1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De KT Học ki Sinh 10 NC

8 617 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 240,5 KB

Nội dung

Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Việc muối chua rau quả là lợi dụng hoạt động của: A. nấm cúc đen. B. vi khuẩn mì chính. C. nấm men rượu. D. vi khuẩn lactic. Câu 2: Vi sinh vật ký sinh trong động vật thuộc nhóm vi sinh vật : A. ưa ấm. B. ưa axit. C. ưa nhiệt. D. ưa lạnh. Câu 3: Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì: A. virut có tính đặc hiệu B. virut và tế bào có cấu tạo khác nhau. C. tế bào có tính đặc hiệu. D. virut không có cấu tạo tế bào Câu 4: Đặc điểm chỉ có ở vi rút mà không có ở vi khuẩn là : A. chứa cả ADN và ARN. B. có cấu tạo tế bào. C. chỉ chứa ADN hoặc ARN. D. Chứa ribôxôm, sinh sản độc lập. Câu 5: Hợp chất canxi dipicolinat tìm thấy ở : A. bào tử nấm. B. ngoại bào tử vi khuẩn. C. bào tử đốt xạ khuẩn. D. nội bào tử vi khuẩn. Câu 6: Khi có ánh sáng và giàu CO 2 , một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH 4 ) 3 PO 4 , KH 2 PO 4 (1,0) ; MgSO 4 (0,2) ; CaCl 2 (0,1) ; NaCl(0,5). Nguồn cacbon của vi sinh vật này là : A. chất vô cơ. B. chất hữu cơ. C. CO 2 . D. Tất cả đúng. Câu 7: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 10 4 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là : A. 10 4 .2 3 . B. 10 4 .2 6 C. 10 4 .2 5 D. 10 4 .2 4 . Câu 8: Vi sinh vật nguyên dưỡng là vi sinh vật tự tổng hợp được tất cả các chất : A. chuyển hoá sơ cấp. B. cần thiết cho sự sinh trưởng. C. chuyển hoá thứ cấp. D. chuyển hoá sơ cấp và thứ cấp. Câu 9: Loại bào tử sau là loại bào tử sinh sản của vi khuẩn : A. ngoại bào tử. B. bào tử vô tính. C. bào tử nấm. D. bào tử hữu hình. Câu 10: Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ : A. chất hữu cơ. B. chất vô cơ và CO 2 . C. ánh sáng và chất hữu cơ. D. ánh sáng và CO 2 . Câu 11: Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì: A. không có hình dạng đặc thù. B. nó chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc. C. hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic. D. kích thước của nó vô cùng nhỏ bé. Câu 12: Môi trường mà thành phần có cả chất tự nhiên và chất hoá học là môi trường: A. bán tự nhiên. B. tự nhiên. C. bán tổng hợp. D. tổng hợp. Câu 13: Trong quá trình phân bào của vi khuẩn, sau khi tế bào tăng kích thước, khối lượng, màng sinh chất gấp nếp tạo thành hạt : A. glioxixôm. B. mêzôxôm. C. lizôxôm. D. ribôxom. Câu 14: Sử dụng chất hoá học ức chế sinh trưởng của vi sinh vật nhằm mục đích : A. kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật B. kích thích sinh trưởng của vi sinh vật. C. sản xuất chất chuyển hoá thứ cấp D. sản xuất chất chuyển hoá sơ cấp. Câu 15: Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nhân thực là : A. phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính. B. phân đôi nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính. C. phân đôi, nội bào tử, ngoại bào tử. D. nội bào tử, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính. Câu 16: Đối với thực vật, virut xâm nhập vào tế bào thông qua : A. cành chiết. B. hạt giống, củ . C. vết tiêm chích của côn trùng hoặc vết xước. D. Tất cả đúng . Câu 17: Nấm men rượu sinh sản bằng : A. bào tử vô tính. B. bào tử hữu tính. C. bào tử trần. D. nảy chồi. Câu 18: Nhiệt độ ảnh hưởng đến : A. tính dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn. 1 B. sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn. C. tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật. D. hoạt tính enzim trong tế bào vi khuẩn. Câu 19: Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch : A. mang tính bẩm sinh. B. xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập C. không đòi hỏi sự tiếp xúc với tác nhân gây bệnh D. Tất cả đúng Câu 20: Phagơ là virut gây bệnh cho : A. vi sinh vật. B. thực vật. C. người. D. động vật. Câu 21: Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường : A. tự nhiên. B. bán tổng hợp. C. tổng hợp. D. Cả B,C đúng Câu 22: Sản phẩm của quá trình lên men lactic dị hình là : A. axit lactic. B. axit lactic, etanol, axit axetic, CO 2 . C. axit lactic; O 2 . D. Cả A , C đúng Câu 23: Lõi của virut cúm là: A. ADN. B. ADN và ARN. C. ARN. D. protein. Câu 24: Virut xâm nhiễm vào tế bào thực vậtqua vật trung gian là : A. vi sinh vật. B. côn trùng. D. virut khác. C. ong, bướm. Câu 25: Việc sản xuất bia chính là lợi dụng hoạt động của : A. vi khuẩn lactic đồng hình. B. nấm men rượu. C. nấm cúc đen. D. vi khuẩn lactic dị hình. Câu 26: Virut xâm nhập vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn : A. tổng hợp. B. lắp ráp. C. hấp phụ. D. xâm nhập Câu 27: Loại bào tử không phải bào tử sinh sản của vi khuẩn là : A. ngoại bào tử. B. nội bào tử. C. bào tử đốt. D. Tất cả đúng. Câu 28: Miễn dịch tế bào là miễn dịch : A. mang tính bẩm sinh. B. của tế bào. C. có sự tham gia của tế bào T độc D. sản xuất ra kháng thể. Câu 29: Vi khuẩn lactic thuộc nhóm vi sinh vật : A. ưa axit. B. ưa lạnh. C. ưa kiềm. D ưa pH trung tính. Câu 30: Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn C và nguồn năng lượng là : A. CO 2 , ánh sáng. B. chất hữu cơ, hoá học. C. chất hữu cơ, ánh sáng. D. CO 2 , hoá học. Câu 31: Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu: A. hoá tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng. Câu 32: Sự hình thành mối liên kết hoá học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn : A. tổng hợp. B. lắp ráp. C. hấp phụ. D. xâm nhập Câu 33: Sản phẩm của quá trình lên men rượu là : A. etanol và O 2 . B. nấm men rượu và O 2 . C. etanol và CO 2 . D. nấm men rượu và CO 2 . C©u 1 : Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là: A. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi. B. Có sự phân chia tế bào chất. C. Xảy ra sự co xoắn và dãn xoắn nhiễm sắc thể. D. Có 2 lần phân bào. C©u 2 : Thức ăn chứa nhiều nước rất dễ nhiễm vi khuẩn vì: A. Vi khuẩn sinh trưởng thích hợp ở ánh sáng cao B. Vi khuẩn sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ rất thấp C. Vi khuẩn sinh trưởng thích hợp ở độ ẩm cao D. Vi khuẩn sinh trưởng thích hợp ở độ pH axit C©u 3 : Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là: A. Tế bào phân chia 1 lần B. Hiện tượng trao đổi chéo theo từng cặp NST kép tương đồng 2 C. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi. D. sự phân chia tế bào chất. C©u 4 : Thành phần cơ bản cấu tạo nên virut gồm: A. màng sinh chất , tế bào chất và nhân. B. màng sinh chất và axit nucleic. C. vỏ protein và axit nucleic. D. vỏ protein và nhiễm sắc thể. C©u 5 : Quá trình phân giải các chất hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là một chất vô cơ không phải là oxi phân tử được gọi là: A. lên men. B. quang hợp. C. hô hấp kị khí. D. hô hấp hiếu khí. C©u 6 : Trong quá trình nguyên phân,”các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào” vào : A. kì đầu. B. kì cuối. C. kì giữa. D. kì sau. C©u 7 : Trong quá trình