Carbonhydat là hợp chất hữu cơ gồm những monosaccharide, các dẫn chất và các sản phẩm ngưng tụ của chúng. Carbohydrat có thể chia làm 3 nhóm: Monosaccharid, Oligosaccharid và Polysaccharid.Monosaccarid (đường đơn) thường tập trung ở quả nên các dịch quả thường được dùng làm nước giải khát, bổ dưỡng cơ thể.Oligosaccharid là những glucid khi thủy phân sẽ cho từ 1 – 6 đường đơn, loại này thường tồn tại trong thực vật ở các bộ phận như: thân (mía), củ (củ cải đường). Do đó chúng thường dùng để sản xuất đường kính.Polisaccharid lá các gluxid có phân tử lượng rất lớn gồm nhiều monosaccharide liên kết với nhau. Đại diện điển hình của nhóm này là tinh bột, xenlulozo, gôm…Tinh bột là sản phẩm của quá trình quang hợp của cây xanh, được sinh ra từ các hạt nạp không màu. Tinh bột thường tập trung ở củ, rễ củ, quả và thân cây với những hàm lượng khác nhau. Tinh bột là một nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất ethanol và làm tá dược.
1 DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT Carbonhydat là hợp chất hữu cơ gồm những monosaccharide, các dẫn chất và các sản phẩm ngưng tụ của chúng. Carbohydrat có thể chia làm 3 nhóm: Monosaccharid, Oligosaccharid và Polysaccharid. Monosaccarid (đường đơn) thường tập trung ở quả nên các dịch quả thường được dùng làm nước giải khát, bổ dưỡng cơ thể. Oligosaccharid là những glucid khi thủy phân sẽ cho từ 1 – 6 đường đơn, loại này thường tồn tại trong thực vật ở các bộ phận như: thân (mía), củ (củ cải đường). Do đó chúng thường dùng để sản xuất đường kính. Polisaccharid lá các gluxid có phân tử lượng rất lớn gồm nhiều monosaccharide liên kết với nhau. Đại diện điển hình của nhóm này là tinh bột, xenlulozo, gôm… Tinh bột là sản phẩm của quá trình quang hợp của cây xanh, được sinh ra từ các hạt nạp không màu. Tinh bột thường tập trung ở củ, rễ củ, quả và thân cây với những hàm lượng khác nhau. Tinh bột là một nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất ethanol và làm tá dược. I - MÍA DÒ Còn gọi là tậu chó (Lạng Sơn), đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ choc. Tên khoa học Costus speciosus Smith, (Costus loureiri Horan., Amomum hirsutum Lamk., Amomum arboretum Lour.) Thuốc họ Gừng Zingiberaceae. 2 Thực vật học: Loại cỏ cao chừng 50 – 60 cm, thâm mền, có thân rễ phát triển thành củ, lá xòa ra, hình mác, phía đáy lá tròn, đầu phiến nhọn, nhẵn, dài 15-20 cm, rộng 6-7 cm, cuống ngắn. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành, không cuống, hình trứng, móc rất sít, lá bắc xếp cặp đôi không đối xứng, màu đỏ, có lông dài hơi nhọn, tràng hĩnh phễu, phiến chia thành 3 phần đều, mối rất lớn, Hình 1: Cây mía dò màu hồng hay trắng, dài và rộng 4-8cm. Qủa nang dài 13 mm ,n nhiều hạt nhẵn, màu đen, bong, dài 3 mm. Phân bố, thu hái và chế biến: Cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng, thường ưa những nơi ẩm thấp, còn thấy mọc ở Malayxia, Ấn Độ, Tân Ghine.Có nơi trồng để lấy thân rễ ăn. Người ta thường dùng búp non hay cành non nướng rồi vắt lấy nước làm thuốc. Thành phần hóa học: Thân rễ chứa tới 77 – 87% nước. Trong thân rễ khô có 5,5% nước, 0,75% chất tan trong ete, 6,75% chất anbuminoit, 66,65% hydrat cacbon, 10,65% xơ và 9,7% tro. 3 Năm 1970, từ rễ cái khô của củ choc, Pandey V.B và B. Dasgupsta đã chiết được 2,12% diosgenin tinh khiết. Ngoài ra còn có tigodenin và một số saponin khác. Hình 2: CTCT Diosgenin Theo nghiên cứu của Sheo B. Singh và Raghunath S.Thakur thì các saponin được phân lập gồm có β-sitosterol-β-D-glucopyraniside, prosapogenin – B của dioscin, prosapogenin – A của dioscin, dioscin, gracillin, 3-O-(α-L-rhamnopyranosyl (α-2)-β-D- glucopyranosyl], 26-O-[β-D-glucopyranosyl]-22α-methoxy-(25R)-furost-5-en-3β,26-diol, methyl protodioscin và protodioscin Tác dụng dược lý: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, chống viêm. Thân rễ chữa viêm thận thuỷ thũng, xơ gan; Cổ trướng và viêm nhiễm đường tiết niệu; Ho gà; 4. Giảm niệu; Ðái buốt, đái dắt; Cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều. Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã , vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai. Thân rễ là nguồn dược liệu dùng để chiết xuất diosgenin. Nhân dân Lạng Sơn dùng ngọn hay cành non nướng nóng vắt lấy nước nhỏ vào mắt hay vào tai chữa đau mắt hay đau tai. Có nơi dùng thân rễ uống, chữa sốt, ra mồ hôi, làm thuốc mát. Thân rễ có khi được dùng luộc ăn. Các bài thuốc chứa Mía dò: Viêm thận phù thũng cấp: Dùng 15g Mía dò đun sôi uống. Eczema, mày đay: Nấu nước Mía dò với lượng vừa đủ để xoa, rửa. 4 II - MÁU CHÓ Còn gọi là muscadier à suif, tên khoa học là Knema corticosa Lour. (Knema bicolor Raf, Myristica corticosa Hook. F. et Thorm). Thuộc họ Nhục đậu khấu Myristicaceae. Tên là máu chó vì khi chặt cây, chất nhựa chảy ra có màu đỏ giống như máu. Đặc điểm thực vật: Cây to, cao, có thể tới hơn 10m. Cành non có lông tơ màu hung đỏ. Lá mọc so le, có cuống, nguyên và nhẵn, mặt trên bong. Hoa khác gốc, có long mịn màu nâu nhạt. Qủa hinhg trứng hay hình cầu, khi chin thì nhẵn, vỏ quả mỏng, áo hạt nguyên vẹn hay bị tước cả đầu. Hạt có vỏ mỏng và nhẵn. Hình 3: Qủa máu chó Phân bố, thu hái và chế biến: Cây máu chó mọc hoang ở khắc miền rừng núi các tỉnh phía Bắc, miền Trung và miền Nam. Vào tháng 9 – 10 người ta thu hoạch hạt. Qủa máu chó khi còn non có màu xanh, lúc về già có màu vàng, để lâu vỏ nứt làm 2 mảnh, phía trong có hạt mang áo hạt. Khi quả còn non áo hạt màu đỏ sẫm, bóc được dễ dàng. Người ta dung nguyên cả hạt máu chó hay ép lấy dầu mà dung. Thành phần hóa học: Trong hạt máu chó có 7-10% độ ẩm, 1,5-2% chất vô cơ, 24-28% chất béo, 8% chất protit, 4-5% đường, 22-26% tinh bột, ngoài ra còn có xenlulozo và một số men như men invectaza, amylaza và photphataza. Dầu hạt máu chó là một thứ dầu màu đỏ sẫm, mùi hắc, rất nhầy, tỷ trọng ở 26C là 0,94, chỉ số khúc xạ là 1,483, chỉ số axit 90.2, chỉ số xá 5 phòng 196.10, chỉ số iot 59.55, phần không xã phòng được là 1.14%. Trong phẫn không xã phòng được có Phytosterol và lecxitin. Tác dụng dược lý: Hạt máu chó được nhân dân ta dung để chữa ghẻ. Cân chừng 50g hạt máu chó, giã thật nhỏ, sấy bỏ vỏ, trộn với chừng 200 ml rượu trắng (chưng 35-40%) đun sôi trên bếp than cho đến khi được một hỗn hợp sền dệt thì thôi. Rửa cốt ghẻ cho bong vẩy, bôi ngay dầu còn hơi nóng, bôi thật mỏng, ngày hôm sau lại tắm thật sạch bằng xá phòng, bôi một lần nữa. Thường chỉ 3 lần là khỏi. Trị ghẻ ruồi rất công hiệu. III - CỐT THOÁI BỔ Còn gọi là bổ cốt toái, cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, tắc kè đá. Tên khoa học Drynaria fortune J. Sm (Polypodium fortune O. Kuntze), thuộc học dương xỉ Polypodiaceae Cốt toái bổ hay bổ cốt toái là thân rễ phơi khô của cây bổ cốt toái . Tên bổ cốt toái vì người ta cho rằng vị này có tác dụng làm liền những xương dập gãy. Tên co tạng tó vì tạng có nghĩa là đặt vào, tó là liền lại vì vị thuốc này đặt vào làm liền lại. Chữ in có nghĩa là gân, vì vị thuốc này có tác dụng nối liền gân cốt. 6 Đặc điểm thực vật: Cây sống riêng trên các hốc đá, mọc trên những đám rêu, hoặc sống trên các thân cây lỡn như cây đa, cây si. Cây sống lâu năm, có thân rễ dày mẫm, phủ nhiều vẩy màu vàng, bong. Có hai loại lá: Lá bất thụ, không cuống màu nâu, hình trứng 5-8 cm, rộng 3-6cm, phía cuống hình tim, có thùy, gân nổi rõ. Hình 4: Cốt thoái cổ Lá hữu thụ, màu xnah nhẵn, đơn lẻ thùy lông chim, dài 25-40cm, cuống có dìa, có thùy thuôn, tù ở đầu, dài 5-6cm, có mạng ở tử nang nhiều, xếp thành một hàng ở mỗi bên gân chính, hình tròn, không có áo tử nang. Ở Việt Nam có mấy loài cốt toái bổ đều được dùng làm thuốc như Drynaria fortune J. Sm, Drynaria bonii Christ. Drynaria fortune có lá xẻ xăng, bào tử xếp đều đặn, còn Drynaria bonii có lá mép lượn sóng, bào tử xếp không đều. Phân bố, thu hái và chế biến: Mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối rừng vùng rừng núi nước ta. Còn có mọc ở Lào, Trung Quốc. Việc thu hái có thể tiến hành quanh năm. Hái về, rửa sạch đất cát, trừ bỏ các lá là dùng được. Nếu dùng khô thì sau khi đồ cho chin để dễ bảo quản. Muốn hết lông, thường người ta đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ trên thân rễ. Thành phần hóa học: 7 Trong cốt toái bổ Drynaria fortune có hesperidin và 25 – 34,89% tinh bột. Hình 5: CTCT Hesperidin Zhou Tongshui và Zhou Ronghan đã phân lập và xác định được 15 hợp chất tan trong dầu từ Drynaria fortunei (Kunze) J.Sm. Chúng bao gồm: diploptene (I); hop-21-ene(II); diplopterol(III); fern9(11)-ene(IV); cyclolaudenol(V); cyclomargenol(VI); cyclolaudenone (VII); n-dotriacontanic acid(VIII); β-sitosterol(IX); 25-en- cycloartenol(X); 25-en-cycloartenone(XI); 24-en-cycloartenol(XII); 24-en-cycloartenone; 5-stigmasten-3-ol; 5-stigmasten-3-one. I II III IV 8 V IX VI X Tác dụng dược lý: Theo các tài liệu cổ, cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn và không độc, vào hai kinh can và thận. Có khả năng bổ thận, trị đau xương, hành huyết phá huyết ứ, làm thuốc hòa hoãn, sát trùng đỡ đau. Dùng chữa dập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, tai ù răng đau, thận hư. Những người âm hư, huyết hư đều không dùng được. Có thể dùng dưới hình thức thuốc sắc hay ngâm rượu hoăc giã đắp lên vết thương. Năm 1963, tại Quân y viện 6 có dùng cốt toái bổ điều trị bong gân, tụ máu như sau: cốt toái bổ tươi hái về, đem rửa sạch, giã nhỏ. Rấp một ít nước, gói vào lá đã nướng cho mềm, rồi đắp lên các vết đau. Những loại vết thương hở không dùng lối này. Trong một ngày thay thuốc bó nhiều lần. Nếu không đủ cốt toái bổ, có thể chỉ lấy bã thuốc ra, rấp nước rồi lại băng lại. Thường chỉ sau 3 ngày đến 1 tuần là bệnh nhân đỡ. IV - CÔN BỐ 9 Còn gọi là hải đới, ngai chưởng thái. Côn bố là toàn cây khô của một loại tảo dẹt có tên khoa học là Laminaria japonica. Areschong thuộc họ Côn bố (Laminariaceae), người ta cũng còn dung toàn cây khô của cây nga chưởng thái. Ecklonia kurome Oskam thuộc họ Tảo có cánh (Alariaceae), hoặc của một loài tảo Undaria pinnatifida (Harv.). Suring thuộc cùng họ Tảo có cánh (Alariaceae). Côn có nghĩa là cùng, là giống, bố là vải vì vị thuốc này dài như tấm vải cho nên đặt tên như vậy. Thực vật học: côn bố là một loại tảo dẹt, màu nâu có những móc để bám vào tảng đá ngoài biển, một bộ phận hình trụ nom như thâm và một bộ phân dẹt và dài nom như lá. Bộ phận giống như lá của côn bố dài khoảng 60 cm, rộng 5 – 6 cm, giữa dày, mép mỏng thành hình lượn song. Phần lá dẹp của nga chưởng thái dài rộng khoảng 15 – 30 cm, dày 1,5 – 2 mm, hai cánh xẻ như long chim, thùy hình lưỡi dài, mép có răng cưa nhỏ. Hình 6: Côn bố - Laminaria japonica Phân bố, thu hái và chế biến: Côn bố phân bố ở nhiều nơi, ở các bể miền ôn đới và hàn đới đều có như: Thái Bình dương, Đại Tây dương, Nam bán cầu, Nam Mỹ…Theo một số tài liệu của Trung Quốc thì côn bố là loại tảo mọc hoang dại chủ yếu ở những vùng biển ở Liêu Ninh, Sơn Đông, Phúc Kiến. Theo một số tài liệu cũ ở ven biển nước ta cũng có loài tảo côn bố Laminaria flexicaulis nhưng chưa nói được khai thác Vào hai mùa hạ và thu người ta tổ chức vớt côn bố ở biến, đưa lên bờ rửa sạch bớt nước mặn và tạp chất rồi phơi khô là được Vị thuốc cuộn khúc lại thành cuộn hoặc bó lại thành từng bó tùy theo loại tảo mà vị thuốc có màu nâu xanh hay đen nâu, mặt ngoài thường phủ một ít tinh thể muối, mùi tanh, vị mặn 10 Khi dung người ta thường nhặt hết tạp chất, dung nước rửa sạch, vớt ra để phơi hơi khô, đem cắt nhỏ thành sợi, rồi phơi khô hẳn để dung. Trước đây ở châu Âu, người ta lấy bộ phận nom như thân của côn bố đem tiện thành từng thỏi hình trụ như bút chì, rồi phơi khô tiệt trùng, đóng trong những ống thủy tinh gắn kín dung trong khoa sản để nong tử cung. Khi gặp nước, hút nước tăng thể tích tới 7 – 8 lần. Tại các hiệu thuốc tây trước đây có bán loại thuốc này với tên lamine (laminaire) dung để nong rộng tử cung. Thành phần hóa học: Trong côn bố có tới 60% carbohydrate, trong carbohydrate thành phần chủ yếu là angin, lactozan và pentozan. Hình 7: CTCT Algin Acide Ngoài ra còn chứa vitamin, protit và một ít chất béo. Tro toàn phần 14% trong đó có iot, kali, sắt và canxi. Algin gồm chủ yếu là muối natri của axit alginic Tác dụng chữa bệnh: Tính vị của côn bố như sau: vị mặn, tính hàn hoạt, có tác dụng làm mềm các chỗ cứng rắn, tích tụ (nhuyễn kiên), lợi thủy, dùng chữa bệnh tràng nhạc, bướu cổ, thủy thũng, tích tụ (hòn cục), đau sưng dịch hoàn. Tây y còn dùng bột côn bố như môt vị thuốc chứa iot hữu cơ và như vị thạch làm thuốc nhuận tràng do tác động cơ học. Một số bài thuốc dân gian có sử dụng côn bố: Chữa tràng nhạc, lao hạch, đờm hạch và bướu cổ Côn bố làm thành bột, mỗi lần dùng 4g, bọc vào trong bông, dùng giấm hay rượu tốt ngâm, ngậm, nuốt dần nước cốt, hễ hết hơi thuốc lại thay miếng khác; cứ thay đổi 1, 2 lần để ngậm dần dần là khỏi - Chữa ung thư xương có dùng Côn bố Một chiến sỹ Cục Hải quân đau khớp gối và háng trái, gối và háng phải, thân nhiệt thường xuyên là 37 - 38o. Viện Quân y 108 chẩn đoán: ung thư liên võng (Réticulo [...]... Thành phần hóa học: chủ yếu là Carbohydrat (65%), chất béo, protid (13,7%) và nhiều acid amin như leucin, tyrosin, histidin, lysine, arginine, coicin, glutamic acid Leucin Tyrosin Lysine Arginine Glutamic acid Hình 9: CTCT các axit amin có trong ý dĩ Trong chất béo có coixenolide và coixol, sitosterol, dimethyl glucosid Ở Trung Quốc, hạt Ý dĩ có acid myristic, campesterol, Rễ chứa protid, lipid và tinh... Bạch biển đậu 20 gam giã sống thêm nước, vắt lấy nước cho uống Đái ra máu: lá đậu ván sao vàng sắc uống Ngày uống 20 – 30 gam lá tươi Tài liệu tham khảo: 1 Bài giảng dược liệu tập 1 2 Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi 3 Dược liệu – NXB Y Học 19 ... khoa học là Coix lachryma - jobi L, thuộc họ Lúa - Poaceae Dĩ là nhân quả cây ý dĩ, cây còn có tên gọi khác là bo bo, hạt cườm, người Thái gọi là co đươi, người Tày gọi là mạy păt Thực vật học: Là cây thảo, thân mọc thẳng đứng, có thể cao tới 2m Ở gốc thân có nhiều rễ phụ Lá mọc so le, mặt lá ráp, gân lá song song, không có cuống Hoa đơn tính cùng gốc, trông tựa một nhánh của bông lúa Quả hình trứng... dầm, xương mu, xương đùi trái,… tiểu vàng đậm, đại tiện táo, lưỡi đỏ xẫm lỳ hết gai Mạch phù sác đới khổng vô lực Dùng Đông y, bài thuốc: Lục vị Địa hoàng gia Côn bố, Hải tảo, Tri mẫu, Huyền sâm, Hạ khô thảo Sau 7 ngày dùng đã giảm đau xương, hết sốt, ăn ngủ, đại tiểu tiện tiến bộ rõ rệt Sức khoẻ hồi phục nhanh, sau 3 tuần, bệnh nhân bỏ nạng đi được 4, 5 bước Sau 4 tháng, kiểm tra X.quang, các ổ gẫy đã... noãn Qủa giáp màu xah nhạt, khi chin có màu vàng nhạt, dài 5 – 9cm, rộng 1,5 – 2,5cm, hơi cong về một phía giống hình lưỡi liềm, trên đầu có mỏ nhọn cong lên phía lưng quả, hai mép sần sùi, trong quả chứa 2 – 4 hạt hình trứng hay hình thận, không cân đối, màu trắng ngà, dài 8 – 12mm, rộng 6 – 8mm, dầy 2 – 4mm, rốn hạt hình trái xoan, dài 3mm, màu trắng, ngay sát rốn là lỗ noãn màu nâu thẫm Từ rốn có... acginin, lyyxin và tyrozin Trong bạch biển đậu có protit, vitamin B1 và C, carotene, đường sacarozo, glucoza, stachyoza, maltoza và rafinoza, ngoài ra còn axit L-pipecolic và phytoagglutinin Tác dụng dược lý: Có tác dụng chống bị ngộ độc thức ăn mà sinh ra nôn mửa, viên dạ dầy và ruột cấp tính Theo Đông y, bạch biển đậu có vị ngọt, hơi ôn, không độc, vào hai kinh tỳ và vị chủ trị hòa trung, hạ khí,... thuộc họ Trôm Sterculiaceae Côla là hạt chế biến rồi phơi hay sấy khô của nhiều loài cola chủ yếu là loài Cola nitida A Chev (Cola vera K Schum) Thường một số nước quy định hạt cola dùng làm thuốc phải chứa ít nhất 1,5% cafein Thực vật học: Cây Cola thường cao 1-15 m, lá nguyên, hình trứng dài thuôn, nhọn dài 15-25 cm, rông 6-10 cm (đối với loài Cola nitida), cuống lá phình ở dưới, lá mọc đơn độc (trong . 1 DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT Carbonhydat là hợp chất hữu cơ gồm những monosaccharide, các dẫn chất và các sản phẩm ngưng tụ của chúng. Carbohydrat có thể chia làm. uống 20 – 30 gam lá tươi. Tài liệu tham khảo: 1. Bài giảng dược liệu tập 1 2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi 3. Dược liệu – NXB Y Học . hóa học: Trong côn bố có tới 60% carbohydrate, trong carbohydrate thành phần chủ yếu là angin, lactozan và pentozan. Hình 7: CTCT Algin Acide Ngoài ra còn chứa vitamin, protit và một ít chất