NCKHSPUD Vu Sinh Ha Sen

29 352 1
NCKHSPUD Vu Sinh Ha Sen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen” MôC lôc Trang TÊN ĐỀ TÀI…….…………………………………………………… I. TÓM TẮT ĐỀTÀI………………………………………………………… 3 II. GIỚI THIỆU….………………………………………………………… 4 1.Hiện trạng………………………………………………………………… 4 2.Giải pháp thay thế………………………………………………………. … 4 3. Một số vấn đề gần đây liên quan đến đề tài………………………………….5 4.Vấn đề nghiên cứu …………………………………………………… 5 Giả thuyết nghiên cứu………………………………………………………… 5 III. PHƯƠNG PHÁP……………………………………………………… 6 1.Khách thể nghiên cứu……………………………………………………… 6 2. Thiết kế……………………………………………………………………….6 3. Quy trình nghiên cứu……………………………………………………… 7 4. Đo lường……………………………………………………………… 8 4.1Sử dụng công cụ đo, thang đo…………………………………………… 8 4.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung…………………………………………….8 4.3 Kiểm chứng độ giá trị tin cậy……………………………………………….8 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN………………… 9 1.Phân tích kết quả dữ liệu…………………………………………………… 9 2. Bàn luận…………………………………………………………………… 10 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………… 11 1.Kết luận………………………………………………………………… 11 2.Khuyến nghị…………………………………………………………………11 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….13 VII. PHỤ LỤC …………………………………………………………… 14 1 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen” TÓM TẮT ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, dạy Mĩ Thuật không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho các em là chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc làm quen thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh và của các tác phẩm Mĩ thuật.Qua đó vận dụng những hiểu biết về cái đẹp để tạo ra cái đep và vận dụng cái đẹp vào vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và những công việc cụ thể mai sau. Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật. Nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Vì học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình, xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Đồng thời mĩ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày của mình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà hạnh phúc. Nhà trường ngày nay ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học kỹ thuật, còn phải chú ý đến giáo dục thẩm mĩ, nhằm đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển, toàn diện để xây dựng đất nước. Đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ ngày càng cao và nếu biết kết hợp, áp dụng những kiến thức học tập được, chắc chắn sẽ tìm thấy nhiều bài học bổ ích góp phần làm cho đời sống thêm sinh động tươi đẹp. Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học là một vấn đề hết sức cần thiết đối với môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng. Để dạy tốt phân môn vẽ tranh ở trường THCS, bên cạnh SGK có khá nhiều hình ảnh minh hoạ, người giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh, và sách tham khảo để hướng dẫn HS tìm hiểu những vấn đề mới giúp HS hiểu bài hơn. Với phân môn vẽ tranh thì cần có minh họa đẹp, phong phú để làm rõ lí luận về bố cục, giới thiệu cho học sinh nhiều nội dung, bố cục, hình vẽ và màu sắc và các tác phẩm của các họa sĩ, của thiếu niên để học sinh tìm chọn được nội dung bố cục, hình vẽ và màu sắc đẹp phong phú vận dụng vào bài vẽ tranh của mình, biết cách sắp xếp nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc trong một bài vẽ tranh sao cho hợp lí, hài hòa, vẽ được bài tranh đẹp theo yêu cầu bài học . Giải pháp của tôi muốn đưa ra là ứng dụng công nghệ thông tin, video clip có nội dung phù hợp thay vào việc sử dụng SGK và tranh ảnh để các em nắm được cách tìm nội dung đề tài, cách vẽ tranh và gây được hứng thú học tập cho học sinh. Do đặc thù trường ở xã, học sinh ít nên mỗi khối chỉ có một lớp việc chia hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sẽ ảnh hưởng đến thời gian dạy chung, và không đảm bảo tính khách quan. Qua tìm hiểu và nghiên cứu tôi thấy hai khối lớp 7 tại hai trường TH & THCS Hà Sen và trường TH và THCS Xuân Đám có đủ điều kiện để làm hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm thuộc lớp 7 trường TH & THCS Hà Sen và trường TH và THCS Xuân Đám. Được sự đồng ý, tạo điều kiện của BGH hai trường, sự đồng tình cộng tác của đồng chí dạy bộ môn mĩ thuật trường TH và THCS Xuân Đám 2 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen” (cô giáo Nguyễn Thị Hồng). Tôi chia lớp thành 2 nhóm ngẫu nhiên, một nhóm đối chứng là trường TH và THCS Xuân Đám và một nhóm thực nghiệm là trường TH và THCS Hà sen.Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế các bài từ bài 11-12 (Mĩ thuật lớp 7 với nội dung “Vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em”. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của HS. Nhóm thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm có kết quả trung bình là 7,61 còn nhóm đối chứng là 6,61. Kết quả kiểm chứng T.Test cho thấy P < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các video clip trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập các bài học về phân môn vẽ tranh đề tài cho HS lớp 7 trường TH &THCS Hà Sen. II. GIỚI THIỆU 1.Hiện trạng: Mĩ Thuật là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, đánh giá cuối năm và xếp loại. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng cơ sở vật chất cho việc dạy và học mĩ thuật ở THCS nói chung và trường nói riêng còn thiếu thốn và nghèo nàn. Các loại mẫu (hình khối, biểu bảng, tranh ảnh…) tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy – học mĩ thuật, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm.Ví dụ: Bài vẽ tranh đề tài: “Cuộc sống quanh em”hình minh họa là những bức tranh cỡ nhỏ, hình ảnh chưa đặc sắc lắm, chưa tuân theo luật xa gần và chưa hoàn toàn gần gũi với cuộc sống của học sinh trường TH và THCS Hà Sen. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm ĐDDH. trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có nhiều tài liệu tham khảo như: Tranh, ảnh, các hoạt động minh họa cho các đề tài… Trong SGK mĩ thuật lớp 7 các hình ảnh minh họa về phân môn vẽ tranh chỉ là những hình ảnh tĩnh với kích thức nhỏ, kém sinh động, hạn chế về màu sắc. Thực tế hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin với việc sử dụng máy vi tính và máy chiếu Projector đã tạo ra những hình ảnh đa dạng, phong phú sinh động, màu sắc rực rỡ, kèm theo những đường nét rõ ràng đẹp mắt, những video clip minh họa cụ thể cho từng đề tài v v làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, thu hút sự chú ý của các em hơn,góp phần nâng cao chất lượng giờ học nói riêng và đồng thời nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung. Trong quá trình dạy học ở những năm học trước, tôi chỉ sử dụng các tranh ảnh trong SGK hoặc hình minh họa trong ĐDDH mĩ thuật hoặc phóng to tranh minh họa treo lên bảng cho HS quan sát (bài vẽ học sinh sưu tầm không phong phú), sau đó đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tìm hiểu cách vẽ tranh. Kết quả là HS nắm được bài bài nhưng thực hành chưa tốt, chưa có nhiều bài vẽ tranh đep, chưa có cảm xúc. Mặt khác, do hoàn cảnh khách quan là học sinh huyện đảo đi lại khó khăn, các em ít có điều kiện đi tham quan, thực tế, tìm hiểu 3 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen” về CNTT….thêm vào đó trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh trường TH và THCS Hà Sen còn thụ động, có thói quen là bắt chước chép lại tranh hoặc ảnh chụp thậm chí sao chép lại và lệ thuộc vaò hình minh họa sách giáo khoa, trí tượng chưa phong phú…. Để thay đổi thực trạng trên, trong đề tài nghiên cứu này tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các hình ảnh động, các video clip, các bước tiến hành cách vẽ động trên máy chiếu thay cho các phiên bản tranh ảnh và khai thác nó nguồn cung cấp thông tin chính giúp các em tìm hiểu, xây dựng nội dung, hình ảnh, bố cục để các em có thể tự vẽ những bài vẽ độc lập đúng theo tiến trình, bài vẽ đẹp có sự sáng tạo và có cảm xúc. 2.Giải pháp thay thế: Đưa tranh ảnh các bài vẽ tranh khác nhau, các video clip phục vụ cho nội dung bài học, chiếu trên máy chieeuscasc hoạt động của các em diễn ra trong năm học với những hoạt động lớn: Tết trung thu, ngày khai giảng, các hoạt động sản xuất tại địa phương: ra khơi, đánh lưới, các hoạt động thường ngày trong gia đình để học sinh quan sát nhận xét từ đó tìm ra cách chọn nội dung, bố cục, hình ảnh và màu sắc,cho riêng mình đông thời dùng hình ảnh động, hướng dẫn học sinh cách vẽ trang trí từng bước một cách chi tiết để học sinh vận dụng một cách linh hoạt vào bài vẽ tranh của mình của mình giúp các em nắm kiến thức một cách nhanh nhất và thêm hứng thú và yêu thích môn học hơn. 3. Một số vấn đề gần đây liên quan đến đề tài: Về vấn đề đổi mới phương pháp trong đó có ứng dụng CNTT trong dạy học, đã có nhiều bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan.Ví dụ: - Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của GS.TSKH Lâm Quang Thiệp. - Bài Những yêu cầu về kiến thức,kĩ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả Đào Thái Lai, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy và học. Các đề tài, tài liệu trên chủ yếu bàn về sử dụng CNTT như thế nào trong dạy học nói chung mà chưa có tài liệu nào đi sâu vào việc sử dụng các tệp video clip trong dạy học. 4. Vấn đề nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các tệp video clip nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn vẽ tranh cho HS lớp 7 có hiệu quả không? 5. Giả thuyết nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin,sử video clip trong dạy học sẽ nâng cao kết quả học tập các bài vẽ tranh cho HS lớp 7 trường TH&THCS Hà Sen. 4 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen” III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu - Tôi chọn lớp 7 trường TH&THCS Xuân Đám và trường TH và THCS Hà Sen vì hai lớp trên có những điều kiện: tương đương nhau về sĩ số, lực học, hạnh kiểm, thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng. - Tôi chia 2 lớp ở hai trường thành hai nhóm, hai nhóm tham gia nghiên cứu đều có điểm tương đương nhau về giới tính, dân tộc, và ý thức rèn luyện đạo đức.Cụ thể: Bảng 1: Giới tính, thành phần dân tộc, thành tích học tập và đạo đức của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm học kì I- Năm học 2012-2013. Nhóm Số học sinh Giới tính Học lực Hanh kiểm Dân tộc Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá Nhóm đối chứng 13 6 7 2 6 5 0 12 1 Kinh Nhóm thực nghiệm 13 8 5 2 5 6 0 11 2 Kinh - Được sự quan tâm của BGH nhà trường, của tổ chuyên môn. - Đa số các em đều là người địa phương. - Đa số các em đều là con của gia đình nông dân, hiền ngoan, được các bậc phụ huynh quan tâm. - Giáo viên bộ môn mĩ thuật hai trường có cùng trình độ đào tạo, tay nghề được trường sở tại và PGD đánh giá là tương đương nhau , có nhiều nhiệt tình tâm huyết trong giảng dạy bộ môn. - Giáo viên chủ nhiệm có chú ý nhiều đến kết quả học tập của học sinh. 2. Thiết kế Được sự đồng ý của BGH hai trường và sự nhất trí cộng tác của giáo viên Mĩ Thuật trường TH và THCS Xuân Đám (cô Nguyễn Thị Hồng) tôi chia 2 lớp của 2 trường thành 2 nhóm: - Nhóm I (Lớp 7 trường TH và THCS Xuân Đám ) là nhóm đối chứng, - Nhóm II (Lớp 7 trường TH và THCS Hà Sen) là nhóm thực nghiệm. Chúng tôi thống nhất dùng bài kiểm tra 1 tiết làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T.Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. 5 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen” Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,5 6,38 p = 0,6773 p = 0,6773 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 3: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên (được mô tả ở bảng 2): *Thiết kế nghiên cứu: Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng Video clip O3 Đối chứng O2 Dạy học không sử dụng Video clip O4 ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu: a) Chuẩn bị bài của giáo viên - Nhóm I (Đối chứng): Cô giáo Nguyễn Thị Hồng thiết kế bài học không sử dụng các tệp có định dạng Flash và video clip, quy trình chuẩn bị bài như bình thường: sử dụng tranh ảnh sách giáo khoa, hinh minh họa (nếu có). - Nhóm II( Thực nghiệm): Tôi giảng dạy, trong quá trình chuẩn bị, tôi yêu cầu HS sưu tầm bài vẽ tranh có liên quan đến nội dung bài học, bản thân tôi thiết kế bài học có ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các hình minh họa cách vẽ trên máy chiếu và video clip. - Sưu tầm, lựa chọn thông tin tại các website baigiangdientubachkim.com, tvtlbachkim.com, giaovien.net, tulieu.vn…. + M¸y Pr«jecter, m¸y tÝnh, loa. + Giáo án về bài dạy của các đồng nghiệp dạy môn Mĩ Thuật trong huyện: Cô Vũ Thị Loan - GV trường TH và THCS Phù Long; Cô Lưu Thị Tuyết - GV trường Võ Thị Sáu . b) Tiến hành thực nghiệm 6 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen” Để đảm bảo tính khách quan trong thời gian nghiên cứu, tôi xin ý kiến đề nghị với BGH hai trường, tổ chuyên môn hai trường tạo điều kiện xây dựng thời khoá biểu cho học sinh nhóm hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sao cho hợp lí, đảm bảo đúng theo PPCT, cụ thể: Bảng 4: Thời gian dạy đối chứng và thực nghiệm Tuần/tháng Thứ, ngày Tiết dạy Nhóm Tiết theo PPCT Tên bài dạy 1/11 Thứ 4 31/10 1 TN 11 Vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh Thứ 7 3/11 3 ĐC Thứ 4 7/11 2 TN 12 Vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh Thứ 4 14/11 4 ĐC 2/11 Thứ 4 5/12 1 TN 16 Vẽ tranh đề tài tự chọn Thứ 6 30/11 3 ĐC Thứ 5 12/12 2 TN 17 Vẽ tranh đề tài tự chọn (tiếp) 4. Đo lường 4.1 Sử dụng công cụ đo, thang đo: - Bài kiểm tra 45 phút của học sinh - Sử dụng bài kiểm tra trước tác động: Bài kiểm tra 1 tiết môn mĩ thuật - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài vẽ tranh đề tài * Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các bài học nêu trên, chúng tôi thống nhất tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra (có đề kèm theo). Chúng tôi chấm bài cá nhân theo đáp án đã xây dựng. Sau đó chấm chéo và cuối cùng thống nhất cho điểm chung. 