1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

270 Những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010

46 963 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 498,58 KB

Nội dung

270 Những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH NHỮNG VẤN ĐỀ HỘI - NHÂN VĂN KHU VỰC NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2005-2010 (Đề án nghiên cứu khoa học trọng điểm của Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh trong lĩnh vực khxh-nv 2005-2010) Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3-2005 2 Ban soạn thảo: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM (trưởng ban) GS.TS. NGÔ VĂN LỆ PGS.TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG PGS.TS. NGUYỄN MINH HÒA TS. LÊ KHẮC CƯỜNG (thư k ý) 3 MỤC LỤC Mục lục 3 Lời nói đầu 5 I- KHXH&NV: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI 1.1. Đặc điểm của KHXH&NV và KHXH&NV ở Việt Nam 6 1.2. KHXH&NV trong thế giới hiện đại 9 1.3. Tiềm lực KHXH&NV của ĐHQG TP.HCM 12 1.4. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu KHXH&NV của ĐHQG TP.HCM 15 II- KHU VỰC NAM BỘ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHXH&NV NAM BỘ 2.1. Nam Bộ nhìn trong không gian 16 2.2. Nam Bộ nhìn trong thời gian. Vấn đề tên gọi 17 2.3. Nam Bộ nhìn từ con người 21 2.4. Nam Bộ: tình hình nghiên cứu 25 III- M ỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 3.1. Mục tiêu thực tiễn 27 3.2. Mục tiêu khoa học 28 3.3. Mục tiêu giáo dục và đào tạo 28 IV- NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 4.1. Những lĩnh vực KHXH&NV khu vực Nam Bộđề án quan tâm 29 4.2. Lĩnh vực Đô thị: Chương trình Những vấn đề hội - nhân văn trong phát triển đô thị ở khu vực Nam Bộ 29 4.3. Lĩnh vực Văn hoá: Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập ở khu vực Nam Bộ 33 4.4. Lĩnh vực Dân tộc và Tôn giáo: Chương trình Những vấn đề dân tộc - tôn giáo ở khu vực Nam Bộ 36 4 V- NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI 5.1. Phối hợp giữa 15 hướng đề tài thuộc 3 chương trình 38 5.2. Phối hợp giữa các đơn vị trong trường 39 5.3. Phối hợp giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài ĐHQG 40 5.4. Phối hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng 40 5.5. Phối hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo 40 5.6. Kế hoạch triển khai 41 VI- NGUỒN TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ĐỀ ÁN 6.1. Dự trù kinh phí cho đề án 42 6.2. Tận dụng các nguồn tài chính ngoài Đại học Quốc gia 42 VII- PHÁT HUY KẾT QUẢ CỦA ĐỀ ÁN. ĐỀ ÁN VÀ NHỮNG ĐỀ TÀI NGOÀI ĐỀ ÁN 7.1. Dự kiến sử dụng kết quả của đề án 43 7.2. Dự kiến phát triển đề án 43 7.3. Đề án và những đề tài ngoài đề án 43 Tài liệu trich dẫn 44 5 Lời nói đầu Đề án này là một trong 8 chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 5 năm 2005-2010 1 . Định hướng giới hạn đối tượng nghiên cứu vào khu vực Nam Bộ được xác định trong dự thảo ban đầu của đề án này do cố PGS.TS. Nguyễn Văn Tài, nguyên phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV phụ trách về NCKH & QHQT, chủ trì soạn thảo năm 2002 và đưa ra thảo luận trong cuộc toạ đàm ngày 23-2-2004. Với những ý kiến góp ý của các nhà khoa học tại buổi toạ đàm này, nhiều vấn đề trong dự thảo cần được sửa chữa lại. Song sự ra đi đột ngột của PGS.TS. Nguyễn Văn Tài đã khiến cho việc sửa chữa dự thảo trở nên không thực hiện được. Trước tình hình đó, cuối