1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

THẢO DƯỢC CHỨA GLYCOSIDE TIM

18 2,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Glycoside tim là những glycoside steroide có tác dụng đặc biệt lên tim. Ở liều điều trị có tác dụng cường tim, làm chậm nhịp tim và điều hòa nhịp tim. Các tác dụng trên được gọi là tác dụng theo quy tắc 3R của Potair. Nếu quá liều sẽ gây nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy,, yếu các cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly, ngoại tâm thu, giảm sức co bóp của tim và cuối cùng làm ngừng tim ở thời kì tâm thu trên timm ếch và tâm trương trên tim động vật máu nóng.

Trang 1

MỤC LỤC:

DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM 2

I TRÚC ĐÀO 2

II THÔNG THIÊN 8

III HÀNH BIỂN 11

IV ĐAN SÂM 13

V NẦN VÀNG 16

Trang 2

DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSIDE TIM

Glycoside tim là những glycoside steroide có tác dụng đặc biệt lên tim Ở liều

điều trị có tác dụng cường tim, làm chậm nhịp tim và điều hòa nhịp tim Các tác dụng

trên được gọi là tác dụng theo quy tắc 3R của Potair Nếu quá liều sẽ gây nôn làm

chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy,, yếu các cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly, ngoại

tâm thu, giảm sức co bóp của tim và cuối cùng làm ngừng tim ở thời kì tâm thu trên

timm ếch và tâm trương trên tim động vật máu nóng

I TRÚC ĐÀO

Dược liệu là lá của cây trúc đào – Nerium oleander L họ Trúc đào –

Apocynaceae Loài Nerium odorum Soland cũng được dùng

1.1 Đặc điểm thực vật

Trúc Đào là Cây gỗ nhỏ, mọc thành bụi cao 3-5 m Thân non dẹp, sau đó trở

nên tròn, màu xanh, có nhiều lông nhỏ; thân già màu nâu mang thẹo cuống lá Lá tập

trung ở ngọn, đơn, nguyên, mọc vòng 3 hay mọc đối (lá cuối của mỗi cành), lá thon

hẹp, có mũi nhọn, dài 7-10 cm, rộng 1-4 cm, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới nhạt Mép

lá cong xuống ở mặt dưới Cuống lá dài 7-9 mm, hình lòng máng, có nhiều tuyến màu

nâu thường tập trung ở mặt trên, đáy cuống lá Gân lá hình lông chim, gân chính nổi

rõ ở mặt dưới; gân phụ nhiều, đều, song song hai bên gân chính, không nổi rõ ở mặt

dưới Cụm hoa: Xim phân nhánh ở ngọn cành Hoa đều, lưỡng tính Cuống hoa dài

Trang 3

10 mm, màu nâu nhạt Lá bắc dài 5-6 mm, nhọn, rụng sớm Lá bắc con dài 4-5 mm,

dài nhọn Lá đài 5, rời, hình tam giác, dài 5-6 mm, màu nâu tím, có lông ở mặt ngoài,

mặt trong có nhiều tuyến nhỏ màu vàng Cánh hoa 13-20, mang phụ bộ hình sợi ở bên

trong, 5 cánh trong cùng dính nhau thành hình ống hơi loe ở đỉnh, màu trắng có sọc

hồng, dài 7-10 mm; trên chia thành 5 phiến dài 2,5-2,7 cm, màu hồng có sọc trắng, các

cánh còn lại có thể dính hoặc rời; phía ngoài các cánh hoa có 5-6 phiến nhỏ không

mang phụ bộ, cùng màu cách hoa Tiền khai vặn 5 nhị rời, đính trên ống tràng Chỉ nhị

dẹp, màu trắng, có nhiều lông ở mặt trong, dài 2-4 mm Bao phấn hình mũi tên, 2 ô,

hướng trong, khai dọc, có lông ở mặt lưng, chung đới kéo dài thành dạng sợi dài 5-6

mm, có nhiều lông Hạt phấn rời, hình cầu, có 1 lỗ 2 lá noãn rời thành bầu trên 2 ô,

mỗi ô nhiều noãn, đính noãn mép Bầu có nhiều lông ở 1/2 đỉnh bầu 1 vòi nhụy hình

sợi, màu trắng, dài 6-9 mm, hơi phình ở đỉnh, dính vào bao phấn Đầu nhụy dạng khối

