chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở việt nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay

28 551 1
chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở việt nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………1 B. NỘI DUNG TIỂU LUẬN………………………………………………………5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI……………………………… 5 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ có liên quan…………………………………5 1.2. Khái quát quá trình hình thành nền kinh tế tri thức……………………… 6 1.3. Một số đặc điểm cơ bản của kinh tế tri thức…………………………………7 1.4. Kinh tế tri thức và chủ nghĩa Mác – Lênin………………………………… 9 1.5. Quan điểm của Đảng và nhà nước về kinh tế tri thức………………………11 CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG NỀN KTTT VÀ MỘT SỐ GIẢI GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TÊ TRI THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA……….12 2.1.Xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới trong thế kỷ XXI………………………………………………………………………………12 2.2.Chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay……………………………………………………………….14 2.3. Giải pháp chủ yếu cho nền kinh tế tri thức của Việt Nam hiện nay…………22 C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………26 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Kinh tế tri thức là một khái niệm mới, về nội hàm, kinh tế tri thức phản ánh một trình độ rất cao trong các nấc thang phát triển kinh tế của loài người. Hiện nay xu hướng phát triển kinh tế tri thức đang tác động ngày càng sâu rộng trên mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống nhân loại; có thể nói kinh tế tri thức vừa là mục tiêu vừa là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người trong tương lai gần. Kinh tế tri thức được xác định chính là cánh cửa mở ra cho các nền kinh tế đang phát triển tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết đón bắt và tận dụng cơ hội. Ngược lại, kinh tế tri thức cũng tạo ra thách thức lớn hơn bao giờ hết đối với các nước đang phát triển, đó là nguy cơ tụt hậu, đó là khoảng cách ngày càng gia tăng về trình độ phát triển với các nước phát triển. Trong bối cảnh đó ở nước ta, sau nhiều tranh luận, đã có sự nhất trí xây dựng nền kinh tế theo hướng tri thức hóa dần các công đoạn của quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, và phát triển kinh tế tri thức ở nước ta đã được khẳng định tại các Báo cáo Chính trị của Đảng lần thứ IX, X, XI. Trong chiến lược phát triển nền kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn của vài thập niên tới, làm cho nhiệm vụ xây dựng chương trình hành động nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức của Việt Nam trở nên đặc biệt cấp bách, thậm chí là rất gay gắt. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thế giới, đó là thách thức lớn đối với nước ta, song cơ hội lớn cũng nằm trong thách thức đó. Vì thế, mặc dù vẫn còn là một nước đang phát triển, chúng ta không thể không tính đến tìm một lối đi tiến nhanh vào nền kinh tế tri thức theo cách của mình, trong hoàn cảnh và đặc điểm của mình, theo chiến lược và bước đi phù hợp với trình độ hiện có. Trong điều kiện đó, trên tầm nhìn dài hạn, xây dựng nền kinh tế tri thức phải được coi là nhiệm vụ mang tính sống còn đối với tương lai của Việt Nam. Vì vậy, em chọn đề tài: “ Chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay” làm đề tài tiều luận môn chuyên đề kinh tế chính trị Mác – LêNin. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài tiều luận hẳn còn nhiều thiết sót. Vì vậy em rất mong ý kiến và sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 2. Tình hình nghiên cứu: - Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên),“ Phát triển kinh tế tri thức, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Vệt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. - GS. Đặng Hữu, (chủ biên)“ Phát triển kinh tế tri thức gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam”, Nxb Khoa học xã hội, 2009. - Phạm Quang Phan, “ Những vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học, Hà Nội, 2002. - Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên),“ Phát triển kinh tế tri thức, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. - Nghiên cứu kinh tế tri thức nhiều năm, cho đến năm 2006, PGS.TS Phí Mạnh Hồng chủ trì đề tài “ Một số vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức – Cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt nam”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: *Mục đích: Cần làm rõ chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay: - Về mặt lý luận: Cần làm rõ được khái niệm kinh tế tri thức đặc điểm cũng như vai trò của kinh tế tri thức; nêu nên một số quan điểm của C.Mác của Đảng và nhà nước về kinh tế tri thức; chứng minh phát triển kinh tế tri thức là tất yếu trong giai đoạn hiện nay. - Về mặt thực tiễn: Cần khảo sát, đánh giá thực trạng nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển và các nước đang phát triển và của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, có những cơ hội và thách thức gì khi xây dựng nền kinh tế tri thức và đưa ra những biện pháp để xây dừng thành công nền kinh tế tri thức. * Nhiệm vụ: - Thứ nhất: Một số khái niệm có liên quan như ( kinh tế tri thức là gì? CNH-HĐH là gì? ); đặc điểm của kinh tế tri thức. Quan điểm của Đảng và nhà nước về kinh tế tri thức. - Thứ hai: Nghiên cứu tình hình kinh tế tri thức trên quốc tế và nêu nên thực trạng kinh tế tri thức của nước ta trong thời gian qua. Từ đó rút ra những mặt mạnh và mặt yếu của Việt Nam trên con đường xây dựng nền kinh tế tri thức - Thứ ba: Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trên con đường xây dựng nền kinh tế tri thức của Việt Nam, từ đó đưa ra một vài giải pháp tiếp cận để xây dựng thành công nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế tri thức ở Việt nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện nay. - Thứ nhất: Đánh giá nền kinh tế tri thức của Việt Nam đang ở mức độ nào, những mặt nào mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. - Thứ hai: Chiến lược xây dưng nền kinh tế tri thức của Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa và phát triển kinh tế tri thức là rất cần thiết và quan trọng, là con đường tất yếu của nền kinh tế nước ta nếu như không muốn tụt hậu. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Tiều luận nghiên cứu về nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiêp hóa. Bối cảnh mọi quốc gia đều phát triển theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. - Về thời gian: Thời gian những năm 2000 trở lại đây, khi mà hầu hết các quốc gia đều nhận thấy phát triển kinh tế tri thức là cơ hội phát triển đất nước trong thế kỷ XXI, thời điểm mà Đảng và Chính phủ biến chủ trương, mong muốn, trở thành hành động được thể hiện tai văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trừu tượng hóa khoa học, phương pháp duy vật lich sử, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, thống kê, phương pháp suy luận logic, quy nạp và diễn dịch, đọc và nghiên cứu tài liệu… 6.Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì kết cấu của tiểu luận gồm: 2 chương và 8 tiết. *Một số từ viết tắt: KTTT: Kinh tế tri thức CNH- HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ có liên quan: 1.1.1. Nền kinh tế tri thức. a. Kinh tế: Theo ông Adam Smith, cha đẻ của môn kinh tế, định nghĩa từ “ Kinh tế” trong cuốn sách nổi tiếng “Sự giàu có của các quốc gia” (Wealth of Nations) của ông là: “nghiên cứu về sự giàu có”. Tuy nhiên, như trong bài viết về [“Kinh tế tri thức ở Việt Nam”, của GS Hồ Tú Bảo, tạp chí Tia sáng đăng ngày 20-07- 2010] có đưa ra quan điểm: “Theo một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi, kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng hay một quốc gia” b.Tri thức: Theo OECD: “Tri thức bao gồm toàn bộ kết quả, về trí lực của loài người sáng tạo ra từ trước đến nay, trong đó tri thức về khoa học, về kỹ thuật, về quản lý là các bộ phận quan trọng nhất”[ chuyên đề kinh tế chính trị Mác – Lênin, tr 51, tr 52]. c. Kinh tế tri thức: Hiện nay trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế tri thức, trong đó khái niệm được thừa nhận rộng rãi nhất là khái niệm của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD ( Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế). Năm 1996, OECD đưa ra định nghĩa: “ Kinh tế tri thức là những nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin”. Nhưng đến năm 2000, OECD và APEC đã điều chỉnh lai: “ Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành khinh tế”. 1.1.2. Chiến lược: Là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Trong quân sự, chiến lược khác với chiến thuật, chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận đánh, trong khi chiến lược đề cập đến việc làm thế nào để liên kết các trận đánh với nhau. Nghĩa là cần phải phối hợp các trận đánh để đi đến mục tiêu quân sự cuối cùng. 1.1.3. Công nghiệp hóa: Là quá trình chuyển đổi một cách căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công công nghệ, phương tiện, phương pháp ngay tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 1.2. Khái quát quá trình hình thành nền kinh tế tri thức: 1.2.1. Vai trò của tri thức trong lịch sử: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào tri thức con người. C.Mác “ Tất cả sản phẩm lao động của con người đều là sức mạnh vật hóa của trí thức”. Mọi nền kinh tế đều cần tri thức như một yếu tố sản xuất và đến giai đoạn phát triển cao thì tri thức trở nên đóng vai trò quan trọng [ Chuyên đề kinh tế chính trị Mác- Lênin, tr 46]. 1.2.2. Sự hình thành nền kinh tế tri thức: Trước hết là kinh tế săn bắn và hái lượm tồn tại trong hàng trăm nghìn năm. Tiếp theo đó là kinh tế nông nghiệp kéo dài khoảng mười nghìn năm. Rồi đến kinh tế công nghiệp xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu nửa sau thế kỷ XVIII đã xác lập cơ sở kỹ thuật cơ khí, hình thành lực lượng lao động và tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ hai (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) đã nâng cao cơ sở kỹ thuật cơ khí lên trình độ bán tự động hóa và hình thành tổ chức quản lý mới. Đến giai đoạn gần đây chúng ta cũng dễ nhận thấy có những chuyển biến mang tính cách mạng đó là cách mạng trong quản lý, quản lý cũng đóng vai trò trở thành lực lượng sản xuất góp phần sáng tạo ra của cải xã hội, chứ không còn là quản lý về kỷ cương lao động thuần khiết. Bất kỳ nền kinh tế nào nói trên, dù ít hay nhiều cũng đã dựa vào tri thức để phát triển. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một nền kinh tế nào cũng là nền kinh tế dựa trên tri thức. Cái khác biệt chủ yếu của nền kinh tế tri thức với các nền kinh tế khác là tri thức đã phát triển đặc biệt mạnh mẽ, đã trở thành yếu tố quan trọng nhất, nguồn lực có tính quyết định nhất đối với tăng trưởng kinh tế hơn cả vốn và tài nguyên; từ những căn cứ xác thực đó, người ta cho rằng một nền kinh tế mới hoàn toàn khác các nền kinh tế truyền thống đã ra đời. 1.3. Một số đặc điểm cơ bản của kinh tế tri thức. 1.3.1. Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp: Trong nền kinh tế tri thức, trí tuệ con người và kỹ năng lao động trở thành lợi thế phát triển lớn nhất, quyết định nhất. Thay vì các yếu tố vật chất- kỹ thuật truyền thống, con người trí tuệ và có kỹ năng cao đang trở thành lực lượng sản xuất quang trọng nhất, quyết định thành công nỗ lực phát triển. Tri thức và công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng nhất, đồng nghĩa tri thức kỹ năng, nguồn phát minh và công nghệ hiện đại đã trở thành lợi thế cạnh tranh quyết định. Lực lượng nắm giữ tri thức sẽ là động lực phát triển của xã hội và là tầng lớp quyết định vận mệnh của mỗi dân tộc 1.3.2. Kinh tế tri thức có tốc độ hoạt động nhanh và đổi mới nhanh: Trong nền kinh tế tri thức có sự biến đổi sâu sắc và nhanh chóng cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động [chuyên đề kinh tế chính trị Mác- Lênin, tr 56]. Các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số. Các ngành kinh tế như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, viễn thông… ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Sáng tạo trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển. Cái có giá trị nhất là cái chưa biết, sự hao mòn vô hình diễn da rất nhanh đối với những cái đã biết đã được sử dụng.[chuyên đề kinh tế chính trị Mác- Lênin, tr 57]. Trong kinh tế tri thức thì quyết định năng lực cạnh tranh chính là sự sáng tạo ra cái mới có chất lượng cao hơn, thời gian đi tới người tiêu dùng nhanh hơn. Sự phát triển kinh tế là do sự không ngừng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Do đó nền kinh tế tri thức có tốc độ hoạt động rất nhanh, “ làm việc và kinh doanh theo mức độ của tư duy” ( Bill Gates, 2000).Sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất chủ đạo. Các khu công nghệ phát triển nhanh, đó là hình thức tổ chức sản xuất cơ bản nhất trong nền kinh tế tri thức. KTTT là nền kinh tế rất nhiều biến động, có nhiều rủi ro. Có người gọi KTTT là nền kinh tể rủi ro, kinh tế mạo hiểm. 