352/ lu 6 QUỐC GIA pate Na JS = ===
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI
1T” BE RUN VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA
VIỆN SỬ HỌC
TRAN VAN THUC
Trang 2
CƠNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
VIEN SU HOC - TRUNG TAM KHXH&NV QUOC GIA
Người hướng dan khoa hoc: 1 PGS TS Cao Van Bién
2 TS Tran Hitu Dinh Phan bién 1: PGS TS Nguyễn Bá Linh
Phản biện 2: PGS Lê Mậu Hãn
Phản biện 3: PGS TS Tran Ba Dé
Luan án sẽ được bao vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, họp tại Viện Sử học - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia
vào hồi i gid Ww ngay37 tháng Y nam 2003
Có thể tìm hiểu luận án tại : Thư viện Quốc gia, Thư viện
Viện Sử học, Thư viện trường Đại học Vinh
Trang 3MO DAU
1 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI:
1.1 Vượt lên trên hết thảy các sự kiện lịch sử diễn ra trong thế
kỷ XX, Cách mạng Tháng Tám 1945 toả sáng như là sự kiện vĩ đại
nhất, để lại một dấu ấn sâu đậm trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Thắng lợi to lớn của Cách mạng Tháng Tám được tạo nên
chính bởi sự tổng hợp thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở tất cả các địa phương trên toàn quốc, trong đó có sự đóng góp xứng đáng của nhân dân Nghệ An
1.2 Trong cuộc diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam do
Đảng lãnh đạo những năm 1930 - 1931, Nghệ An được xem là trận địa chính và Xô viết Nghệ - Tĩnh là một dấu son chói lọi Có ý kiến cho rằng, Nghệ An là nơi đã tạo nên đỉnh cao trong phong trào cách mạng
toàn quốc 1930 - 1931, đáng lẽ ra phải đạt được những thành quả tốt
hơn trong các giai đoạn cách mạng kế tiếp: 1936 - 1939, 1939 - 1945
Tuy nhiên, thực tiễn phong trào cách mạng ở Nghệ An lại diễn ra không như mong muốn đó Vì vậy, từ trước đến nay, khi nghiên cứu về
Nghệ An dưới góc độ sử học, người ta thường tập trung chú ý nhiều hơn tới Xô viết Nghệ - Tĩnh Thành thử, các giai đoạn lịch sử khác, trong đó có thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 chưa
được quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ, thoả đáng
1.3 Thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ Xô viết Nghệ - Tĩnh, cuộc nổi day của binh lính Chợ Rạng - Đô Lương và khởi nghĩa giành chính
quyền không chỉ là những sự kiện tiêu biểu, điển hình ở Nghệ An mà
nó còn có ý nghĩa toàn quốc trong quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta
Trang 4một thời kỳ lịch sử đây biến động của địa phương, mà còn góp phan làm phong phú thêm nội dung và tầm vóc Cách mạng Tháng Tám của dân tộc Từ kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi cũng hy vọng sẽ góp phần bé nhỏ của mình vào việc biên soạn lịch sử Nghệ An cũng như lịch sử Cách mạng Tháng Tám Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề "Quá trình vận động cách mạng giải phóng dán tộc ở Nghệ An thời kỳ 1939 - 1945” làm đề tài luận án của mình 2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
2.1 Xét trên phạm vi toàn quốc, do tầm vóc của Cách mạng
Tháng Tám rất rộng lớn và nội dung hết sức phong phú nên từ trước đến nay đã có hàng loạt công trình nghiên cứu được công bố như: Từ
Cách mạng Tháng Mười đến Cách mạng Tháng Tám của Trần Văn
Giàu, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1957; Cách mạng Tháng Tám của Viện
Sử học, 2 quyển, NXB Sử học, Hà Nội, 1960; Tìm hiểu tính chất và đặc
điểm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của BNCLS Đảng Trung
ương, NXB Sự thật, Hà Nội, 1963; Cách mạng Tháng Tám Việt Nam của Trường Chinh, NXB Sự thật, Hà Nội, 1974; Cách mạng Tháng Tám 1945 - Những sự kiện lịch sử của Trân Hữu Đính và Lê Trung
Dũng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000
Các công trình nghiên cứu trên đều cố gắng tập trung làm sáng
tỏ điều kiện lịch sử, quá trình chuẩn bị lực lượng, diễn biến, kết quả,
tính chất, đặc điểm, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Cách
mạng Tháng Tám ở Việt Nam Một số công trình đó cũng đã phần nào
để cập tới diễn biến chính khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh ly của
các địa phương trên toàn quốc, trong đó có Nghệ An
2.2 Tại Nghệ An, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu có
Trang 53
1945 đã được công bố Dưới góc độ lịch sử Đảng, trong các cuốn sách:
Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ Tĩnh, Sơ thảo, tập 1 (1925 - 1954), NXB Nghệ Tĩnh, 1987; Sơ thảo Lịch sử tỉnh Đảng bộ Nghệ An của BNCLS Đảng Tỉnh uỷ Nghệ An xuất bản năm 1967; Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, tập 1 (1930 - 1954), NXB Chính trị Quốc
gia, 1998 đã phản ánh sơ lược quá trình nhân dân Nghệ An dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh phục hồi tổ chức Đảng, cơ sở cách mạng, chuẩn bị lực lượng và tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thang loi
Đáng chú ý nhất là cuốn Cách mạng Tháng Tám của BNCLS
Đảng Tỉnh uỷ Nghệ An xuất bản năm 1966, đã trình bày một cách khái
quát quá trình đấu tranh giành chính quyền cũng như công cuộc bảo vệ
và củng cố chính quyền cách mạng của nhân dân Nghệ An
Ngoài ra, cũng phải kể đến một số công trình khác như: Lịch sử Nghệ Tĩnh, tập 1, NXB Nghệ Tĩnh, Vĩnh, 1984; Nghệ Tĩnh hôm qua và
hôm nay, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986 đã ít nhiều phác hoạ sơ lược
cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Nghệ An
Đặc biệt hơn cả là tính đến nay về căn bản các huyện, thành của
Nghệ An và kể cả một số phường, xã đã biên soạn lịch sử địa phương
Quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa và khởi nghĩa giành
chính quyền diễn ra cụ thể ở từng địa phương được phản ánh tương đối
rõ nét trong các cuốn sách như: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt
Nam huyện Thanh Chương, NXB Nghệ Tĩnh, Vinh, 1985; Lịch sử
Đảng bộ Dang Cộng sản Việt Nam huyện Quỳ Châu Nghệ Tĩnh, tập I,
NXB Nghệ Tĩnh, 1986; Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Nam Đàn, tập 1 (1930 - 1954), NXB Nghệ Tĩnh, 1990; Lịch sử huyện Yên Thành, NXB Nghệ Tĩnh, 1990; Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Anh Sơn, tap 1 (1930 - 1963), NXB Nghé
Trang 64
1998; Lịch sử Đảng bộ Hưng Nguyên, tập 1 (1930 - 1945), NXB Nghé
An, 2000; Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu (1930 - 2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
Hầu hết các cuốn sách kể trên đều được biên soạn dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, từ tỉnh uỷ cho đến các thành uý, huyện uỷ
Do đó, nội dung của nó mới chỉ dừng lại ở việc tái hiện các sự kiện lịch
sử có liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng của nhân dân Nghệ An
2.3 Một số luận án tiến sĩ, luận văn khoa học đã phân tích, nhận định, đánh giá về những khía cạnh khác nhau có liên quan tới để tài luận án Luận án tiến sĩ sử học của Đinh Trần Dương với đề tài "Sự
chuyển biến của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ
Tĩnh trong 30 năm đầu thế kỷ XX", bảo vệ năm1996 tại Hà Nội, giúp
chúng tôi có cách nhìn toàn diện hơn về cuộc vận động giải phóng dân
tộc diễn ra ở Nghệ An trước khi Đảng ra đời Trong luận án tiến sĩ sử học của Nguyễn Quang Hồng với đề tài "Thành phố Vinh - quá trình
hình thành và phát triển từ 1804 đến trước Cách mạng Tháng Tám
năm 1945", bảo vệ năm 2000 tại Hà Nội, ở chương 3 từ trang 177 đến 178 đã ít nhiều đề cập tới những biến động chính trị ở Vĩnh - Bến Thủy
những năm tháng trước Cách mạng Tháng Tám Tác giả Ngô Văn Hoà
với bài viết "Một vài suy nghĩ về vị trí và ý nghĩa của Cách mạng
Tháng Tám ở Nghệ Tĩnh đối với phong trào cách mạng Lào - Căm pu
chia" (Chuyên san Những vấn đề lịch sử Nghệ Tĩnh, số 3, 1983) đã cho thấy tác động của Cách mạng Tháng Tám thắng lợi ở Nghệ An, Hà
Tĩnh đối với phong trào cách mạng Lào và Cam pu chia
2.4 Thời kỳ vận động khẩn trương Cách mạng Tháng Tám cũng
Trang 7Nghệ An như: Một thời tuổi trẻ tại Thành phố Đỏ trước Cách mang Tháng Tám, Hà Nội, 2000, của Cựu đoàn viên Thanh niên Cứu quốc
Thành phố Vinh - Bến Thuỷ hiện ở Hà Nội; Hồi kí “Trở về cội nguồn”
của Đội thanh niên Cứu quốc xung phong Phan Đình Phùng- Vinh
(1945), Vinh, 1996
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã để cập đến đề tài của
luận án dưới những khía cạnh, góc độ khác nhau để tác giả luận án có
thể kế thừa thành quả cả về nội dung lẫn phương pháp Tuy nhiên, cho
đến nay, chúng tôi thấy vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ An
trong thời kỳ 1939 - 1945 một cách toàn diện và có hệ thống Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng góp phần lấp được chỗ trống đó
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN:
3.1 Mục đích: Sưu tâm, tập hợp và xử lý các nguồn tư liệu có
liên quan, trên cơ sở đó luận án phác hoạ lại toàn cảnh phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Nghệ An thời kỳ 1939 - 1945
Bước đầu, chúng tôi cũng mạnh dạn rút ra một số nhận xét, đánh giá về quá trình chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Nghệ An
Kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ có thể dùng làm tài
liệu giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các tầng lớp
nhân dân Nghệ An, nhất là thế hệ trẻ, mà còn có ý nghĩa vận dụng vào trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương xứ Nghệ ngày càng giàu mạnh hơn
3.2 Nhiệm vụ: Tập hợp, xử lý và hệ thống hoá các nguồn tư liệu, nêu lên hoàn cảnh lịch sử đặc thù của phong trào cách mạng Nghệ
Trang 86
Luận án sẽ trình bày một cách khách quan, có hệ thống và toàn
diện về phong trào đấu tranh cách mạng của các tầng lớp nhân dân Nghệ An trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945
Đồng thời, tập trung làm sáng rõ tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Nghệ An, mà trước hết là
của tổ chức VMNT trong việc chuẩn bị lực lượng cách mạng và tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong toàn tỉnh Nghệ An
4 NGUỒN TÀI LIỆU:
4.1 Các tài liệu hiện đang lưu giữ trong các cơ quan lưu trữ của
Trung ương và địa phương như: Kho lưu trữ Trung ương ĐCSVN, Kho
lưu trữ Bộ Công an, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Viện lịch sử Đảng, BNCLS Đảng Tỉnh uỷ Nghệ An, Kho lưu trữ thuộc Uỷ ban nhân dân
tỉnh Nghệ An Nguồn tài liệu này khá phong phú như các nghị quyết,
chỉ thị, sắc lệnh, nghị định, báo cáo bao gồm cả chính diện và phản
diện Đây là nguồn tài liệu gốc có giá trị nhất mà chúng tôi dựa vào để nghiên cứu, hình thành những luận cứ, luận điểm khoa học của luận án
4.2 Các tác phẩm của Mác - Lênin, các văn kiện chính thức
của Đảng và Nhà nước ta, các bài viết, bài nói của các vị lãnh đạo cấp trung ương và địa phương, trực tiếp hoặc có liên quan đến cách mạng giải phóng dân tộc nói chung, Cách mạng Tháng Tám nói riêng
Những tác phẩm này giúp chúng tôi có thể rút ra những nhận định khái quát, khoa học, những tổng kết, đánh giá có giá trị về mặt lý luận và
thực tiễn của cách mạng Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng về thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc 1939 - 1945