nguyên phân , đặc điểm nào không có ở kì đầu ? A. màng nhân tiêu biến. B. NST đơn co xoắn. C. thoi phân bào xuất hiện. D. NST kép co xoắn. C©u 8 : Ở virut ,”capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều” gọi là : A. Cấu trúc xoắn B. Cấu trúc khối C. Cấu trúc tổng hợp D. Cấu trúc hỗn hợp C©u 9 : Ở một loài động vật A có 2n=20 NST có 10 tế bào ban đầu diễn ra quá trình giảm phân.Kết quả sau giảm phân số NST có trong tất cả các tế bào con là: A. 200 NST B. 100 NST C. 400 NST D. 800 NST C©u 10 : Vi sinh vật nào sau đây có thể sinh sản vô tính bằng phân đôi và sinh sản hữu tính : A. Nấm men rượu B. Tảo mắt C. Xạ khuẩn D. Nấm men rượu rum C©u 11 : Hiện tượng có ở lên men mà không có ở hô hấp là: A. Chất nhận điện tử là ôxi phân tử B. Chất nhận điện tử là chất vô cơ C. Không có chất nhận điện tử bên ngoài D. Không giải phóng năng lượng C©u 12 : Ở pha S của kì trung gian xảy ra hiện tượng : A. Các NST kép co xoắn cực đại. B. Màng nhân và nhân con biến mất. C. ADN và NST tự nhân đôi. D. Bào chất và bào quan được tổng hợp thêm. C©u 13 : Trong quá trình giảm phân,các nhiễm sắc thể kép dãn xoắn vào: A. kì đầu II. B. kì cuối II. C. kì đầu I. D. kì cuối I. C©u 14 : Trong bảo quản thức ăn khỏi vi sinh vật gây hư hỏng con người “đun sôi, nấu chín” là ứng dụng ảnh hưởng yếu tố vật lí nào? A. Độ ẩm B. Độ pH C. Ánh sáng D. Nhiệt độ C©u 15 : Đa số các vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể người và động vật thuộc nhóm: A. ưa lạnh. B. ưa nhiệt. C. ưa siêu nhiệt. D. ưa ấm. C©u 16 : Điều nào sau đây nói không đúng về kì cuối của quá trình nguyên phân: A. các NST kép dãn xoắn. B. thoi phân bào tiêu biến. C. các NST đơn dãn xoắn. D. màng nhân xuất hiện. C©u 17 : Ở vi sinh vật, giống nhau giữa hô hấp và lên men là: A. Đều là sự phân giải chất hữu cơ B. Xảy ra trong môi trường không có ôxi C. Xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi D. Xảy ra trong môi trường có ít ôxi C©u 18 : Hiện tượng có ở hô hấp mà không có lên men ở là: A. Không giải phóng năng lượng B. có chất nhận điện tử bên ngoài C. Không sử dụng ôxi D. Chất nhận điện tử là chất vô cơ C©u 19 : Sinh vật nào sau đây không sinh sản theo kiểu phân đôi? A. xạ khuẩn. B. trùng roi. C. vi khuẩn. D. trùng giày. 3 C©u 20 : ”Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng” gọi là sinh sản bằng : A. nảy chồi. B. bào tử đốt. C. ngoại bào tử. D. nội bào tử. C©u 21 : ”Quá trình phân giải cacbohidrat trong điều kiện kị khí,không có sự tham gia của chất nhận electron từ bên ngoài.Chất cho và nhận electron là phân tử hữu cơ ” gọi là: A. lên men. B. quang hợp. C. hô hấp hiếu khí. D. hô hấp kị khí. C©u 22 : Sau khi phân chia tế bào chất ở giảm phân I,từ 1 tế bào ban đầu tạo ra: A. 2 tế bào con có số NST bằng với NST ở tế bào mẹ. B. 4 tế bào con có số NST giảm đi một nửa so với NST ở tế bào mẹ. C. 2 tế bào con có số NST giảm đi một nửa so với NST ở tế bào mẹ. D. 2 tế bào con có số NST kép giảm đi một nửa so với NST ở tế bào mẹ. C©u 23 : Điểm giống nhau giữa nguyên phân & giảm phân là: A. Đều có một lần phân bào B. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể trong tế bào . C. Đều xảy ra ở cơ quan sinh sản. D. Đều có hai lần phân bào C©u 24 : Trong nuôi cấy không liên tục,biểu hiện của vi sinh vật trong pha tiềm phát là: A. số lượng tế bào đạt cực đại. B. Chất độc hại tích lũy nhiều C. sinh trưởng với tốc độ lớn nhất D. thích nghi dần với môi trường nuôi cấy. C©u 25 : Điểm giống nhau giữa kì giữa của nguyên phân với kì giữa của giảm phân I là: A. các NST kép co xoắn cực đại. B. các NST kép co xoắn cực tập trung 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. C. các NST kép dãn xoắn D. các NST kép co xoắn cực tập trung 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. C©u 26 : Điều nào sau đây nói không đúng về nuôi cấy liên tục ở vi sinh vât? A. mục đích tránh hiện tượng suy vong của quần thể vi sinh vật. B. không có pha tiềm phát. C. không được bổ sung các chất dinh dưỡng vào môi trường. D. môi trường nuôi cấy thường ổn định. C©u 27 : Điểm giống nhau giữa hóa tự dưỡng với quang tự dưỡng là: A. dùng năng lượng từ chất vô cơ. B. nguồn cacbon chủ yếu từ khí CO 2 . C. dùng năng lượng từ ánh sáng. D. nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ. C©u 28 : Loài thực vật B 2n=30 NST, có 5 tế bào mẹ trải qua 3 lần nguyên phân tạo ra số NST có trong tất cả các tế bào con là: A. 2400 B. 800 C. 1200 D. 1000 C©u 29 : Những chất (axit nucleic ,vitamin…)cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật nhưng chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là: A. Chất ức chế sinh trưởng B. Nhân tố sinh trưởng C. Chất điều hòa sinh trưởng D. Chất kích thích sinh trưởng C©u 30 : Môi trường nuôi cấy vi sinh vật gồm một số chất tự nhiên và chất hóa học được gọi là môi trường: A. bán tổng hợp. B. tổng hợp. C. tự nhiên & bán tổng hợp. D. tự nhiên. C©u 31 : Ở động vật , cá thể cái 1 tế bào mẹ qua giảm phân tạo ra: A. 1 tế bào trứng và 3 tế bào thể cực B. Chỉ có 3 tế bào thể cực C. Chỉ có 1 tế bào trứng D. 1 tế bào trứng và 3 tế bào sinh dưỡng C©u 32 : Sự tổng hợp lipit ở vi sinh vật là do sự kết hợp giữa : A. các axit amin và glixêrol. B. các axit béo và glixêrol. C. glucôzơ và các axit béo. D. glucôzơ và các axit amin. C©u 33 : Chọn câu trả lời đúng về virut: 4 A. virut chứa cả ADN và ARN. B. virut chỉ chứa ADN hay ARN. C. virut có chứa riboxom D. virut có cấu tạo đơn bào. C©u 34 : Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử được gọi là: A. hô hấp hiếu khí. B. lên men. C. quang hợp. D. hô hấp kị khí. C©u 35 : Trong nuôi cấy không liên tục, biểu hiện của vi sinh vật ở pha log là : A. Hình thành enzim cảm ứng B. Số lượng tế bào sống giảm nhanh nhất. C. Chất độc hại tích lũy nhiều nhất D. Số lượng tế bào sống tăng nhanh nhất. C©u 36 : Chọn câu trả lời đúng về nội bào tử ở tế bào vi khuẩn: A. Có lớp vỏ mỏng B. Thuộc hình thức sinh sản C. Chứa chất canxidipicolinat D. Chứa chất phôtphodipicolinat C©u 37 : Khi gặp điều kiện bất lợi, tế bào vi khuẩn hình thành : A. nội bào tử. B. ngoại bào tử. C. chồi mới. D. bào tử đốt. C©u 38 : Ở bò 2n=60 NST, có 2 tế bào ban đầu diễn ra quá trình giảm phân.Số NST ở kì đầu của giảm phân I là: A. 120 NST B. 60 NST kép C. 120 NST kép D. 60 NST C©u 39 : Trong cấu tạo của virut,Nuclêôcapsit là: A. phức hợp gồm vỏ capsit và axit amin. B. phức hợp gồm vỏ capsit và axit photphoric. C. phức hợp gồm vỏ capsit và axit sunfuric. D. phức hợp gồm vỏ capsit và axit nuclêic C©u 40 : Chọn câu trả lời sai: A. virut không chứa ribôxôm. B. Virut không có khả năng sinh sản độc lập C. vi khuẩn có chứa ribôxôm. D. vi khuẩn chưa có cấu tạo tế bào. Cau Dap an dung 21 A 1 D 22 D 2 C 23 B 3 B 24 D 4 C 25 A 5 C 26 C 6 D 27 B 7 B 28 A 8 B 29 B 9 C 30 A 10 B 31 A 11 C 32 B 12 C 33 B 13 D 34 A 14 D 35 D 15 D 36 C 16 A 37 A 17 A 38 C 18 B 39 D 19 A 40 D 20 C CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Câu 1: Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia hoặc để số tế bào của quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi được gọi là: 5 A. Thời gian của một thế hệ. B. B. Thời gian sinh trưởng. C. Thời gian sinh trưởng và phát triển. D. Thời gian tiềm phát. Câu 2: Sự sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là: A. Sự tăng các thành phần tế bào của vi sinh vật . B.Sự tăng kích thước và số lượng của vi sinh vật . C. Cả A, B. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 3:Thời gian từ lúc bắt đầu cho sinh vật vào môi trường nuôi cấy đến khi SV bắt đầu sinh trưởng là: A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong. Câu 4: Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn bắt đầu sinh trưởng ở pha nào? A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong. Câu 5: Trong nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn giảm dần ở pha nào? A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong. Câu 6: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chết vượt số tế bào mới tạo thành ở pha: A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong. Câu 7: Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ diễn ra ở : A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập. C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 8: Sự hình thành ADN và prôtêin của Phagơ diễn ra ở giai đoạn nào? A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập. C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 9: Bao đuôi của Phagơ co lại đẩy bộ gen vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn nào? A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập. C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 10: ADN được prôtêin bao lại thành Phagơ hoàn chỉnh diễn ra ở giai đoạn nào? A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập. C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 17: Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là: A. Sinh trưởng mạnh. B. Sinh trưởng yếu. C. Bắt đầu sinh trưởng. D. Thích nghi dần với môi trường nuôi cấy. Câu 18: Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi sinh vật trong pha tiềm phát? A. Tế bào phân chia. B. Có sự tạo thành và tích lũy các enzim. C. Lượng tế bào tăng mạnh mẽ. D. Lượng tế bào giảm. Câu 19: Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở: A. Pha cân bằng B.Pha tiềm phát. C. Pha lũy thừa. D.Pha suy vong. Câu 20: Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là: A. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi. B. B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra. C. Số được sinh ra bằng số chết đi. D. Chỉ có chết mà không có sinh. Câu 21: Pha log là tên gọi khác của pha nào sau đây? A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong. Câu22: Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha suy vong là: A. Số lượng được sinh ra cân bằng số lượng chết đi. B. B. Số lượng chết đi ít hơn số lượng sinh ra. C. Số lượng được sinh ra ít hơn số lượng chết đi. D. Không có chết , chỉ có sinh ra. Câu 23: Xạ khuẩn có hình thức sinh sản chủ yếu nào sau đây? A. Bằng bào tử hữu tính. B. B. Bằng bào tử vô tính. C. C. Đứt đoạn. D. D. Tiếp hợp. Câu 24: Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử? A. Nấm mốc. B. Xạ khuẩn. C. Đa số vi khuẩn . D. Nấm rơm. Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn ? A. Có sự hình thành thoi phân bào. B. B. Chủ yếu bằng hình thức giảm phân. C. Phổ biến bằng hình thức nguyên phân. D. Không có sự hình thành thoi phân bào. Câu 26: Trong các hình thức sinh sản nào sau đây hình thức nào đơn giản nhất? A. Nguyên phân. B. Giảm phân. C. Phân đôi. D. Nảy chồi. Câu 27: Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là: 6 A. Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính . B. B. Phân đôi và nảy chồi. C. Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính. D. Phân đôi và tiếp hợp. Câu 28: Ở nấm rơm, bào tử sinh sản được chứa ở: A. Mặt dưới của mũ nấm. B. B. Mặt trên của mũ nấm. C. C. Phía dưới sợi nấm. D. D. Phía trên sợi nấm. Câu 29: Hóa chất nào sau đây tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật? A. Prôtêin. B. Mônôsaccarit. C. Pôlisaccarit. D. Phênol. Câu 30: Loại vi sinh vật tổng hợp được axit glutamic từ đường glucôzơ là: A. Vi khuẩn . B. Xạ khuẩn . C. Nấm men. D. Nấm sợi. Câu 31: Chất kháng sinh được thu lấy chủ yếu từ loại vi sinh vật nào sau đây? A. Xạ khuẩn. B. Vi khuẩn lam. C. Tảo đỏ. D. Nấm rơm. Câu 32: Ở vi sinh vật có quá trình phiên mã ngược, tức tổng hợp ADN từ khuôân mẫu của ARN là: A. Vi khuẩn . B. Nấm sợi. C. Virut chứa ARN. D. Virut chứa ADN. Câu 33:Người ta có thể ứng dụng hoạt động của vi sinh vật để thu sản phẩm hữu cơ nào sau đây? A. Cacbonhiđrat. B. Prôtêin. C. Axit nuclêic và Lipit. D. Tất cả các chất trên. Câu 34: Dạng nấm sau đây sản xuất được chất kháng sinh là: A. Nấm rơm. B. Nấm Pênixilin. C. Nấm mỡ. D. Nấm hương . Câu 35: Người ta không sử dụng loại nấm nào sau đây làm thức ăn? A. Nấm rơm. B. Nấm nhầy. C. Nấm hương . D. Nấmmỡ. Câu 36: Quá trình phân giải đường glucôzơ thành rượu do tác nhân nào sau đây? A.Nấm men. B. Nấm sợi. C. Vi khuẩn . D. Vi tảo. Câu 37: Sản phẩm nào sau đây được tạo từ quá trình lên men lactic? A. Axit glutamic. B. Pôlisaccarit. C.Axit lactic. D. Axit axêtic. Câu 38: Vi khuẩn axêtic là tác nhân của quá trình nào sau đây? A. Biến đổi glucôzơ thành axit lactic. B. B. Biến đổi tinh bột thành glucôzơ . C. Phân giải glucôzơ thành rượu êtanol. D. Phân giải rượu thành axit axêtic. Câu 39: Quá trình nào sau đây có sự tham gia của enzim prôtêaza? A. Làm rượu. B. Làm tương. C. Làm dấm. D. Muối dưa, cà. Câu 40: Thức ăn có nhiều đường( mứt, kẹo ) để lâu bị hỏng chủ yếu do tác nhân nào sau đây: A. Vi khuẩn . B. Xạ khuẩn. C. Nấm sợi. D. Nấm men. Câu 41: Enzim nào sau đây có tác dụng phân giải xenlulôzơ? A. Prôtêaza. B. Nuclêaza. C. Xenlulôza. D. Lipaza. SỬ DỤNG DỮ LIỆU SAU ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 42, 43: Tinhbột====[(A)]====>Glucôzơ====[ Nấ m men]====>( B ) + CO2 . Câu 42: Trong sơ đồ trên, (A) là: A. Vi khuẩn . B. Nấm nhầy. C. Nấm mốc. D. Enzim prôtêaza. Câu 43: Trong sơ đồ trên, (B) là: A. Rượu êtanol. B. Đường mantôzơ. C. Axit piruvic. D.Axit lactic. SỬ DỤNG CÔNG THỨC N = N0 . 2 ^n ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 44, 45, 46: Câu 44:Trong công thức trên giá trị N0 được hiểu là: A. Số tế bào vi sinh vật được tạo ra sau phân bào. B. B. Số tế bào ban đầu. C. Số lần phân bào của tế bào vi sinh vật . D. Số tế bào tạo ra sau một lần phân bào. Câu 45: n trong công thức trên biểu thị cho: A. Số thế hệ của nhóm vi sinh vật ban đầu. B. B. Số tế bào cuả vi sinh vật được tăng thêm. C. Số tế bào cuả vi sinh vật bị giảm sút. D. Số lần phân bào của mỗi tế bào vi sinh vật. Câu 46: Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu? A. 64. 7 B. 32. C. 16. D. 8. Câu 47: Nguyên nhân dẫn đến ở giai đoạn sau của quá trình nuôi cấy, vi sinh vật giảm dần số lượng là: A. Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt. B. Các chất độc xuất hiện ngày càng nhiều. C. Cả A và B. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 48: Vi sinh vật nào sau đây có thể sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính? A. Vi khuẩn hình que. B. Vi khuẩn hình cầu. C. Nấm mốc. D. Vi khuẩn hình sợi. Câu 49: Trùng roi có lối sống nào sau đây? A. Hiếu khí bắt buộc. B. Kị khí bắt buộc. C. Kị khí không bắt buộc. D. Vi hiếu khí. Câu 50: Vi sinh vật nào sau đây có lối sống kị khí bắt buộc? A. Nấm men. B. Vi khuẩn uốn ván. C. Amip. D. Nấm rơm. Câu 51: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ? A. Prôtêin. B. Mônôsaccarit. C. Pôlisaccarit. D. Phênol. Câu 52: Chất có tác dụng làm biến tính prôtêin ở vi sinh vật là: A. Phênol. B. Các anđêhit. C. Các halôgen. D. Cả A, B, C. Câu 53: Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của nhóm vi sinh vật ưa ấm là: A. 20 – 40. B. 10 – 20 C. 40 – 50 D. 20 – 25. Câu 54: Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất ở nhiệt độ môi trường dưới 10 đC. Dạng vi sinh vật đó thuộc nhóm nào sau đây? A. Nhóm ưa nhiệt. B. Nhóm ưa ẩm. C. Nhóm ưa lạnh . D. Nhóm ưa siêu nhiệt. Câu 55: Mức nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng vi sinh vật là: A. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng. B. Vi sinh vật giảm sinh trưởng. C. Vi sinh vật dừng sinh trưởng. D. Vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất. Câu 56: Phần lớn Vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm nào sau đây? A. Nhóm ưa lạnh . B. Nhóm ưa ẩm. C. Nhóm ưa nhiệt. D. Nhóm ưa siêu nhiệt. Câu 57: Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây? A. Nhóm ưa trung tính. B. Nhóm ưa kiềm. C. Nhóm ưa axit. D. Cả A, B, C. Câu 58: Vi sinh vật sau đây thuộc nhóm ưa axit là A. Đa số vi khuẩn . B. Xạ khuẩn. C. Động vật nguyến . D. Nấm mốc. Câu 59: Đặc điểm của nuôi cấy không liên tục là: A. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải. B. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa. C. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa. D. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, rút bỏ không ngừng các chất thải . Câu 60: Đặc điểm của nuôi cấy liên tục là: A. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải. C. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa. D. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa. E. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, rút bỏ không ngừng các chất thải. Câu 61: Hình thức sinh sản không có ở vi khuẩn là: A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Bào tử vô tính. D. Bào tử hữu tính. Câu 62: Hình thức sinh sản nào chỉ có ở nấm? A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Bào tử vô tính. D. Bào tử hữu tính. 8 . Mức nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng vi sinh vật là: A. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng. B. Vi sinh vật giảm sinh trưởng. C. Vi sinh vật dừng sinh trưởng. D. Vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất. Câu. là : A. 10 4 .2 3 . B. 10 4 .2 6 C. 10 4 .2 5 D. 10 4 .2 4 . Câu 8: Vi sinh vật nguyên dưỡng là vi sinh vật tự tổng hợp được tất cả các chất : A. chuyển hoá sơ cấp. B. cần thiết cho sự sinh trưởng. C lượng, màng sinh chất gấp nếp tạo thành hạt : A. glioxixôm. B. mêzôxôm. C. lizôxôm. D. ribôxom. Câu 14: Sử dụng chất hoá học ức chế sinh trưởng của vi sinh vật nhằm mục đích : A. ki m soát sinh trưởng

Ngày đăng: 01/02/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w