ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 9 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 - 2013 I/ LÝ THUYẾT: Câu 1 : Hãy phát biểu, ghi công thức, chú thích kèm theo đơn vị của các đại lượng có trong công thức: - Định luật Ôm tổng quát - Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp - Định luật Ôm cho đoạn mạch song song - Điện trở phụ thuộc vào các yếu tố - Công suất của dòng điện - Điện năng - Công của dòng điện - Định luật Jun - Len xơ - Hiệu suất Câu 2 : Hãy nêu các khái niệm của các đại lượng sau: - Thế nào là điện trở ? - Thế nào là biến trở ? - Đồ thị sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế như thế nào? - Thế nào là điện trở suất của một chất ? - Thế nào là công của dòng điện ? - Tiết kiệm điện có những lợi ích nào ? - Các biện pháp tiết kiệm điện ? Câu 3 : Hãy nêu ý nghĩa của các đại lượng sau: - Ý nghĩa của điện trở suất - Ý nghĩa của các số ghi trên đồ dùng điện - Ý nghĩa của điện năng tiêu thụ Câu 4 : Các câu hỏi vận dụng trong từng bài học Câu 5 : Hãy vẽ các sơ đồ mạch điện sau: - (R 1 nt R 2 ) ; (R 1 // R 2 ); (R 1 nt R 2 )//R 3 ; (R 1 // R 2 )nt R 3 - (Đ 1 nt Đ 2 ) ; (Đ 1 // Đ 2 ); (Đ 1 nt Đ 2 )//Đ 3 ; (Đ 1 // Đ 2 )nt Đ 3 - (R 1 nt R b )//R 3 ; (R 1 // R 2 )nt R b ; (Đ 1 nt R b )//Đ 2 ; (Đ 1 // R b )nt Đ 2 Câu 6 : Hãy nêu các kết luận về: - Nam châm - Từ trường; từ phổ; đường sức từ - Từ trường của dòng điện; từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua - Sự nhiễm điện của sắt- thép; nam châm điện - Quy tắc nắm tay phải; quy tắc bàn tay trái Câu 7 : Các bài tập vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải và quy tắc bàn tay trái II/ BÀI TẬP: Bài 1 : Cho R 1 = 12Ω ; R 2 = 24Ω ; nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V. a, Khi mắc nối tiếp. Hãy tính điện trở tương đượng, cường độ dòng điện qua mỗi điện trở, hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở; công suất điện của mỗi điện trở và toàn mạch; điện năng mỗi điện trở và toàn mạch tiêu thụ trong thời gian 5 phút ; nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở và toàn mạch trong thời gian trên ? b, Khi mắc song song. Hãy tính điện trở tương đượng, cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và toàn mạch, công suất điện của mỗi điện trở và toàn mạch; điện năng mỗi điện trở và toàn mạch tiêu thụ trong thời gian 5 phút ; nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở và toàn mạch trong thời gian trên ? Bài 2 : Cho R 1 = 12Ω ; R 2 = 24Ω; R 3 = 36Ω nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 24V a, Khi (R 1 nt R 2 )//R 3 . Hãy tính điện trở tương đượng, cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và toàn mạch, hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở; công suất điện của mỗi điện trở và toàn mạch; điện năng mỗi điện trở và toàn mạch tiêu thụ trong thời gian 5 phút ; nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở và toàn mạch trong thời gian trên ? b, Khi (R 1 // R 2 )nt R 3 Hãy tính điện trở tương đượng, cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và toàn mạch, hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở; công suất điện của mỗi điện trở và toàn mạch; điện năng mỗi điện trở và toàn mạch tiêu thụ trong thời gian 5 phút ; nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở và toàn mạch trong thời gian trên ? Bài 3 : Cho Đ 1 : 12V- 9W ; Đ 2 : 12V- 12W , nguồn điện có hiệu điện thế 24V; biến trở R b .Hãy : a, Tính điện trở và cường độ dòng điện của mỗi đèn khi sáng bình thường ? b, Khi (Đ 1 // R b )nt Đ 2 : tính giá trị tham gia của biến trở khi đèn sáng bình thường và hiệu suất của mạch dùng cho thắp sáng ? c, Khi (Đ 1 // Đ 2 )nt R b : tính giá trị tham gia của biến trở khi đèn sáng bình thường và hiệu suất của mạch dùng cho thắp sáng ? d, Khi giá trị tham gia của biến trở trong mỗi trường hợp trên là 36Ω thì độ sáng của các đèn như thế nào. Vì sao? ( tính cho mỗi trường hợp b, c) Bài 4 : Cho Đ 1 : 110V- 40W ; Đ 2 : 110V- 60W; Đ 3 : 110V- 100W ; nguồn điện có hiệu điện thế 220V. Hãy : a, Vẽ sơ đồ mạch điện để 3 đèn sáng bình thường? b, Tính điện trở tương đương của mạch điện ? c, Tính điện năng của mạch điện tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày). Biết mỗi ngày sử dụng mạch trong 3 giờ ? d, Tính tiền điện phải trả trong tháng. Biết giá mỗi chữ điện là 700 đồng. Bài 5: Cho Đ 1 : 6V- 9W ; Đ 2 : 3V- 3W , nguồn điện có hiệu điện thế 9V; biến trở R b = 36Ω .Hãy tự đặt một đề toán phù hợp với khả năng của mình và giải ? . nt R 2 ) ; (R 1 // R 2 ); (R 1 nt R 2 )//R 3 ; (R 1 // R 2 )nt R 3 - (Đ 1 nt Đ 2 ) ; (Đ 1 // Đ 2 ); (Đ 1 nt Đ 2 )//Đ 3 ; (Đ 1 // Đ 2 )nt Đ 3 - (R 1 nt R b )//R 3 ; (R 1 // R 2 )nt. 12 ; R 2 = 24 Ω ; nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V. a, Khi mắc nối tiếp. Hãy tính điện trở tương đượng, cường độ dòng điện qua mỗi điện trở, hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở; công. trở và toàn mạch trong thời gian trên ? Bài 2 : Cho R 1 = 12 ; R 2 = 24 Ω; R 3 = 36Ω nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 24 V a, Khi (R 1 nt R 2 )//R 3 . Hãy tính điện trở tương đượng, cường