Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
272 KB
Nội dung
Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CÁT HẢI TRƯỜNG TH&THCS HÀ SEN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI : SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÓI CHO HS LỚP 1 QUA CÁC TIẾT TIẾNG VIỆT. Họ và tên: Lê Thị Lượt Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Hà Sen Năm học : 2012 - 2013 Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 1 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI 3 II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI . . 4 1. Giải pháp thay thế 6 2. Vấn đề nghiên cứu 7 3. Giả thuyết nghiên cứu 7 III . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 1. Khách thể nghiên cứu 7 2.Thiết kế nghiên cứu . 8 3.Kết quả 8 4.Quy trình nghiên cứu 9 5. Đo lường và thu thập dữ liệu . 9 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU, KẾT QUẢ . 10 V. BÀN LUẬN 11 VI.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 12 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 PHẦN THỨ HAI PHỤ LỤC 1. Kế hoạch bài học 13 2. Đề và đáp án kiểm tra sau tác động 18 3. Bảng điểm 19 Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 2 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt TÓM TẮT ĐỀ TÀI Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phấn đấu năm 2020 đưa nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp. Đây là nhiệm vụ hàng đầu đảm bảo sự thành công của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó Đảng ta khẳng định Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào khoa học công nghệ. Muốn khoa học công nghệ tồn tại và phát triển phải thông qua nhân tố con người, đó chính là đội ngũ tri thức Việt Nam. Lớp học trò nhỏ hôm nay, sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, là đội ngũ tri thức trẻ Việt Nam đảm nhận trọng trách lớn lao mà Đảng và Bác Hồ hằng mong đợi. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin khiến cho kiến thức nhân loại tăng lên nhanh chóng. Xu thế quốc tế hóa đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Việt Nam cũng đang trên đường toàn cầu hóa. Trong hoàn cảnh như hiện nay, các nhà giáo dục phải gánh một nhiệm vụ quan trọng đó là phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tế. Vì vậy, con người cần phải có một tri thức, một tư duy nhạy bén để nắm bắt và sử dụng những tri thức đó trong cuộc sống hàng ngày. Muốn có những tri thức đó con người cần phải tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức. Hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên cần phải tích cực nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học. Đối với môn Tiếng Việt ở tiểu học rất được coi trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Môn Tiếng Việt là môn học góp phần đắc lực cho việc hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, nghe, nói,viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi.Thông qua việc dạy Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, tự nhiên, xã hội con người và văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh cũng như trong giao tiếp xã hội. Luyện nói đã trở thành nội dung không thể thiếu trong từng giờ học, mặc dù phần này chiếm thời lượng không nhiều chỉ 5 đến 7 phút trong một tiết học vần. Đây chính là điểm mới trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 hiện hành so với sách cũ trước đây. Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 3 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt Nhưng phần luyện nói có một số chủ đề rất trừu tượng đối với học sinh như chủ đề "Biển cả", "Ruộng bậc thang". Nhiều thầy cô rất tâm huyết đã sưu tầm tranh ảnh minh hoạ, bổ trợ đồng thời hướng dẫn học sinh quan sát kèm theo những câu hỏi gợi ý giúp học sinh nói được nhiều câu theo chủ đề.Tuy nhiên đối với việc nhìn bức tranh tĩnh mà cho học sinh nói về tiếng sóng biển thì thật là khó, không thể nói chính xác được và rất hạn chế. Đối với môn Tiếng Việt ngoài sử dụng phần mềm Power Point tôi cũng sử dụng phần mềm Violet vào phần luyện nói cho học sinh. Qua quá trình soạn giáo án và giảng dạy từ đó đúc kết được một số kinh nghiệm và quyết định viết đề tài: "Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói cho học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt”. Giải pháp của tôi là sử dụng phần mềm PowerPoint quét một số hình ảnh, trực quan trong SGK, tạo hiệu ứng để các em quan sát và coi đó là phần hỗ trợ, nguồn cung cấp thông tin để rèn kĩ năng nói cho học sinh nâng cao hiệu quả dạy học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai nhóm ở trường tiểu học và trung học cơ sở Hà Sen. Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm và nhóm 2 là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ 44 đến bài 50 Tiếng việt 1 học về những vần có âm cuối n gồm các chủ đề luyện nói: "Bé và bạn bè; Nặn đồ chơi; Mai sau khôn lớn; Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới; Nói lời xin lỗi; Biển cả; Chuồn chuồn châu chấu, cào cào". Kết quả cho thấy tác động đó có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: nhóm thực nghiệm đó đạt kết quả học tập cũng như kĩ năng nói cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,44; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,33. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy luyện nói ở các tiết học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học và trung học cơ sở Hà Sen là có kết quả tốt trong dạy học phân môn Tiếng Việt. GIỚI THIỆU Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 4 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt Học sinh tiểu học còn nhỏ, nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh hoạt động cụ thể Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rừ nột sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh.Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 ở tiểu học ngay từ đầu, phần luyện nói theo tranh tương đối tự do, chủ đề của tranh không gò bó trong các âm và thanh vừa học. Giáo viên gợi ý theo định hướng bằng các câu hỏi hướng dẫn học sinh nói những câu đơn giản, nội dung gần gũi với các em. Trong giai đoạn này giúp các em làm quen với không khí học tập mới, không rụt rè, nhút nhát, dám mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nói theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường giao tiếp mới - giao tiếp văn hoá giao tiếp học đường. Ở phần học vần có 3 dạng bài cơ bản: - Làm quen với âm và chữ : Từ bài 1 đến bài 6 tất cả có 6 bài. - Dạng học âm vần mới: Từ bài 7 đến bài 103 tất cả có 82 bài. - Ôn tập âm,vần mới có tất cả 15 bài. Sau mỗi bài đều có luyện nghe - nói và chủ yếu là nói theo tranh, tranh có trong sách giáo khoa. Các hình ảnh trong tranh như cây cỏ, các con vật, các hiện tượng chỉ là những hình ảnh tĩnh, kích cỡ nhỏ kém sinh động. Với việc sử dụng phần mềm PowerPoint, máy tính và máy chiếu đã tạo ra hình ảnh rộng, kèm theo âm thanh như tiếng sóng biển, gà gáy Góp phần nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp1. Trường Tiểu học và trung học cơ sở Hà Sen đã triển khai việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy và học nhiều năm nay. Thực tế hiện nay trình độ tin học của giáo viên cũng hạn chế, việc thiết kế giáo án điện tử rất vất vả và mất nhiều thời gian, việc thiết kế giáo án điện tử chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chọn lựa màu sắc, phông nền hay phông chữ, chọn hiệu ứng đôi khi chưa phù hợp; giờ học cũng phụ thuộc vào nguồn điện, phòng học, ánh sáng. Với giáo viên ở trường chỉ sử dụng máy tính để soạn giáo án, số giáo viên biết sử dụng phần mềm PowerPoint còn rất ít chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc trình chiếu kênh chữ chưa biết khai thác hình ảnh động để phục vụ cho bài học. Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động tôi thấy giáo viên chỉ cho học sinh quan sát chủ đề sách giáo khoa và hệ thống câu hỏi để tìm hiểu tranh và cho học sinh luyện nói. Học sinh nói được câu đủ ý, xong một số em chưa nói thành câu, câu chưa gãy gọn, lưu loát, diễn đạt câu chưa có ý nghĩa. Chứng tỏ học sinh quan sát tranh chưa kĩ và khả năng diễn đạt chưa cao, cảm Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 5 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt nhận hình vẽ chưa chắc chắn. Do đó khi dạy phần luyện nói cho học sinh giáo viên mất rất nhiều công sức. Để thay đổi thực trạng trên là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 1, khi dạy phần luyện nói cho học sinh tôi đã sử dụng giáo án điện tử thay cho tranh sách giáo khoa với mục đích chính là định hướng cho HS quan sát trên màn hình nói được thành câu gãy gọn dựa trên chủ đề bức tranh. Đồng thời hướng cho các em dùng mắt quan sát đường nét, màu sắc đường nét bố cục bức tranh. Sau đó dùng trí tưởng tượng, liên tưởng để cảm nhận nội dung trên cơ sở suy nghĩ xoay quanh chủ đề. Ngoài ra tôi còn có câu hỏi gợi mở giúp các em nhận ra những chi tiết có ý nghĩa trong bức tranh để hỗ trợ cho các em nói thành câu gãy gọn thoát ý. Những câu hỏi của giáo viên phải hướng suy nghĩ của các em vào bức tranh, không làm cho các em mất đi sự sáng tạo trong suy nghĩ. Mà người giáo viên cần khơi dậy những ý tưởng riêng tư, hồn nhiên của các em và thật quan trọng là không thoát li khỏi bức tranh. Ví dụ: Phần luyện nói trong bài 23 có chủ đề: Gà ri, gà gô - Khi hướng dẫn cho HS quan sát tranh cần cho các em quan sát vào tranh vẽ: ? Con gà ri trong trang vẽ là con gà trống hay con gà mái? Tại sao em biết? ? Trong tranh vẽ những con vật nào? Cần tránh việc coi hình ảnh bức tranh chỉ là một đề tài nói về những vấn đề ít hoặc không liên quan đến nội dung bức vẽ: ? Gà thường ăn gì? ? Em hãy kể một số loại gà mà mà em biết? - Vì vậy ngay từ khi tiếp nhận lớp tôi đã chú ý đến kĩ năng giao tiếp cho các em là tập nói từ 1-2 câu, sau đó dành thời gian cho một số em nói từ 3-4 câu theo chủ đề bức tranh để khi các em gặp một bức tranh hay một chủ đề nào đó các em không bỡ ngỡ, lúng túng. - Giải pháp thay thế: Khi dạy đến phần này tôi sử dụng phần mềm PowerPoint chiếu lên màn hình để học sinh quan sát để miêu tả hoạt động của người, sự vật Có các hình ảnh động như tiếng chim hót, tiếng gà gáy, tiếng sóng biển Đồng thời nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện, cảm nhận ra những chi tiết có ý nghĩa trong bức tranh để nói thành câu gãy gọn thoát ý. Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 6 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã có nhiều bài viết như: - Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của GS.TSKH.Lâm Quang Thiệp. - Bài Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả Đào Thái Lai, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. - Sáng kiến kinh nghiệm : ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở Tiểu học của cô giáo Trần Hồng Vân trường Tiểu học Cát Linh Hà Nội. - Các đề tài : +Hướng dẫn học sinh luyện nói trong môn Tiếng Việt 1 của cô giáo Nguyễn Thị Thương giáo viên trường Tiểu học Ngô Gia Tự - Hải Phòng. + Một số kinh nghiệm dạy luyện nói cho học sinh lớp 1 của cô giáo Lê Thị Dinh giáo viên trường tiểu học Võ Thị Sáu - Hải Phòng. Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa công nghệ thông tin vào dạy và học. Nhiều báo cáo kinh nghiệm và đề tài khoa học của các thầy cô giáo các trường Tiểu học cũng có đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Các đề tài, tài liệu trên chủ yếu bàn về sử dụng công nghệ thông tin như thế nào trong dạy học nói chung mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc sử dụng hình ảnh động trong dạy luyện nói cho học sinh lớp 1 phần học vần. Do vậy tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua sử dụng giáo án điện tử có các hình ảnh động hỗ trợ cho giáo viên khi dạy đến phần luyện nói rất mới mẻ đối với học sinh. Qua nguồn thông tin đo học sinh tự tưởng tượng và liên tưởng cảm nhận nội dung để nói thành câu gãy gọn hợp với nội dung chủ đề. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm PowerPoint để dạy các chủ đề luyện nói - Phần học vần sách Tiếng Việt 1- cho học sinh lớp 1có nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 không? Giả thuyết nghiên cứu: Tôi sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học các chủ đề luyện nói - Phần học vần - sách Tiếng Việt 1 cho học sinh lớp 1 sẽ nâng cao kĩ năng nói cho học sinh lớp Một trường Tiểu học và trung học cơ sở Hà Sen. Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 7 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt PHƯƠNG PHÁP a. Khách thể nghiên cứu - Tôi chọn trường Tiểu học và trung học cơ sở Hà Sen vì trường là nơi tôi công tác để có điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài khoa học sư phạm ứng dụng của mình. - Giáo viên: Lê Thị Lượt là giáo viên trực tiếp dạy lớp 1A - Học sinh: Hai nhóm được chọn ngẫu nhiên tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về tỉ lệ giới tính cũng như lực học, cụ thể như sau: Bảng 1: Lớp Số học sinh Tổng số Nam Nữ Nhóm 1 9 5 4 Nhóm 2 9 5 4 Về ý thức tất cả các em tôi chọn dạy ở hai nhóm này đều tích cực chủ động, khả năng nói, diễn đạt là như nhau. b. Thiết kế: Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương hai ở trường Tiểu học v à trung học cơ sở Hà Sen, mỗi nhóm tôi chọn 9 học sinh. Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng. Tôi dùng chủ đề "ù ù, vo vo, ro ro, tu tu". Bài 20 SGK Tiếng Việt 1/42-43 để làm bài kiểm tra luyện nói trước tác động cho cả hai nhóm - Yêu cầu của tôi mà học sinh cần đạt là: *Nói chưa rõ ràng rời rạc chưa đủ câu, đủ ý: 4 điểm. *Nói rõ ràng, đủ nghe nói được một câu : 5->6 điểm. *Nói liền mạch cả câu nói được hai câu : 7 ->8 điểm. *Nói được 3-4 câu câu gãy gọn, đúng chủ đề: 9 điểm. Kết quả : Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương. Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 8 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,5 6,7 p = 0, 023 p = 0, 023 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2): Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu. Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm 01 Dạy học cú sử dụng PowerPoint 03 Đối chứng 02 Dạy học không sử dụng PowerPoint 04 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T- Test độc lập. c. Quy trình nghiên cứu: * Chuẩn bị của giáo viên: - Ở nhóm đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài dạy không sử dụng phần mềm PowerPoint, quy trình chuẩn bị bài bình thường. - Ở nhóm thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài dạy có sử dụng phần mềm PowerPoint và cài đặt âm thanh tiếng động có lựa chọn thông tin tại các Webside bài giảng điện tử tvtbachkim.com,giaovien.net * Tiến hành thực nghiệm: - Thời gian thực nghiệm trong 4 tháng, được tiến hành dạy thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy của nhà trường và theo thời khoá biểu của lớp để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 4: Thời gian thực nghiệm. Thứ, ngày Môn, Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy Tên chủ đề luyện nói Ba 27/9/2012 Tiếng việt 54 Bài 23: g-gh Gà ri, gà gô Tư 2/11/2012 Tiếng việt 106 Bài 44: on- an Mẹ con. Năm 3/11/2012 Tiếng việt 108 Bài 45: ân- ă- ăn Nặn đồ chơi Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 9 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt Hai 7/ 11/2012 Tiếng việt 112 Bài 46: ôn- ơn Mai sau khôn lớn Tư 8/11/2012 Tiếng việt 114 Bài 48: en- ên Bên phải,bêntrái, bên trên, bên dưới Năm 10/11/2012 Tiếng việt 118 Bài 49: iên-yên Biển cả Sáu 11/11/2012 Tiếng việt 120 Bài 50: uôn- ươn Châu chấu ,cào cào Ba 13/12/2012 Tiếng việt 164 Bài 70: ôt- ơt Chùa Một Cột d. Đo lường: Bài kiểm tra trước tác động là tôi tự cho học sinh quan sát tranh và luyện nói theo chủ đề "ù ù,vo vo,ro ro,tu tu."Bài 20 SGK Tiếng việt 1trang 43, chung cho cả hai lớp. Bài kiểm tra sau tác động là bài tôi cho HS luyện nói ngay sau khi dạy xong các bài vần có âm cuối n. + Tiến hành kiểm tra và chấm chữa: Sau khi dạy xong các bài học trên tôi tiến hành kiểm tra kĩ năng của học sinh ngay phần bài học và tôi nhận xét chấm điểm ngay cho học sinh theo yêu cầu tôi đặt ra như sau: - Yêu cầu mà học sinh cần đạt là: *Nói chưa rõ ràng rời rạc chưa đủ câu, đủ ý: 4 điểm. *Nói rõ ràng, đủ nghe nói được một câu: 5 -> 6 điểm. *Nói liền mạch cả câu nói được hai câu: 7 -> 8 điểm. *Nói được 3-4 câu gãy gọn, đúng chủ đề: 9 điểm. + Phân tích dữ liệu và kết quả: Bảng 5.So sánh điểm trung b ình và bài kiểm tra sau t ác động. Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 7,33 8,44 Độ lệch chuẩn 0,72 1,11 Giá trị p của T- test 0,023 Chênh lệch gi á trị TB chuẩn (SMD) 1 Như đó chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0,023 cho thấy điểm chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 10 [...]