Môn: Giáo Dục Công Dân Câu 1:Trẻ em có những bổn phận gì đối với nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội? -Yêu Tổ Quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa. -Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác. -Yêu quí kính trọng, giúp đỡ ông, bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. -Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. -Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Câu 2: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của con người? Cho vài ví dụ chứng minh tầm quan trọng đó. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần. *VD: +Tài nguyên bao gồm có nước cho con người sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống, +Tài nguyên cho con người kim loại quý giá như: đồng, vàng, bạc, uranium, giúp con người phát triển kinh tế. +Môi trường tạo cho con người không gian sống, sinh hoạt vui chơi, giải trí phát triển tinh thần, đạo đức, Câu 3:Nêu 4 hành vi bảo vệ môi trường và 4 hành vi phá hủy môi trường. *Những hành vi bảo vệ môi trưởng là: +Chăm sóc cây xanh, yêu thương động vật và học tập những hành vi đẹp trong bảo vệ môi trường. +Bỏ rác đúng nơi qui định. +Sử dụng lượng nước vừa phải khi sinh hoạt. +Hạn chế tối đa việc khai thác rừng bừa bãi. *Những hành vi phá hoại môi trường là: +Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; + Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường. +Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức. +Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí. +Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường khác. Câu 4: Di sản văn hóa là gì? Kể tên 4 di sản văn hóa phi vật thể và vật thể ở Việt Nam mà em biết (mỗi loại 4 di sản) -Di sản văn hóa là:bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. *Di sản văn hóa phi vật thể là: sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. Bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống. nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức nhân gian khác. *Di sản văn hóa vật là: sản phẩm, vật chật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm: di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, +Di tích lịch sử-văn hóa là: công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. +Danh tham thắng cảnh là: cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học. *4 di sản văn hóa vật thể là: +Vịnh Hạ Long. +Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. +Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội. +Khu di tích Mỹ Sơn. *4 di sản văn hóa phi vật thề là: +Tín ngưỡng thời cúng Hùng Vương-vua Hùng. +Đờn ca tài tử Nam Bộ. +Nhã nhạc cung đình Huế. +Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội. Câu 5: Những qui định của nhà nước ta về việc bảo vệ di sản văn hóa là gì? -Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. -Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. -Nghiêm cấm các hành vi: +Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa. +Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa. +Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử-văn hóa danh lam thắng cảnh. +Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hàng vi trái pháp luật. +Mua bán, trao đổi vật chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài. Câu 6:Phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo. Tín ngưỡng Tôn giáo -Là niềm tin của con người vào một cái gì đó mơ hồ, thần bí, hư ảo, vô hình như: thần linh, thượng đế, chúa trời, -Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và hình những hình thức thể hiện sự sùng bái ấy. -Các tôn giáo cụ thể còn được gọi là Đạo(đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, ) Câu 7:Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Những hành vi nào là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. -Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào. Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở. -Những hành vi, vi phạm pháp luật là: +Cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, +Xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo +Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Câu 8: Thế nào là mê tính, dị đoan? -Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên(như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép, ) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy, cần phải đấu tranh chống mê tín dị đoan. Câu 9: Bộ máy nhà nước được phân chia thành mấy cấp?Tên gôi từng cấp là gì? -Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương, trong đó gồm có 4 loại cơ quan được phân định theo các chức năng và nhiệm vụ khác nhau: +Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân đó là Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. +Các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp. +Các cơ quan xét xử:Tòa án Nhân dân tối cao, các Tòa án Địa phương(tỉnh, thành phố, quận huyện, thị xã)và các Tòa án quân sự. +Các cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, các Viện kiểm sát Nhân dân Địa phương(tỉnh, thành, phố, quận, huyện, thị xã)và các Viện kiểm sát Quân sự. Câu 10: Tình huống(tất cả các bài ôn) ***Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng để anh, em Tú được đi học.Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiểu lần bỏ học. Kết quả học tập càng ngày càng kém. Bị bố mắng, Tú bỏ nhà ra đi cả đêm không về. Cuối năm, Tú không đủ điểm phải ở lại lớp. >Nhận xét việc làm sai của Tú. Theo các bạn Tú đã vi phạm quyền và bổn phận nào của trẻ em?(Bài 13 sgk trang 42) ***Để mở rộng sản xuất, Nhà máy A đứng trước sự lụa chọn của ba phương án. theo các bạn nên chọn phương án nào? Vì sao?(Bài 14 sgk trang 46) +Phương án 1: Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ quan các vấn đề môi trường, tiết kiệm trong sản xuất nhằm hạn giá thành sản phẩm. +Phương án 2: Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận gia thành cao. +Phương án 3: Mở rộng quy mô, giữ nguyên công nghệ sản xuất cũ, chỉ tăng số lượng. ***Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm. Bạn Thành thì tỏ ý phê phán, không hài lòng. Ngược lại, bạn Cường tỏ ý đồng tình, bởi vì họ muốn nói với hậu thế rằng: ngày tháng năm đó đã có người đến thăm. >Các bạn đồng tình với ai, với quan điểm nào? Tại sao?( Bài 15 sgk trang 50) ***Theo các bạn, trong học sinh ngày nay có mê tín, dị đoan hay không?Cho ví dụ. Làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó.(Bài 16 sgk trang 54) . tín ngưỡng và tôn giáo. -Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào. Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó. gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. +Danh tham thắng cảnh là: cảnh quan thi n nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thi n nhiên với công trình kiến. pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác. -Yêu quí kính trọng, giúp đỡ ông, bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. -Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. -Không đánh bạc,