có chóp hình nón, dài khoảng 1 mm, màu vàng Quả và hạt: 2 quả đại dài 13-20 cm,

mặt ngoài có nhiều sọc chứa nhiều hạt có lông dài, màu hung Toàn cây có nhựa mủ

trắng và độc, có thể gây tai nạn cho người và gia súc

Ở nước ta, trúc đào được trồng làm cảnh ở các công viên và vườn hoa Loài

Nerium odorum Soland có hoa thơm và tràng thường kép, màu hồng

1.2 Thu hái, phân bố và chế biến

Thu hái vào tháng 10 – 11 hoặc vào tháng 4, hái những lá dài trên 10 cm Hái

1.3 Thành phần hóa học

Trong lá Trúc đào người ta nghiên cứu thấy bốn glucosid chủ yếu là oleandrin,

nerin, neriantin, adynerin

1.3.1 Oleandrin còn gọi là Neriolin (Liên Xô cũ) hay folinerin (Theo

là: 576,70 là 1 glucosid không màu, có tinh thể hình kim, vị rất đắng Nhiệt độ nóng

hơn trong rượu ethylic) Cho phản ứng Legel và phản ứng Keller – Kiliani

Trang 4

Oleandrin

Thủy phân acid (dùng HCl 0.1 N, trên nồi cách thủy 2 giờ) Sẽ cho phản ứng là

Oleandrigenin (hay 16 acetyl gitoxigenin) và một chất đặc biệt là Cleandrosa Nhưng

nếu dùng dung dịch 0,5 N HCl thủy phân trong 4 giờ trên nồi cách thủy

Tạo ra dianhydrogitoxigenin Nếu dùng dung dịch kiềm nhẹ để thủy phân thì sẽ

thu được gốc Desaxtyloleandrin

Desaxtyloleandrin., hoạt tính sinh vật là 6000 Đ.V.E trong 1 gam

1.3.2 Nerin

Còn gọi là Neriosid Đây không phải là một nguyên chất mà là 1 hỗn hợp các

glucosid trợ tim không có tinh thể, bột vô định hình, màu vàng tan trong nước và rượu,

không tan trong ether ethylic và ether dầu hỏa, chloroform, benzen, acetat ethyl, dung

Keller – Kiliani mặt phân cách 2 lớp dung dịch có màu đỏ, lớp acid acetic có màu

vàng xanh Sau khi thủy phân bằng dung dịch 3 HCl đun sôi đến 37 – 39 % chất genin

vô định hình, trong đó chỉ có 7- 10 % là không tan trong clorofoc Do đó Zabolotnaiu

là người nghiên cứu chất này đã đi đến kết luận là ít nhất neriin gồm 2 chất khác nhau

Nerin có tác dụng trợ tim yếu

3 Adynerin

Là một glucosid có tinh thể, không tan trong nước và benzen, tan trong cồn cao

tác dụng trợ tim

Trang 5

Adynerin

1.3.4 Neriantin

Là một glucosid có tinh thể hoặc vô dịnh hình, vị đắng, tan trong nước và cồn,

không có tác dụng trợ tim Công thức cấu tạo chưa được xác định rõ ràng, trong phân

tử có 2 nối kép nhưng vị trí chưa xác định

Neriantin, tuy hàm lượng nhiều nhưng hoạt tính sinh vật rất thấp vì không có

nhóm OH ở C-14 nên không có ý nghĩa thực tế

Neriantin

Ngoài ra, trong lá còn các thành phần khác như: acid ursolic, các dẫn chất

flavonoid: rutosid và nicotuflovin (=3 rhamnoglucosid của kaempferol)

Trang 6

Vỏ cây có chứa 4 glycosid tim, ngoài ra còn có plumierid là một iridoid

glycosid, vỏ cây không có ý nghĩa thực tế

1.4 Tác dụng dược lý và độc tính

1.4.1 Tác dụng dược lý

Lá trúc đào chứa nhiều loại glycosid Đã chứng minh tác dụng trợ tim của

16-anhydrodigitalinum verum monoacetat, odorosid D, K, odorobiosid K, monoacetat của

odorotriosid G, odorobiosid G và odorosid H Hàm lượng thấp của những glycosid

này ngăn cản việc đưa chúng vào thử lâm sàng Hoạt chất chính oleandrin của lá trúc

đào hấp thụ tốt khi uống, và khác với Digitalis là ít tích lũy, có tác dụng kích thích tim

và lợi niệu rõ rệt Nerifolin tác dụng yếu hơn nhiều Các flavonol glycosid có tác dụng

