1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong môn Vật lý

17 3,5K 108

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7 A/ PHẦN MỞ ĐẦU: I- DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngày nay, cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội.Trong bối cảnh đó, toàn ngành Giáo Dục và Đào Tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Phương pháp dạy học này là cách thức họat động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức họat động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. Đối với môn Vật thì cách học mang lại hiệu quả nhất là phải gắn thuyết với luận và tư duy. Điều đó cũng là nhằm đảm bảo tốt mục tiêu đào tạo môn Vật ở trường THCS, tức là phải cung cấp cho học sinh kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện. Vì vậy việc tổ chức cho học sinh làm quen với cách học tăng tính tư duy, chủ động sáng tạo trong giờ học Vật cũng không kém phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS. Năm học (2010 - 2011) Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ban hành tài liệu thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn vật cấp trung học phổ thông. Trong tài liệu có đề cập nhiều đến phương pháp dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong đó đặc biệt chú trọng đến ba kỹ thuật dạy học tích cực đó là: Kỹ thuật dạy học “khăn trải bàn”, kỹ thuật dạy học “các mảnh ghép” và kỹ thuật dạy học “ sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy”. Các kỹ thuật dạy học này nhằm giúp học sinh chủ động tích cực nắm kiến thức và dần yêu thích môn học hơn. Tuy nhiên các kỹ thuật này còn khá mới mẻ đối với đa số giáo viên chúng ta, hoặc nếu đã sử dụng các kỹ thuật trên trong việc giảng dạy trước đây thì chẳng qua cũng là cách tổ chức mang tính chất chung chung chưa thật cụ thể. Chính vì lẽ đó, tôi dành nhiều thời gian trong việc nghiên cứu và vận dụng các kỹ thuật này, đặc biệt là kỹ thuật“ các mảnh ghép” trong giảng dạy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Vật Lý. II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: - Khai thác cách tổ chức lớp học theo kĩ thuật dạy học “các mãnh ghép” có hiệu quả. - Vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép”vào một số bài giảng vật lí cụ thể trong chương trình Vật lí 7 III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI: 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu : a. Tài liệu : - Sách giáo khoa Vật THCS - Bảng phân phối chương trình Vật lý. - Sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo Vật THCS - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật THCS do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành năm học 2010 – 2011. - Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật cấp trung học phổ thông. b. Cách tiến hành : Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 1 - Trường THCS Hoài Thanh Tây Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7 Qua thực tế giảng dạy bộ môn Vật lí trên lớp tôi nhận thấy việc áp dụng các kĩ thuật dạy học mới mang lại rất nhiều hiệu quả cho tiết học giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra trong một tiết học dựa trên sự phát huy tính tích cực của HS, gíup học sinh chủ động để lĩnh hội kiến thức, không áp đặt … nhưng cũng mang lại không ít khó khăn cho GV và HS: cách tổ chức, thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Đó là những trăn trở của bản thân trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Thu thập các tư liệu có liên quan: các bài học có vận dụng kỹ thuật dạy học “Các mãnh ghép” trong bộ môn Vật lớp 7. Tìm hiểu tình hình học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên, đối với việc vận dụng kỹ thuật dạy học cách mãnh ghép cụ thể trong từng kiểu bài. II. CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở tiến hành nghiên cứu đề tài: * Giáo viên giảng dạy môn Vật . * Học sinh các khối 7. * Kỹ năng học sinh thảo luận, hoạt động nhóm trong giờ học Vật Lý. * Thái độ học của học sinh trong việc tham gia hợp tác vào kỹ thuật “các mãnh ghép” của giáo viên đưa ra. * Chương trình, sách giáo khoa Vật 7 * Hệ thống các bài học trong chương trình * Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật cấp trung học . 2. Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: Năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012. Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 2 - Trường THCS Hoài Thanh Tây Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7 PHẦN II: KẾT QUẢ I/ MÔ TẢ TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI. Bản chất của kỹ thuật này là sự kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp; kích thích sự tham gia tích cực của HS; nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, khi áp dụngthuật các mảnh ghép vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn: - Lớp học được chia thành 6 nhóm, nhưng rất khó có bài học nào GV có thể đưa ra 6 nhiệm vụ trong cùng một vần đề nghiên cứu. Vậy khi có ít hơn 6 nhiệm vụ thì phân chia nhiệm vụ như thế nào? - HS thường lộn xộn khi đổi nhóm, đổi chỗ ngồi khi chuyển từ vòng 1 qua vòng 2. - Trên thực tế các lớp học tại trường hiện nay thì mỗi lớp có từ 40 đến 42HS. Do đó mỗi nhóm HS thường có từ 6 đến 7 HS , vậy các nhóm có 7 HS thì đánh số như thế nào ( vì chỉ có 6 nhóm thảo luận ) - Khó áp dụng cho nhiều kiểu bài lên lớp.Vì không phải tiết học nào cũng áp dụng được kĩ thuật này . II/ MÔ TẢ NỘI DUNG, GIẢI PHÁP MỚI: I.Khai thác cách vận dụngthuật các mãnh ghép một cách hợp lí dựa trên thực tế lớp dạy của GV. 1. Cách phân chia nhóm và đánh số thứ tự cho các HS trong nhóm. - Lớp học vẫn được chia thành 6 nhóm ( mỗi nhóm có tối đa là 7HS). - Cách đánh số thú tự cho các HS trong nhóm như sau: + Có 6 HS sẽ được mang số từ 1 đến 6. 1 HS còn lại trong nhóm sẽ mang số của nhóm đó. ( vì không thể có HS mang số 7) Ví dụ: *Nhóm 1 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 1. *Nhóm 2 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 2. *Nhóm 3 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 3. *Nhóm 4 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 4. *Nhóm 5 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 5. *Nhóm 6 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 6. * Trong đó GV đặc biệt chú ý đến số của nhóm trưởng : số của nhóm trưởng chính là số của nhóm mình thảo luận ( ví dụ nhóm trưởng nhóm 1 phải mang số 1) điều đó nó giúp GV thuận lợi trong việc điều hành hoạt động của nhóm mới vì khi đó các nhóm trưởng này cũng chính là nhóm trưởng mới. 2. Cách phân nhiệm vụ khi thảo luận. Thông thường một bài học Vật lí thường có 3 đến 4 nhiệm vụ cần thực hiện đồng thời( hoặc cũng có thể là 2 nhiệm vụ nếu đó là nhiệm vụ tương đối khó), thực tế lớp học có 6 nhóm khi đó nhiệm vụ được phân công như sau: Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 3 - Trường THCS Hoài Thanh Tây Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7 • Nếu có 2 nhiệm vụ: Khi đó sẽ có 3 nhóm thực hiện nhiệm vụ 1 và 3 nhóm còn lại thực hiện nhiệm vụ 2. VD: Nhóm 1,2,3: thực hiện nhiệm vụ 1. Nhóm 4,5,6: thực hiện nhiệm vụ 2. • Nếu có 3 nhiệm vụ thì khi đó sẽ có 2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ. VD: Nhóm 1,2 thực hiện nhiệm vụ 1. Nhóm 3,4 thực hiện nhiệm vụ 2. Nhóm 5,6 thực hiện nhiệm vụ 3. • Nếu có 4 nhiệm vụ thì khi đó 2 nhóm còn lại GV sẽ lựa chọn nhiệm vụ phù hợp ( thường là nhiệm vụ khó hơn hoặc quan trọng hơn ) để cho thảo luận . 3. Cách tổ chức lớp học : Khi thực hiện nhiệm vụ ở vòng 1, HS ngồi như sau: Khi đổi chỗ ngồi để thực hiện nhiệm vụ ở vòng 2, để dễ dàng và tránh mất trật tự và thời gian của tiết học GV nên qui định hướng đi cho HS: HS sẽ đi theo vòng xuyến của lớp học như đi qua bùng binh ở các ngã 3, ngã tư đường. 4. Áp dụngthuật dạy học các mãnh ghép giúp HS hình thành bản đồ tư duy trong tiết học - Việc hình thành 1bản đồ tư duy trong dạy học là rất cần thiết , giúp HS hệ thống hóa kiến thức , HS thấy được sự gắn kết giữa các kiến thức với nhau từ đó HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức. Tuy nhiện việc yêu cầu HS thiết lập 1 bản đồ tư duy tại lớp là khá khó, vì nó mất khá nhiều thời gian của tiết học. Do đó ta có thể áp dụngthuật dạy học các mãnh ghép vào việc giúp HS hình thành bản đồ tư duy tại lớp vừa hiệu quả mà ít tốn thời gian, đặc biệt cho các tiết tổng kết chương hay ôn tập học kì. Việc thực hiện theo các bước như sau: Bước 1. GV cho HS nêu các mãng kiến thức lớn đã học trong chương hoặc trong học kì (HS có thể trả lời không đúng thì GV có thể giúp HS phân mãng kiến thức) vì đây là khâu quan trọng nhất. Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 4 - Trường THCS Hoài Thanh Tây NHÓM 4 NHÓM 5 NHÓM 6 NHÓM 3 NHÓM 2 NHÓM 1 Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7 Bước 2. Từ các mãng kiến thức chính đó, GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm ở vòng 1: mỗi nhóm thảo luận và thiết lập 1 nhánh của bản đồ tư duy tương ứng với 1 mãng kiến thức. Bước 3. Hình thành nhóm mới ở vòng 2 và cho HS ghép các nhánh đã thảo luận ở vòng 1 thành 1 bàn đồ tư duy hoàn chỉnh. Với cách này có thể tạo ra sự đa dạng trong cách nhìn nhận phân chia kiến thức của HS, HS thể hiện được tư duy logic của mình. Qua đó GV có thể phát hiện ra những điểm mới trong tư duy của HS cũng có thể phát hiện ra những hạn chế của HS để khắc phục. I. Vận dụng cụ thể kỹ thuật các mảnh ghép cho các bài sau: Tiết 5 Bài Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Lớp học được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 7 người. - Phát phiếu giao việc cho các nhóm. Vòng 1. + Nhóm 1,2: Làm thí nghiệm tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn hay không? + Nhóm 3,4: làm thí nghiệm tìm hiểu độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật hay không? + Nhóm 5,6: Làm thí nghiệm so sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. Vòng 2. - Hình thành 6 nhóm mới trong đó có từ 6 đến 7 thành viên ( trong đó có ít nhất là 2 người đã cùng thảo luận 1 nội dung ) - Câu trả lời của các nhóm 1,2 ở vòng 1: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn , gọi là ảnh ảo sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại. - Câu trả lời của các nhóm 3,4 ở vòng 1: độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại. - Câu trả lời của các nhóm 5,6 ở vòng 1: khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại. - Các thành viên của nhóm sẽ chia sẻ thông tin với nhau từ kết quả thảo luận ở vòng 1và từ đó cùng rút ra kết luận về các tính chất cuả ảnh tạo bởi gương phẳng: : ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn , gọi là ảnh ảo ,độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật, khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương . - HS có thể rút ra được 3 tính chất của ảnh trong một thời gian ngắn. Tiết 11 Bài : Nguồn âm - Lớp học được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 7 người. - Phát phiếu giao việc cho các nhóm. Vòng 1. + Nhóm 1,2: Làm thí nghiệm hình 10. 1 quan sát dây cao su và lắng nghe rồi mô tả điều mà mình nghe và thấy được. + Nhóm 3,4: làm thí nghiệm hình 10.2 tìm hiều khi gõ vào thành cốc thủy tinh mỏng, vật phát ra tiếng kêu có dao động không? + Nhóm 5,6: Làm thí nghiệm hình 10.3 và cho biết khi âm thoa phát ra tiếng kêu, âm thoa có dao động hay không? Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 5 - Trường THCS Hoài Thanh Tây Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7 Vòng 2. - Hình thành 6 nhóm mới trong đó có từ 6 đến 7 thành viên ( trong đó có ít nhất là 2 người đã cùng thảo luận 1 nội dung ) - Câu trả lời của các nhóm 1,2 ở vòng 1: dây cao su dao động và phát ra âm sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại. - Câu trả lời của các nhóm 3,4 ở vòng 1: thành cốc thủy tinh dao động và phát ra âm sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại. - Câu trả lời của các nhóm 5,6 ở vòng 1: âm thoa dao động và phát ra âm thanh sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại. - Các thành viên của nhóm sẽ chia sẻ thông tin với nhau từ kết quả thảo luận ở vòng 1và từ đó cùng rút ra kết luận về đặc điểm của vật dao động: Khi phát ra âm, các vật đều dao động. - HS có thể rút ra được đặc điểm của nguồn âm trong một thời gian ngắn. Tiết 12 Bài: Độ cao của âm - Lớp học được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 7 người. - Phát phiếu giao việc cho các nhóm. Vòng 1. + Nhóm 1,2: Làm thí nghiệm hình 11. 1 tìm hiểu quan hệ giữa dao động và tần số dao động như thế nào? + Nhóm 3,4: làm thí nghiệm hình 11.2 tìm hiều quan hệ giữa dao động nhanh chậm và âm phát ra cao thấp của thước như thế nào? + Nhóm 5,6: Làm thí nghiệm hình 11.3 tìm hiểu quan hệ giữa dao động nhanh chậm và âm phát ra cao thấp của miếng bìa thế nào? Vòng 2. - Hình thành 6 nhóm mới trong đó có từ 6 đến 7 thành viên ( trong đó có ít nhất là 2 người đã cùng thảo luận 1 nội dung ) - Câu trả lời của các nhóm 1,2 ở vòng 1: dao động cành nhanh , tần số dao động càng lớn.sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại. - Câu trả lời của các nhóm 3,4 ở vòng 1: thước dao động càng nhanh, âm phát ra càng cao sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại. - Câu trả lời của các nhóm 5,6 ở vòng 1: Góc miếng bìa dao độngcàng nhanh, âm phát ra càng cao sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại. - Các thành viên của nhóm sẽ chia sẻ thông tin với nhau từ kết quả thảo luận ở vòng 1và từ đó cùng rút ra kết luận về độ cao của âm: Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. - HS có thể rút ra được đặc điểm của nguồn âm trong một thời gian ngắn. Tiết:14 . Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM – Chương trình Vật lớp 7: - Lớp học được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 7 người. - Phát phiếu giao việc cho các nhóm. Vòng 1: + Nhóm 1: Nghiên cứu về sự truyền âm trong môi trường chất khí. + Nhóm 2,5: Nghiên cứu về sự truyền âm trong môi trường chất rắn. + Nhóm 3,6: Nghiên cứu về sự truyền âm trong môi trường chất lỏng. Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 6 - Trường THCS Hoài Thanh Tây Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7 + Nhóm 4: Nghiên cứu âm có thể truyền qua được trong môi trường chân không hay không ? Vòng 2: - Hình thành nhóm 8 người mới, trong đó 2 người từ nhóm 1, hai người từ nhóm 2, hai người từ nhóm 3 và hai người từ nhóm 4. - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 1 “ âm thanh có thể truyền được trong môi trường chất khí”, sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại. - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 2,5 “ âm thanh có thể truyền được trong môi trường chất rắn” sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại. - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 3,6 “ âm thanh có thể truyền được trong môi trường chất lỏng” sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại. - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 4 “ âm thanh không thể truyền qua được môi trường chân không” sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại. Các thành viên của nhóm sẽ chia sẻ thông tin với nhau từ kết quả thảo luận ở vòng 1và từ đó cùng rút ra kết luận: Âm có thể truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí, âm không thể truyền được trong môi trường chân không Vậy kết hợp giữa vòng 1 và vòng 2 học sinh trong cả lớp đã nắm được sự truyền âm trong các môi trường trong một thời gian ngắn. Tiết: 25. Bài TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH CỦA DÒNG ĐIỆN – Chương trình Vật 7. - Tôi chi lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh. - Phát phiếu giao việc cho các nhóm: Vòng 1: + Nhóm 1,2: Nghiên cứu về tác dụng từ của dòng điện. + Nhóm 3,4: Nghiên cứu về tác dụng hóa học của dòng điện. + Nhóm 5,6: Nghiên cứu về tác dụng sinh của dòng điện. Vòng 2: - Hình thành nhóm 6 người mới, trong đó 6 người từ nhóm 1,2, sáu người từ nhóm 3,4, sáu người từ nhóm 5,6. - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 1,2 “ dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm”, sẽ được chia sẻ với các thành viên từ các nhóm khác. - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 3, 4 “ Dòng điện có tác dụng hóa học vì khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm” sẽ được chia sẻ với các thành viên từ các nhóm khác - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 5, 6 “Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật” sẽ được chia sẻ với các thành viên từ các nhóm khác. - Như vậy qua hai vòng học sinh sẽ nắm được “ dòng điện có ba tác dụng là: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý”. Tiết: 9 Bài 9. Tổng kết chương I. Quang học. - Trước khi cho HS hoạt động nhóm , GV yêu cầu HS nêu các mãng kiến thức chính đã học trong chương? - HS nêu các mãng kiến thức chính. Có thể tạm chia nội dung của chương thành 3 mãng kiến thức chính như sau: - Gương cầu Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 7 - Trường THCS Hoài Thanh Tây Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7 - Sự truyền ánh sáng. - Sự phản xạ ánh sáng. - Tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh. - Phát phiếu giao việc cho các nhóm: Vòng 1: + Nhóm 1,2: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 1 của bản đồ tư duy ứng với mãng kiến thức : Gương cầu + Nhóm 3,4: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 2 của bản đồ tư duy ứng với mãng kiến thức : Sự truyền ánh sáng + Nhóm 5,6: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 3 của bản đồ tư duy ứng với mãng kiến thức : Sự phản xạ ánh sáng. Vòng 2: - Hình thành nhóm 6 người mới, trong đó có ít nhất là 2 người đã cùng thảo luận một nội dung ở vòng 1. - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 1,2 nhánh 1 của bản đồ tư duy sẽ được chia sẻ với các thành viên từ các nhóm khác. - Ví dụ: - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 3,4 là nhánh 2 của bản đồ tư duy sẽ được chia sẻ với các thành viên từ các nhóm khác. - Ví dụ: - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 5,6 là nhánh 3 của bản đồ tư duy sẽ được chia sẻ với các thành viên từ các nhóm khác. - Ví dụ: Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 8 - Trường THCS Hoài Thanh Tây Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7 - Từ các nhánh của bản đồ tư duy đã được hình thành ở vòng 1, các nhóm mới thảo luận thống nhất thành một bản đồ tư duy hoàn chỉnh. - Ví dụ: Tiết 17. Tổng kết chương II Âm thanh - Trước khi cho HS hoạt động nhóm , GV yêu cầu HS nêu các mãng kiến thức chính đã học trong chương? - HS nêu các mãng kiến thức chính. Có thể tạm chia nội dung của chương thành 3 mãng kiến thức chính như sau: - Nguồn âm, tính chất của âm. Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 9 - Trường THCS Hoài Thanh Tây Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7 - Môi trường truyền âm - Sự phản xạ âm- ô nhiễm tiếng ồn. - Tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh. - Phát phiếu giao việc cho các nhóm: Vòng 1: + Nhóm 1,2: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 1 của bản đồ tư duy ứng với mãng kiến thức : Nguồn âm, tính chất của âm. + Nhóm 3,4: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 2 của bản đồ tư duy ứng với mãng kiến thức : Môi trường truyền âm + Nhóm 5,6: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 3 của bản đồ tư duy ứng với mãng kiến thức : Sự phản xạ âm- ô nhiễm tiếng ồn. Vòng 2: - Hình thành nhóm 6 người mới, trong đó có ít nhất là 2 người đã cùng thảo luận một nội dung ở vòng 1. - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 1,2 nhánh 1 của bản đồ tư duy sẽ được chia sẻ với các thành viên từ các nhóm khác. - ví dụ: - Câu trả lời của vòng 1, nhóm 3,4 là nhánh 2 của bản đồ tư duy sẽ được chia sẻ với các thành viên từ các nhóm khác. - Ví dụ: Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 10 - Trường THCS Hoài Thanh Tây . chú trọng đến ba kỹ thuật dạy học tích cực đó là: Kỹ thuật dạy học “khăn trải bàn”, kỹ thuật dạy học “các mảnh ghép và kỹ thuật dạy học “ sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy”. Các kỹ thuật dạy học này. trong việc nghiên cứu và vận dụng các kỹ thuật này, đặc biệt là kỹ thuật các mảnh ghép trong giảng dạy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Vật. vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7 Sau khi tiến hành nghiên cứu và vận dụng kỹ thuật dạy học “Các mãnh ghép việc áp dụng kĩ thuật

Ngày đăng: 28/01/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w