1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tự chọn ngữ văn 9

24 493 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 207,5 KB

Nội dung

TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ II Ngày soạn : 15/02/2013 Ngày giảng : 9A: 21/02/2013 9B : 28/02/2013 Tiết 12: TRAU DỒI VỐN TỪ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về cách trau dồi vốn từ: Cách nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ, cách làm tăng vốn từ. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng trau dồi vốn từ qua làm các bài tập. 3. Thái độ : Hứng thú học tập bộ môn II. Phương pháp Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm III. Chuẩn bị - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. IV. Kiểm tra bài cũ D. Hoạt động dạy- học Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt ? Nêu những cách để trau dồi vốn từ? - HS xác định được 2 cách rèn luyện để trau dồi vốn từ chính. ? Tại sao cần phải nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ? - HS lí giải ? Ta có thể làm tăng vốn từ cho bản thân bằng những cách nào? - HS rút ra kinh nghiệm cá nhân. GV bổ sung, rút ra kết luận chung. I. Kĩ năng rèn luyện trau dồi vốn từ 1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ - Một từ có thể nhiều nghĩa, ngược lại một khái niệm có thể được biểu hiện bằng nhiều từ. - Vì vậy cần phải có ý thức nắm được nghĩa của từ và sắc thái ý nghĩa của từ trong từng trường hợp thì mới có thể dùng từ một cách chính xác. 2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ - Gặp từ ngữ khó không hiểu thì ta phải nhờ họ giải thích để hiểu biết và nắm chắc được nghĩa của từ. - Khi xem sách vở, báo chí nếu gặp từ ngữ nào mình không hiểu nghĩa thì phải tra từ điển hoặc hỏi những người tin cậy 1 HS nêu yêu cầu ? Tìm nghĩa của các từ: đánh, chín , gánh, nắm trong các trường hợp sau: - đánh cho mấy đòn, đánh đuổi giặc, đánh đàn, đánh cờ, đánh chuối để trồng, đánh hàng ra chợ. - Quả cây đã chín, cơm canh đã chín, vá chín săm xe, ngượng chín mặt. - Gánh lấy thất bại, gánh lúa về nhà. - Nắm tay lại để đấm, nắm vắt xôi, nắm chính quyền, nắm kiến thức. ? Phát hiện lỗi dùng từ sau và chữa lại cho đúng: a. Anh em công nhân đã nhận đầy đủ tiền bù lao của mấy ngày làm thêm ca. b. Ba tiếng kẻng dóng lên một hồi dài. c. Một kĩ sư người Nga là cha ruột của súng AK. d. Trong chiến tranh, nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị tra tấn hết sức cực đoan. e. Cách đây 25 năm, điểm chuẩn dể du học nước ngoài là 21 điểm vào năm 1981 ? Phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa của các từ trong từng cặp từ sau: thám báo - quân báo; tình báo - gián điệp; trinh sát - trinh thám; đối thủ - đối phương. ? Đặt câu với các từ ngữ Hán Việt sau : tinh tú, điều tiết, tiết tháo, phá gia chi tử, công luận, độc thoại. để nắm được nghĩa của từ đó để hiểu được nội dung của văn bản- những từ mới cần ghi chép cẩn thận II. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1: - Đánh (đánh cho mấy đòn): làm đau, làm tổn thương bằng tác động của một lực (nghĩa gốc), các từ đánh còn lại dùng theo nghĩa chuyển. 2. Bài tập 2: a. bù lao = thù lao; b. cha ruột = cha đẻ; c. cực đoan = dã man; 3. Bài tập 3: Mẫu : lính có nhiệm vụ dò xét thu thập tình hình quân sự phục vụ chiến đấu cho địch thì gọi là thám báo, cho ta thì gọi là quân báo. 4. Bài tập 4: Mẫu: Ông ấy vẫn giữ vững tiết tháo của một nhà nho. HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : 1. Củng cố : ? Kháí quát nội dung bài học ? 