SKKN Vật lý 9-Dạy T39 Máy phát điện xoay chiều

18 911 12
SKKN Vật lý 9-Dạy T39  Máy phát điện xoay chiều

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước phù hợp với yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo phải đào tạo ra những con người có đức, có tài, năng động sáng tạo làm việc có khoa học kỹ thuật và hiệu quả. Những năm gần đây ngành GD - ĐT đã không ngừng đổi mới nội dung học của học sinh, phương pháp dạy của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Đặc biệt có sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin đã giúp cho giờ học sinh động hơn, người thầy đã đưa học sinh đến gần hơn với thực tế cuộc sống và khoa học kỹ thuật hiện đại. Tôi nhận thức rằng một trong những mục đích của việc dạy học là làm cho học sinh nắm vững cơ sở khoa học một cách tự giác, tích cực, sáng tạo. Học sinh càng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động thì các phẩm chất và năng lực càng sớm được hình thành và phát triển hoàn thiện. Tính năng động và sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại,phải được hình thành ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Mỗi môn học đều có đặc trưng riêng,mỗi loại tiết học: tiếp nhận kiến thức mới, bài tập, thực hành, ôn tập tổng kết đều có đặc thù riêng nhưng cuối cùng đều phải đạt được mục đích như đã nói ở trên. Môn vật lí là môn khoa học thực nghiệm, các tri thức vật lí là sự khái quát các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong đời sống. Việc có thí nghiệm và việc khai thác vốn sống của học sinh, kiến thức thực tế trong đời sống sẽ giúp học sinh có cơ sở để thực hiện các thao tác tư duy để tiếp nhận tri thức mới, hiểu kiến thức mới một cách năng động sâu sắc. Để có một giờ dạy lí thuyết vật lí tạo được hứng thú, hiểu bài sâu sắc, hình thành được tư duy tích cực, độc lập sáng tạo cho học sinh người giáo viên vật lí phải hết sức nỗ lực. Từ việc chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm chu đáo, coi trọng tính thực tế gắn với đời sống của kiến thức cần truyền đạt, soạn bài tỉ mỉ với hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ, câu hỏi dẫn dắt, gợi mở một cách logic từ kiến thức cũ sang kiến thức mới, từ bài này sang bài sau - đến việc đặc biệt quan tâm đến phương tiện dạy học. Trong điều kiện từng trường, từng bài người giáo viên có thể lựa chọn sự hỗ trợ của bảng phụ bằng tranh phóng to, bằng máy chiếu trình chiếu Power Point và đặc biệt có sự hỗ trợ của các phần mềm vật lí để có được phần động của động cơ, máy phát hết sức sinh động. MônVật lý là cơ sở của nhiều ngành khoa học kỹ thuật, vì vậy người học hiểu và nhận thức được các hiện tượng, quy luật vật lý là rất quan trọng. Vai trò 1 của sách giáo khoa cung cấp nội dung kiến thức cơ bản hiện đại sát với thực tế là một điều không thể thiếu cho người học. Bên cạnh đó vai trò chủ đạo của người thầy trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội những kiến thức cũng rất quan trọng. Người thầy trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh thấy đựơc, hiểu được và biết áp dụng những cái mình đã học vào cuộc sống thường ngày. Muốn vậy, người dạy phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng người học, cách thức truyền đạt từng nội dung, từng bài sao cho đơn giản để người học lĩnh hội được các kiến thức nhanh và bền vững. Đồng thời, người dạy dễ sử lý các tình huống trong quá trình giảng dạy. Qua giảng dạy vật lý bậc THCS, tôi thấy đa số nội dung kiến thức học sinh dễ học, dễ hiểu và mang lại nhiều thông tin mới cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn gặp phải một số khó khăn cho người dạy, người học dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao ở môn vật lý 9. Cụ thể như khi dạy bài Động cơ điện, Máy phát điện một chiều, Máy phát điện xoay chiều, Máy biến thế,… Trong tình hình cấp thiết cần ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào giảng dạy mà tôi và nhiều giáo viên vẫn chưa thật thành thạo, nhuần nhuyễn. Tôi xin trình bày bài dạy của mình để mong được trao đổi với các đồng nghiệp, mong được sự đánh giá, góp ý của các đồng chí để tôi ngày càng tiến bộ, có nhiều giờ dạy áp dụng công nghệ thông tin thành công hơn. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . Đối với chương trình vật lý trung học cơ sở nói chung có những mục tiêu và đặc điểm cấu trúc như sau: a/ Về mục tiêu gồm: * Kiến thức: Cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức vật lý phổ thông cơ bản để làm nền móng cho các cấp học cao hơn, cụ thể các kiến thức về các sự vật hiện tượng, quá trình vật lý, các khái niệm, các nguyên lý, định luật cơ bản và những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp nhận thức đặc thù của Vật lý học đó là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. * Về năng lực và kĩ năng: thực hiện và quan sát, sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng phân tích, xử lí thông tin. Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý đơn giản. Kỹ năng đề xuất các dự đoán hoặc giả thuyết đơn giản về các mối quan hệ hay bản chất các hiện tượng hoặc sự vật vật lý. Kỹ năng diễn đạt chính xác, rõ ràng bằng ngôn ngữ Vật lý. 2 * Về thái độ: Tạo cho học sinh hứng thú trong việc học tập môn Vật lý cũng như việc áp dụng các hiểu biết của mình vào cuộc sống, có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội. Có thái độ trung thực, cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin, trong quá trình quan sát và thực hành thí nghiệm. b/ Về đặc điểm cấu trúc. Chương trình Vật lý THCS được trình bày theo dạng xoắn ốc. Chương trình Vật lý lớp 6, lớp 7 tìm hiểu lần lượt các kiến thức về: Cơ học, Nhiệt học, Quang học, Điện học. Chương trình Vật lý lớp 8, lớp 9 tìm hiểu lần lượt lại các kiến thức đó ở mức độ cao hơn. Chương trình Vật lý 9 thuộc giai đoạn 2 của chương trình Vật lý THCS. Chương trình Vật lý lớp 9 tạo điều kiện phát triển các năng lực của học sinh lên mức độ cao hơn và yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Đó là những yêu cầu về khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu thu thập được; khả năng tư duy trừu tượng, khái quát trong xử lí thông tin để hình thành khái niệm, rút ra các quy tắc, quy luật và định luật vật lý. Đó là những yêu cầu về khả năng quy nạp, diễn dịch để đề xuất các giả thuyết, rút ra các hệ quả có thể kiểm tra, xây dựng các phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết hoặc hệ quả của nó. Đó là những yêu cầu về khả năng phát hiện các mối quan hệ định lượng đối với một đại lượng Vật lý, đối với các đại lượng trong một định luật vật lý. Trong những năm giảng dạy chương trình Vật lý 9, bản thân tôi nhận thấy việc làm cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức là một việc rất khó, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian cho việc xây dựng bài giảng và biết cách điều khiển học sinh sử dụng thiết bị thí nghiệm một cách hợp lí, đặc biệt phải lựa chọn phương pháp dạy cho phù hợp với từng bài, từng phần của bài. Việc sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài là mục tiêu của mỗi giáo viên. Vậy tôi đã đưa ra kinh nghiệm theo ý chủ quan để thay đổi hình thức bài học và cách thức tổ chức bài học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Bài 34-Máy phát điện xoay chiều (Vật lý 9) III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. A.Điều tra thực tế: 1.Về học sinh: +Lớp 9A: 34 học sinh,01 học sinh giỏi, 04 hs khá, 21 hs trung bình, 08 hs yếu. 3 +Lớp 9B: 35 học sinh,02 học sinh giỏi, 06 hs khá, 19 hs trung bình, 06 hs yếu. +Lớp 9C: 33 học sinh,03 học sinh giỏi, 05 hs khá, 20 hs trung bình, 05 hs yếu Qua kiểm tra khảo sát, kiểm tra miệng,trao đổi với học sinh tôi nhận thấy hầu như các em sợ hoặc không thích học vật lí, các em cho rằng môn vật lí khô khan, khó hiểu không hấp dẫn. Nhưng tất cả học sinh đều rất thích được học những giờ có thí nghiệm và có ứng dụng công nghệ thông tin, những giờ đó học sinh đặc biệt hứng thú và hiểu bài. 2.Về thực tế dạy một tiết lí thuyết vật lí và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy vật lí: Ở trường tôi sự chỉ đạo giám sát của Hiệu trưởng và Bộ giáo dục đã trang bị mới rất nhiều dụng cụ thí nghiệm nên các giờ dạy, giáo viên đều sử dụng tương đối tốt các thí nghiệm. Tuy nhiên chỉ những giờ dạy được chuẩn bị kĩ hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh tự lực phát hiện, lĩnh hội kiến thức, những giờ dạy gắn với nhiều kiến thức thực tế phù hợp với các em và đặc biệt là những giờ dạy có sử dụng công nghệ thông tin mới thực sự mang lại hiệu quả cao. Thực tế, do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường về phòng học chức năng,về phương tiện máy chiếu, về trình độ tin học của giáo viên, về ý thức quyết tâm vươn tới lĩnh hội công nghệ mới của giáo viên còn chưa đồng đều nên việc dạy học có áp dụng công nghệ thông tin còn chưa phát triển mạnh mẽ, rộng khắp.Trong khi môn vật lí bao gồm phần điện, quang, điện từ, năng lượng có khá nhiều thí nghiệm, nhiều nội dung kiến thức gắn với thực tế, đời sống của học sinh mà nhờ áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp ích vô cùng lớn cho hiệu quả của giờ dạy. 3.Giáo án cụ thể theo phương pháp cũ: Tiết 39: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato của mỗi loại máy - Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều - Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục II. Chuẩn bị: GV: mô hình máy phát điện xoay chiều. III. Hoạt động dạy- học: 1/ Ổn định: 4 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào gọi là dòng điện xoay chiều? Tạo ra dòng điện xoay chiều bằng những cách nào? 3/ Nội dung bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập: GV đặt vấn đề như ở SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều và hoạt động của chúng khi phát điện: Gv thông báo: Chúng ta đã biết cách tạo ra dòng điện xoay chiều, dựa trên cơ sở đó người ta chế tạo ra hai loại máy phát điện xoay chiều có cấu tạo như hình 34.1và34.2 -GV treo hình 34.1 và 34.2 , y/c HS quan sát hình vẽ và kết hợp với mô hình để trả lời C1. -Y/c HS thảo luận trả lời C2 ? Qua hai câu hỏi trên em có kết luận gì về cấu tạo của máy phát điện xoay chiều. - HS theo dõi nắm vấn đề -HS theo dõi -HS quan sát hình và mô hình trả lời C1. -HS thảo luận trả lời C2 -HS nêu kết luận Tiết 38: máy phát điện xoay chiều I. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều: 1/Quan sát: 2/Kết luận: Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận cấu tạo chính là nam châm và cuộn dây: -Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato 5 Hoạt động 3: Tìm hiểu một số đặc điểm của máy phát điện trong kỹ thuật và trong sản xuất: -Y/c HS tự nghiên cứu phần II, sau đó gọi 1, 2 HS nêu những đặc điểm kĩ thuật của máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật -y/c HS nêu cách làm quay máy phát điện Hoạt động 4: Vận dụng: HD HS trả lời C3 -HS đọc SGK và nêu những đặc tính kĩ thuật -HS nêu cách làm quay máy phát điện. -HS trả lời C3 theo gợi ý của GV bộ phận còn lại quay gọi là roto. II.máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật: 1/ Đặc tính kĩ thuật: -Cường độ dòng điện: 2000A -U xoay chiều:25000V -Tần số: 50Hz 2/Cách làm quay máy phát điện: có thể dùng máy nổ, tuabin nước, cánh quạt gió… III.Vận dụng: C3 4/ Dặn dò: - Học bài theo vở ghi - Làm bài tập ở SBT - Đọc thêm phần “Có thể em chưa biết” Qua năm học 2010 – 2011 và những năm học trước, bản thân tôi đã giảng dạy chương trình vật lý 9, tôi nhận thấy : Một số vấn đề khó khăn khi giảng dạy bài 34-Máy phát điện xoay chiều (Vật lý 9) và tôi đã đưa ra hướng khắc phục các khó khăn đó. 4.Những hạn chế khó khăn: - Không tạo được hứng thú và niềm say mê học tập vật lý - Học sinh nắm bắt nội dung một cách thụ động 6 - Không gắn liền được các em với thực tế cuộc sống cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. -Giáo viên làm việc nhiều, không phát huy sáng tạo của học sinh -Học sinh khó hiểu vì nội dung bản chất hiện tượng rất trừu tượng. - Giáo viên gặp nhiều khúc mắc khi vào bài hoặc chuyển ý. B.Những biện pháp cơ bản để dạy một giờ lí thuyết vật lí đạt hiệu quả cao: 1.Phấn đấu làm đầy đủ, có chất lượng các thí nghiệm trên lớp. Vật lí phổ thông là môn khoa học thực nghiệm, các tri thức vật lí là sự khái quát hóa các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong đời sống. Không có thí nghiệm, học sinh rất khó có cơ sở để thực hiện các thao tác tư duy để tiếp nhận tri thức mới. Có thí nghiệm, học sinh tiếp thu hứng thú hơn, dễ dàng, hiệu quả hơn. 2.Chuẩn bị kĩ lưỡng hệ thống câu hỏi giúp tổ chức tốt cho học sinh làm việc. Chuẩn bị thí nghiệm đôi khi là một kì công. Nhưng cái hồn của giờ dạy, để đạt kết quả cao tôi cho rằng còn là hệ thống câu hỏi. Nếu không khéo léo dẫn dắt, để học sinh nhập vai “Người nghiên cứu” tiết học vẫn có thể mang tính áp đặt, học sinh ít hứng thú. Từ nội dung kiểm tra bài cũ sao cho gắn kết bài cũ- mới, gắn được với đời sống mang tính sâu sắc đến nội dung kiến thức cần truyền đạt, rồi phần củng cố hướng dẫn về nhà, đặt câu hỏi liên kết cho bài sau đều cần một hệ thống câu hỏi mang tính hệ thống, đảm bảo tính logic. Đặc biệt là phần thí nghiệm, học sinh phải được hiểu rõ mục đích để hiểu rõ từng dụng cụ, được dự đoán trước hiện tượng xảy ra (dựa trên kiến thức cũ), rồi mới quan sát hoặc làm, phân tích kết quả thí nghiệm, vận dụng các kiến thức có liên quan để đi đến tri thức mới. Có những câu hỏi chung,khái quát cho học sinh khá giỏi. Học sinh trung bình, yếu phải được trả lời các câu hỏi cụ thể chi tiết hơn. Hệ thống câu hỏi phải phát huy được năng lực của mọi đối tượng. Giáo viên cũng phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý chi tiết các câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng ngắn gọn.Các câu hỏi củng cố phải bám sát mục đích yêu cầu,trọng tâm của bài cố gắng liên kết kiến thức cũ, mới để học sinh nắm kiến thức theo mạch một cách logic về nhà học và làm bài sẽ dễ dàng. 3 .Coi trọng tính thực tế gắn với đời sống của kiến thức cần truyền đạt : Trong phần kiểm tra bài cũ, khi dạy kiến thức mới và đặc biệt là phần củng cố luyện tập. Phần hấp dẫn mà quan trọng đó là câu hỏi, bài tập có nội dung thực tế gắn với đời sống. Mỗi học sinh dù ở trình độ, năng lực nào đều có 7 ít nhiều kinh nghiệm sống về những hiện tượng vật lý đã học. Nếu người giáo viên chịu khó khai thác, khéo léo đưa vào bài học thì những bài giảng mới thật sự đạt hiệu quả cao . Mới đạt được một mục đích của môn học, học sinh hoàn thiện tri thức mới và biết vận dụng tri thức đó để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Kinh nghiệm cho thấy phần này, học sinh tham gia hào hứng, thích thú không kém phần học có thí nghiệm.Và học sinh phải cảm thấy ở đâu trong cuộc sống cũng có thể thấy kiến thức liên quan đến vật lý . Vậy người giáo viên khai thác tính thực tế gắn với đời sống của kiến thức vật lý như thế nào ? Tôi nghĩ rằng nếu đã có mục đích thì bất cứ lúc nào, ở đâu ta cũng thu lượm được những gì ta cần. 4-Cố gắng tiếp cận và làm chủ các phương tiện dạy học hiện đại Đơn giản nhất là máy chiếu dạy kết hợp với bảng đen. Có thể thay thế các bảng phụ rất thuận tiện, chỉ mới chỉ là sử dụng Power Point để trình