Nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các doanh nghiệp logistics của Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 26)

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt nam (VLA), hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành logistics . Nếu chỉ tính riêng các doanh nghiệp vận tải, kho bãi, tổng số lao động tính đến cuối năm 2011 là 508.446 người (theo Niêm giám Thống kê 2012).

Nhìn chung thì nguồn nhân lực phục vụ cho ngành logistics còn yếu và thiếu. Điều này là do nguồn nhân lực cho logistics chưa được chính thức đào tạo với một trường chuyên ngành mà chỉ đào sát với chuyên ngành logistics như

Đại học Hàng Hải, Đại học Ngoại thương, Đại học Giao Thông Vận Tải,…

Do không có trường đào tạo chuyên ngành nên những nội dung đào tạo cũng không phù hợp với đòi hỏi của thực tế. Chương trình đào tạo tương đối lạc hậu, giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu, chưa chú trọng đến kỹ thuật giao nhận hiện đại như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng, các khái niệm mới như “one stop shopping”, Just in time (JIT). Do vậy, tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, hầu hết các doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng.

Do nguồn nhân lực cho ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu nên người lao động có chuyên môn cao có xu hướng lựa chọn các doanh nghiệp nước ngoài với mức lương khá cao và môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn các doanh nghiệp trong nước dẫn đến không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên với ưu điểm nguồn nhân lực vốn cần cù, chịu khó sẽ làm dịu bớt khó khăn cho các doanh nghiệp khi tự đào tào nguồn nhân lực phục vụ cho doanh nghiệp mình.

Thông tin từ Viện Nghiên cứu & Phát triển logistics (MIL) cho biết, trong 3 năm tới, trung bình các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động. Mặc dù được xem là nghề "hot", trả lương cao, song rất nhiều doanh nghiệp đang lúng túng khi tìm kiếm lao động làm trong lĩnh vực này. Thiếu nhân lực đã đành, trong số nhân lực hiện nay chỉ có khoảng 3% được đào tạo chuyên nghiệp. Ông Trần Chí Dũng, Trưởng Ban đào tạo (MIL), cho biết: "Khảo sát của Viện về chất lượng nhân lực logistics cho thấy, thực trạng chung là 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên trong quá trình công tác và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyện môn của nhân viên. Điều này cho thấy nguồn nhân lực logistics có chất lượng quá thấp".

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các doanh nghiệp logistics của Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w