Trang 9học về các nhân vật, sự kiện lịch sử có liên quan đến đề tài của luận án
Đây là nguồn tài liệu giúp ích nhiều cho sự nhìn nhận, hiểu biết về sự đa
dạng, phong phú của cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám ở Nghệ An 4.4 Các cuộc điều tra điền dã; gặp gỡ, trao đổi với các nhân chứng
lịch sử là nguồn tài liệu bổ trợ quan trọng, giúp chúng tôi giám định những
sự kiện đã diễn ra để có thể đánh giá chính xác và đầy đủ hơn
5 GIỚI HẠN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5.1 Thời gian cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc diễn
ra tại Nghệ An mà chúng tôi đề cập đến trong luận án được tính từ Hội
nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (tháng 11/1939) dé ra chủ trương
chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam, đến ngày Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2/9/1945) Trọng tâm của luận án là phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghệ An trong thời kỳ 1939 - 1945,
nhất là quá trình khẩn trương chuẩn bị lực lượng về mọi mặt tiến tới khởi nghĩa và khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi
5.2 Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, chúng tôi
chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, phân tích và tổng hợp,
kết hợp phương pháp lôgic với phương pháp lịch sử Ngoài ra, để làm sáng tỏ thêm những vấn đề mà luận án đặt ra, chúng tôi còn sử dụng
các phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê, lên các bảng sơ đồ
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN:
Dựng lại một cách khách quan, hệ thống và toàn diện về phong
trào vận động cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Nghệ An trong thời kỳ 1939 - 1945
Đóng góp chủ yếu của luận án là dựa vào nguồn tư liệu lưu trữ
mới được bổ sung để làm sáng rõ hơn cuộc nổi dậy của binh lính Chợ
Trang 10qua đến nhận định, đánh giá Mặt khác, qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng bước đầu mạnh dạn nêu lên trong luận án một số nhận xét,
đánh giá về cuộc vận động khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghệ
An trước năm 1939
Chương 2: Quá trình đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng,
chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa ở Nghệ An (11/1939 - 8/1945)
Chương 3: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An (15/8/1945 - 26/8/1945)
CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA
NHÂN DÂN NGHỆ AN TRƯỚC NĂM 1939
Chương này giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên, truyền thống
yêu nước và những đặc điểm kinh tế - xã hội của Nghệ An Nội dung
chính của chương là trình bày phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghệ An trong những năm 1930 - 1939 dưới sự lãnh đạo của
Đảng không chỉ tạo được bước phát triển mới có sự biến đổi về chất mà
còn là sự chuẩn bị trực tiếp cho cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn kế tiếp (1939 -1945).:
1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, truyền thống yêu nước và đặc điểm kinh tế - xã hội của Nghệ An
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.2.Truyén thống yêu nước 1.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trang 11Thuỷ, tỉnh ly của Nghệ An và là một trong những trung tâm khai thác thuộc địa của tư bản Pháp Con người xứ Nghệ "Cần kiệm, trung dũng, khẳng khái nhưng thường khi quyết liệt" Trải qua nhiều thời đại, Nghệ An là nơi xuất phát và qui tụ nhiều cuộc khởi nghĩa chống áp bức bóc lột, chống thù trong giặc ngoài
1.2.Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1939 1.2.1.Cao trào Xô viết Nghệ An 1930 - 1931: Trong phong trào cơng nơng tồn quốc 1930 - 1931, phong trào đấu tranh của nhân dân
Nghệ An diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất Trước sức mạnh “xung thiên” của người dân Nghệ An, chính quyền đế quốc, phong kiến bị lật nhào ở một số vùng nông thôn và thay thế vào đó là chính quyền Xô viết Những thành quả mà chính quyền Xô viết đem lại đã ăn sâu vào
máu thịt nhân dân lao động Nghệ An và nó trở thành nguồn cổ vũ, thôi thúc họ dấn bước trong những cuộc chiến đấu tiếp theo Xô viết Nghệ - Tĩnh được ghi nhận là một trong những trang sử oanh liệt nhất trong
toàn bộ lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta
1.2.2.Cuộc đấu tranh chống khủng bố (1931 - 1936)
Là nơi đạt đến đỉnh cao nhất trong phong trào cách mạng toàn
quốc 1930 - 1931, nhân dân Nghệ An đã phải hy sinh biết bao xương
máu và chịu đựng sự khủng bố tàn khốc chưa từng thấy trong những
năm 1931 - 1936 Chỉ tính đến đầu năm 1932, riêng ở Nghệ An đã có 1500 người bị giết, 6681 người bị bắt Nhưng cũng từ mảnh đất mà kẻ
địch không ngừng chà đi, sát lại này, cán bộ và quần chúng chưa bị sa lưới đã liên lạc với các đồng chí của mình ở Thái Lan và Trung Quốc
để từng bước gây dựng lại phong trào
1.2.3.Phong trào đấu tranh giành dân chủ 1936 - 1939
Trang 1210
cách mạng Tuy nhiên, những cuộc đấu tranh sôi nổi của nhân dân nhân
dịp đặc phái viên Gô đa (Godard) đến Nghệ An và cuộc bãi công của công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi năm 1937 đã đạt được những kết quả
đáng kể và là những sự kiện gây được tiếng vang lớn trong cả nước
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH PHỤC HỔI LỰC LƯỢNG
CÁCH MẠNG, CHUẨN BỊ TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA
Ở NGHỆ AN (11/1939 - 8/1945)
Chương này nêu rõ hoàn cảnh lịch sử đặc thù của Nghệ An từ
khi CTTG II nổ ra đến khi Nhật đảo chính Pháp, phong trào cách mạng Nghệ An chịu những tổn thất nghiêm trọng vào hạng nặng nề nhất cả
nước Làm sáng rõ hơn nữa cuộc nổi dậy của binh lính Chợ Rạng - Đô Lương cũng như sự phục hồi nhanh chóng phong trào cách mạng của nhân dân Nghệ An sau ngày Nhật đảo chính Pháp, nhất là từ khi
VMNT ra đời là những nội dung chính của chương quan trọng này 2.1 Tình hình Nghệ An sau khi Chiến tranh Thế giới thứ
Hai bùng nổ
2.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội: CTTG II cũng như chính sách phản động của Pháp thi hành ở Đông Dương đã tác động nhanh chóng đến tình hình Nghệ An Ngay từ những ngày đầu chiến tranh, Nghệ An đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn nhất Từ tháng 9/1939 đến tháng 5/1941, ở Nghệ An đã có tới 743 người bị bắt Để triệt để phục
vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc, chúng bắt công nhân Vinh - Bến
Thuỷ làm thêm giờ, trong khi tiền lương giảm sút Chúng tăng cường
bắt lính đưa đi chết thay cho chúng trên các chiến trường xa lạ Nông
thôn Nghệ An ngày đêm náo động bởi tiếng mỏ thúc, trống dồn để thu
sưu thuế, bắt phu Tổng số thuế thu được ở Nghệ An từ 670.000 đồng năm 1938 đã tăng lên 820.000 đồng năm 1939 Đời sống của người
Trang 1311
Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Nghệ An với đế quốc, phát xít
càng trở nên gay gắt, họ đều chán ghét và muốn lật đổ hoàn toàn chế
độ đó
2.1.2 Cuộc nổi dậy của binh lính Chợ Rạng - Đơ Lương
Ngồi việc tái hiện một cách khách quan, toàn diện, có hệ thống
về diễn biến của cuộc nổi dậy, luận án cũng cố gắng làm sáng rõ thêm về các phương diện: Đội Cung là Trần Công Cung (tức là Nguyễn Văn
Cung), nguyên quán ở làng Long Trì, tổng Đậu Chữ (nay là xã Kỳ Phú), KY Anh, Hà Tĩnh Trong số những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi
nghĩa như chúng ta đã từng biết, cần thấy rõ thêm Đội Cung được sinh ra
trong một gia đình có truyền thống yêu nước Trong một chừng mực
nhất định, phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tác động
tới Đội Cung cùng những binh lính tham gia cuộc nổi dậy Chợ Rạng - Đô Lương Và cuộc nổi dậy chỉ trở thành hiện thực, đó là cơ hội khi ông
được đề bạt làm quyền trưởng đồn lính khố xanh Chợ Rạng
Cũng thông qua diễn biến, chúng ta nhận thấy những tính toán
thể hiện tầm nhìn của Đội Cung trong việc thúc đẩy cuộc nổi dậy tiến triển theo chủ định của ông: chọn điểm tấn công đầu tiên là Bưu diện
Đô Lương, tiếp đó đánh chiếm đồn Đô Lương, rồi mới chia quân quay
về khống chế đồn Chợ Rạng và tiến xuống Vinh Sự thắng lợi bước đầu
ở đồn Đô Lương và Chợ Rạng là do khống chế được đầu não ngay từ
đầu bằng việc chặt rắn mất đầu (giết chết trưởng đồn là người Pháp)
cũng đã phần nào nói lên nguyên nhân dẫn đến cuộc nổi dậy bị thất bại
ở Vinh
2.2 Chống khủng bố tổ chức Đảng và phong trào dấu tranh
chống Pháp của nhân dân
2.2.1 Chống khủng bố tổ chức Đảng: Từ cuối 1939 đến giữa
Trang 1412
dồn dập nhằm triệt phá tận gốc tổ chức Đảng ở Nghệ An Đặc biệt là
qua 3 đợt khủng bố quyết liệt và vô cùng thâm độc (cuối các năm 1939, 1941, 1942), tỉnh uỷ bị tan rã, hàng trăm cán bộ đảng viên chủ
chốt bị bắt tù đày, cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng bị phá vỡ tan hoang
Chỉ tính riêng đợt khủng bố tháng 10/1939 đã gây nên hậu quả nghiên trọng: “50 đảng viên của tỉnh uỷ và các huyện uỷ, phủ uỷ bị bắt Việc
lùng bắt trong thời kỳ này không trừ một cán bộ lãnh đạo nào của Nghệ An” Trong thực tế, hoạt động của Đảng bộ Nghệ An bị gián đoạn từ 1943 đến 1945 Không hề run sợ trước bạo lực của kẻ thù, số cán bộ, đảng viên chưa bị bắt đã tìm mọi cách chắp nối liên lạc củng cố lại phong trào Đó cũng chính là cơ sở để phục hồi phong trào cách
mạng Nghệ An bắt kịp cả nước khi thời cơ đến
2.2.2 Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân
CTTG II xảy ra, cùng với việc triệt phá tổ chức Đảng, chính quyền đế quốc phong kiến cũng đồng thời cấm các tổ chức đoàn thể
quần chúng hoạt động và ra sức dập tắt phong trào đấu tranh của nhân
dân Nghệ An Có thể nói đây là thời kỳ phong trào cách mạng Nghệ An gặp nhiều khó khăn nhất Trước tình hình đó, các tổ chức quần chúng được ngụy trang dưới hình thức phường hội vẫn được duy trì và tiếp tục hoạt động Các hình thức đấu tranh phổ biến của nhân dân như kiện hào lý nhũng lạm, đòi chia lại ruộng đất công, đòi cải cách hương
thôn, chống bát phu, bắt lính, chống thu thóc, chống phá hoa màu trồng bông liên tiếp nổ ra Phong trào đấu tranh của công nhân
Trường Thi khi âm ï, lúc bùng phát; vụ đấu tranh sôi nổi của học sinh
Vinh ngày 4/1/1941; cuộc biểu tình của 1200 nông dân Hưng Nguyên
Trang 1513
2.3 Tích cực chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành
chính quyền
2.3.1 Chính sách của phát xít Nhật đối với Nghệ An
Trước khi đưa quân đội Nhật vào chiếm đóng Nghệ An, những chính sách của Nhật đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội
Nghệ An Dưới con mắt của phát xít Nhật, vị trí Vinh - Bến Thuỷ nói
riêng, Nghệ An nói chung còn có tâm chiến lược phòng thủ hơn cả sự
nhìn nhận của thực dân Pháp Cuối năm 1944, Nhật đưa vào Nghệ An
tới 1000 quân chế ngự Vinh, Bến Thuỷ, Cửa Lò, Cửa Hội và đóng chốt trên các tuyến đường quốc lộ 1, số 7, số 8 (sang Lào)
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945, tất cả các công sở, nhà
máy ở Nghệ An đều do các sĩ quan Nhật kiểm soát và nắm giữ Viên
quan ba Nhật Oađa (Wada) thay chức Công sứ Nghệ An Theo đó, bọn bù nhìn tay sai thân Nhật cũng được dựng lên Để làm áp lực cho việc thực hiện chính sách vơ vét bóc lột, phát xít Nhật đã tiến hành ở Nghệ
An một chính sách khủng bố tàn ác còn hơn cả thực dân Pháp trước đó Hậu quả của chính sách đó đã trực tiếp dẫn tới nạn đói khủng khiếp chưa từng thấy ở Nghệ An trong 3 tháng cuối 1944 đầu 1945, làm chết 42.630 người
2.3.2 Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tỉnh thành lập với việc chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, tổng số tù chính trị bị giam giữ trong các nhà tù đế quốc trở về Nghệ An lên tới 307 người thuộc 81 xã
đồng bằng, đã bổ sung một đội ngũ cán bộ hết sức quan trọng cho quê
hương Để kịp thời đáp ứng nhiệm vụ khẩn cấp trước mắt là lãnh đạo
nhân dân chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền, trong khi
Trang 1614
để tập hợp lực lượng, gây dựng phong trào Ngày 19/5/1945, VMNT
được thành lập VMNT ra đời, cùng với việc xuất bản báo “Kháng Địch”, đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, nhanh chóng tập hợp được
lực lượng cán bộ và nhân dân, gấp rút thúc đẩy khẩn trương quá trình
chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa, bát kịp với phong trào cách
mạng toàn quốc
CHƯƠNG 3: CUỘC KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở NGHỆ AN (15/8 - 26/8/1945)
Đây là một trong hai chương trọng tâm của luận án Chương này
nêu rõ chủ trương khởi nghĩa đúng dan và kịp thời, cũng như quá trình
lãnh đạo nhân dân Nghệ An tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền
đầy sáng tạo và linh hoạt của VMNT Từ thực tiễn công cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền sôi động, hào hùng của nhân dân Nghệ An,
luận án cũng bước đầu rút ra những đặc điểm cơ bản của quá trình đó 3.1 Chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền của Việt
Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh
Ngày 14/8/1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều
kiện Nhận được tin này, quân đội Nhật và tay sai của chúng ở Nghệ An đều hoang mang, rệu rã Mặc dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa
của Trung ương, nhưng chớp lấy thời cơ thuận lợi đó, chiều 15/8/1945, Uy ban khởi nghĩa Nghệ - Tĩnh liền ban hành lệnh khởi nghĩa:
“1 Các Uỷ ban khởi nghĩa Nghệ - Tĩnh, các địa phương phải bố trí ngay việc cướp chính quyền, lập Uỷ ban nhân dân cách mạng ở làng, lập chính phủ lâm thời ở phủ, huyện, tuỳ hoàn cảnh và năng lực
mà làm, không câu nệ làng trước hay huyện trước Các đồn khố xanh phải chiếm lấy
Trang 175
a Huỷ bỏ hết tất cả pháp luật và quyền lợi về kinh tế, chính trị
và xã hội do Nhật, Pháp và chính phủ bù nhìn lập ra b Tuyên bố thi hành Chương trình Việt Minh”
3.2 Diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An
3.2.1 Khởi nghĩa giành chính quyền ở các phủ, huyện đồng
bằng và trung du
Ngày 16/8/1945, xã Thanh Thuỷ, huyện Nam Đàn là xã đầu tiên giành được chính quyền về tay nhân dân Quỳnh Lưu là huyện đầu tiên ở
Nghệ An giành chính quyền cấp huyện thắng lợi vào ngày 17/8/1945 Sau
Quỳnh Lưu, nhân dân các phủ huyện khác lần lượt khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: phủ Hưng Nguyên 19/8; phủ Diễn Châu 21/8; huyện
Nghĩa Đàn 22/8; phủ Anh Sơn, huyện Nam Đàn, huyện Thanh Chương 23/8; huyén Yén Thanh 25/§; huyện Nghi Lộc 26/8
3.2.2 Khởi nghĩa giành chính quyền ở Vinh - Bến Thuỷ
Thành phố Vinh - tỉnh ly của Nghệ An, là nơi tập trung đầu não bộ máy chính quyền bù nhìn và quân đội Nhật Vì thế, trong khi ra lệnh cho các phủ huyện nông thôn khởi nghĩa, đối với Thành phố Vinh, Uỷ ban khởi nghĩa Nghệ - Tĩnh chủ trương “Cần phải chờ kết quả của các địa phương rồi mới định đoạt” Nhưng sau khi một số địa
phương đã giành được chính quyền (Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên), đối
phương không có phản ứng, tình hình đó cho phép khởi nghĩa ở Vinh -
Bến Thuỷ được tiến hành sớm hơn dự kiến Rạng sáng ngày 21/8/1945, hàng vạn nhân dân Vinh - Bến Thuỷ với sự hỗ trợ của nông dân Hưng Nguyên, Nghi Lộc đã giương cao cờ đỏ sao vàng, rầm rộ biểu tình,
tuần hành thị uy dọc các đường phố Sau khi dại biểu Việt Minh ra
điều kiện buộc quân đội Nhật phải để yên cho quần chúng cách mạng hành động, Uỷ ban khởi nghĩa đã lãnh đạo nhân dân và lực lượng tự vệ
Trang 1816
tỉnh trưởng Đặng Văn Hướng nộp ấn tín, tuyên bố đầu hàng cách mạng Cuộc khởi nghĩa ở Vinh - Bến Thuỷ kết thúc nhanh gọn trong
một ngày, không có đổ máu
3.2.3 Giành chính quyền ở các phủ huyện miền núi
Tại các phủ, huyện miền núi Nghệ An, cho đến sát ngày khởi nghĩa, nhân dân những nơi này vẫn chưa được tổ chức và phát động, bộ
máy chính quyển cũ vẫn còn có thế lực, nên VMNT chủ trương giành chính quyền bằng phương pháp mềm dẻo Đối với phủ Quỳ -Châu, chính quyền tỉnh dùng biện pháp hành chính tuyên bố chuyển tổ chức chính quyền cũ sang chính quyền mới Còn đối với phủ Tương Dương,
huyện Vĩnh Hoà và huyện Con Cuông, việc cải tổ chính quyền được tiến hành dưới hình thức một cuộc họp giữa đại biểu Việt Minh với số quan lại, tổng lý các làng bản vào ngày 26/8/1945 Tại cuộc họp này đại biểu Việt Minh đứng lên tuyên bố xoá bỏ chính quyền cũ, thành
lập chính quyền cách mạng
3.3 Một số nhận xét về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở ' -:
Nghệ An
và Nam Kỳ thì đây cũng là thời kỳ mà phong trào cách mạng ở xứ
Trung Kỳ kém phát triển hơn, trong đó Nghệ An là một trong những
địa phương yếu nhất Cơ sở cách mạng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ
liên tiếp Ngoại trừ cuộc nổi dậy của binh lính Chợ Rạng - Đô Lương
nổ ra gây tiếng vang lớn, còn nhìn chung phong trào dấu tranh của các tầng lớp nhân dân rất hạn chế Thực tiễn phong trào cách mạng đó diễn
ra chưa đạt được như mong muốn và chưa tương xứng với một địa phương có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng như Nghệ An
1 Từ 1/9/1939 đến 9/3/1945 là thời kỳ phong trào cách mạng ở ị
Trang 19| 9596 GUID Gia SOMES) ANE RETR “7d 17
2 Nhìn chung, đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc toàn quốc, quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền được tính từ 11/1939 đến 8/1945 Nhưng đối với Nghệ An, quá trình đó chỉ thực sự được bắt đầu từ khi VMNT ra đời (19/5/1945) Điều đó chứng tỏ rằng, thời gian chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An là hết sức ngắn ngủi và quá ít ỏi so với tiến trình chung của cả nước
3 Để cho cơ sở Đảng ở Nghệ An bị phá vỡ liên tiếp từ 1939 đến
1942 và bị đình đốn, gián đoạn hoạt động từ 1943 đến 1945 là một
thực tế lịch sử chua xót dù không mong muốn chúng ta vẫn phải thừa
nhận Việc không khôi phục được Đảng bộ Nghệ An để kịp thời lãnh
đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền là một thực tế lịch sử khó có thể chấp nhận đối với một địa phương được xem là một trong những
cái nôi hình thành nên khuynh hướng cách mạng vô sản ở nước ta
4 VMNT chính là tổ chức tập hợp và lãnh đạo các tầng lớp nhân dân tích cực chuẩn bị lực lượng và tiến hành khởi nghĩa giành chính
quyền ở Nghệ An VMNT ra đời đã tạm thời khắc phục được những
khó khăn nội bộ, tập hợp được cán bộ và nhân dân, chủ động và sáng tạo đề ra chủ trương, hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh thích
hợp với đặc điểm tình hình Nghệ An Tuy nhiên, việc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh không khôi phục được Đảng bộ vào thời điểm lúc bấy giờ,
đồng thời cũng không thành lập được cho riêng mỗi tỉnh một mặt trận mà phải thành lập mặt trận liên tỉnh, là một hạn chế phải thừa nhận
5 Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An diễn ra trong
hình thái: nông thôn mở đầu (Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên), thành thị và
nông thôn đồng thời tiến hành (Vinh - Bến Thuỷ, Diễn Châu) và cuối cùng kết thúc ở nông thôn, miền núi Nông thôn giữ một vị trí quan
Trang 2018
khi khởi nghĩa diễn ra Đến khi khởi nghĩa ở thành thị thắng lợi, đập tan đầu não kẻ thù tại Nghệ An, đã làm cho cán cân lực lượng hoàn
toàn nghiêng hẳn về cách mạng, tạo điều kiện cho nông thôn, miền núi giành chính quyền thắng lợi
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An da-dién ra bang hình thức sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng nhân dân là chủ yếu và quyết định thắng lợi, lực lượng vũ trang tự vệ đóng một vai trò hỗ trợ quan trọng trong khởi nghĩa
6 Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An diễn ra và kết
thúc trong thời gian 10 ngày Ngày 17/8/1945, Quỳnh Lưu là huyện
đầu tiên giành chính quyền thắng lợi và cuối cùng là ở 3 phủ huyện
miền núi: Con Cng, Vĩnh Hồ, Tương Dương (26/8/1945) Ngày
21/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Vinh - Bến Thuỷ đánh dấu mốc quyết định thắng lợi của khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Nghệ An Khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An diễn ra kịp thời, nhanh gọn Nếu so với tổng khởi nghĩa toàn quốc diễn ra trong vòng 15 ngày (14 - 28/8/1945) thì thời gian diễn ra khởi nghĩa ở Nghệ An là tương ứng (L7 - 26/8/1945)
7 Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An được tiến
hành trong hồn cảnh “khơng một phát súng nổ, không một giọt máu
chảy” Thuận lợi đó không phải do chính quyền bù nhìn tự nguyện
hoặc dễ dàng trao lại cho cách mạng theo đường lối “chuyển biến hoà bình”, mà do chính những nguyên nhân khách quan và chủ quan của
nó Trong đó yếu tố chủ quan là cơ bản và quyết định
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An được tiến hành
trong lúc trên địa bàn của tỉnh còn có một lực lượng quân đội Nhật
Trang 2119
thích hợp, tránh đổ máu là một thành công đáng ghi nhận của cán bộ
và nhân dân Nghệ An
8 Tại các phủ huyện miền núi Nghệ An đã để lại một nét khá
độc đáo so với toàn quốc về phương thức giành chính quyền Dưới hình
thức thuyết phục là chủ yếu và với phương pháp tương đối mềm dẻo,
linh hoạt, chúng ta đã giành được chính quyền Bộ máy chính quyền
không thay đổi, nhưng chính quyền lại thay đổi về mặt bản chất Đây
quả là một bước đi sách lược phù hợp với tình thế cách mạng miền núi
Nghệ An lúc bấy giờ
9 Cuối cùng, không thể không để cập đến cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền thắng lợi của nhân dân Nghệ An đã có những ảnh
hưởng tích cực đối với sự nghiệp cách mạng của nước bạn Lào
KẾT LUẬN
1 Nghệ An là một tỉnh lớn, dân đông, biển dài, rừng ram, trong
lòng đất chứa đựng nhiều tiém nang, lai nằm vào chỗ đầu mối giao
thông thuỷ bộ thuận tiện không chỉ với các tỉnh Bắc Trung Kỳ mà cả
với xứ Lào Đáng lẽ ra những điều kiện tự nhiên ấy phải đem lại cho người dân nơi đây một cuộc sống tốt lành Nhưng trước Cách mạng Tháng Tám 1945, nhân dân Nghệ An phải chịu ách áp bức bóc lột
nặng nề của đế quốc, phong kiến về sưu thuế, về tô tức và phu đài tạp
dịch, về các tập tục phong kiến lạc hậu Bên cạnh đó là nạn han han, bão lụt, sâu dịch và gió Lào gây ra mất mùa liên miên Đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân và nông dan hết sức nghèo đói và bấp bênh Những điều kiện trên đây càng thôi thúc và tôi luyện
cho nhân dân Nghệ An tỉnh thần đấu tranh anh dũng chống ách áp bức bóc lột trong xã hội Chính thực dân Pháp cũng phải thừa nhận: “Thời nào cũng vậy, thái độ chính trị của Nghệ - Tĩnh luôn làm cho chính
Trang 2220
Dau nam 1930, DCSVN ra đời Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
cùng với nhân dân toàn quốc, nhân dân Nghệ An đã vùng lên với một khí thế vô cùng mãnh liệt và đạt tới đỉnh cao nhất của phong trào công nông 1930 - 1931 là thành lập chính quyền Xô viết - chính quyền cách
mạng đầu tiên ở nước ta Sự thất bại của Xô viết Nghệ - Tĩnh chỉ là tạm thời, ánh hưởng của nó ăn sâu, bám rễ vào trong tâm khảm người dân lao động nơi đây Sau cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, hơn bất cứ nơi nào nhân dân Nghệ An phải chịu một sự khủng bố hết sức tàn khốc của đế quốc, phong kiến Nhưng họ vẫn quyết tiếp bước dấn thân trên con đường cách mạng đây hy sinh, gian khổ và tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, nhất định những thành quả của Xô viết Nghệ - Tĩnh sẽ trở thành hiện thực sinh động và vĩnh hằng trên mảnh đất này
2 Dưới tác động của CTTG II, nhất là từ khi Nhật nhảy vào xâm chiếm Đông Dương, tình hình kinh tế - xã hội Nghệ An càng thê thảm
hơn bởi chính sách của Pháp - Nhật Hơn bao giờ hết, quyển sống, quyền làm người bị chà đạp thô bạo cùng với gông cùm xiểng xích, đói
nghèo lạc hậu làm cho giống nòi đứng trước nguy cơ bị diệt vong Từ chốn làng quê hẻo lánh cho tới từng góc phố, nhà máy, đói rét, bệnh tật, chết chóc diễn ra từng ngày Số phận của tuyệt đại da số người dân bị cơ cực, điêu linh Trong khi đó các thứ rượu cồn, thuốc phiện, mê tín dị doan, hủ tục lạc hậu được chính quyền thực dân khuyến khích phát triển Thuế khoá, quốc trái gia tăng cùng với nạn phu phen, tạp dịch
trién miên, thiên tai bão lụt không được phòng chống dã trực tiếp dẫn
tới nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử vào cuối 1944 đầu 1945 Không còn con đường nào khác, nhân dân Nghệ An phải vùng dậy, quyết một phen sống mái với kẻ thù Pháp - Nhật và bè lũ tay sai của chúng
Từ khi CTTG II bùng nổ đến khi Nhật đảo chính Pháp (1/9/1939
Trang 2321
thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của nhân dân Nghệ An
Các cuộc đàn áp, khủng bố liên tiếp, kéo dài, dã man với qui mô chưa
từng thấy của thực dân Pháp, phát xít Nhật và tay sai đã làm cho tổ
chức Đảng bị tổn thất nặng nề, giao thông liên lạc giữa Trung ương với
địa phương, giữa cấp uỷ Đảng với nhân dân gặp khó khăn, đứt mạch Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân đân vì thế cũng bị hạn chế
Đây cũng là giai đoạn Đảng ta thực hiện chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới Trong bối cảnh
chuyển biến nhanh chóng đó, các cấp bộ Đảng ở Nghệ An cũng như
nhiều địa phương khác đã không bắt kịp tình hình để chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, gây nên những ảnh hưởng
nhất định cho phong trào cách mạng Tổ chức Đảng, cơ sở cách mạng,
cơ sở quần chúng bị địch phá đi phá lại nhiều lân Cơ sở cách mạng ở
Vinh - Bến Thuỷ bị chúng phong toả và kiểm chế gắt gao nên phong
trào công nhân gặp phải những khó khăn Trong khi đó tứnh thần cách mạng của nông dân rất hăng hái nhưng không trở thành phong trào
được là vì thiếu tổ chức và lãnh đạo
Thời kỳ này, tuy không đạt đến mức sôi nổi như phong trào ở
các tỉnh phía Bắc, nhưng tại Nghệ An các cuộc đấu tranh chống địch
thu thóc, bắt phu, bắt lính, cướp đoạt ruộng đất, nhổ lúa trồng bông,
trồng đay, xây dựng các công trình quân sự đã tập hợp được đông đảo
các tầng lớp nhân dân Các khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp”, “Ủng
hộ Việt Minh”, “Việt Nam độc lập” được đưa ra đúng lúc, đã khơi
dậy tỉnh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Nghệ An hướng tới thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền
3.Trên bước đường vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền và cũng là giai đoạn lịch sử đầy gian khó (11/ 1939-
Trang 2422
Cho Rang - Do Lương, góp phần mở ra thời kỳ cách mạng giải phóng
dân tộc ở nước ta Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc nổi dậy của
binh lính Chợ Rạng - Đô Lương, chúng tôi thấy Văn kiện Đảng và một số giáo trình Lịch sử Đảng đều cho rằng đó là một cuộc khởi nghĩa Trong khi đó, các giáo trình thông sử thường gọi là một cuộc binh biến Để làm sáng tỏ cuộc nổi dậy của binh lính Chợ Rạng - Đô Lương là khởi
nghĩa hay binh biến, chúng tôi thiết nghĩ cần phải có thêm thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra tranh luận rộng rãi trên diễn đàn khoa học
Tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc nổi dậy của binh lính Chợ Rạng -
Đô Lương, chúng tôi xin để xuất, kiến nghị: Để phản ánh trung thực,
chính xác nguồn gốc họ tộc và quê quán gốc của Đội Cung như phong
tục truyền thống của người Việt Nam, nên chăng chúng ta sửa lại, gọi Đội Cung là Trần Công Cung (tức Nguyễn Văn Cung), nguyên gốc ở
làng Long Trì, tổng Đậu Chữ (nay là xã Kỳ Phú) huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh Sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Đội Cung -
người chỉ huy cuộc nổi dậy Chợ Rạng - Đô Lương đã được Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng bằng “Tổ quốc ghi công”
Chúng tôi thiết nghĩ, 10 nghĩa binh còn lại bị toà án quân sự của Pháp ở Hà Nội kết án tử hình vì tham gia cuộc nổi dậy Chợ Rạng - Đô
Lương cần được các cấp, các ngành hữu quan xem xét, để nghị với