năm 2004, Ban KH-CN Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã làm việc với lãnh đạo Trường Đại học KHXH-NV về việc xây dựng lại đề án này. Và ngày 24-12-2004 lãnh đạo ĐHQG đã ký Quy ết định thành lập Ban soạn thảo đề án mới gồm 5 thành viên để “tiếp tục triển khai xây dựng đề án” trong thời hạn 3 tháng. Cơ sở xuất phát của Ban soạn thảo là bản dự thảo Đề án do PGS.TS. Nguyễn Văn Tài chủ trì biên soạn, Báo cáo về kết quả cuộc toạ đàm ngày 23-2-2004 của Ban KHCN & QHQT, 14 bản góp ý của các nhà khoa học tại toạ đàm. Đề án này chỉ là một phần trong định hướ ng nghiên cứu khoa học hộinhân văn trong giai đoạn 2005-2010. Bên cạnh những vấn đề khoa học hộinhân văn khu vực Nam Bộ, các ngành khoa học hộinhân văn của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh còn có trách nhiệm dành một phần quan trọng trí tuệ và kinh phí cho việc tiếp tục thực hiện những nghiên cứu cơ bản phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học, và nghiên cứ u các khu vực khác. Bản dự thảo mới của Đề án đã được nhóm biên soạn hoàn thành vào giữa tháng 4- 2005. Chiều ngày 7-5-2005 một cuộc toạ đàm đã được tổ chức với sự có mặt của 23 nhà khoa học trong và ngoài Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (x. danh sách tại Phụ lục VIII). Các thành viên tham gia toạ đàm đã đóng góp nhiều ý kiến bổ ích. Trong phạm vi có thể, tất cả những ý kiến đó đã được nghiêm túc tiếp thu và phản ánh trong bản thảo cuối cùng này. Ban soạn thảo xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã tham gia góp ý, cảm ơn lãnh đạo ĐHQG và lãnh đạo Trường ĐH KHXH-NV đã chỉ đạo trong quá trình thực hiện. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8-5-2005 BAN SOẠN THẢO ĐỀ ÁN 1 Bảy chương trình còn lại là: Cơ khí và tự động hoá, Vật liệu mới và công nghệ nano, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Bảo vệ môi trường và tài nguyên, Nghiên cứu góp phần phát triển kinh tế - hội đồng bằng sông Cửu Long, Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHTN có định hướng. 6 I- KHXH&NV: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI 1.1. Đặc điểm của KHXH&NV và KHXH&NV ở Việt Nam 1.1.0. Để xây dựng một đề án nghiên cứu khoa học hộinhân văn thì việc trước tiên là phải hiểu rõ được những đặc điểm riêng của khoa học hộinhân văn với tư cách là đối tượng nghiên cứu. Đối với khoa học hộinhân văn việc làm này lại càng cần thiết, bởi chúng có những điểm đặc thù riêng khiến chúng khác rất xa các khoa học anh em là khoa học tự nhiên và công nghệ. Vậy mà việ c này thường rất ít được chú ý và hay bị bỏ qua. Quan sát cho thấy rằng không chỉ những người làm trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ hiểu sai về khoa học hộinhân văn mà nhiều nhà quản lý và ngay cả chính một số người làm việc trong các lĩnh vực khoa học hộinhân văn cũng không hiểu đúng và hiểu hết về những nét đặc thù của nhóm ngành này. 1.1.1. Đặc điểm thứ nhất của khoa học hộinhân văn, theo chúng tôi, là tính phổ biến. Khoa học tự nhiên và công nghệ cũng mang tính phổ biến, nhưng tính phổ biến của khoa học hộinhân văn thì cao hơn rất nhiều, bởi lẽ khoa học hộinhân văn là khoa học về con người và cộng đồng người. Trong đời sống, không phải lúc nào ta cũng dùng đến những tri thức về lượng giác, về hoá học, v.v., nhưng xưa nay, phàm làm bất kỳ việc gì thì cũng phải động chạm đến những hiểu biết về con người và cộng đồng người, cho nên kiến