đối với độ thấm thành mạch và lợi tiểu Trên lâm sàng, cornerin có tác dụng đối với

các rối loạn về tim, đặc biệt cải thiện chức năng của cơ tim Vỏ có 1 glycosid độc,

rosaginin

Trúc đào có hoạt tính ức chế sự sinh trưởng đối với các dòng tế bào ung thư

vào dòng tế bào Cao cồn trúc đào (lá, thân, rễ) có tác dụng kháng siêu vi khuẩn trong

thí nghiệm xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự phát triển của siêu vi khuẩn, và tác

dụng chống ung thư trong thử nghiệm xác định nồng độ thấp nhất diệt các tế bào một

tầng phát triển nhanh lấy từ thận khỉ được nuôi cấy và gây nhiễm với siêu vi khuẩn

bệnh herpes typ 1

Một phân đoạn polysaccharid thô, thu được do tủa từ cao nước trúc đào bằng

cồn, đã có hoạt tính rất cao trong thử nghiệm về thực bào bạch cầu hạt in vitro, với

trọng lượng phân tử tương ứng từ 17.000 đến 12.000 D, xác định bằng phương pháp

lọc đông và sắc ký trao đổi ion Từ dịch thẩm tách, đã thu được một hỗn hợp

polysaccharid do tủa bằng cồn, tiếp theo bởi sắc ký đông Hỗn hợp này gồm ba

polysaccharid có trọng lượng phân tử tương ứng: 3.000; 5.500 và 12.000 D Chúng

đều chứa acid galacturonic cùng với rhamnose, arabinose, xylose, galactose và

glucose Hỗn hợp polysaccharid này có hoạt tính rất cao trong các thử nghiệm miễn

dịch học vê thực bào bạch cầu hạt, về yếu tố hoại tử u, và về sự chuyển dạng của tế

bào lympho

Glycosid toàn phần (thuốc neriolin) sản xuất từ lá trúc đào ở Việt Nam dưới

dạng thuốc uống, được áp dụng điều trị cho bệnh nhân suy tim, đã có tác dụng trợ tim

Trang 7

tốt, làm đỡ triệu chứng khó thở ở bệnh nhân suy tim sau 2-3 giờ (tác dụng rõ rệt) So

với digitalin, neriolin (oleandrin) có những ưu điểm sau:

- Hấp thụ nhanh khi qua bộ máy tiêu hóa nên không bị các men và acid

của bộ máy tiêu hóa phá hủy

- Tích lũy rất ít

- Làm đi tiểu nhiều

1.4.2 Độc tính

Độc tính của lá trúc đào đã được biết từ lâu Tại châu Âu, người ta kể những

trường hợp lính vùng đảo Corse (một đảo thuộc miền Nam nước Pháp) đã bị ngộ độc

chết do ăn chả dùng cành cây trúc đào xiên vào thịt nướng Có những người đã ngộ

độc nặng do uống nước đựng trong chai nút bằng thân cây trúc đào, hay do uống nước

suối có rễ cây trúc đào mọc ở gần Nhân dân tỉnh Nice đã dùng bột vỏ thân và bột gỗ

trúc đào để đánh bả chuột

1.5 Công dụng

Lá trúc đào được dùng làm nguyên liệu chiết xuất oleandrin, là thuốc uống

được chỉ định điều trị suy tim, hở lỗ van hai lá, nhịp tim nhanh kịch phát, các bệnh tim

có phù và giảm niệu, và dùng luân phiên với thuốc Digitalis Neriolin dùng dưới hình

thức dung dịch rượu và thuốc viên

Theo kinh nghiệm điều trị ở Bệnh viện Việt – Tiệp Hải Phòng, ngày dùng

khoảng 0,4-1,2mg Có thể dùng liên tục vì thuốc thải trừ nhanh chóng, có bệnh nhân

dùng hằng năm mà không có triệu chứng ngộ độc

Vì có tính độc cao, nên trúc đào không được dùng làm thuốc uống trong y học

cổ truyền, chỉ dùng để chế thuốc trừ sâu và nấu nước rửa trị ghẻ lở (20-30g lá tươi nấu

nước đặc rửa, ngày một lần)

Trong y học dân gian ấn độ, lá trúc đào dùng để chữa phát ban ở da Nước sắc

lá được dùng để diệt giòi ở vết thương Cao nước lá, cành, rễ và hoa độc đối với một

số loài sâu bọ Cây trúc đào được dùng làm bả chuột ở Nam châu Âu Mật ong từ nhụy

hoa trúc đào cũng có thể có độc ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhân dân dùng cao nước lá trúc đào để

điều trị ung thư ở Angieri, thuốc sắc lá trúc đào trị eczema và chống nhiễm khuẩn

Trang 8

II THÔNG THIÊN 2.1 Đặc điểm thực vật

Dược liệu dùng là hạt của cây thông thiên -

Thevetia peruviana ( Pers.)

K Schum hay Thevetia

neriifolia Juss Thuộc họ

Trúc Đào- Apocynaceae

Cây cao từ 3-4m, cành dài mềm màu trắng xám Lá mọc so le, màu xanh nhạt, mặt trên của lá bóng, hình mũi mác hẹp Hoa màu vàng tươi đẹp, tiền khai hoa vặn Quả hạch hình bán cầu

đường kính 3-4cm hơi dẹt phía trên và phía dưới, có một sống nhô lên chia đôi quả

làm 2 phần đối xứng Bên ngoài màu xanh lá, thịt quả trắng nhưng chóng bị đen vì có

chứa aucubosid là một iridoid glycosid, khi glycosid này bị enzym có sẵn trong cây

thủy phân thì phần aglycon bị trùng hiệp cho sản phẩm màu đen

Vỏ quả trong rất rắn, toàn bộ nom như đôi sứng, mép trên có khe sâu có thể

dung lưỡi dao tách đôi theo chiều dọc Trong hạch có 4 hạt dẹt màu trắng, thường bị

lép còn 3 hoặc 2 Toàn cây có nhựa mủ và độc Cây nhập nội để làm cảnh, nguồn gốc

châu Mỹ

2.2 Phân bố, thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, quả - Folium et Fructus Thevetiae Paruvianae Lá thường

có tên là Hoàng hoa giáp trúc đào diệp

Nơi sống và thu hái: Loài của Mỹ châu nhiệt đới, được nhập trồng làm cây

cảnh Thu hái lá làm thuốc quanh năm Thu hái quả già, thường chọn quả chín, đập vỏ

lấy nhân phơi khô

2.3 Thành phần hóa học

Hạt chứa 50% dầu chủ yếu là acetyl glycerol của acid oleic Thành phần hoạt

chất là các glycosid tim Việc xác định cấu trúc kéo dài 1 thế kỷ từ khi Devry ở Java

phân lập được glycosid đắng đặt tên là Thevetin (Thevetosid)

Thevetin

Trang 9

A=Cannogenin+L-Thevetose+D-gucose+D-glucose

Peruvosid=Cannogenin+L-Thevetose

Acetyl peruvosid=Cannogenin+Acetyl L-Thevetose

Theveneriin=Cannogenol+L-Thevetose

Thevetin B=Digitoxigenin+L-Thevetose+D-glucose+D-glucose

Thevebiosid=Digitoxigenin+L-Thevetose+D-Glucose

Neriifolin=Digitoxigenin+L-Thevetose

Acetyl Neriifolin=Digitoxigenin+Acetyl L-Thevetose

Perusitin=AcidCannogenic+L-Thevetose

Thevetin là tên gọi hỗn hợp 2 chất Thevetin A và Thevetin B, thành phần Thevetin B là chính Chúng có độ chảy

tinh Khi chiết xuất để làm thuốc người

ta không tách ra 2 chất riêng Dưới tác dụng của enzym có trong cây (Thevetinase) thì các triosid này bị cắt hai phân tử glucose cuối mạch (gentibiose) để cho các monosid neriifolin và peruvosid Ở trong hạt hàm lượng neriifolin chiếm nhiều nhất, có thẻ đến 6-8% Hạt còn chứa 1 flavonoid: 5-methylether apigenin và một iridoid glycosid: thevesid

Lá cũng có glycoside tim nhưng tỷ lệ thấp

Hoa có α- và β-amyrin, β-sitosterol, kaempferol và quercetin

Trang 10

Vỏ thân cũng chứa một iridoid glycoside khác: theviridosi

Vỏ quả không chứa glycoside tim mà chỉ chứa aubucosid, epiperuviol acetate và

hếpritin 7-glucosid

2.3 Tác dụng dược lý

Chất Thevetin đã được nghiên cứu nhiều về mặt dược lý Nói chung có tác

dụng cường tim như các glycoside digitalis khác Nhưng vì dễ tan trong nước nên tác

dụng nhanh và cũng bị bài tiết nhanh Có tác dụng kích thích cơ trơn của bang quang

và ruột, có tác dụng thông tiểu, liều cao gây đi lỏng Độ độc của Thevetin kém hơn

ouabain và digitalin Có thể dùng điều trị hàng tháng mà không có hiện tượng ngộ

độc

Khi mới tiêm vào Thevetin làm tim đập chậm và làm cho sự co bóp của tim

mạnh lên như vậy chứng tỏ nó có tác dụng rất nhanh Nếu tiếp tục tiêm sẽ thấy xuất

hiện các hiện tượng ngộ độc: Tim đập nhanh và rung tâm thất (fibrillation

ventriculaire)

