cáo tham luận bồi dưỡng học sinh giỏi 2011-2012 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH KHƯƠNG BÁO CÁO THAM LUẬN Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và các giải pháp nâng cao chất lượng I/ THỰC TRẠNG: * Công
Trang 1cáo tham luận bồi dưỡng học sinh giỏi 2011-2012
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH KHƯƠNG
BÁO CÁO THAM LUẬN
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và các giải pháp nâng cao chất lượng
I/ THỰC TRẠNG:
* Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các nhà trường hiện nay thường hạn chế về kết quả Nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Nội dung bồi dưỡng: Các trường TH không phải là trường chuyên nên không có chương trình dành cho lớp chuyên, lớp chọn nên thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống chương trình Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu
- Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: Tổ trưởng chuyên môn, thư ký HĐGD, công đoàn… đó là một thực tế do ban giám hiệu lúc nào cũng muốn giao công tác cho những giáo viên tốt, giỏi, có uy tín Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải trên cơ sở tình nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng biện pháp hành chính
- Đối tượng học sinh: Thanh Khương không phải là xã hiếu học, không phải là trung tâm của huyện nên thường có ít học sinh thi HSG đạt giải cao
* Nhà trường xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học là chất lượng mũi nhọn
II/ CÁC GIẢI PHÁP:
1/ Tuyển chọn học sinh, nuôi dưỡng đội tuyển:
- Hằng năm, khi học sinh học đến khoảng giữa tháng 5, những học sinh có nhu cầu thi vào lớp chọn, nhà trường – trực tiếp là PHT tổ chức ra đề, coi thi, dọc phách GV nhận bồi dưỡng năm học tiếp theo chấm bài tuyển vào lớp chọn HT trực tiếp ghép phách, công bố điểm thi và bố trí vào lớp chọn
- Tổ chức bồi dưỡng nồng ghép cả 5 buổi/ tuần ( 3 buổi chiều học 2 buổi/ ngày)
- Trong lớp, lựa chọn 15 em để bồi dưỡng thêm 2 buổi/ tuần bồi dưỡng
2/ Lựa chọn đội ngũ:
- Lựa chọn GV có năng lực trình độ chuyên môn tốt, có sức khoẻ có điều kiện, có kinh nghiệm và lòng nhiệt tình cao để dạy bồi dưỡng HSG
- Có yêu cầu cụ thể với GV:
+Lên chương trình bồi dưỡng ngay từ đầu năm học
+ Giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và thực hiện kế hoạch đã duyệt với BGH
Trang 2+ Đảm bảo bồi dưỡng kiến thức toàn diện có hệ thống, chính xác, nâng cao phù hợp với học sinh, chú trọng rèn kỹ năng thực hành và kỹ năng trình bày bài cho học sinh ở tất cả các môn
3/ Giải pháp cụ thể:
a/ Nhà trường:
- Giao ch tiêu c th cho GVCN v GV ph trách b môn: ỉ tiêu cụ thể cho GVCN và GV phụ trách bộ môn: ụ thể cho GVCN và GV phụ trách bộ môn: ể cho GVCN và GV phụ trách bộ môn: à GV phụ trách bộ môn: ụ thể cho GVCN và GV phụ trách bộ môn: ộ môn:
Giải toán
qua mạng
Tiếng
anh qua
mạng
Văn hóa
- Phân công 1 đ/c trong BGH trực tiếp xây dựng bồi dưỡng HSG (Đ/c Cần) có kế hoạch cụ thể cho từng tháng
- Đầu tư cơ sở vật chất cho việc bồi dưỡng HSG Bố trí mỗi lớp 1 phòng, có các điều kiện dạy học tốt nhất
- Chế độ bồi dưỡng xứng đáng cho giáo viên: 2 buổi bồi dưỡng cho thu 10.000đ/buổi/em
- Có kế hoạch khảo sát, đánh giá động viên, khen thưởng kịp thời
- Đảm bảo nhu cầu tài liệu, thời gian và khuyến khích bồi dưỡng Kiểm tra chất lượng định kỳ 2 tháng 1 lần
- Chỉ thực hiện bồi dưỡng trong các buổi qui định bồi dưỡng - không lạm dụng trong chương trình học của học sinh Phối hợp với gia đình đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Hội khuyến học: Khen thưởng động viên kịp thời Nhà trường khen thưởng các em có điểm tối đa trong các kỳ kiểm tra tháng, giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh, thi học sinh giỏi cấp huyện
- Sau 2 tháng bồi dưỡng, nhà trường ra đề khảo sát đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp dạy kỹ năng của học sinh, từ đó có định hướng cho việc bồi dưỡng tiếp
- Họp phụ huynh học sinh các đội tuyển 2 lần / năm để thống nhất với các phụ huynh chủ trương của nhà trường trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Trang 3- Nhà trường lắng nghe ý kiến phụ huynh và kết hợp chặt chẽ để có chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cao
- Định hướng cho giáo viên bồi dưỡng cho HS theo mảng kiến thức, có hệ thống từ dễ đến khó sát với nội dung chương trình, phù hợp với HS
- Có chế độ khen thưởng cho GV dạy học sinh giỏi có giải cao Cụ thể:
- Giải nhất:
+ Cấp trường: 50.000đ/ giải
+ Cấp huyện: 100.000đ/ giải
+ Cấp tỉnh: 200.000đ/ giải
- Giải nhì:
+ Cấp trường: 30.000đ/ giải
+ Cấp huyện: 50.000đ/ giải
+ Cấp tỉnh: 100.000đ/ giải
- Giải ba:
+ Cấp trường: 20.000đ/ giải
+ Cấp huyện: 30.000đ/ giải
+ Cấp tỉnh: 50.000đ/ giải
- Hiệu phó và cán bộ phụ trách sẽ được thưởng bằng trung bình số tiền thưởng của giải các môn thi thuộc bộ phận mình phụ trách
- Động viên, khen thưởng kịp thời khi học sinh đạt kết quả trong các lần thi khảo sát cấp trường tối
đa 30.000đ/em/ giải nhất; 20.000đ/em/giải nhì; 10.000đ/em/giải ba.
b/ Giáo viên:
- Tổ chức ôn tập, kiểm tra dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thành lập ngân hàng đề, mỗi đề có câu hỏi trắc nghiệm và luận Toán - Tiếng việt
- Thông báo kết quả kiểm tra trực tiếp về gia đình Phát hiện các điểm yếu để tăng cường bồi d-ưỡng
- Giáo viên bồi dưỡng theo kế hoạch, có chương trình cụ thể từng tháng, từng tuần, soạn bài đầy đủ
có chất lượng
- GV có sổ theo dõi chất lượng đội tuyển, hàng tháng ghi lại điểm khảo sát, đánh giá nhận xét về kiến thức kĩ năng từng em
- Thường xuyên gặp gỡ trao đổi với gia đình học sinh về rèn luyện của học sinh
Trang 4Thanh Khương, ngày 07 tháng 10 năm 2011