Sưu tầm, bảo tồn và nghiên cứu các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể

Một phần của tài liệu 270 Những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 32 - 34)

IV- NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1)Sưu tầm, bảo tồn và nghiên cứu các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể

ca các dân tc Nam B

Trong mảng nghiên cứu văn hoá Nam Bộ, đến nay đã có một số công trình như

Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình và nnk [1990],

Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ của Thạch Phương và nnk [1992], Văn hoá dân gian Nam Bộ: những phác thảo của Nguyễn Phương Thảo [1994]. Một số tập bài như Mấy đặc điểm văn hoá đồng bằng sông Cửu Long [Lê Anh Trà (cb) 1984], Văn hoá nghệ thuật Nam Bộ [Tạp chí VH-NT 1997], Văn hoá Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á [TTNC VN-ĐNA 2000], Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hoá văn nghệ dân gian Nam Bộ [Hội văn nghệ 2004]. Về từng lĩnh vực cụ thể cũng có một số công trình nhưNhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộcvùng đồng bằng sông Cửu Long của Phan Thị Yến Tuyết [1993], Đình Nam Bộ: tín ngưỡng và nghi lễ của Huỳnh Ngọc Trảng & nnk [1993], Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ (2 tập) của Nguyễn

11

Có một đề tài gần với hướng này đang được thực hiện tại tỉnh Bình Dương nhan đề “Xây dựng mô hình thiết

chế văn hoá phục vụ cư dân các khu công nghiệp tập trung trong quá trình công nghiệp hoá tại tỉnh Bình Dương” do PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên (Viện văn hoá - nghệ thuật, Hà Nội) và ThS. Đỗ Khắc Điệp (Sở VH-

TT Bình Dương) làm chủ nhiệm. Đề tài dự kiến thực hiện trong 2 năm 2003-2005, do Sở KH-CN-MT Bình

Văn Hầu [2002], Lễ hội dân gian ở Nam Bộ (khía cạnh giao tiếp văn hoá dân tộc) của Huỳnh Quốc Thắng [2003], v.v.

Tuy nhiên, về mặt sưu tầm bản thân các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc Nam Bộ thì lại chưa làm được bao nhiêu. Những sưu tập nhưVăn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long do khoa ngữ văn của Trường Đại học Cần Thơ thực hiện [Khoa ngữ văn 1997], Nam Kỳ cố sự (chuyện kể Nam Bộ) do Nguyễn Hữu Hiếu [1997] sưu tầm đều chưa đầy đủ và chưa đáp ứng những tiêu chuẩn khoa học của công việc này. Còn hoàn toàn để trống là những lĩnh vực như nghệ thuật dân gian, lễ hội dân gian, trò chơi dân gian, tri thức dân gian, v.v. Riêng số lượng các nơi thờ tự của các tôn giáo như đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo đã có hàng ngàn mà chưa có công trình nào thống kê (x. bài của PGS.TS. Phạm Đức Mạnh trong [Khoa lịch sử 2005: 1-13]). Về không gian thì miền Tây Nam Bộđược chú ý hơn miền Đông Nam Bộ. Mà miền Đông thì hiện đang đô thị hoá rất nhanh, điều này đồng nghĩa với nguy cơ mất mát các giá trị văn hoá.

Cần có những công trình sưu tầm văn hoá dân gian Nam Bộ (cả miền Tây và miền Đông) một cách bài bản. Cần xây dựng danh mục và miêu tả các di sản văn hóa tiêu biểu ở Nam Bộ (các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóa, các thắng cảnh…), biên soạn tiểu sử và lập thư mục về các nhân vật tiêu biểu của Nam Bộ, trong đó không chỉ chú ý đến các nhân vật văn hóa (nhà nho, nhà văn, nhà hoạt động chính trị và quân sự, v.v.) mà cần chú ý cảđến các thương nhân thành đạt trong quá trình phát triển 300 năm hình thành quan hệ thị trường ở Nam Bộ.

Cần sưu tầm, nghiên cứu các di sản văn hoá Hán-Nôm ở Nam Bộ. Đây là một mảng hầu như còn để trống, trong khi nó sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều điều về lịch sử văn hoá Nam Bộ giai đoạn khai phá và có đóng góp quan trọng trong di sản văn hoá Hán-Nôm của Việt Nam nói chung.

Nam Bộ là nơi đi đầu cả nước trong quá trình giao lưu tiếp xúc với văn hoá phương Tây, Nam Bộ cũng là nơi đầu tiên xuất hiện các tác phẩm văn học chữ quốc ngữ. Song do không được sưu tầm, nghiên cứu và phổ biến nên giới nghiên cứu thường cho rằng khởi đầu của văn học chữ quốc ngữ là vùng Bắc Bộ. Đề tài sưu tầm và bảo tồn các tác phẩm văn học chữ quốc ngữ Nam Bộ do TS. Đoàn Lê Giang chủ trì nhằm bổ khuyết chỗ trống này.

Địa danh Nam Bộ cũng là một lĩnh vực tri thức rất cần thiết để hiểu về một nền văn hoá. Trong lĩnh vực này tuy đã có một số công trình sưu tầm và khảo cứu bước đầu [Lê Trung Hoa 1991, 2002; Bùi Đức Tịnh 1999; Nguyễn Hữu Hiếu 2004], song còn rất thiếu những công trình sưu tầm toàn diện và khảo cứu tổng hợp.

Các công việc trên có tác dụng quan trọng và phục vụ trực tiếp cho công tác bảo tồn và giáo dục truyền thống, đồng thời cũng có hiệu quả trực tiếp về phương diện kinh tế, phục vụ cho công tác phát triển du lịch đi vào chiều sâu. Cho đến nay, Nam Bộ chủ yếu được biết đến như một vùng du lịch sinh thái, khía cạnh du lịch văn hoá còn chưa được phát huy một cách thích đáng.

Nếu tính rằng các công việc trên cần thực hiện không chỉ với văn hoá của người Việt, mà còn với các nền văn hoá của tất cả các tộc người ởđây thì đây là một hướng đề tài cần đến sự hợp tác của nhiều chuyên ngành: văn học, ngôn ngữ học, sử học,

nhân học, văn hoá học, địa lý... và phải thực hiện trong một khoảng thời gian dài, đồng thời cần tới một nguồn kinh phí rất lớn.

Bởi vậy, tuỳ theo khả năng về kinh phí nghiên cứu mà trong 5 năm 2005-2010, có thể tập trung vào một hoặc một số nhiệm vụ sau:

- Sưu tầm văn hoá dân gian Nam Bộ (miền Tây và miền Đông) một cách bài bản, đặc biệt là những lĩnh vực còn để trống như nghệ thuật dân gian, lễ hội dân gian, trò chơi dân gian, tri thức dân gian, v.v..

- Sưu tầm, nghiên cứu các di sản văn hoá chữ quốc ngữ và di sản văn hoá Hán- Nôm ở Nam Bộ.

- Xây dựng danh mục và miêu tả các di sản văn hóa tiêu biểu ở Nam Bộ (các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóa, các nơi thờ tự, các thắng cảnh…).

- Biên soạn tiểu sử và lập thư mục về các nhân vật tiêu biểu của Nam Bộ (cần chú ý đến không chỉ các nhân vật văn hóa mà cả các thương nhân thành đạt).

Một phần của tài liệu 270 Những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 32 - 34)