1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thiết kế bài giảng điện tử E-learning

21 207 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 33,01 KB

Nội dung

TẬP HUẤN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ELEARNING PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nội dung tập huấn Khái niệm về Elearning 3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Adobe Presenter để thiết kế bài giảng Elearning 2. Bài giảng Elearning E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin. Một số định nghĩa e-Learning tiêu biểu Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-Learning, dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa e-Learning đặc trưng nhất + E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton). + E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông ( Compare Infobase Inc). + E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center). Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung e-Learning đều có những điểm chung sau : • Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… • E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. • E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e- Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời. Video minh họa Tại sao E-learning lại hữu ích với bạn? Dưới đây là một số tiện ích của E-learning: + Học theo lịch của bạn, học bất cứ khi nào thuận tiện. + Có thể học ở nhà hoặc ở nơi làm việc + Công nghệ multimedia, học với cộng đồng online và các buổi thảo luận trực tuyến giúp bạn có được những kinh nghiệm học tập toàn diện song song với những kinh nghiệm của phương pháp học truyền thống. + Phát triển những kỹ năng làm việc mới hoặc đào tạo một công việc mới + Cung cấp cơ hội để giao lưu với những học viên khác Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, , và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC Bài giảng e-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi. Bài giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học, học mọi lúc, học mọi nơi, học theo sở thích, và học suốt đời Tổng hợp về Adobe Presenter Ưu điểm: Tận dụng được bài trình chiếu từ Powerpoint Dễ dàng làm việc (vì phần lớn dùng môi trường Powerpoint) Hỗ trợ đa dạng mẫu trắc nghiệm và dễ dàng tạo các mẫu trắc nghiệm với nhiều tính năng Khả năng đồng bộ âm thanh (lời giảng) giữa các slide tốt Đóng gói thành bài giảng e-Learrning dễ dàng Nhược điểm: Khả năng đồng bộ video (hình giáo viên giảng bài) giữa các slide chưa tốt Thể hiện các hiệu ứng trình diễn không thuận lợi như Powerpoint Nổi bật của Adobe Presenter so với Powerpoint Giúp dễ dàng tạo ra các bài trình chiếu từ các slide trên Powerpoint thành bài giảng điện tử tương tác tuân thủ theo chuẩn e-learning và có thể dạy và học qua mạng. Cho phép chèn flash lên bài giảng Cho phép ghi âm thanh, hình ảnh, video và đưa lên bài giảng Cho phép chèn các câu hỏi tương tác (bao gồm cả câu hỏi trắc nghiệm) lên bài giảng Cho phép xuất bài giảng (tuân thủ các chuẩn e-learning như SCORM, AICC) ra nhiều loại định dạng khác nhau như là: website, đĩa CD và đưa lên hệ thống Adobe Connect Pro để có thể dạy và học trực tuyến) Adobe Presenter sau khi gài đặt sẽ chạy cùng phần mềm Mirosoft Powerpoint. Tuy nhiên, Presenter vẫn chưa nhúng được trên phần mềm Presentation của bộ OpenOffice Cách thức tạo bài giảng bằng Adobe Presenter Thiết kế bài soạn trên Powerpoint hoặc sử dụng những bài giảng đã soạn trên Powerpoint Sử dụng các tính năng nâng cao của Presenter để chèn thêm nội dung vào bài giảng như là: Flash, câu hỏi tương tác (trắc nghiệm), chèn lời giảng đồng bộ với các slide, Xuất bản bài giảng đã thiết kế thành bài giảng e-learning (dưới dạng website – có thể ghi ra đĩa CD tự chạy