thức khoa học hộinhân văn hiện hữu ở khắp mọi nơi và cần đến ở khắp mọi nơi. Trong phạm vi một quốc gia, một công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên và công ngh ệ giỏi lắm chỉ có vài trăm người đọc (in được vài trăm bản) thì một công trình nghiên cứu khoa học hộinhân văn thường có tới vài nghìn, thậm chí vài vạn người đọc. Tất nhiên, nói đến tính phổ biến của khoa học hộinhân văn đây là nhìn trên tổng thể, không phải mọi ngành khoa học hộinhân văn đều có tính phổ biến như nhau (chẳng hạn, khảo cổ học, ngôn ngữ học , Hán-Nôm có tính chuyên sâu khá cao). Trong mỗi ngành thì lại tuỳ theo phân môn, theo đề tài mà tính phổ biến sẽ khác nhau. Mặc dù thế, cũng không thể dựa vào tính chuyên sâu của một số ngành hoặc phân môn để phủ nhận tính phổ biến của các ngành khoa học hộinhân văn nói chung. Đặc điểm này dẫn đến một số hệ quả và nghịch lý. Hệ quả thứ nhất là do tính phổ biến mà ở khoa học hộinhân văn có hiện tượng ai cũ ng đọc được (khác với khoa học tự nhiên và công nghệ nhìn thấy công thức là không thể đọc tiếp được rồi!). Mà đã đọc được thì sẽ nghĩ là mình hiểu được, và do vậy mà ai cũng có thể phê phán được. Một số báo chí do không hiểu hết đặc thù của khoa học hộinhân văn nên đã cho đăng tải tuỳ tiện và thiếu khách quan (chẳng hạn như đăng bài nói đi mà không cho đăng bài nói lại), gây nên tình trạng nhiễu thông tin. Hệ quả thứ hai là do có độ phổ biến lớn như vậy nên khoa học hộinhân văn xưa nay rất hay bị coi nhẹ (xa thương gần thường), bị coi nhẹ tới mức bất công so với các khoa học tự nhiên và công nghệ. 7 Đây đồng thời cũng là một nghịch lý: phổ biến thì quan trọng, nhưng phổ biến quá (đến mức không thể thiếu) thì lại bị coi thường. Nghịch lý này chẳng khác gì việc con người không thể sống thiếu không khí một phút một giây, song cũng vì thế mà người ta thường nhớ đến việc ăn, việc ngủ hơn là việc thở. Có lúc, trong suốt hàng chục năm, khoa học hộinhân văn không được cử đi đào tạo ở nước ngoài, vì có những người có trách nhiệm đã quan niệm một cách đơn giản rằng “Việt Nam đã đánh Mỹ được thì khoa học hội của Việt Nam là giỏi nhất, thế giới phải đến mà học Việt Nam chứ Việt Nam không phải đi học ai!”. Ngay hiện nay, trong một bộ, một sở khoa học và công nghệ, công việc khoa học hộinhân văn nhiều l ắm cũng chỉ chiếm một vụ, một phòng, trong khi có vô số vụ, vô số phòng lo các vấn đề khoa học tự nhiên và công nghệ. Ở tất cả các cấp, từ trung ương đến địa phương, chi phí nghiên cứu cho một đề tài khoa học tự nhiên và công nghệ có thể tới hàng tỷ đồng là chuyện bình thường, trong khi chi phí cho các đề tài khoa học hộinhân văn thì cực kỳ ít ỏi: Một đề tài khoa học hộinhân vă n trọng điểm với vài trăm triệu đồng đã phải xét lên xét xuống rất khó khăn. Cứ thử xem ngay trong phạm vi Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ta thấy trong tổng kinh phí cấp cho các đề tài trọng điểm cấp Bộ của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2004 là 3.443 triệu đồng thì các đề tài khoa học hộinhân văn (bao gồm cả Đại học Khoa học hộiNhân văn và Khoa Kinh tế) ch ỉ chiếm có 560 triệu (1/6); trong tổng kinh phí cấp cho các đề tài không trọng điểm cấp Bộ là 1.794 triệu đồng thì các đề tài khoa học hộinhân văn chỉ chiếm có 260 triệu (1/7) 2 . Có người đã tính ra rằng tổng số chi phí dành cho khoa học hộinhân văn ở Việt Nam trong suốt lịch sử không bằng tiền chi cho một lỗ khoan thăm dò dầu khí bỏ đi. 1.1.2. Đặc điểm thứ hai của khoa học hộinhân văn là tính đặc thù. Trong khi khoa học tự nhiên và công nghệ mang tính phổ quát, chung cho toàn nhân loại thì khoa học hộinhân văn mang tính đặc thù, riêng của từng dân tộc. Tuy rằng trong khoa học h ội và nhân văn cũng có phần lý luận đại cương nhưng đối với nhiều ngành, những lý luận đại cương được rút ra từ thực tiễn phương Tây hầu như không áp dụng được với thực tiễn phương Đông. Tính đặc thù và tính phổ biến của khoa học hộinhân văn không hề mâu thuẫn với nhau: phổ biến là xét về phạm vi sử dụng (có mặt ở khắ p mọi nơi), còn đặc thù là xét về nội dung (thể hiện ở mỗi dân tộc mỗi khác). Khoa học hộinhân văn phổ biến trong phạm vi một dân tộc , quốc gia nhưng kém phổ quát trên phạm vi thế giới; còn khoa học tự nhiên và công nghệ thì ngược lại, phổ quát trên phạm vi thế giới nhưng kém phổ biến trong phạm vi dân tộc , quốc gia. Đối tượng với tên gọi “Việt Nam học” mà ngày nay đang được thế giới hết sức quan tâm chủ yếu bao gồm những thành tựu nghiên cứu về Việt Nam của các ngành khoa học hộinhân văn chứ không phải khoa học tự nhiên và công nghệ. Đặc điểm “tính đặc thù” này dẫn đến hệ quả là thành tựu khoa học hộinhân văn giữa các quốc gia nhìn chung chỉ có thể tham khảo, trong khi đó thì khoa họ c tự nhiên và công nghệ do mang tính phổ quát nên có thể dễ dàng liên thông giữa các quốc gia, thành tựu của chúng có thể được dạy, được học, được chuyển giao. Như vậy, về 2 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2003-2004 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2004-2005 của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. ix. 8 mặt này, việc nghiên cứu khoa học hộinhân văn gặp khó khăn hơn rất nhiều so với khoa học tự nhiên và công nghệ. Nếu một giáo trình về khoa học tự nhiên và công nghệ chủ yếu chỉ mang tính chất biên soạn thì một giáo trình về khoa học hộinhân văn lại là một công trình khoa học, và trong nhiều trường hợp, còn là công trình khoa học lớn. Nhà ngôn ngữ học Thuỵ Sĩ đầu tk. XX F. de Saussure, nhà ngôn ngữ học Xô-viết A.A.Reformatski tr ở nên nổi tiếng đều là nhờ các giáo trình ngôn ngữ học đại cương và dẫn luận ngôn ngữ học của mình. Công trình làm cho Học giả Việt Nam Đào Duy Anh trở nên nổi tiếng cũng chính là giáo trình “Việt Nam văn hoá sử cương”. 1.1.3. Đặc điểm thứ ba của khoa học hộinhân văn là tính tổng hợp. Trong khi khoa học đòi hỏi tư duy phân tích, mọi thứ phải được phân lập rạch ròi thì tri thức v ề bất kỳ một ngành khoa học hộinhân văn nào cũng đều đồng thời liên quan đến nhiều ngành khoa học hộinhân văn khác. Văn hoá phương Đông chủ yếu là văn hoá nông nghiệp nên tư duy mang tính tổng hợp, và do vậy phương Đông có truyền thống mạnh về những tri thức liên quan đến con người. Vì mang tính tổng hợp cho nên những tri thức này có đặc điểm “văn sử triết bất phân ”; vì bất phân nên tuy những tri thức này chính là tri thức khoa học hộinhân văn, nhưng trong lịch sử chúng không tách được ra thành từng khoa học. Đặc điểm tính tổng hợp này dẫn đến hệ quả là khoa học hộinhân văn có một lợi thế lớn mà các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ không có được – đó là bản thân đối tượng đã tiềm ẩn khả năng hợp tác đào tạo và nghiên cứu liên ngành rất cao. 1.1.4. Đặc điểm thứ tư của khoa học hộinhân văn là đối tượng của nó mang tính phiếm định. Khoa học hộinhân văn nghiên cứu về con người và hội, nhưng con người đây không phải là con người vật chất, con người sinh học, mà là khía cạnh tinh thần của con người và những mối quan hệ, những hoạt động, những ứng xử của con người – tất c ả đều là những đối tượng khó xác định rõ ràng. Không chỉ đối tượng nghiên cứu không rõ ràng, mà ngay cả hiệu quả của việc nghiên cứu cũng không rõ ràng dễ thấy, không hiển hiện tức thời. Cái đúng/sai và giá trị của nhiều công trình nghiên cứu KHXH&NV nhiều khi phải đợi 5-10 năm, thậm chí mấy chục năm sau mới ngã ngũ. Đặc điểm này dẫn tới hệ quả thứ nhất là tri thức khoa họ c hộinhân văn nếu không được trình bày thật chặt chẽ thì dễ có nguy cơ trở nên mơ hồ, thiếu rõ ràng. Cũng do vô hình và nhiều khi mơ hồ, thiếu rõ ràng nên có hệ quả thứ hai hiện tượng bất đồng ý kiến trong khoa học hộinhân văn cao hơn rất nhiều so với khoa học tự nhiên và công nghệ. Và cũng bởi vậy mà có hệ quả thứ ba là các nhà khoa học hộinhân văn th ực tế khó cộng tác với nhau hơn so với các nhà khoa học tự nhiên và công nghệ. Hệ quả này đã triệt tiêu nhu cầu hợp tác đào tạo và nghiên cứu liên ngành rất cao tiềm ẩn trong bản thân đối tượng đã nói đến ở trên. Lại cũng chính do đặc điểm này nên mới có chuyện là ở một số nước và cả ở Việt Nam, một số ngành khoa học hộinhân văn có lúc đã r ơi vào tình trạng minh hoạ (hệ quả thứ tư). Một khi việc nghiên cứu khoa học không được tiến hành một cách nghiêm túc theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của khoa học mà được viết ra với 9 những kết quả định trước theo đơn đặt hàng thì sẽ không còn tính khách quan, điều đó đồng nghĩa với việc khoa học không còn là khoa học nữa, nó tạo ra một môi trường tồn tại cho những “công trình” mang tính “nguỵ khoa học”, khiến vàng thau lẫn lộn, khiến nhà quản lý và hội không đánh giá đúng và đánh giá hết được giá trị của các nghiên cứu khoa học hộinhân văn. 1.2. KHXH&NV trong thế giới hiện đại 1.2.1. Sự đan cài của nhiều đặc điểm và tình trạng coi thường việc nghiên cứu khoa học hộinhân văn nói đến ở trên đã dẫn đến tình trạng phát triển không đồng đều của các khối ngành khoa học trong mấy thế kỷ qua. Trong mấy thế kỷ qua, đặc biệt là tk. XX, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, nhân loại đã phát triển với tốc độ phi thường tạo nên biết bao sự kiện chấn động: nào là việc con người đã và đang chiếm lĩnh khoảng không vũ trụ một cách đầy tự tin, nào là cú đột phá ngoạn mục của công nghệ sinh học với sự thành công của sinh sản vô tính, nào là sự tiến bộ như vũ bão của công nghệ tin học với sự xâm nhập của máy vi tính vào khắp mọi ngõ ngách và nối mạng tất cả hành tinh . Thế nhưng, trong khi khoa học tự nhiên và công nghệ bay v ới tốc độ tên lửa thì khoa học hộinhân văn – mặc dù cũng đạt được khá nhiều thành tựu – nhưng so với khoa học tự nhiên và công nghệ thì vẫn là đi với tốc độ của cỗ xe bò. 1.2.2. Hệ quả đập vào mắt của tình trạng coi thường việc nghiên cứu khoa học hộinhân văn và sự chậm trễ của nó là tri thức về khoa học hộinhân văn ở thanh thiếu niên và h ọc sinh sinh viên nói chung hiện nay đáng báo động đỏ. Do đầu tư ít và do do tính đặc thù mà chất lượng của sách giáo khoa các môn khoa học hộinhân văn trong nhà trường phổ thông chưa cao. Do nội dung đôi khi mơ hồ, thiếu chặt chẽ, còn giáo viên phổ thông thì sợ sai nên giảng dạy thiếu tính sáng tạo và sức hấp dẫn. Kết quả là ở Pháp, 30% thanh niên không biết Victor Hugo là ai, trên 50% không biết Hitler là ai 3 . Ở Mỹ có những thanh niên cho rằng cư dân châu Mỹ La-tinh nói tiếng La-tinh, còn Toronto (một thành phố Nam Canada – láng giềng nước Mỹ) thì nằm ở Ý [Hirsh 1987]. Theo một cuộc điều tra mới đây ở Nhật Bản thì 25% học sinh sinh viên không biết nước láng giềng CHDCND Triều Tiên nằm ở đâu, gần 60% không biết Iraq (nước được nhắc đến hầu như hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng mấy năm qua) nằm ở đ âu 4 . Ở Việt Nam, theo kết quả của một cuộc điều tra 5 ở Tp. Hồ Chí Minh năm 1994, 39% thanh niên không biết Hùng Vương là ai, 49% không biết Trần Quốc Toản, 64,6% không biết Trương Công Định. Học sinh phổ thông quay lưng lại với khoa học hộinhân văn đến nỗi khi lớp 12 tiến hành phân ban thì chỉ những em nào kém nhất mới chịu vào ban C. 1.2.3. Tình trạng coi thường việc nghiên cứu khoa học hộinhân văn và sự chậm trễ của nó còn để lại nhiều lỗ hổng lớn. 3 Theo tin trên báo Sài Gòn giải phóng số 128, ngày 26-6-1993. 4 Theo tin của hãng Reuteurs đăng trên báo Tuổi trẻ, số ra ngày 24-2-2005. 5 Cuộc điều tra trong 1.800 thanh niên Tp.HCM thực hiện vào năm 1994 [Nguyễn Minh Hòa 1995: 22]. 10 Lỗ hổng lớn nhất là nhân loại chưa thực sự hiểu hết về bản thân mình. Không hiểu hết về mình thì cũng không hiểu hết về những gì mình làm được. Bản chất của khoa học - đặc biệt là khoa học tự nhiên - là tư duy phân tích cho nên khi mà khoa học tự nhiên phát triển quá mạnh sẽ dẫn đến hậu quả là Con Người thường thiếu toàn diện và rất dễ sinh ra chủ quan , làm được một số việc rồi thì cứ tưởng là mình tài giỏi lắm. Và mọi tai hoạ bắt đầu từ đó, để rồi lúc ân hận thì đã muộn. Những người lập trình cho máy tính những năm 50 đâu có nghĩ rằng sáng kiến viết tắt tên năm bằng hai số cuối để tiết kiệm bộ nhớ đã khiến cho thế kỷ 21 được khởi đầu bằng mộ t đại dịch Y2K gây tốn kém khổng lồ về vật chất và bao lo lắng về tinh thần. Các nhà hóa học phát minh ra biết bao nhiêu thứ thuốc đâu có ngờ rằng vì chúng mà biết bao loài động vật trên cạn và dưới nước đã và đang tuyệt chủng. Những cha đẻ của công nghiệp và đô thị đâu nghĩ rằng sự phát triển của chúng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những biến động khôn lường v ề thời tiết và khí hậu, gây hạn hán và lụt lội trầm trọng trên khắp hành tinh (trong đó có miền Trung Việt Nam). Khoa học hiện đại không phải không nghiên cứu được sóng thần, các chính phủ và quốc gia không phải không đủ tiền của để xây dựng các hệ thống cảnh báo sóng thần, song vấn đề là ở chỗ thế giới hiện đại đã không ngờ rằng thảm hoạ sóng thần có thể đạt đến quy mô l ớn tới mức trong giây phút, có thể cướp đi sinh mạng hàng chục vạn người, san bằng nhiều thành phố của nhiều quốc gia. Những cha đẻ của ngành du hành vũ trụ cũng đâu có ngờ rằng vũ trụ mênh mông đang có nguy cơ biến thành một bãi rác, một bãi tha ma… Lỗ hổng nghiêm trọng thứ hai là khi mà khoa học tự nhiên phát triển quá mạnh, còn khoa học hộinhân văn bị coi thường thì phạm trù đạo đứ c cũng ít được chú ý, điều đó sẽ trở thành đại hoạ nếu nó xảy ra ở những người nắm giữ quyền lực. Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 Albert Einstein khi phát minh ra năng lượng nguyên tử đâu có ngờ rằng, rơi vào tay những người đứng đầu Nhà Trắng, nó đã gây nên thảm họa nguyên tử khủng khiếp chưa từng có ở Hirosima và Nagasaki. Các nhà hoá học, sinh học đ âu có ngờ rằng những phát minh của họ đã tạo nên những vũ khí sinh học, vũ khí hoá học (điển hình là chất độc màu da cam) có sức huỷ diệt cực lớn và để lại hậu quả hết sức nặng nề cho nhiều thế hệ. Nước Mỹ siêu cường đầy tự tin đâu có thể ngờ rằng chiến tranh huỷ diệt quy mô lớn có thể xảy ra ngay trong lòng nước Mỹ một cách dễ dàng đến không ngờ bằng máy bay Mỹ và những phi công do chính Mỹ đào tạo. Không phải ngẫu nhiên mà khi thí nghiệm về con cừu Đôly thành công, hàng loạt nguyên thủ quốc gia đã phải hốt hoảng ra lệnh cấm tiệt việc tiến hành thực hiện sinh sản vô tính đối với con người. Lỗ hổng thứ ba là khi mà nhiều lĩnh vực của khoa học hộinhân văn không được đầu tư nghiên cứ u một cách nghiêm túc thì đó chính là mảnh đất màu mỡ cho các “tôn giáo - tín ngưỡng hiện đại” lan tràn. Một nghịch lý của thế giới hiện đại là ở những nước càng phát triển như Mỹ, Nhật thì càng có nhiều những “tôn giáo” quái dị xuất hiện mà trong số những tín đồ mù quáng của họ đáng tiếc là có cả những người trí thức và nhà khoa học (điển hình là vụ giáo phái Aum ở Nhật Bản những năm 90). 1.2.4. Hiể n nhiên, các phát minh không có lỗi. Có lỗi chăng chính là ở những con người sử dụng chúng. Toàn bộ vấn đề là ở chỗ nhân loại chưa được chuẩn bị đầy đủ để đón nhận và sử dụng các phát minh của mình. [...]... giai đoạn 200 1-2 005, có 3 đề tài liên quan đến các vấn đề KHXH & NV khu vực Nam Bộ Ở phụ lục III, ta thấy trong số 42 đề tài độc lập cấp nhà nước giai đoạn 200 2-2 005, có 1 đề tài ĐTĐL-2003/16 về KHXH & NV khu vực Nam Bộ “Nghiên cứu quan hệ giữa đặc điểm tâm lý người Việt ở Nam Bộ và tôn giáo bản địa” do TS Phạm Bích Hợp chủ trì Phụ lục IV giới thiệu 54 đề tài khoa học hội & nhân văn do Sở KH-CN-MT... 15 hướng đề tài cụ thể như sau: 4.2 Lĩnh vực Đô thị: Chương trình Những vấn đề hội - nhân văn trong phát triển đô thị ở khu vực Nam Bộ 1) Những nhân tố khoa học hộinhân văn trong việc quản lý đô thị ở Nam Bộ Những phức tạp nảy sinh ngày càng gay gắt trong đời sống đô thị Việt Nam cho thấy nguyên nhân không phải ở kinh tế mà chính là ở vai trò của các nhân tố khoa học hộinhân văn trong... tiếp tục ra đời Một số chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp nhà nước về những vấn đề của Nam Bộ hoặc trong đó có những phần liên quan đến khu vực Nam Bộ cũng được thực hiện Nhiều đề tài cấp sở về các vấn đề khoa học hộinhân văn khu vực Nam Bộ trong phạm vi từng địa phương đã được thực hiện ở Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh trên địa bàn Nam Bộ 2.4.2 Lẽ ra, cần phải có một khảo sát... trình bày, đề án này tập trung vào những đề tài cấp thiết trong phạm vi khu vực Nam Bộ phù hợp với tiềm lực khoa học hộinhân văn của Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh 15 II- KHU VỰC NAM BỘ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHXH&NV NAM BỘ 2.1 Nam Bộ nhìn trong không gian Không gian khu vực Nam Bộ phân chia rõ rệt thành hai tiểu vùng là miền Đông và miền Tây 2.1.1 Miền Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố... Ảnh hưởng của văn hoá Pháp & phương Tây và sự tiếp biến của văn hoá - hội Nam Bộ Hiện đại Ảnh hưởng của văn hoá Mỹ & phương Tây Những vấn đề KHXH-NV Nam Bộ trước và sau 1975 TÂY NAM BỘ Văn hoá Óc Eo - Phù Nam Thuỷ Chân Lạp và quan hệ của nó với Lục CLạp 2.3 Nam Bộ nhìn từ con người 2.3.1 Chủ nhân nền văn hóa Óc Eo là cư dân Phù Nam, chủ yếu là người Indonesien Theo sách Tấn thư thì những người này... ĐHQG Tp.HCM) 3) Những vấn đề lịch sử Nam Bộ trong