4.2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung: Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách hai giáo viên hai trường trực tiếp dạy chấm bài nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu: 7 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen” - Về nội dung đề bài: Đúng theo PPCT, phù hợp với trình độ của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Đề bài phân hoá được đối tượng học sinh. - Cấu trúc đề: phù hợp, đúng theo quy định của bô môn. - Đáp án, biểu điểm: rõ ràng, chính xác, phù hợp. * Nhận xét về kết quả hai nhóm: nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 7,61 nhóm đối chứng có điểm trung bình là 6,61 thấp hơn nhóm thực nghiệm là 1.0. Điều đó chứng minh rằng nhóm thực nghiệm giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các video clip trong dạy học cho nên có kết quả cao hơn. 4.3. Kiểm chứng độ tin cậy: Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả kiểm tra bằng cách chia đôi dữ liệu. Tôi chia các điểm số của bài kiểm tra thành 2 phần và kiểm tra tính nhất quán giữa các điểm số của 2 phần đó bằng công thức Spearman-Brown. Kết quả: Hệ số tương quan = 0,810859 Độ tin cậy Spearman-Brownr SB = 0,810859 > 0,7  Kết luận: Các dữ liệu thu được là đáng tin cậy. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liệu Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm ĐTB 6,61 7,61 Độ lệch chuẩn 0,615384 0,869716 Giá trị P của T-test 0,004 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,3021 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,004, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD = (7,61 - 6,61) : 0,615384 = 1,3021. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng Flash và video clip đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn. 8 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen” Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Giả thuyết của đề tài “Ứng dụng CNTT,sử dụng các hình minh họa các bước tiến hành vẽ tranh và VIDEO CLIP trong giờ học môn mĩ thuật làm nâng cao kết quả học tập của học sinh” đã được kiểm chứng. 2. Bàn luận Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC =7,61, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,61. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,0. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Theo b¶ng tiªu chÝ Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,3021. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T-Test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0.004 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiêng về nhóm thực nghiệm. * Hạn chế: Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các video clip trong phân môn vẽ tranh ở trường THCS là 1 giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả người giáo viên cần phải : - Có trình độ về CNTT, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn công nghệ thông tin trên mạng Internet … - GV phải mất nhiều thời gian sưu tầm… - GV thiêt kế các tài liệu, cách dạy cho phù hợp tránh sa đà lạm dụng CNTT khiến bài dạy bị lệch trọng tâm. 9 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen” - Phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: Điện, máy vi tính, máy chiếu… V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các video vào giảng dạy phân môn vẽ tranh “đề tài cuộc sống quanh em” môn mĩ thuật lớp 7 ở trường TH&THCS Hà Sen thay thế cho các hình ảnh tĩnh trong SGK đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS. Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu là có ý nghĩa: Mức độ ảnh hưởng là rất lớn. (SMD = 1,3021) 2. Khuyến nghị * Đối với các cấp lãnh đạo: - Cần quan tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho GV . - Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT để GV có thêm kiến thức phục vụ cho các hoạt động dạy và học trong các nhà trường. * Đối với Ban giám hiệu nhà trường và Công đoàn nhà trường - Cần quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ chuyên môn - Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi GV. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện nghiên cứu KHSPƯD. * Đối với GV: - Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết thêm về CNTT. - Thường xuyên thăm lớp dự giờ các đồng nghiệp cùng chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm Với đề tài này tuy đã thành công xong vẫn còn hạn chế ở một vài thiếu sót nhỏ. Rất mong các đồng nghiệp quan tâm, áp dụng và đóng góp ý kiến để đề tài của tôi thành công hơn. Xin chân thành cảm ơn! 10 [...]... nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen VII PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG A ĐỀ BÀI Vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em Khổ giấy A4 B.ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM - Học sinh tìm được nội dung để thể hiên đề tài (2 điểm) - Học sinh tìm được bố cục chặt chẽ, hình vẽ sinh động.(3 điểm) - Học sinh vẽ được màu phù hợp thể hiện được nội dung đề tài (4 điểm) -... ÁN - BIỂU ĐIỂM -Học sinh tìm được nội dung để thể hiên đề tài (2 điểm) -Học sinh tìm được bố cục chặt chẽ, hình vẽ sinh động.(3 điểm) - Học sinh vẽ được màu phù hợp thể hiện được nội dung đề tài (4 điểm) - Bài vẽ có sáng tạo.(1điểm) 12 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen PHỤ LỤC 3: BẢNG... khác nhau của con người mỗi vùng: miên xuôi, miền ngược, đồng bằng hay miền núi… 2 Học sinh - Sưu tầm bài vẽ tranh về đề tài này III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1 Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng của HS 2 Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan tìm chọn nội dung đề tài - GV cho HS xem tranh, ảnh minh hoạ đề tài cuộc sống quanh em Gv chia lớp thành hai... 7 – Trường TH và THCS Hà Sen - Sưu tầm các tranh phong cảnh, các hoạt động khác nhau của con người mỗi vùng: miên xuôi, miền ngược, đồng bằng hay miền núi… 2 Học sinh - Sưu tầm bài vẽ tranh về đề tài này III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1 Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng của HS và bài vẽ tiết trước về bố cục hình mảng 3 Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng – Minh hoạ Hoạt... bổ sung nhận xét về cách sắp xếp bố cục, màu sắc và hình vẽ GV động viên những bài vẽ có nội dung hay và sáng tạo Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ hình II/ Cách vẽ 1 Tìm chọn nội dung GV gợi ý để HS thấy: Có thể vẽ về các hoạt động: học tập, lao động, phong cảnh , giữ gìn vệ sinh môi trường, sinh hoạt, vui chơi… 2 Tìm bố cục 3 Vẽ hình 4 Vẽ màu - Hãy nhắc lại các bước tiến hành vẽ tranh đề tài? - HS... TH và THCS Hà Sen 4 Dặn dò - Về nhà hoàn thành tiếp bài vẽ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC I HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS HÀ SEN 21 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen Điểm trung bình Xếp loại Trân Châu, ngày… tháng……năm 2013 Chủ tịch II HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỤM HÀ SEN Điểm trung... nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen Hòa sắc lạnh TRANG TRÍ HÌNH VU NG Hòa sắc lạnh 26 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen Hòa sắc nóng c.Một số điểm lưu ý khi dạy trang trí: - Hướng dẫn học sinh sử dụng hình mảng, đường nét: Phải dứt khoát mới tạo nên bố... của mình qua bài vẽ II/ CHUẨN BỊ 1 Giáo viên - Máy chiếu qua đầu - Sưu tầm một số tranh ở các đề tài khác nhau 2 Học sinh - Giấy vẽ, bút chì, bút màu, giấy màu,keo dán III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1 Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập 3 Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan tìm chọn nội dung đề tài - GV cho HS xem tranh minh hoạ về cỏc đề tài... Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen 23 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT 24 “Ứng dụng CNTT sử dụng các tệp Video Clip trong dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen Hòa sắc nóng Hòa sắc lạnh TRANG... dạy học phân môn vẽ tranh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Mĩ Thuật lớp 7 – Trường TH và THCS Hà Sen VI TÀI LIỆU THAM KHẢO - Hướng dẫn chuẩn kiến thưc, kĩ năng môn Mĩ Thuật- NXB Giáo Dục - Tin học căn bản: Tạo trình bày với Microsoft Power Point - NXB Giáo Dục - Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ Giáo dục và đào tạo - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - Sách giáo khoa mĩ . Hà Sen vì hai lớp trên có những điều kiện: tương đương nhau về sĩ số, lực học, hạnh kiểm, thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng. - Tôi chia 2 lớp ở hai trường thành hai nhóm, hai nhóm tham. Hà Sen Để đảm bảo tính khách quan trong thời gian nghiên cứu, tôi xin ý kiến đề nghị với BGH hai trường, tổ chuyên môn hai trường tạo điều kiện xây dựng thời khoá biểu cho học sinh nhóm hai. Khổ giấy A4 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM -Học sinh tìm được nội dung để thể hiên đề tài (2 điểm) -Học sinh tìm được bố cục chặt chẽ, hình vẽ sinh động.(3 điểm) - Học sinh vẽ được màu phù hợp thể hiện được

Ngày đăng: 01/02/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan