nên rất cần thiết cho sự lớn mạnh của các doanh nghiệp này. Những giải pháp này đã được thực hiện thành công ở các nước trong khu vực như Trung Quốc và Singapore với sự phát triển của ngành logistics. Vận dụng kinh nghiệm của họ sẽ giúp các chúng ta thực hiện tốt giải pháp này.

3. Nội dung giải pháp:

- Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý: Nhà nước nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vào hoạt động thông qua việc tìm kiếm nguồn cung ứng phần mềm ứng dụng với giá cả hợp lý, đặt hàng cho các doanh nghiệp chuyên cung ứng phần mềm trong nước hoặc khuyến khích các công trình nghiên cứu khoa học liên quan. Điều này giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ thông tin với giá cả phù hợp và ứng dụng hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó từng bước hình thành đường truyền dữ liệu EDI vào cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Bên cạnh đó nhà nước nên có chính sách đầu tư đường truyền dữ liệu điện tử EDI cho các doanh nghiệp nhà nước, sau đó hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân bằng cách cho họ chia sẻ đường truyền đó. Có như vậy mới có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận công nghệ thông tin vào hoạt động của mình.

- Xúc tiến tìm hiểu thông tin về pháp luật ở nước ngoài để hỗ trợ cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam, hỗ trợ thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh ở nước ngoài:

Thiết lập hệ thống mạng lưới toàn cầu là điều sống còn cho hoạt động logistics. Tuy nhiên trước thực trạng hiện nay, đầu tư ra nước ngoài chưa nằm trong chiến lược hoạt động của các doanh nghiệp. Vì hầu hết hiện nay họ phải củng cố

hoạt động ở thị trường trong nước trước khi vươn ra thị trường thế giới. Ngành logistics Việt Nam không thể phát triển nếu không có các doanh nghiệp đủ tầm cung ứng dịch vụ ở nước ngoài. Do vậy, nhà nước nên có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam về mặt thông tin thông qua các tổ chức chính phủ ở nước ngoài như đại sứ quán, lãnh sự quán. Các tổ chức này nên tìm hiểu và giúp đỡ thông tin về nhu cầu thị trường, về pháp luật điều chỉnh nhằm giúp các doanh nghiệp logistics tăng khả năng thành công ở thị trường tiềm năng. Giúp đỡ của chính phủ thông qua hình thức này hiện tại là rất cần thiết và quý giá đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam bước đầu phát triển.

- Thiết lập công cụ tuyên truyền về logistics nhằm thay đổi thói quen mua CIF bán FOB của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về ngành logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay một lý do góp phần làm suy yếu ngành logistics là thói quen mua CIF bán FOB của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù đã dần có những thay đổi trong hoạt động của các doanh nghiệp trong thời gian gần đây như vẫn chưa có sự thay đổi lớn. Để ngành logistics Việt Nam phát triển, nhất thiết các chủ hàng Việt Nam phải ý thức được vai trò của mình trong việc tạo nguồn cầu cho các doanh nghiệp logistics trong nước. Do vậy, nhà nước nên xúc tiến một tờ báo chuyên về lĩnh vực logistics nhằm tuyên truyền thực trạng của ngành và những vấn đề liên quan cho các chủ hàng cũng như các doanh nghiệp logistics Việt Nam.

- VLA nâng cao vai trò hỗ trợ của một tổ chức phi chính phủ cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam, có kế hoạch liên kết hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành lại với nhau, liên kết với các hiệp hội ngành nghề khác, thực hiện trao đổi và học tập kinh nghiệm của các hiệp hội logistics nước ngoài.

- Năm 2013,Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam đã được đổi tên thành Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam. VLA nên xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp logistics bằng cách liên kết các doanh nghiệp trong ngành lại, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như hiện nay. Tiến hành kiến nghị lên chính phủ những giải pháp mà VLA thấy cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp logistics nói riêng và của ngành logistics nói chung.

Bên vạnh đó VLA nên hợp tác với các tổ chức ngành nghề khác nhằm tìm ra giải pháp chung cho các doanh nghiệp Việt Nam. Liên kết với các hiệp hội ngành nghề khác nhằm tạo ra tiếng nói chung, tìm hiểu về nhu cầu, chiến lược hoạt động của họ từ đó định hướng hoạt động cung ứng sao cho đạt hiệu quả cao nhất cho cả hai bên. Vì hiện nay các hãng tàu nước ngoài chiếm hầu hết thị phần vận tải bằng đường biển, nếu khả năng cung ứng dịch vụ của các hãng tàu trong nước đủ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và có được sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong nước thông qua sự liên kết của hiệp hội ngành nghề và Hiệp hội Hàng Hải thì cục diện sẽ thay đổi đáng kể.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các doanh nghiệp logistics của Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 30)