2. Dặn dò : - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Tìm những từ Hán Việt đồng nghĩa với các từi Hán Việt sau: vấn đáp, tứ tuần, phụ mẫu, ẩm thực, trường độ, cường độ, không phận, tư duy, an khang, thông minh, thiên kiến. 2 Ngày soạn : 15/02/2013 Ngày giảng : 9A: 21/02/2013 9B : 28/02/2013 Tiết 13 TRAU DỒI VỐN TỪ: NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG NÓI VÀ VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Biết các lỗi thường gặp, vận dụng để tránh những lỗi đó trong khi nói và viết. - Học sinh xác định rõ mối quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ. - Nắm vững nghĩa của từ, cấu trúc câu, từ đó có cách lựa chọn và sử dụng chuẩn hơn. 2. Kĩ năng - Học sinh có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ, câu. - Thông qua các bài tập, nâng cao kỹ năng sử dụng từ, câu. II. Phương pháp Thảo luận nhóm III. Chuẩn bị GV : SGK, tư liệu tham khảo HS : Chuẩn bị bài IV. Kiểm tra bài cũ V. Tiến trình các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy và trò Nội dung -GV treo bảng phụ a. Dạ dày cá chép chỉ lớn hơn thực quản một chút và có nhiều tuyến vị tiết dịch vị, có tác dụng tiêu hóa tôm, tép, thức ăn và mọi loại mồi bắt được. b. Nhà em có nuôi con chó. Con chó nhà em rất đẹp. Em rất yêu con chó nhà em. - Hai ví dụ trên sai lỗi gì? - GV lấy ví dụ về lặp từ với tư cách là một phép liên kết để học sinh so sánh: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” - HS đọc ví dụ : “Những người chiến sĩ dũng cảm đó không bao giờ khắc phục kẻ thù.” Câu sai lỗi gì? Thử sửa lại. -Chỉ có một suất sưu của nhà nước mà Các lỗi thường gặp: I. Lỗi về dùng từ: 1. Dùng từ thừa, từ lặp a. Bài tập: b. Cách khắc phục: - Có ý thức đọc lại có thể phát hiện và sửa chữa ngay bằng cách bỏ yếu tố trùng lặp đó. 2. Dùng từ sai âm, sai nghĩa: a. Lỗi về âm: a1. Bài tập: 3 hạnh phúc của gia đình chị Dậu vỡ tan. Câu sai lồi gì? Cách sửa. - Muốn tránh lỗi này ta khắc phục bằng cách nào? - Học sinh đọc các ví dụ trong bảng phụ: a. Đôi tay dài lòng khòng phụ họa với đôi cẳng chân dài nghêu. b. Trong đa số các hợp chất hóa học, nguyên tử Oxy có hóa trị II. c. Trong bài văn tế, ông đã ca ngợi những người anh hùng bỏ mạng vì nước. - Các câu trên sai những lỗi gì về dùng từ? - Nêu cách khắc phục những lỗi trên? + Học sinh đọc ví dụ sau: Niềm đau của cô ấy đang trào dâng. - Từ “niềm” kết hợp với từ “đau” trong câu trên có phù hợp không? Vì sao? - Thử nêu cách khắc phục lỗi trên? - Đọc đoạn văn sau: Hai câu ca dao gợi cảm ấy nó như là một lời tâm sự của người nông dân, nó đi sâu vào lòng người đọc, tại sao vậy ư? Thì chính là trong hai câu thơ mang nặng tình người ấy có cả hoa và cả nhạc nữa đấy. - Hãy phát hiện lỗi trong đoạn văn ấy? - Muốn tránh lỗi này cân chú ý điều gì? -GV đọc đoạn văn sau: Đọc câu thơ, ta thấy hiện lên trước mắt một cảnh đồng quê trong ngày nắng gắt Khắc phục - Khuất phục Vỡ tan -Tan vỡ a2. Cách khắc phục: -Thận trọng khi sử dụng các thuật ngữ, từ ngữ vay mượn. -Tra từ điển chính tả. b. Lỗi về nghĩa: b1. Bài tập: -Lỗi do không nắm được hiện thực khách quan mà từ biểu thị. - Không nắm chắc khái niệm mà từ biểu thị. - Không nắm chắc sắc thái biều cảm của từ. b2. Cách khắc phục: - Không biết, không rõ, không hiểu, không nên dùng. - Nắm chắc nghĩa của từ. - Tra tự điển. 3.Dùng từ không đúng vơi khả năng kết hợp của chúng: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Phải biết mỗi loại từ chỉ có khả năng kết hợp với số loại từ nhất định. (Ví dụ: Các từ: liếc, lườm, trợn, nhắm, nháy… thường chỉ đi với: mắt, vẫy, nắm … chỉ biểu thị hành động của tay) 4.Dùng từ lạc phong cách: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: - Một số từ chỉ chuyên sử dụng trong một số văn bản thuộc phong cách chức năng nhất định. - Từ ngữ sử dụng trong phong cách sinh hoạt không nên đưa vào văn bản khoa học, văn bản hành chính và văn bản chính luận. 5.Dùng từ sáo rỗng: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: 4 và hình ảnh người nông dân đang điều khiển con trâu kéo cày. Hình ảnh ấy lồng lộng, cao lớn, làm cho câu thơ cũng sống dậy và chuyển động theo. - Các từ: lồng lộng, cao lớn, sống dậy, chuyển động dùng trong đoạn văn có phù hợp không? Vì sao? -Lỗi nào mắc phải? Hướng khắc phục? - HS đọc ví dụ: Bầy choa có chộ mô mồ. Câu văn có khó hiểu không? Vì sao? - GV ghi ví dụ: Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa. Dùng từ “nhi đồng” trong câu văn có phù hợp không? Giải thích? -Nêu cách khắc phục. -Các từ: vẻn vẹn, nủng nịu, ngoan ngoãn, sạch sẻ , khe khẻ, lộng lẫy…từ nào viết đúng về dấu thanh?( vẻn vẹn, ngoan ngoãn, lộng lẫy) -Vì sao có sự lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã? -Lỗi này thường phổ biến ở đâu? (Trung bộ và Nam bộ) -Hãy nêu hướng khắc phục? -GV đưa ra cho học sinh những mẹo để khắc phục lỗi sai. -Học sinh toàn trường đang dễu hành qua lễ đài. -Câu văn sai lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng? - Các em thường lẫn lộn những vần nào khi nói và viết? - Cách khắc phục như thế nào? -Tránh bắt chước người khác một cách vô ý thức. -Nắm nghĩa cả từ và hoàn cảnh giao tiếp. 6.Lạm dụng từ địa phương, từ HánViệt: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Tránh lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt. -Sử dụng cho phù hợp. II.Lỗi về dấu thanh: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy qua câu lục bát: Chị Huyền mang nặng ngã đau, Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành. -Các tiếng cùng gốc hay gần gũi với nhau sẽ mang dấu cùng nhóm với nhau. -Các tiếng Hán Việt bắt đầu một trong âm như: m, n, nh, v, l, d, ng thì được viết dấu ngã. III.Lỗi về vần: 1.Lẫn lộn iêu - iu - ưu a.Bài tập: -Híu chiến - Hiếu chiến -Dễu hành - Diễu hành b.Cách khắc phục: -Vần iu chỉ xuất hiện trong một số từ: Líu lưỡi, bĩu môi, địu gạo, ỉu xìu và tiếng chịu trong các từ: chịu đựng, chịu chơi… -Vần iu xuất hiện trong các từ láy âm: phụng phịu, đìu hiu. 5 -GV đưa ví dụ: Chị Hưu đi chợ Đồng Nai Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò. Hãy phát hiện lỗi sai trong ví dụ trên - Cách chữa? -Vần iêu - ươu - ưu ở vùng nào thường lẫn lộn? (miền Bắc hay lẫn lộn giữa ươu và iêu, miền Nam hay lẫn lộn ưu với ươu) -Nêu cách khắc phục? -Hãy phát hiện lỗi sai trong các câu sau: Qủa la này ngon ghê. Nhà bên có gì mà na nàng to dữ vậy. -Đối với từ Hán Việt bao giờ cũng có thể viết ưu hay iêu 2.Lẫn lộn giữa iêu - ưu - ươu: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Vần ươu chỉ xuất hiện hạn chế trong mấy từ: cái bướu, con hươu, chai rượu, con khướu. -Ngoài ra tất cả các từ Hán Việt không viết với vần ươu. * Củng cố , dăn dò: 1. Củng cố : ? Để có vốn từ phong phú ta cần lưu ý điều gì 2. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị tiết : “Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận” 6 Ngày soạn : 15/02/2013 Ngày giảng : 9A: 21/02/2013 9B : 28/02/2013 Tiết 14 Rèn kỹ năng về văn nghị luận KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức tổng hợp về văn nghị luận đã học từ các lớp dưới (từ lớp 7 - 9) 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhớ, tái hiện kiến thức và vận dụng vào thực hành. 3. Thái độ : - Hứng thú cho bộ môn II. PHƯƠNG PHÁP Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. IV. KIỂM TRA BÀI CŨ : ? Thế nào là văn nghị luận? Kể tên các văn bản nghị luận đã học ở lớp 8, 9? V. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt - GV củng cố lại kiến thức HS đã được học về văn nghị luận. ? Thế nào là văn nghị luận ? ? Đặc điểm của văn nghị luận là gì? ? Thế nào là luận điểm? Luận điểm được trình bày như thế nào? I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1. Khái niệm văn nghị luận Văn nghị luận là lối văn nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. 2. Đặc điểm của văn nghị luận a. Luận điểm: Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết(nói) nêu ra ở trong bài. - Mỗi luận đề phải được xác định bằng một hệ thống luận điểm. - Phân biệt luận điểm với luận đề: Luận đề là vấn đề được đặt ra để người HS phải vận động kiến thức(lí lẽ, dẫn chứng) để giải đáp cho đúng, cho trúng, cho đầy đủ. - Có nhiều cách trình bày luận điểm: + Trình bày luận điểm theo phương pháp 7 ? Thế nào là luận cứ? ? Lập luận là gì? ? Nêu các bước làm bài văn nghị luận? ? Khi tìm hiểu đề văn gnhị luận cần chú ý những gì? ? Vai trò và đặc điểm của các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận? diễn dịch. Luận điểm chính là câu chủ đề, đứng ở đầu đoạn văn. + Trình bày luận điểm theo phương pháp qui nạp. Luận điểm chính là câu chủ đề, đứng ở cuối đoạn văn. b. Luận cứ: Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. c. Lập luận: Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. 3. Cách làm một bài văn nghị luận a. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Luận đề: Luận đề là vấn đề được đặt ra để người HS phải vận động kiến thức (lí lẽ, dẫn chứng) để giải đáp cho đúng, cho trúng, cho đầy đủ. - Kiểu bài: Có xác định kiểu bài thì mới làm bài đúng: Văn giải thích;Văn chứng minh; Văn phân tích; Văn bình luận; Văn nghị luận hỗn hợp - Phạm vi nghị luận: là giới hạn mà luận đề nêu ra rộng hay hẹp, nghị luận văn chương hay nghị luận chính trị xã hội. b. Lập dàn ý: Theo bố cục 3 phần c. Viết bài d. Sửa bài 4. Các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận a. Yếu tố biểu cảm Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận được biểu hiện dưới các dạng sau: - Tính khẳng định hay phủ định- Biểu lộ các cảm xúc như yêu, ghét, căm giận, quí mến - Giọng văn b. Yếu tố miêu tả, tự sự Yếu tố miêu tả, tự sự sẽ giúp cho cách lập luận, cách nêu dẫn chứng hấp dẫn 8 ? Có những dạng bài nghị luận nào ? - Hình thức luyện tập: GV chia các nhóm cho HS thảo luận làm bài. HS đại diện các nhóm lên trình bày. Gv cho, cả lớp bổ sung, sửa chữa. - Đề luyện tập: Cho các đề bài sau, hãy xác định đâu là đề văn nghị luận. Từ đó xác định các vấn đề nghị luận thể hiện trong các đề: Đề 1: Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm) Đề 2: Cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ dân tộc Tà-ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm) Đề 3: Vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong hai bài thơ: “ Đồng Chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Đề 4: Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Em hãy giải thích câu nói đó. Đề 5: Tục ngữ có câu: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Hãy lấy dẫn chứng trong lịch sử, trong văn học và trong đời sống hàng ngày để chứng minh. Đề 6: Nêu quan điểm 5. Các kiểu bài văn nghị luận a. Nghị luận xã hội: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức. b. Nghị luận văn chương: nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) II. LUYỆN TẬP Đề 1: Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm) Đề 3: Vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong hai bài thơ: “ Đồng Chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Đề 4: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Đề 5: Sức mạnh của đoàn kết. Đề 6: Tự lực cánh sinh, cần cù lao động. * Củng cố, dặn dò: 1. Củng cố : ? Khái quát nội dung bài học ? 2. Dặn dò : - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT. 9 Ngày soạn : 28/02/2013 Ngày giảng : 9A: 7/03/2013; 9B :14/03/2013 Tiết 15 RÈN KỸ NĂNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN CÁC PHÉP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về các phép lập luận trong văn nghị luận: phân tích, tổng hợp . 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để viết tạo lập văn nghị luận. 3. Thái độ : - HS hứng thú học tập bộ môn II. PƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT - Nêu và gải quyết vẫn đề, động não, thực hành có HD III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. IV. KIỂM TRA BÀI CŨ : ? Nêu đặc điểm của văn nghị luận ? V. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt - GV cho HS tái hiện lại kiến thức đã học về phép phân tích và tổng hợp. ? Thế nào là phép lập luận phân tích ? Để phân tích người ta thường vận dụng những biện pháp nào? - HS trả lời. ? Thế nào là phép tổng hợp ? Mối quan hệ giữa phép tổng hợp với phép phân tích? - HS trả lời. I. PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 1. Phép phân tích - Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng. Khi phân tích chúng ta có thể vận dụng các biện pháp nêu, giả thiết, so sánh, đối chiếu và cả phép lập luận giải thích , chứng minh. 2. Phép tổng hợp - Phép tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Do đó không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản. - Mục đích của phép lập luận phân tích và tổng hợp là nhằm thể hiện ý nghĩa của một sự vật hiện tượng nào đó. 10 [...]... 28/02/2013 Ngày giảng : 9A: 7/03/2013 9B :14/03/2013 Tiết 16 +17 RÈN KỸ NĂNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN : LUYỆN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1 Kiến thức: - Củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Các dạng nghị luận, cách làm bài nghị luận 2 Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn II.PHƯƠNG PHÁP VÀ... 14/03/2013 15 Ngày giảng : 9A : 21/03/2013 9B : 28 /03/2013 Tiết 18 RÈN KỸ NĂNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN LUYỆN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1 Kiến thức: - Tiếp tục củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Các dạng nghị luận, cách làm bài nghị luận 2 Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn II PHƯƠNG PHÁP... nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương Ngày soạn : 14/03/2013 17 Ngày giảng : 9A : 21/03/2013 9B : 28 /03/2013 Tiết 19+ 20 TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN, QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG NHỮNG TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI 9 ĐÃ HỌC I.Mục tiêu bài học 1 Kiến thức - Củng cố nội dung các bài thơ hiện đại trong chương trình văn 9 - Khắc sâu nội dung về tình yêu thiên nhiên, quê hương trong mỗi bài thơ 2 Kĩ năng - Nhận... Hãy tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài cho đề văn sau: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân (chủ yếu từ khi ông nghe tin làng theo giặc trở đi) - Hình thức luyện tập : Gv cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho Hs viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh luận thuyết phục - Bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm 3 Dàn bài Mở bài: Giới... lập luận phân tích và tổng hợp trong văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm II LUYỆN TẬP 1 Bài tập 1: Biểu hiện của phép phân tích: Tác giả đã nêu ra những biểu hiện của việc nêu cao vai trò của giáo dục và học vấn: Trong xã hội phong kiến Việt Nam là đề cao người có học, trọng kẻ làm văn chương tạo ra tâm lí hiếu học, tôn sư trọng đạo tới mức sùng bái văn tự, sùng kính cả giấy có chữ viết Ngày... tích và phương pháp tổng hợp trong đoạn văn sau: Một trong những biểu hiện sinh động của đức hạnh Nho giáo ở Việt Nam hôm nay là việc học tiếp tục nêu cao vai trò của giáo dục và học vấn Suốt trong quá trình tồn tại của mình, xã hội phong kiến Việt Nam đề cao người có học, trọng kẻ làm văn chương tạo ra tâm lí hiếu học, tôn sư trọng đạo tới mức sùng bái văn tự, sùng kính cả giấy có chữ viết Ngày nay,... Hệ thống một số bài thơ ( Bảng) hiện đại đã học ở lớp 9 Năm Tên Tác giả sáng bài thơ tác Đoàn thuyền đánh cá Ánh trăng Tóm tắt nội dung Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu Huy sắc lãng mạn của thiên 195 8 Cận nhiên, vũ trụ và con người lao động mới Nguyễn 197 8 Gợi nhớ những năm tháng Duy gian khổ của người lính, nhắc nhở thái độ sống 18 Đặc sắc nghệ thuật Từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân... Hoạt động 4 Củng cố- dặn 19 dò Ôn tập bài “ Sang thu- Hữu Thỉnh * Củng cố, dặn dò: 1 Củng cố : GV: Khái quát lại những kiến thức cơ bản đã học trong bài 2 Dặn dò : Bài tập : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề bài tập đã cho Ngày soạn : 28/02/2013 Ngày giảng : 20 9A : 21/03/2013 9B : 28 /03/2013 Tiết 21 TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN, QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG NHỮNG TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI 9 ĐÃ HỌC I.Mục tiêu bài học... trong chương trình văn 9 - Khắc sâu nội dung về tình yêu thiên nhiên, quê hương trong mỗi bài thơ 2 Kĩ năng - Nhận diện và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước 3 Thái độ - Thêm tự hào và yêu mến quê hương , đất nước II Phương pháp Thực hành III Chuẩn bị 3 GV : nghiên cứu nội dung bài soạn 4 HS: đọc lại các bài thơ hiện đại lớp 9 IV Kiểm tra bài cũ... về những nhận xét, đánh giá 2 Yêu cầu trong bài văn và bố cục trong bài văn này? - Những nhận xét, đánh giá về truyện - HS rút ra yêu cầu phải: trình bày những nhận xét, + Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm đợc ngời viết phát hiện và khái quát + Rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập 12 ? Bài văn nghị luận cần đảm bảo các phần như thế nào ? . TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ II Ngày soạn : 15/02/2013 Ngày giảng : 9A: 21/02/2013 9B : 28/02/2013 Tiết 12: TRAU DỒI VỐN TỪ I. Mục tiêu 1 làm bài đúng: Văn giải thích ;Văn chứng minh; Văn phân tích; Văn bình luận; Văn nghị luận hỗn hợp - Phạm vi nghị luận: là giới hạn mà luận đề nêu ra rộng hay hẹp, nghị luận văn chương hay. : “Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận” 6 Ngày soạn : 15/02/2013 Ngày giảng : 9A: 21/02/2013 9B : 28/02/2013 Tiết 14 Rèn kỹ năng về văn nghị luận KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU

Ngày đăng: 27/01/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w