Những vấn đề xã hội - nhân văn nổi bật của khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010

MỤC LỤC

KHU VỰC NAM BỘ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHXH&NV NAM BỘ

    Do vậy, chỉ số phát triển con người (HDI) của Tây Nam Bộ nói chung đứng hàng thứ 5. Xét trung bình theo cả 6 bình diện xã hội - nhân văn thì Đông Nam Bộ đứng hàng thứ 6, chỉ trước có Tây Nguyên và Tây Bắc. Trên cơ sở những phân tích trên, có thể thấy rằng xét về phương diện con người thì Nam Bộ có những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục làm sáng tỏ như sau:. a) Các vấn đề phát triển kinh tế ở cả hai miền Đông và Tây Nam Bộ. b) Vấn đề đô thị hoá ở Nam Bộ nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng. Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) cũng đăng tải rất nhiều bài viết có giá trị nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ. Phụ lục V cung cấp thêm Danh mục một số tài liệu tham khảo về KHXH-NV Nam Bộ do PGS.TS. Nguyễn Văn Tài và một số cán bộ sưu tầm. “Nghiên cứu quan hệ giữa đặc điểm tâm lý người Việt ở Nam Bộ và tôn giáo bản địa”. Phạm Bích Hợp chủ trì. Phụ lục IV giới thiệu 54 đề tài khoa học xã hội & nhân văn do Sở KH-CN-MT Tp. Hồ Chí Minh quản lý giai đoạn 1999-2004 đã nghiệm thu, bao gồm không chỉ tên đề tài và tên người chủ trì, mà còn có cả nội dung vắn tắt va2 kết quả nghiệm thu, qua đó ta có thể hình dung được phần nào về việc nghiên cứu KHXH-NV ở Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm của khu vực Nam Bộ. Trên cơ sở khảo sát sơ bộ các công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ, có thể rút ra một số nhận xét như sau:. 1) Trong số các công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Nam Bộ hiện có, về không gian thì phần đông các nghiên cứu tập trung vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ), miền Đông Nam Bộ chưa được chú ý nghiên cứu đúng mức. Mà ở miền Đông thì, đô thị hoá và những vấn đề có liên quan đang trở thành nóng bỏng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập hiện nay, chính nó đang làm cho khoảng cách giữa miền Đông và miền Tây ngày càng gia tăng. 2) Về bình diện nghiên cứu thì lâu nay, các vấn đề kinh tế được quan tâm nhiều hơn là văn hoá - xã hội. Việc quan tâm nghiên cứu nhiều đến kinh tế là hoàn toàn đúng - “có thực mới vực được đạo”. Song nếu nhớ rằng nhiều vấn đề kinh tế có nguyên nhân từ khía cạnh văn hoá - xã hộithì sẽ thấy việc đẩy mạnh nghiên cứu những khía cạnh này là cần thiết, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, khi mà nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộctrở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu. 3) Nam Bộ là một mảnh đất rất phong phú về các tôn giáo, cũng là nơi có nhiều dân tộc cư trú.

    Hình giáo dục của Tây Nam Bộ là ở mức báo động đỏ. Do vậy, chỉ số phát triển con
    Hình giáo dục của Tây Nam Bộ là ở mức báo động đỏ. Do vậy, chỉ số phát triển con

    MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

    NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

      - Vai trò của các tổ chức xã hội (hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân..) và nhân dân trong hệ thống quản lý đô thị. Việc đề ra các chính sách lâu nay còn nặng về hành chính và dội từ trên xuống, do vậy việc nghiên cứu các thiết chế để phát huy dân chủ cơ sở trong phát triển đô thị là điều hết sức cần thiết. - Đặc tính văn hóa và đa dạng xã hội cần được tập trung nghiên cứu nhiều hơn để từ đó đưa ra các chính sách quản lý đô thị phù hợp với từng đối tượng. Trong những năm qua, các chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội chủ yếu là hướng đến những nhóm người có dân số áp đảo mà ít chú ý đến những nhóm nhỏ, do vậy, việc đa dạng hoá chính sách và đa dạng hoá các cách tiếp cận để giải quyết vấn đề là hết sức cần thiết. 2) Đặc điểm quá trình hình thành đô thị ở Nam Bộ và chuyển hoá từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Quá trình hình thành đô thị ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt đáng kể so với đô thị phương Tây. Đô thị Nam Bộ so với các đô thị Việt Nam nói chung lại càng có nhiều điểm khác biệt. Cần nghiên cứu kỹ về quá trình này, về những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của đô thị miền Đông và đô thị miền Tây. Trong đó đặc biệt chú ý đi sâu vào tìm hiểu về quá trình chuyển hoá từ văn hoá làng xã đến văn hoá đô thị, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp ở Nam Bộ và những hệ quả của nó. Từ đó dự báo về xu hướng, động thái phát triển của Nam Bộ trong bối cảnh toàn cầu hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Vậy mà có một thực tế là cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống tiến trình đô thị hóa của toàn bộ vùng Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Trên cơ sở việc nghiên cứu này, chúng ta có thể đúc kết được những vấn đề có tính qui luật của sự ra đời đô thị trên một vùng đất mới, để từ đó phát huy được những điểm mạnh và hạn chế được những điểm yếu. Trên phương diện này, có thể tập trung nghiên cứu những nội dung sau đây:. - Tiến trình di dân để hình thành nên nhóm thị dân đa dạng có những đặc điểm nhân khẩu học và xã hội học khác nhau. Trong đó lưu ý cả đến yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh từ bên ngoài thâm nhập vào. - Tiến trình tiếp biến văn hóa đô thị từ bên ngoài vào khu vực Nam Bộ và Sài Gòn - Tp.HCM từ đầu tk. XVIII đến nay để hình thành nên văn hóa và lối sống rất riêng của người dân Sài Gòn- Tp. Hồ Chí Minh. - Cần nghiên cứu sâu hơn những đặc điểm riêng của quá trình hình thành đô thị Sài Gòn - Tp.HCM do đô thị này có nhiều ưu thế hơn so với các đô thị Việt Nam khác, chẳng hạn như Sài Gòn - Tp.HCM là nơi tiếp xúc với văn minh phương Tây sớm và mạnh nhất, nơi hình thành hệ thống công nghiệp đồng bộ sớm nhất, nơi làm quen với kinh tế thị trường sớm nhất.. - Trên cơ sở những đặc điểm của quá trình hình thành đô thị ở Nam Bộ và chuyển hoá từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, cũng cần phải nghiên cứu về việc xây dựng một mô hình nông thôn mới cho các huyện ngoại thành Tp.HCM. Vấn đề tương tự ở Hàn Quốc và Trung Quốc đã định hình từ những năm 60-70, trong khi đó ở ta thì cho đến nay, các xã ngoại thành vẫn phát triển khá tuỳ tiện. 3) Vấn đề cơ cấu dân cư và nguồn nhân lực ở các đô thị Nam Bộ. Việc di dân quá nhanh vào các đô thị Đông Nam Bộ hiện nay (như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu) đã làm quá tải khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng của đô thị (như nhà ở, điện nước, giao thông, y tế), và càng thiếu thốn là các nhu cầu về đời sống văn hoá - giáo dục. Bởi vậy, một vấn đề cực kỳ quan trọng về mặt lý luận cần phải nghiên cứu là lối sống của người dân thành phố, nhất là của thanh niên sẽ như thế nào trong những năm tới khi mà thành phố hoàn thành về cơ bản giai đoạn “quá độ đô thị”. Nhà nghiên cứu cần phải chỉ ra cho được những chuyển biến nào là tất yếu, những gì bất biến trong. văn hóa - lối sống, những gì sẽ mất đi và những gì sẽ biến dạng. Chỉ khi đưa ra được những dự báo xác đáng thì mới có thể xây dựng chính sách phát triển đồng bộ và phù hợp. Một số vấn đề nên tập trung nghiên cứu trong thời gian trước mắt là:. - Những biến đổi về văn hóa và lối sống trong quá trình chuyển từ một xã hội tiền công nghiệp sang xã hội công nghiệp - đô thị. - Những nhân tố kinh tế - văn hóa - xã hội tác động đến lối sống đô thị. - Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các khu công nghiệp tập trung: thực trạng và những giải pháp11. Ở Tp.HCM và các khu đô thị Nam Bộ, vấn đề đa dạng hoá văn hoá nội địa đã được nghiên cứu, còn đa dạng hoá văn hoá quốc tế thì chưa. Vấn đề này có thể đi sâu vào các khía cạnh sau:. - Tiến trình tiếp biến văn hoá từ bên ngoài vào khu vực Nam Bộ và Sài Gòn - Tp.HCM từ đầu tk. XVIII đến nay. - Các cộng đồng người nước ngoài xuất hiện ở Sài Gòn - Tp.HCM và những dấu ấn văn hoá của họ qua các thời kỳ. - Các cộng đồng người nước ngoài đang hiện diện ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay và những đóng góp của họ cho tiến trình đổi mới về kinh tế - văn hóa - xã hội. - Các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh. Lĩnh vực Văn hoá: Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập ở khu vực Nam Bộ. 1) Sưu tầm, bảo tồn và nghiên cứu các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc Nam Bộ.

      NGUỒN TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ĐỀ ÁN

      PHÁT HUY KẾT QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

      TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

      Lê Trọng Ân 2004: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (đề tài khoa học cấp trường). Nguyễn Văn Tài 2003: Đề án chiến lược phát triển khoa học công nghệ “Những vấn đề xã hội – nhân văn khu vực Nam Bộ (bản vi tính).