1.3.3. Mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng nhất: Nhờ có mạng thông tin, tri thức được quảng bá rộng rãi đến mọi người; mạng gắn kết mọi người, mọi tổ chức với nhau, rút ngắn thời gian, xoá khoảng cách không gian; các hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên sôi động, nhanh nhạy, sản xuất gắn chặt với thị trường; tổ chức quản lý có hiệu lực hơn, thúc đẩy phát triển dân chủ, công khai, minh bạch. Mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của nền kinh tế. Nhiều người gọi nền KTTT là kinh tế thông tin. Có xã hội thông tin mới có KTTT. 1.3.4. Học tập trở thành yêu cầu thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời của mỗi người: Trong nền kinh tế tri thức, trí thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, con người muốn làm việc được cần phải có tri thức. Xã hội sẽ thực hiện nguyên tắc phân phối mà người nắm giữ tri thức có mức tiền lương và tiền thưởng cao hơn nhiều lần so với lao động chân tay. Thực tế đó đòi hỏ mọi người không ngừng học tập, trau rồi kỹ năng, phát triển trí sáng tạo. Với sự bùng nổ thông tin và và liên tục đổi mới công nghệ, đổi mới tri thức, mô hình đào tạo xong rồi làm việc không còn phù hợp nữa. Giáo dục phải đào tạo cơ bản, tạo nền tảng để người học có khả năng tự đào tạo không ngừng tiếp thu những kiến thức mới. Con người vừa học tập vừa làm việc suốt đời. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế học hỏi: mọi người có điều kiện ngày càng thuận lợi để học suốt đời, không ngừng phát triển kinh tế tri thức, nâng cao kỹ năng, phát triển sức sáng tạo, thích nghi với sự phát triển, thúc đẩy đổi mới. Xã hội học tâp là nền tảng của kinh tế tri thức. 1.3.5. Toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ: Quá trình phát triển khoa học công nghệ, phát triển KTTT, cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, phát triển thương mại thế giới và quá trình toàn cầu hoá là những quá trình đi liền nhau, tác động qua lại và thúc đẩy nhau phát triển. Sự sản sinh ra, truyền bá, sử dụng tri thức không thể chỉ nằm trong biên giới quốc gia. Nền KTTT ra đời trong điều kiện nền kinh tế thế giới toàn cầu hoá; bất cứ ngành sản xuất, dịch vụ nào cũng đều dựa vào nguồn cung ứng từ nhiều nước và được tiêu thụ trên toàn thế giới. Người ta thường gọi nền KTTT là nền kinh tế toàn cầu hoá nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức. 1.4. Kinh tế tri thức và chủ nghĩa Mác – Lênin: Vào thời đại của C.Mác, mới chỉ có một vài nước đang xây dựng nền kinh tế công nghiệp, chưa xuất hiện kinh tế tri thức. Nhưng những quan điểm mà C.Mác rút ra từ việc phân tích sự phát triển của hệ thống máy móc rất phù hợp với những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức hiện nay: [...]... trình công nghiệp hóa hiện nay 2.2.1 Những thời cơ và thách thức của Việt Nam để xây dựng nền kinh tế tri thức a Thời cơ xây dựng và phát tri n kinh tế tri thức ở Việt Nam: Quá trình của các nền kinh tế phát tri n tới kinh tế tri thức là một quá trình tự nhiên, hợp quy luật phát tri n của lịch sử xã hội loài người Trước xu thế phát tri n nền kinh tế tri thức toàn cầu, các nước đang phát tri n ý thức ưu... từng bước phát tri n kinh tế tri thức [Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 91] CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TÊ TRI THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA 2.1 Xu hướng phát tri n nền kinh tế tri thức trên thế giới trong thế kỷ XXI Thực tế cho thấy,... phát tri n công nghệ cao mà còn phải thay đổi thái độ đối với những thể chế kinh tế hiện nay và đối với công nghệ mới Trong thực tế, sự thay đổi lối tư duy phù hợp với nền kinh tế mới, hầu hết các nước đã và đang nỗ lực hoạch định những chính sách nhằm tạo ra tiền đề để xây dựng và phát tri n nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI 2.2 Chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công. .. thương hiệu ở 2 nước là Lào và Campuchia 2.3 Một số giải pháp để thực hiện thành công việc xây dựng nền kinh tế tri thức của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa Coi trọng nhân tài, coi nhân tài là vốn quý của đất nước Hướng các doanh nghiệp, công sở vào khai thác những ưu thế của công nghệ thông tin Xây dựng quan điểm và phương thức điều hàn ở tầm vi mô và vĩ mô phù hợp với nền kinh tế tri thức Đẩy... khoa học công nghệ mới nhất Như vậy, nền kinh tế tri thức là cơ hội quý giá để Việt Nam đẩy nhanh CNH-HĐH Nước ta không thể trần chừ, bỏ lỡ cơ hội lớn này mà phải đi thẳng vào nền kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách với các nước Vì vậy công nghiệp hóa ở nước ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ lớn lao, đó là chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp. .. doanh nghiệp, chỉ có 16 doanh nghiệp có ý tưởng đổi mới công nghệ Xét một cách tổng quát, những yếu tố cho sự ra đời và phát tri n kinh tế ở Việt Nam hiện nay đang ở thời kỳ hình thành 2.2.3 Những thành công và thất bại trong bước đầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở nước ta a Thành công: Ngày càng nhiều nghề đỏi hỏi kỹ thuật cao phát tri n, cùng với đó là các tập đoàn lớn trong lĩnh vực này xuất hiện. .. “Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 2, Ban khoa giáo TW, Kỷ yếu Hội thảo: “ Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam , 21-22/6/2000 3, PGS.TS Phí Mạnh Hồng, “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức- cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt nam ,2006 4, GS.Đặng Hữu (chủ biên),“Phát tri n kinh tế tri thức gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. .. thách thức cho Việt Nam trong việc chia sẻ tri thức toàn cầu vì sự phát tri n của mình Để vượt qua thách thức này phải phát huy năng lực nội sinh, đầu tư mạnh cho phát tri n nguồn nhân lực, năng lực khoa học công nghệ, sức sáng tạo của toàn dân tộc, chọn lựa chiến lược thich hợp, đi tắt, rút ngăn, vượt qua trỏ ngại 2.2.2.Thực trạng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam Vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế tri. .. hiện sớm và khá thành công ở Mỹ Ngoài ra, những yếu tố của nền kinh tế tri thức cũng đã phát tri n và đạt được mức khá cao trong nhiều nước EU Trong khi đó, ở không ít các nước châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh, người ta còn hết sức mơ hồ về nền kinh tế tri thức Cho nên, ở các nước này, sự đầu tư cho việc phát tri n khoa học công nghệ mà trước hết là công nghệ thông tin và cho việc xây dựng nền kinh tế. .. châu lục khác trong việc xây dựng nền kinh tế tri thức không chỉ do họ có những điều kiện xuất phát về kinh tế và kỹ thuật cao hơn, mà trước hết là do các nước này đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của nền kinh tế tri thức, tính tất yếu và những điều kiện cần thiết cho sự ra đời và phát tri n của nền kinh tế này Họ đã hiểu rằng công nghệ thông tin và rộng hơn là nền kinh tế tri thức không những . tri thức trong thế kỷ XXI. 2.2. Chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay. 2.2.1. Những thời cơ và thách thức của Việt Nam để xây dựng nền kinh. kinh tế tri thức. a. Thời cơ xây dựng và phát tri n kinh tế tri thức ở Việt Nam: Quá trình của các nền kinh tế phát tri n tới kinh tế tri thức là một quá trình tự nhiên, hợp quy luật phát tri n. tương lai của Việt Nam. Vì vậy, em chọn đề tài: “ Chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay làm đề tài tiều luận môn chuyên đề kinh tế chính trị

Ngày đăng: 28/01/2015, 15:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trong chiến lược phát triển nền kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn của vài thập niên tới, làm cho nhiệm vụ xây dựng chương trình hành động nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức của Việt Nam trở nên đặc biệt cấp bách, thậm chí là rất gay gắt. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thế giới, đó là thách thức lớn đối với nước ta, song cơ hội lớn cũng nằm trong thách thức đó. Vì thế, mặc dù vẫn còn là một nước đang phát triển, chúng ta không thể không tính đến tìm một lối đi tiến nhanh vào nền kinh tế tri thức theo cách của mình, trong hoàn cảnh và đặc điểm của mình, theo chiến lược và bước đi phù hợp với trình độ hiện có. Trong điều kiện đó, trên tầm nhìn dài hạn, xây dựng nền kinh tế tri thức phải được coi là nhiệm vụ mang tính sống còn đối với tương lai của Việt Nam. Vì vậy, em chọn đề tài: “ Chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay” làm đề tài tiều luận môn chuyên đề kinh tế chính trị Mác – LêNin.

  • Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài tiều luận hẳn còn nhiều thiết sót. Vì vậy em rất mong ý kiến và sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

  • 2. Tình hình nghiên cứu:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan