Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
189,5 KB
Nội dung
Lời cảm ơn Phổ cập giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và nhân dân ta. để công tác phổ cập giáo dục Tiểu học tiến hành đạt kết quả cao đòi hỏi các cấp, các ngành đều phải tập trung cho giáo dục. Đối với các xã có điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội phát triển thì việc phổ cập giáo dục Tiểu học không có gì là khó. Nhưng đối với như ở xã Kiên Thọ - một xã có điều kiện kinh tế khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều ; học sinh chưa thật sự hiếu học thì việc phổ cập giáo dục Tiểu học trong địa bàn xã Kiên Thọ quả là một điều khó khăn, vất vả. Vì vậy để được công nhận đạt Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi thì phải kể đến một sự cố gắng rất to lớn của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và tập thể cán bộ - giáo viên, học sinh của trường trong suốt những năm vừa qua và những năm tiếp theo. Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp chỉ đạo để làm tốt và duy trì kết quả Phổ cập giáo dục Tiểu học ’’ được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của Ban chỉ đạo Phổ cập xã Kiên Thọ và các đồng chí trong Ban giám hiệu trường Tiểu học Kiên Thọ 2 cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của bản thân. Với thời gian và trình độ của người viết còn hạn chế sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để: “ Một số biện pháp chỉ đạo để làm tốt và duy trì kết quả Phổ cập giáo dục Tiểu học ” được hoàn thiện hơn Lê Thị Tú 3 A - ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng cho sự phát triển cả về trí tuệ lẫn nhân cách của học sinh. Điều 2- Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học đã ghi: “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa’’… Mỗi con người trên đất nước Việt Nam đều cần có một: “Nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Để có được nhân cách như vậy thì không thể bắt đầu từ đâu khác ngoài việc học. Mọi người trên đất nước Việt Nam không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, giàu nghèo…đều phải được học. Toàn dân đều phải học và đều bắt đầu từ bậc học nền tảng đó là: “Giáo dục Tiểu học ”. - Công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học là chủ trương lớn của đảng và nhà nước và cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong trường Tiểu học . - Công tác xóa mù chữ (XMC) – Phổ cập giáo dục Tiểu học (PCGDTH) là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước được xác định từ trong Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của Quốc hội về việc thực hiện PCGD trên phạm vi cả nước. - Giáo viên có vai trò hết sức quan trọng trong việc tham mưu cho nhà trưêng, Ban chỉ đạo hoàn thành công tác này. Thực tế cho thấy, giáo viên nhiệt tình, tích cực trong công tác phổ cập, phát huy tốt vai trò tham mưu và nắm vững cách cập nhật số liệu, hồ sơ sổ sách thì việc thực hiện công tác Phổ cập giáo dục ở địa phương đạt kết quả cao. Thực chất công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi là đảm bảo cho tất cả trẻ em Việt Nam hoàn thành cấp Tiểu học ở tuổi 11 với chất lượng giáo dục ngày càng cao. Giáo dục và đào tạo trong đó có vấn đề phổ cập giáo dục Tiểu học đúng đổ tuổi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân, toàn xã hội, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài và mang tính nhân văn sâu sắc, bảo đảm quyền cơ bản của con người. Đồng thời còn mang tính toàn cầu qua Công Ước Quyền trẻ em mà Việt Nam là một trong các nước thành viên tham gia ký kết đầu tiên. Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm và có những chủ trương đúng đắn về giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục nói riêng. Điều 59- Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 ghi rõ: “Học tập là quyền và nghĩa vụ 4 của công dân”. Điều 1- Luật phổ cập giáo dục Tiểu học qui định “ Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục Tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi ”. Quyền học tập của trẻ em không chỉ là mối quan tâm của một dân tộc, một quốc gia mà là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ở điều 28 ghi rõ: “ Trẻ em có quyền học hành và tiếp thu một nền giáo dục tiến bộ ”, “Trẻ em là niềm hi vọng tương lai của dân tộc, vấn đề đặt ra là ở chỗ xã hội và người lớn tổ chức nuôi dạy và giáo dục trẻ em như thế nào?” Như vậy phổ cập giáo dục Tiểu học là niềm yêu cầu khách quan có tính tất yếu và là động lực phát triển của Việt Nam nói riêng và các nước khác trên toàn thế giới nói chung. Phổ cập giáo dục Tiểu học là một trong những chức năng cơ bản của trường Tiểu học , là mục tiêu quan trọng quản lí giáo dục cấp trưêng. Để thực hiện thành công mục tiêu này đòi hỏi người quản lý cần phải làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương có tầm nhìn bao quát, phân tích một cách khoa học thực trạng, yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan để đề ra được những giải pháp hữu hiệu phù hợp với đặc điểm tinh hình kinh tế xã hội, đặc điểm địa lí, dân cư của địa phương. Kiên Thọ là một xã xa trung tâm huyện. Trong những năm cuối thập niên 90 công tác phổ cập giáo dục Tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn với lí do học sinh chủ yếu là con em của các gia đình dân tộc thiểu số, nông thôn. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 với tỷ lệ học sinh 11 tuổi tốt nghiệp Tiểu học còn thấp cho nên xã chưa được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Thế nhưng từ những năm 1999 trở lại đây do có sự phối kết hợp chặt chẽ với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Kiên Thọ có những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các ban ngành đoàn thể cùng bà con ủng hộ và quan tâm. Mặt khác công tác phổ cập giáo dục Tiểu học ở nhà trường còn được quản lí khoa học, hàng năm đều có kế hoạch, có mục tiêu cụ thể và có những bước đi phù hợp với nhiều giải pháp tích cực, kiên quyết. Hiệu quả phổ cập giáo dục Tiểu học trên địa bàn xã từng bước được khẳng định và xã được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vào năm 1999. Để duy trì và nâng cao hơn nữa tiến bộ phổ cập giáo dục Tiểu học đạt hiệu quả cao. Tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo làm tốt và duy trì kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học ” nhằm kiểm chứng thực tiễn hoạt động chỉ đạo với lí luận quản lí giáo dục đã được học. Từ đó rút ra những bài học kinh 5 nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản lí công tác phổ cập giáo dục ở trường Tiểu học Kiên Thọ 2 - Ngọc Lặc - Thanh Hoá trong những năm tiếp theo. II. Mục tiêu nghiên cứu: Để làm tốt việc trên bản thân tôi đã xác định rõ mục tiêu của công tác PCGD nhằm: Một là: Hỗ trợ đắc lực cho việc dự báo số học sinh trong 5 năm tới để làm kế hoạch cho sát với thực tế. Hai là: Huy động được toàn bộ học sinh trong độ tuổi đến trường theo công tác phổ cập. Ba là: Thông qua công tác phổ cập, nhà trường quản lí học sinh chặt chẽ hơn trên từng địa bàn . Bốn là: Giúp chỉ đạo, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở trường và giúp phối kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình - xã hội thực hiện tốt việc dạy và học. Năm là: Thống kê được chính xác các độ tuổi học sinh, dân cư giúp cho việc điều tra dân số được thuận lợi. Và đề xuất một số biện pháp thực hiện công tác PCGD ở địa phương. III.Nhiệm vụ nguyên cứu: Nghiên cứu xác định rõ chức năng của công tác PCDG nhằm tạo điều kiện tốt cho việc lập kế hoạch giáo dục lâu dài ở nhà trường và phục vụ học tập cộng đồng ở địa phương nâng cao trình độ dân trí. IV. Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm tất cả những thành tố thuộc về lĩnh vực số liệu giáo dục trong nhà trưêng, xã hội, cộng đồng dân cư và các quy trình, biện pháp trong công tác PCGD. Đối với hhách thể nghiên cứu: - Quản lý chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục. V.Phạm vi nghiên cứu: - Do khuôn khổ của đề tài cũng như vị trí bản thân và thời gian không cho phép, tôi chỉ chọn những học sinh độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi khu vực 5 thôn: Thống Nhất, Làng 11, Xuân Thành, Thọ Sơn, Thành Công thuộc địa bàn của trường phụ trách, chủ yếu những em bỏ học phổ thông và không có điều kiện để tiếp tục học để tìm hiểu và nghiên cứu. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu lí luận - Những vấn đề liên quan đến PCGDTH. 2. Điều tra. 6 2.1. Đối tượng điều tra: - Thiếu niên xã Kiên Thọ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi trong đó đã tốt nghiệp Tiểu học và chưa tốt nghiệp Tiểu học. 2.2. Địa bàn điều tra: - Khu vực thuộc địa bàn phụ trách PCGD của trường Tiểu học Kiên Thọ 2 gồm 5 thôn đó là: thôn Thống Nhất, Làng 11, Thành công, Xuân Thành, Thọ Sơn xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc- Thanh Hóa. 2.3 Nội dung điều tra: - Lập phiếu điều tra khảo sát, trong công tác phổ cập giáo dục. - Thực trạng giáo dục ở địa phương: Học sinh bỏ học giữa chừng, trình độ tiếp thu chậm, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn - Nhận thức của phụ huynh về trách nhiệm của gia đình trong việc phổ cập giáo dục. VII. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: - Từ tháng 9/2011 đến tháng 3/ 2013. 7 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I.CƠ SỞ LÍ LUẬN: - PCGD chính là một hoạt động căn bản góp phần nâng cao dân trí từ mức thấp nhất là xóa mù chữ đến phổ cập giáo dục Tiểu học, PCGD THCS và sẽ PCGD THPT sau này. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các cấp, các ngành với sự đoàn kết cố gắng của mọi người dân trong xã, công tác phổ cập giáo dục ở địa phương được duy trì và phát triển mạnh mẽ. Song cũng còn một số mặt hạn chế : kể từ khi xã được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS vào năm 2002, chính quyền địa phương dường như thiếu sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra đôn đốc; công tác PCGD hầu như khoán trắng cho nhà trưêng. - Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PCGD cũn thiếu thốn. Phụ huynh học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng và lợi của nền giáo dục, nên chưa có quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học tập của con em, thậm chí nhiều phụ huynh nghĩ rằng: “học sinh đi học là học cho nhà trưêng, để thầy cô nhận được lương; học xong rồi thì cũng phải làm ruộng, làm thôi chứ có làm được cán bộ đâu, thế thỡ học làm gỡ”, một số em vì phải theo bố mẹ đi làm ăn xa nên sự biến động học sinh phải chuyển đi lại chuyển về gây khó khăn cho việc theo dõi phổ cập giáo dục tiêủ học. Vì vậy mọi việc liên quan đến học tập của học sinh, họ đều phó mặc cho nhà trưêng. ý thức học tập của học sinh kém, thiếu sự phấn đấu, thi đua. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh. Sự phối kết hợp giữa các mặt giáo dục “Nhà trường – Gia đình – xã hội” chưa tốt. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến công tác PCGD ở địa phương. Vì vậy một yêu cầu bức thiết được đặt ra là phải tìm ra một số biện pháp nhằm làm tốt, duy trỡ kết quả PCGD, trỏnh tình trạng trượt chuẩn III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIấN CỨU: 1.Về địa phương: xã Kiên Thọ nằm ở phía Nam huyện Ngọc Lặc, có đường mũn Hồ Chớ Minh chạy qua trên địa bàn xã là 8km , đây cũng là đầu mối giao thông đi qua các xã phớa Nam của huyện Ngọc Lặc, tiếp giáp với cỏc địa danh như sau: Phía Đông giáp xã xuân Thiên huyện Thọ xuõn. Phớa Tõy giáp xã Phỳc Thịnh Huyện Ngọc Lặc. Phớa nam giáp xã xuân Lam huyện Thọ Xuõn. Phớa Bắc giáp xã Minh Tiến huyện Ngọc Lặc. 8 Toàn xã có 12 thụn. Tổng diện tích tự nhiên của xã 2965,19ha trong đó phần lớn là diện tích đất nông nghiệp( 1938,55ha) bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp 1613,13ha; đất rừng sản xuất 981,7ha. Tổng số hộ trong toàn xã: 2660 hộ với 11.475 khẩu. Trong đó có 6135 người trong độ tuổi lao động = 47,8% cụ thể: Thu nhập bình quân đầu người: 12.519.000VNĐ/người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo cũng khá cao = 32,37%( hộ nghốo theo tiêu chí mới tại thời điểm cuối năm 2011) Với đặc thù là một xã nông nghiệp thuần tuý với nghề nghiệp truyền thống là nghề trồng cây lúa nước và cây mía. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Kiên Thọ, bộ mặt nông thôn xã có sự thay đổi vượt bậc. Điều đó thể hiện công tác xã hội hoá giáo dục cũng có nhiều đổi mới. 2- Về nhà trường : Trường Tiểu học Kiên Thọ 2 nằm ở Thôn Thống Nhất xã Kiên Thọ với tổng diện tích: 4.500 m 2 . Trường có 2 điểm trường; 12 phòng học kiên cố, các phòng học khang trang, một lớp/1 phòng học. Các lớp được trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng dạy và học. Về đội ngũ giáo viên: Tổng số cán bộ giáo viên: 19 Trong đó: Cán bộ quản lý: 2 đ/c. Giáo viên: 15 đ/c Kế toán: 1 đ/c Cán bộ phụ trách thư viện: 1 đ/c Trình độ đào tạo - Trung c ấp TVTB 1 đ/c - Đại học sư phạm: 10 đ/c - Cao đẳng sư phạm: 5 đ/c - Trung học sư phạm: 2 đ/c - Đ ại h ọc kế toán: 1 đ/c Nhìn chung đội ngũ giáo viên của trường ổn định, có trình độ chuẩn 100%, trên chuẩn: 84,2% - Đa số giáo viên đều trẻ khoẻ, nhiệt tình công tác. 3. Tình hình phổ cập giáo dục Tiểu học trên địa bàn toàn xã. 9 Công tác quản lí, chỉ đạo phổ cập giáo dục Tiểu học trên địa bàn xã là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Nếu công tác tổ chức tiến hành có kế hoạch khoa học, phù hợp với thực tế thì nhiệm vụ phổ cập giáo dục Tiểu học sớm đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Nhưng thực tiễn công tác phổ cập giáo dục trước những năm 2002 trên địa bàn xã Kiên Thọ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì việc quản lý hộ khẩu chưa chặt chẽ. Tình trạng thay giấy khai sinh, khai tăng hoặc sút tuổi vẫn diễn ra thường xuyên, gây rất nhiều khó khăn cho việc theo dõi độ tuổi trong sổ phổ cập. Mặt khác nhận thức của người dân chưa cao về vấn đề cho con đi học, có những gia đình con đến tuổi học mẫu giáo lớn nhưng không cho con đi học vì phải đóng góp tiền học phí để vào lớp 1 học luôn, còn có những gia đình con đến tuổi vào lớp 1 nhưng vẫn chưa muốn cho con đi học lấy lý do “Cháu còn bé lắm, sang năm rồi mới cho đi học được”. Có gia đình do điều kiện hoàn cảnh khó khăn nên đã cho con bỏ học giữa chừng. Một số bộ phận không nhỏ trong phụ huynh học simh chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc học đối với con em trong tương lai. Việc con đến lớp học tiếp thu được hay không chất lượng trong học tập cũng không bận tâm cho nên đã chưa thực sự quan tâm cũng như là đầu tư cho việc học tập của con em mình. Về phía đội ngũ giáo viên; Đa số giáo viên trẻ khoẻ nhiệt tình, đảm bảo về số lượng, song tay nghề chưa đồng đều nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học sinh IV.KẾT QUẢ CỦA THỰC TRẠNG BAN ĐẦU: 1.Số liệu thống kê về phổ cập giáo dục Tiểu học ở Kiên Thọ trong những năm từ 2008 đến 2012. Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Tỷ lệ 6 tuổi vào lớp 1 97,5% 100% 100% 97.8% 6 đến11tuổi đang học Tiểu học . 100% 100% 100% 100% 12 đến 14 tuổi học xong chương trình Tiểu học . 100% 100% 100% 100% 10 Tỷ lệ tốt nghiệp Tiểu học (HTCTTH) 100% 100% 100% 100% Học sinh bỏ học giữa chừng. 0 0 0 0 Tỷ lệ PCGDTH ĐĐT 75,0% 78.0% 76.6% 79,6% 2.2- Những tồn tại của Phổ cập giáo dục Tiểu học trên địa bàn xã. Qua phân tích số liệu và hồ sơ phổ cập giáo dục tiẻu học ở trường Tiểu học Kiên Thọ2. Tôi rút ra một số những tồn tại sau: - Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức tới công tác phổ cập giáo dục Tiểu học (công tác tuyên truyền về luật phổ cập chưa tốt). - Một số bộ phận nhỏ phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. - Việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường chưa được lãnh đạo địa phương quan tâm, cơ sở vật chất lớp học còn nhiều thiếu thốn và đang trên đà xuống cấp, bàn ghế học sinh còn một số chưa đúng qui định( Lớp 4,5 ở khu Liên Thành). - Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, công tác chỉ đạo Phổ cập còn lỏng lẻo. 2.3- Nguyên nhân của những tồn tại . - Một số bộ phận phụ huynh học sinh chưa hiểu được luật phổ cập giáo dục Tiểu học . - Việc đăng kí, cập nhật, lưu trữ hồ sơ sổ sách và một số biểu mẫu về phổ cập được tiến hành thường xuyên nhưng đôi khi chưa có độ chính xác cao. Từ thực trạng trên để công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi đạt kết quả tốt hơn không phải là vấn đê ngày một, ngày hai có thể làm được mà cần có một quá trình. Bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm duy trì và làm tốt hơn nữa công tác PCGDTH ĐĐT. V. CÁC GIẢI PHÁP THỤC HIỆN: 1. Làm tốt công tác tuyên truyền mọi tầng lớp nhân dân về công tác phổ cập giáo dục nói chung và công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi nói riêng. 2. Tham mưu xây dựng và hoàn thiện bộ máy chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công việc. 11 3. Làm tốt công tác điều tra cơ bản, cập nhật số liệu phổ cập hàng tháng, hoàn chỉnh hồ sơ phổ cập một cách khoa học, rõ ràng có độ chính xác cao. 4. Xây dựng quy hoạch mạng lưới trường học, tăng cường cơ sở vật chất , thiết bị dạy học, mở rộng các hoạt động giáo dục thu hút học sinh vào nhà trưêng. 5. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và ổn định đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng dậy học, phát động thi đua nâng cao tinh thần trách nhiện của giáo viên. 6. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn xã. 7. Tăng cường công tác việc thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học .Tổ chức rút kinh nghiệm, củng cố và phát triển thành quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi một cách vững chắc. VI. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KIÊN THỌ 2. 1-Biện pháp1:Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức trong mọi tầng lớp nhân dân. Công tác tuyền truyền trước hết phải làm cho các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, địa phương, các ban ngành đoàn thể hiểu được đầy đủ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của phổ cập giáo dục Tiểu học để họ góp sức cùng với nhà trường trong việc thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học . Tổ chức các cuộc họp phụ huynh, phân công giáo viên trực tiếp tuyên truyền về luật giáo dục và luật phổ cập giáo dục Tiêu học và nêu ý nghĩa của công tác này một cách rõ ràng lô gíc, giải đáp những thác mắc của cá nhân về luật phổ cập giáo dục Tiểu học . Nhà trường còn xây dựng kế hoạch cụ thể trình Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo các thôn cùng các ban ngành tham gia tích cực vào công tác phổ cập giáo dục Tiểu học , phối hợp với ban văn hoá xã tổ chức tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân hiểu được các chủ trưêng, đường lối của Đảng và nhà nước về công tác phổ cập. Tham mưu với chính quyền đưa chỉ tiêu về tỷ lệ PCGDTH làm cơ sở đánh giá công tác chỉ đạo của chi bộ thôn, xóm. - Phải làm cho cỏc cấp lónh đạo và mỗi gia đình phải thấy rằng việc cần phải cập trong giáo dục là rất quan trọng, là một vấn đề bức xúc trước tình hình phỏt triển của đất nước hiện nay, một khi xã hội tiến dần đến không sử dụng người lao động không có trình độ, bằng cấp, hình thức lao động đơn giản bị mất dần. - Thông qua nhiều hình thức để có thể chuyển tải được tư tưởng ấy như: Tham mưu, tổ chức Đại hội giáo dục các cấp, tuyên truyền bằng nhiều hình thức… nhằm nõng cao nhận thức của mọi người về công tác phổ cập giáo dục. 12 . 20 12. Năm học 20 08 -20 09 Năm học 20 09 -20 10 Năm học 20 10 -20 11 Năm học 20 11 -20 12 Tỷ lệ 6 tuổi vào lớp 1 97,5% 100% 100% 97.8% 6 đến11tuổi đang học Tiểu học . 100% 100% 100% 100% 12 đến 14 tuổi học xong chương. 100% 20 10- 20 11 307 307 100% 1 82 1 82 100% 48 48 100% 20 11- 20 12 299 29 9 100% 171 171 100% 45 44 97.8% 20 12- 20 13 28 8 28 8 100% 163 163 100% 42 42 100% Qua đây rút ra được rằng phổ cập giáo dục Tiểu. và đang học Tiểu học Tỷ lệ Số trẻ phải phổ cập Đã và đang học Tiểu học Tỷ lệ Số trẻ phải phổ cập Đã và đang học Tiểu học Tỷ lệ 20 08- 20 09 321 321 100% 195 195 100% 51 51 100% 20 09- 20 10 317