tiến trình lịch sử Việt Namkhu vực Lịch sử Nam Bộ tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng cũng hãy còn rất nhiều vấn đề phải tiếp tục làm sáng tỏ và đi sâu như các vấn đề: văn hoá Óc-eo và văn hoá Phù Nam; văn hoá Đồng Nai; ảnh hưởng của chúng đến các giai đoạn văn hoá tiếp theo; Thuỷ Chân Lạp và văn hoá Thuỷ Chân Lạp; giai đoạn xung đột và... đô thị Nam Bộ Mỗi giai đoạn phát triển là một sự thay đổi cơ cấu kinh tế, và mỗi giai đoạnnhững nhu cầu khác nhau về nhân lực Cần tìm hiểu những hiện tượng và những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu dân cư và những quy luật tái phân bố và tổ chức nguồn nhân lực ở các đô thị Nam Bộ, cụ thể là cần tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Cơ cấu giai cấp hội ở Tp Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn và... khoa học hội của Viện Khoa học hội tại Tp Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học hội vùng Nam Bộ) cũng đăng tải rất nhiều bài viết có giá trị nghiên cứu về khoa học hộinhân văn khu vực Nam Bộ Phụ lục V cung cấp thêm Danh mục một số tài liệu tham khảo về KHXH-NV Nam Bộ do PGS.TS Nguyễn Văn Tài và một số cán bộ sưu tầm Ngoài ra, ở phụ lục II, ta thấy trong số 79 đề tài khoa học hội cấp nhà... được những dự báo xác đáng thì mới có thể xây dựng chính sách phát triển đồng bộ và phù hợp Một số vấn đề nên tập trung nghiên cứu trong thời gian trước mắt là: - Những biến đổi về văn hóa và lối sống trong quá trình chuyển từ một hội tiền công nghiệp sang hội công nghiệp - đô thị - Những nhân tố kinh tế - văn hóa - hội tác động đến lối sống đô thị - Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân. .. đời sống nhân dân vùng đô thị mới d) Những vấn đề dân tộc và tôn giáo e) Những vấn đề về đời sống văn hoá, tri thức và giáo dục ở Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng f) Vấn đề tính cách, triết lý sống và quan niệm về hệ giá trị của người Nam Bộ Ảnh hưởng của chúng đối với các vấn đề hội - nhân văn *** Với một không gian không đồng nhất giữa hai miền Đông-Tây, với một diễn biến thời gian cực . hội và nhân văn trong giai đoạn 200 5-2 010. Bên cạnh những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ, các ngành khoa học xã hội và nhân văn của. QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI - NHÂN VĂN KHU VỰC NAM BỘ GIAI ĐOẠN 200 5-2 010 (Đề án nghiên cứu khoa học trọng điểm của

Ngày đăng: 30/03/2013, 16:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sự phát triển của đội ngũ KHXH&NV - 270 Những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 1 Sự phát triển của đội ngũ KHXH&NV (Trang 12)
Bảng 2 và hình 2): - 270 Những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 2 và hình 2): (Trang 12)
Bảng 3: Đội ngũ CBGD thuộc Trường KHXH&NV (2004) - 270 Những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 3 Đội ngũ CBGD thuộc Trường KHXH&NV (2004) (Trang 13)
Hình 1: Biểu đồ so sánh đội ngũ CB đào tạo và nghiên cứu KHXH&NV với - 270 Những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010
Hình 1 Biểu đồ so sánh đội ngũ CB đào tạo và nghiên cứu KHXH&NV với (Trang 13)
Hình giáo dục của Tây Nam Bộ là ở mức báo động đỏ. Do vậy, chỉ số phát triển con - 270 Những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010
Hình gi áo dục của Tây Nam Bộ là ở mức báo động đỏ. Do vậy, chỉ số phát triển con (Trang 23)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w