và có thể dạy, học thông qua mạng máy tính) Các bài giảng này tuân thủ chuẩn e-learning thông dụng SCORM và AICC nên dễ dàng chia sẻ và phục vụ các hệ thống học trực tuyến Xây dựng nội dung bài giảng Xuất bản ra bài giảng e-learning Hướng dẫn cài đặt phần mềm Adobe Presenter Giao diện màn hình Đây là các chức năng của Adobe Presenter trên Powerpoint Cách chèn file Flash vào slide Bước 1: Chọn Adobe Presenter Insert flash (swf) Bước 2: Chọn file flash cần chèn Bước 3: Chọn Open Video minh họa Cách chèn file Video vào slide Bước 1: Chọn Adobe Presenter Inport Video Bước 2: Chọn file Video cần chèn Bước 3: Chọn Open Video minh họa Video minh họa Ghi âm lời giảng và đưa âm thanh vào bài giảng Xin xem hướng dẫn : Cách ghi âm lời giảng Cách chèn file âm thanh vào bài giảng trong tài liệu kèm theo Cách ghi hình và chèn video vào bài giảng Xin xem hướng dẫn : Cách ghi hình giảng bài Cách chèn file video vào bài giảng trong tài liệu kèm theo Tạo các hỏi tương tác lên bài giảng Presenter cho phép thiết kế 6 loại câu hỏi tương tác (interactive questions) lên bài giảng. Trong phần này chỉ trình bày cách tạo câu hỏi trắc nghiệm đa điều kiện (Multi- choice) – một dạng câu hỏi phổ biến hiện nay. Tổ chức các câu hỏi trong một bài giảng Cho phép kiểm tra nhiều lần trong một bài giảng, ví dụ: kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức trước khi kết thúc bài, Mỗi lần kiểm tra như vậy gọi là một Quiz. Mỗi Quiz có thể có nhiều câu hỏi (Question) Mỗi câu hỏi có thể cho một điểm số (Score) Khi đó mỗi Quize sẽ có một thang điểm tối đa – Total points ( = tổng điểm của các câu hỏi trong Quiz) Cho phép đánh giá chất lượng sau mỗi Quiz kiểm tra (ví dụ: được bao nhiêu điểm thì đạt (Passing score), bao nhiêu điểm thì chưa đạt). Ví dụ về một bộ các câu hỏi cho 1 bài giảng Quiz 1 Quiz 2 Cách tạo một câu hỏi trắc nghiệm Gọi lệnh từ menu Adobe Presenter Quiz manager Nhấn Add Quiz để thêm một Quiz mới Nhấn Add Question để thêm 1 câu hỏi cho Quiz Nhấn Edit để sửa thông tin Quizđang choọn Giả sử trong bước này nhấn nút Add Question để tạo một câu hỏi Chọn loại câu hỏi Chọn loại câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn Nháy kép chuột để tiếp tục Khai báo các tham số cho 1 câu hỏi Name: tên câu hỏi Question: Nội dung câu hỏi (hỏi gì?) Score: điểm số cho câu hỏi Answer: các phuwong án trả lời – chú ý phải có 1 phương án trả lời là đúng (correct answer) Khai báo xong nhấn Ok. Sử dụng các nút Add – để thêm phương án trả lời; hoặc Delete để xoá phương án trả lời Việt hóa các nhãn ở thẻ Default Labels Chọn thẻ Default Labels trên hộp thoại Quiz Manager và Việt hóa như sau Việt hóa các nhãn sau khi nhấn nút Edit của một Quiz Chọn một Quiz, rồi nhấn nút Edit của Quiz đó, hộp thoại sau xuất hiện: Sau khi nhấn nút Question Review messager (các thông báo của chức năng xem lại câu trả lời) Sau khi nhấn nút Quiz Result message (các nhãn trong mục Thông báo kết quả) Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm nào? Đúng - Click bất cứ nơi đâu để tiếp tục Không đúng - Click bất cứ nơi đâu để tiếp tục You answered this correctly! Your answer: The correct answer is: You did not answer this question completely Bạn phải trả lời câu hỏi này trước khi có thể tiếp tục Ngô Quyền lên ngôi Vua vào năm 939? Đúng - Click bất cứ nơi đâu để tiếp tục Không đúng - Click bất cứ nơi đâu để tiếp tục You answered this correctly! Your answer: The correct answer is: You did not answer this question completely Bạn phải trả lời câu hỏi này trước khi có thể tiếp tục Quiz Question Feedback/Review Information Will Appear Here Một số lưu ý khi xây dựng bài giảng dự thi 1. Sản phẩm phải là bài giảng e-Learning (không phải bài trình chiếu như Powerpoint) 2. Phải xuất bản và đóng gói bài giảng ra nhiều loại định dạng và ghi đầy đủ lên đĩa CD (bao gồm: file thiết kế bài giảng kèm theo bài giảng đã đóng gói theo chuẩn SCORM hoặc AICC và bài giảng được kết xuất ra các định dạng khác như web, file .exe) Một số lưu ý khi xây dựng bài giảng dự thi (tiếp) 3. Có giáo án kèm theo thuyết minh giới thiệu bài giảng 4. Những công nghệ sau nên được tích hợp vào bài giảng: Thể hiện lời giảng Thể hiện câu hỏi đánh giá trắc nghiệm Lồng ghép video giảng bài Tính tương tác với người học cao (tạo cảm giác dễ học) Một số các phần mềm tham khảo Chúc các bạn thành công Thể lệ cuộc thi "Thiết kế bài giảng điện tử E- learning" năm học 2011-2012 cho khối Tiểu học Ngày 14/5/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 1790/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Thể lệ cuộc thi "Thiết kế bài giảng điện tử E-learning" năm học 2011-2012 cho khối Tiểu học, Sở GD&ĐT thông báo tới các đơn vị nội dung chi tiết về Thể lệ cuộc thi ban hành theo Quyết định 1790, cụ thể như sau: Nhằm khuyến khích, động viên và thúc đẩy phong trào dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) rộng rãi trong toàn ngành giáo dục, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting thống nhất ban hành Thể lệ cuộc thi quốc gia “Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning” năm học 2011-2012 cho khối Tiểu học (sau đây gọi tắt là Cuộc thi), gồm những nội dung như sau: Điều 1. Những quy định chung 1. Các tập thể, cá nhân tham dự Cuộc thi trên nguyên tắc tự nguyện và tự giác chấp hành Thể lệ cuộc thi. 2. Công tác thông tin và liên lạc của Cuộc thi được thực hiện chủ yếu qua website và e-mail, cụ thể như sau: a) Mọi thông tin của Cuộc thi được công bố công khai trên website của cuộc thi: http://thi- baigiang.moet.gov.vn; b) e-mail của Ban Tổ chức cuộc thi thi-baigiang@moet.edu.vn c) Địa chỉ tải tài liệu, phần mềm: http://edu.net.vn/media: mục e-Learning 3. Thuật ngữ được sử dụng a) Giáo án (Lesson Plan) là kế hoạch giảng dạy của giáo viên dự định thực hiện cho một bài học, một tiết học hay một buổi lên lớp. b) Bài trình chiếu là các tệp được soạn từ các phần mềm Microsoft Powerpoint, Open Office Impress để trình chiếu và thuyết minh trong các hội thảo, lớp học. Tránh dùng thuật ngữ giáo án điện tử để chỉ các bài trình chiếu. c) Đa phương tiện truyền thông (multimedia, gọi tắt là đa phương tiện), bao gồm văn bản (text), âm thanh (sound), tiếng nói (voice), hình ảnh tĩnh (image), hoạt hình (animation), đồ hoạ (graphic), đoạn phim video (video clips), phần mềm mô phỏng (simulation). d) Khái niệm e-Learning: Hiện nay trên thế giới có nhiều cách hiểu và định nghĩa e-Learning khác nhau. Trong cuộc thi này, bài giảng e-Learning được hiểu như sau: E-Learning (học tập điện tử) là việc học tập hay đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (công nghệ mạng, kĩ thuật mô phỏng, kĩ thuật đồ họa…) và được phân phối, truyền tải qua Internet, CD- ROM, DVD, TiVi, hay các thiết bị cá nhân (điện thoại di động) để đến người học. Bài giảng điện tử e-Learning là bài giảng được soạn ra từ các công cụ soạn bài giảng e-Learning, tuân thủ tiêu chuẩn đóng gói SCORM, AICC. Bài giảng điện tử e-Learning tích hợp đa phương tiện một cách đồng bộ và có thể xuất bản dưới dạng trực tuyến (on-line), ngoại tuyến (off-line, như dùng trên đĩa CD/DVD) hoặc tài liệu theo định dạng pdf. Quá trình học đồng bộ (synchronous) là quá trình học có sự tương tác trực tiếp, thời gian thực giữa người giảng và người học như qua điện thoại, hội thảo qua truyền hình (video conference và web conference), chát trực tiếp… Quá trình học không đồng bộ (asynchronous) là quá trình tương tác, trao đổi thông tin không tức thời, có độ trễ lớn về thời gian như trao đổi qua e-mail, qua diễn đàn. M-Learning (Mobile Learning) là việc thực hiện học tập qua việc sử dụng các phương tiện thiết bị di động cá nhân như PDA, điện thoại di động có công nghệ kết nối 3G. U-Learning (Ubiquitous Learning) là việc học tập có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc với mọi nội dung mong muốn thông qua các kho nội dung bài giảng đủ lớn về số lượng và chủng loại. Điều 2. Mục đích cuộc thi 1. Đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tính cực và tự học; 2. Xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER: Open Education Resource) phục vụ dạy và học trong và ngoài nhà trường, phục vụ mục đích học tập suốt đời và học qua mạng, đào tạo từ xa qua mạng; 3. Định hướng giáo viên và sinh viên sư phạm tiếp cận ngay vào công nghệ dạy và học hiện đại là e- Learning; 4. Chia sẻ kinh nghiệm và cộng tác trong cộng đồng giáo dục; 5. Tôn vinh trí tuệ, công sức của các giáo viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm; 6. Tiến tới xây dựng mô hình trường học điện tử. Điều 3. Cơ cấu Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức cuộc thi 1. Ban Chỉ đạo cuộc thi gồm: a) Lãnh đạo Bộ GD&ĐT: Trưởng ban; b) Lãnh đạo Cục CNTT, Bộ GD&ĐT: Phó Trưởng ban thường trực; c) Lãnh đạo Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting: Phó Trưởng ban. 2. Ban Tổ chức cuộc thi gồm các thành viên đến từ: Cục Công nghệ thông tin, Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting, các Vụ thuộc Bộ GD&ĐT, một số Sở GD&ĐT, một số trường đại học, cao đẳng sư phạm, các đơn vị tài trợ khác cho cuộc thi. 3. Giúp việc cho Ban Tổ chức cuộc thi có Tổ thư kí, chịu trách nhiệm tổng hợp hồ sơ dự thi, công tác văn thư, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Thể lệ cuộc thi. 4. Giúp việc cho Ban Tổ chức về công tác chấm thi là Hội đồng chấm sơ khảo và Hội đồng chấm chung khảo, do Bộ GD&ĐT quyết định thành lập. 5. Ban Tổ chức cuộc thi có trách nhiệm điều hành và giám sát quá trình tổ chức, thực hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc thi. 6. Địa chỉ liên lạc của Ban Tổ chức: a) Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT Số 30/18 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 38 69 57 12 CucCNTT@moet.edu.vn b) Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting Lầu 4, Cao ốc Lawrence S.Ting, 801 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Điều 4. Phạm vi, nội dung cuộc thi và đối tượng dự thi 1. Cuộc thi được tổ chức trên phạm vi cả nước. 2. Nội dung thi gồm: a) Bài giảng điện tử e-Learning của tất cả các môn học thuộc khối Tiểu học. b) Phần mềm công cụ hỗ trợ dạy và học các môn học thuộc khối Tiểu học. 3. Đối tượng tham gia cuộc thi là các cá nhân hoặc nhóm (sau đây gọi chung là nhóm) gồm: giáo viên dạy tại các trường Tiểu học; giảng viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm. Một nhóm có thể mời chuyên gia tư vấn và các cộng tác viên. Chuyên gia tư vấn và cộng tác viên không thuộc thành phần của nhóm tham gia cuộc thi. Số lượng thành viên trong nhóm không hạn chế. Một trường có thể đăng ký nhiều nhóm tham gia. Điều 5. Yêu cầu và định hướng đối với sản phẩm dự thi . các chuẩn SCORM, AICC Bài giảng e-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi. Bài giảng e-Learning có thể dùng. CD- ROM, DVD, TiVi, hay các thiết bị cá nhân (điện thoại di động) để đến người học. Bài giảng điện tử e-Learning là bài giảng được soạn ra từ các công cụ soạn bài giảng e-Learning, tuân thủ tiêu. gồm: file thiết kế bài giảng kèm theo bài giảng đã đóng gói theo chuẩn SCORM hoặc AICC và bài giảng được kết xuất ra các định dạng khác như web, file .exe) Một số lưu ý khi xây dựng bài giảng dự

Ngày đăng: 27/01/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w