... TĐ 7 6 7 8 7 5 6 7 6 Điểm KT sau TĐ 7 7 6 9 8 6 7 9 7 Hà Sen, ngày 25 tháng 02 năm 2013 NGƯỜI VIẾT LÊ THỊ LƯỢT Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 19 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG CHẤM ĐIỂM :…………………………………… XẾP LOẠI: ……………………………… Hà Sen, ngày … tháng … năm 2013 HĐKH TRƯỜNG HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỤM CHẤM ĐIỂM :……………………………………... miền núi phía Bắc Việt Nam Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT, 2008 - Đặng Thị Lanh - Hoàng Cao Cương - Trần Thị Minh Phơng ,Tiếng Việt1 (Trang 42,48,90 - 103).Nhà xuất bản GD 2002 - Vũ Khắc Tuân: Luyện nói cho HS lớp 1- Nhà xuất bản GD năm 2009 - Đặng Thị Lanh - Hoàng Cao Cương - Lê Thị Tuyết Mai - Trần Thị Minh Phương Thiết kế Tiếng Việt 1- Nhà xuất bản GD năm 2002 - MạngInternet;http://flash.violet.vn;thuvientailieu.bachkim.com... bài? - Về nhà đọc lại bài và đọc trước bài 46 1.2 THIẾT KẾ BÀI HỌC BÀI 45 Tiết thứ 106 ân- ă- ăn (tiết 2) I.Mục tiêu: - HS đọc viết được: ân, ăn, cái cân, con trăn - Đọc được câu ứng dụng : Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn - Phát triển lời nói tự nhiên từ 2- 4 câu theo chủ đề : Nặn đồ chơi II.Đồ dùng + Máy tính,máy chiếu,màn hình + Bài giảng PowerPoint Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 15... nghiệm STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Họ và tên Vũ Thị Lan Anh Phạm Thái Bảo Hà Hải Châu Đỗ Quang Đức Nguyễn Hoàng Tú Phạm Thị Ngọc Thái Lê Anh Tuấn Vũ Anh Tuấn Vũ Thị Tố Uyên Điểm KT trước TĐ 8 7 7 7 6 7 7 7 5 Điểm KT sau TĐ 9 9 9 9 8 8 8 9 7 Nhóm đối chứng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Họ và tên Lê Thu Hiền Hoàng Ngọc Lan Nguyễn Khánh Linh Nguyễn Hoàng Long Hoàng Hồng Nhi Phạm Đức Thịnh Hoàng Huy Phong Hoàng Quyết Tiến... bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn - Phát triển lời nói tự nhiên từ 2- 4 câu theo chủ đề : Nặn đồ chơi II.Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ trang 93 SGK + Chữ mẫu III.Các hoạt động dạy học Tiết 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Học sinh 1 Luyện đọc(10- 12') * Đọc bài trên bảng - Gọi HS đọc bài ở tiết 1 - HS đọc (PT, đánh vần) - GV giới thiệu và hướng dẫn đọc câu ứng Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 13... … năm 2013 HĐKH TRƯỜNG HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỤM CHẤM ĐIỂM :…………………………………… XẾP LOẠI: ……………………………… Cát Hải, ngày … tháng … năm 2013 HĐKH CỤM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN CHẤM ĐIỂM:…………………………………… XẾP LOẠI: ……………………………… ……………, ngày … tháng … năm 2013 HĐKH HUYỆN Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 20 ... tiếng có vần ân- ăn ngoài bài? - Về nhà đọc lại bài và đọc trước bài 46 II ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Chủ đề : Nặn đồ chơi Với chủ đề này tôi dùng làm bài kiểm tra cho cả hai lớp sau khi học xong các vần có âm cuối n - HS quan sát tranh và luyện nói GV cho điểm ngay theo yêu cầu và biểu điển sau: Đáp án và biểu điểm sau tác động Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 18 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm... HS Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 16 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt vần ân? - Hướng dẫn viết từng dòng ( Lưu ý đưa bút liền mạch, khoảng cách giữa các con chữ bằng nửa con chữ o ) * Đọc dòng 2: ? So sánh chữ ghi vần ăn và vần ân? - HD viết: viết giống quy trình viết chữ ghi vần ân, tại điểm kết thúc ở đường kẻ li 2, nhấc bút lên... bằng - HS nêu HS nghe và quan sát GV phát âm HS đọc HS tìm :thân,lặn HS đọc cả bảng HS nhẩm thầm HS đọc cả bài -1 HS ,đọc nội dung - 1 HS -1 HS - HS nêu - HS quan sát - HS viết vở - HS nêu Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 14 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt bao nhiêu ? - HD viết : ( Lưu ý HS đưa bút liền mạch , khoảng cách giữa các chữ... chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng Chênh lệch giá trị trung bình của hai bài luyện nói dùng làm bài kiểm tra là Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 11 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh lớp 1 qua các tiết Tiếng Việt SMD = 1 Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn Kết quả này khẳng . Phong 6 7 8 Hoàng Quyết Tiến 7 9 9 Đoàn Anh Tuấn 6 7 Hà Sen, ngày 25 tháng 02 năm 2013 NGƯỜI VIẾT LÊ THỊ LƯỢT Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 19 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất. Họ và tên: Lê Thị Lượt Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Hà Sen Năm học : 2012 - 2013 Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 1 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói. sẽ nâng cao kĩ năng nói cho học sinh lớp Một trường Tiểu học và trung học cơ sở Hà Sen. Lê Thị Lượt trường TH&THCS Hà Sen 7 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng nói ch học sinh