Nhưng hiện tượng ngộ độc do Thevetin có thể hết dù đã xuất hiện nhưng triệu

chứng ban đầu không giống như digitalin vì digitalin gây ra hiên tượng tích lũy của nó

trong cơ thể

2.4 Công dụng

Chất Thevetin đã được một hãng sản xuất của Pháp chế biến thành thuốc trợ

tim dưới dạng dung dịch 1%, 1ml ứng với 30 giọt và 1mg Thevetin Ngày uống tử một

đến 2mg (30 đến 60 giọt một ngày) chia làm 2 hay 3 lần uống Có thể dùng lâu vì

thuốc không tích lũy Đóng thành từng chai 20ml

Có loại lại chế thành thuốc tiêm, một hộp 6 ống, mỗi ống 2ml tương ứng với

1mg Thevetin Ngày tiêm 1-2 ống (tiêm vào mạch máu)

Dùng trong những trường hợp kém tim, tim đập loạn nhịp, viêm tâm cân, tim

suy nhược sau khi mổ hoặc sau khi nhiễm trùng, đau van tim nhất là những trường

hợp bị tổn thương tăng Trong trường hợp này Thevetin tỏ ra hơn hẳn digitalin Có thể

dùng cho những trường hợp không đáp ứng thuốc digitalin và oubain hoặc luân phiên

với digitalin và oubain

Thevetin không nên sử dụng ở trẻ em do nguy cơ ngộ độc hoặc chết, và thiếu

các dữ liệu khoa học

Trang 11

Những người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với Thevetin hoặc các glycosid tim

khác như digoxin hoặc digitoxin có thể phản ứng vói thevetin

Hạt thông thiên rất độc với động vật có vú bao gồm cả con người Dựa trên

nhưng nghiên cứu ăn tám hạt hoặc nhiều hơn có thể gây tử vong Tác dụng phụ khi sử

dụng uống thevetin chiết xuật từ Thông thiên bao gồm: kích thích làm đỏ môi, lợi,

lưỡi, buồn nôn, trầm cảm, khó chịu, thở nhanh, vã mồ hôi, đau bụng, tiêu chảy nhức

đầu lũ lẫn, rối loạn thị giác Xét nghiêm máu bất thường, bao gồm các xét nghiệm

chức năng gan, thận (kali, bilirubin, creatinin và urê trong máu) đã được báo cáo ở

người

Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng Thevetin vì tính độc cao

Ở Trung Quốc, người ta chỉ dùng lá và quả làm thuốc cường tim; lá dùng chữa

đinh đầu rắn Còn rễ, vỏ thân, hoa, hạt và nhựa cây có độc, chỉ dùng để sát trùng

Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị các kiểu sốt gián cách khác nhau, còn nhựa cây

rất độc, nhân quả chứa chất độc gây mê và hạt đều có độc nên không dùng trong

Ngoài việc dùng Thevetin chiết xuất từ hạt, có nơi còn dùng hạt giã nát làm

thuốc trừ sâu (hạt giã nát, ngâm với nước, thêm một lượng xà phòng bằng trọng lượng

hạt) Phun lên sâu bọ, số lượng tùy theo sâu cánh cứng hay cánh mềm

III HÀNH BIỂN

Hành biển - Scilla maritima L

(Urginea maritima (L.) Bak.), thuộc họ

Hành biển - Hyacinthaceae

3.1 Thực vật học

Cây thảo mọc thẳng sống nhiều năm cao 18-20cm, có củ to 10-15cm, màu nâu đo

đỏ nhiều lá vẩy kết hợp Lá hẹp, dài 30-40cm hay hơn, không lông Cụm hoa xuất hiện khi cây trụi lá, vào mùa hè, cao 30-150cm, có lá bắc dài 1,2-1,5cm, mỏng, màu lục mốc mốc Hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa cao 1cm màu trăng trắng, 2 nhị, 3 lá noãn;

cuống hoa dài 1,5cm Quả nang có 3 góc,

Ngày đăng: 27/01/2015, 21:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w