Đảng, Nhà nước và Chính phủ truy tặng danh hiệu liệt sĩ
4 Nhật đảo chính Pháp, tình thế cách mạng xuất hiện trên đất nước ta, trong hoàn cảnh đó VMNT ra đời Trong thời gian chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền (5 - 8/1945), VMNT đã biết khéo léo kết hợp chặt chế phong trào thành thị và nông thôn, biết lấy nông thôn làm chỗ dựa nên đã phát động được phong trào tồn dân, từ
nơng thôn đến thành thị, cả người trong tổ chức và ngoài tổ chức, nơi
có cơ sở Việt Minh và nơi chưa có cơ sở Việt Minh, chuẩn bị lực lượng
Trang 2523
Từ thực tiễn phong trào cách mạng ở Nghệ An trong giai đoạn này, chúng ta nhận thấy rằng, trong lúc lợi dụng hình thức tổ chức công khai hợp pháp, chúng ta đã thiếu chú ý tới một vấn đề cơ bản là
khôi phục tổ chức Đảng và xây dựng tổ chức quần chúng bí mật (tức
các hội cứu quốc) để làm hạt nhân lãnh đạo và làm nòng cốt cho phong
trào Ban đầu vì tình hình khẩn trương và do hoàn cảnh khó khăn, chúng ta chưa phục hồi được Đảng bộ và lấy hình thức tổ chức Mặt
trận Việt Minh để tập hợp lực lượng là đúng đắn Nhưng đến khi đã bắt
được liên lạc với Trung ương Đảng, Nghệ An vẫn không kịp thời thành
lập được Đảng bộ là một hạn chế Chính vì thế, sau khi bất được liên
lạc với Trung ương Đảng, VMNT đã đóng vai trò như một tổ chức Đảng để tiếp nhận và lãnh đạo quần chúng thực hiện các chỉ thị, nghị
quyết của Trung ương Đảng Việc không thành lập được tổ chức Đảng
lúc này đã làm cho nhiều cán bộ, quần chúng nhận thức lầm lẫn tổ
chức Đảng với tổ chức mặt trận là một Rõ ràng, VMNT không phải là một cấp uỷ Đảng, vì nó không được xây dựng theo đúng nguyên tắc
của Đảng Mặt khác, nếu nói nó đơn thuần hoàn toàn là một tổ chức mặt trận của Đảng thì cũng chưa hẳn Bởi vì bản thân VMNT không
được phát triển theo đúng tính chất của một mặt trận Các hội cứu quốc là nòng cốt của Mặt trận Việt Minh không được chú ý xây dựng
Những thiếu sót trên không thể không gây ảnh hưởng tới quá trình
chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền cũng như việc
thành lập lại Đảng bộ ở Nghệ An
5 Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám
1945 là kết quả tổng hợp năng lực lãnh đạo của VMNT cũng như sức
mạnh đấu tranh quật cường của nhân dân Nghệ An giành lấy quyền
Trang 2624
sáng tạo, linh hoạt, vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo, kết hợp chặt chế giữa lực lượng vũ trang tự vệ với lực lượng chính trị (lực lượng chính trị
là chính), giữa tuyên truyền với bạo lực nhằm phân hố và cơ lập kẻ
thù đến cao độ, tranh thủ tất cả các lực lượng có thể tranh thủ được để
giành thắng lợi trọn vẹn, ít tổn thất Đó là thắng lợi của tỉnh thần chủ
động, tiến công, nắm bắt được tình hình khi có những biến động có lợi
cho ta, chớp thời cơ, kịp thời phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền Ngoài những nét chung về phương pháp tiến hành khởi nghĩa
như đã diễn ra tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, VMNT đã giải quyết kịp thời và sáng tạo nhiều vấn để đặt ra trong quá trình giành chính
quyển tai một số phủ, huyện, Thành phố Vinh và các châu miền núi phù hợp với đặc điểm tình hình của từng vùng theo phương châm kiên
quyết về chiến lược, mềm dẻo, linh hoạt về sách lược
Thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ
An trong thời kỳ 1939 - 1945 đã góp phần cùng cả nước tạo ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc - Cách mạng Tháng Tám thành công Thắng lợi đó là bước tạo đà hết sức quan trọng để nhân dân Nghệ An bước vào thời kỳ đấu tranh, củng cố và bảo
vệ chính quyền dân chủ nhân dân
57 năm đã đi qua kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tấm 1945, đất nước, xã hội và con người Việt Nam, trong đó có quê hương
Nghệ An đã đạt được những bước tiến dài Những bài học kinh nghiệm vO gid của quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc trong thời
Trang 27NHUNG CONG TRINH CUA TAC GIA DA CONG BO
CO LIEN QUAN DEN LUAN AN
Thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Nghệ An trong sự nghiệp chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 1964 - 1973, Thông báo khoa học, Trường Đại học sư phạm Vinh, 12/1995, tr 76 - 83
Tổng quan thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp
xâm lược 1946 - 1954, Thông báo khoa học, Trường Đại học sư
phạm Vinh, 21/1999, tr 41 - 45
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dẫn dắt phong trào cách mạng Việt Nam
đi theo con đường cách mạng vô sản, Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc: Giảng dạy các vấn đề thuộc chương trình phổ thông và
cao đẳng sư phạm có liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An - Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An, 5/2000, tr 139 - 144 Góp phần làm sáng tỏ cuộc khởi nghĩa của binh lính Chợ Rang - Đô Lương, Lịch sử Đảng, 1/2002, tr 52 - 56 Về diễn biến cuộc khởi nghĩa của binh lính Chợ Rạng - Đô Lương, Nghiên cứu lịch sử , số 320, tháng1+ 2/2002, tr 28 - 33
Tìm hiểu thêm về phiên toà xét xử binh lính tham gia khởi nghĩa
Chợ Rạng - Đô Lương, Lịch sử Quân sự, số 135, tháng 5+6/2002, tr 31 - 34
Mấy vấn để cần lưu ý khi nghiên cứu và giảng dạy về cuộc khởi nghĩa của binh lính Chợ Rạng - Đô Lương, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học toàn quốc: Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa
`_ phương do Hội Giáo dục lịch sử Việt Nam chú trì, ÑXB Nghệ An, 2002, tr 443 - 455
Góp phần làm sáng tỏ thêm cuộc khởi nghĩa giành chính quyển ở