chiếu, như bài tôi đã dạy. Để dạy bằng cách này người giáo viên rất vất vả, từ việc phải học vi tính tối thiểu trình độ A, học cách dùng Power Point, vẽ hình động, phải có máy tính xách tay đến soạn bài, còn nếu chưa có phòng học chức năng thì còn vất vả hơn nữa. Tôi tự tìm tòi học hỏi để có mô hình quay của máy phát điện xoay chiều kiểu nam châm quay và bức tranh động về hình ảnh các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện nguyên tử, lên mạng lấy mô hình động máy phát điện kiểu tịnh tiến, máy phát điện một chiều, ảnh các đường sức từ Một điều nữa cũng rất quan trọng, dạy bằng máy chiếu dùng Power Point tùy theo từng bài, lượng kiến thức hay tranh vẽ, mô hình đưa vào bài mà một bài dạy có thể phải có nhiều trang, nhưng làm sao để các kiến thức toàn bài luôn luôn được lưu lại là tốt nhất. Tóm lại, phải nỗ lực vừa làm vừa học hỏi một cách nhiệt tâm cùng với cơ sở vật chất thuận tiện và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp thì mới dạy được bằng máy chiếu.Bây giờ tôi xin trình bày lại bài dạy tôi đã thực hiện được. IV) NỘI DUNG CỤ THỂ ÁP DỤNG CHO BÀI DẠY: 1) Thiết kế bài dạy chu đáo, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối tượng là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một giáo viên nào cũng phải biết. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy” 8 Vậy làm thế nào để thiết kế một bài dạy hay và phù hợp hay nói cách khác để thiết kế tốt một bài dạy nhưng phải đảm bảo cho nhiều đối tượng học sinh thì cần phải làm được những gì? Cho nên để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu nhất phải làm được những việc sau: +Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng thái độ tình cảm. Tìm ra được những kiến thức cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức nâng cao cho học sinh khá giỏi. +Khi đã nắm được trọng tâm được kiến thức và phân chia kiến thức cho từng đối tượng học sinh thì cần tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bản chất của đơn vị kiến thức, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khhi cần thiết. +Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế một tiến trình đi trong giờ dạy hợp lý, đồng thời cũng có thể ý đồ đó thành ý đồ chủ quan của mình cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, lớp, đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học… +Chuẩn bị chu đáo phương tiện dạy học . +Nêu được các tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của học sinh. +Đưa ra những câu hỏi và thời gian thích hợp để quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém. Tạo nhiều cơ hội cho học sinh yếu kém hoạt động để các em lấy được phương pháp học tập. +Đề ra được các phương án giải quyết để đi đến kiến thức cơ bản của bài học với sự hỗ trợ của nhiều đối tượng học sinh mà không chỉ nhờ vào một bộ phận học sinh khá giải. +Cuối cùng làm hoàn chỉnh một tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động và thời gian ấn định phù hợp. Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu. 2) Tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị dạy học. Đây là một khâu không trực tiếp làm ngay trong một tiết học, nhưng nó là khâu cũng không kém phần quan trong. Việc tiếp xúc, chuẩn bị trước thiết bị dạy học giúp giáo viên chủ động biết được thiết bị nào đã có, tình trạng sử dụng như thế nào, cần điều chỉnh gì, thiết bị nào còn thiếu cần bổ sung như thế nào và 9 phương án bổ sung, khắc phục ra sao? Khi tiếp xúc với thiết bị dạy học giáo viên có điều kiện phân công dụng cụ cho từng nhóm học sinh, từng đối tượng học sinh do đó nó giảm bớt rất nhiều thời gian trong giờ dạy giành thời gian hướng dẫn cho học sinh yếu kém thực hiện. Nhưng quan trọng trong khâu này là khi tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị thì giáo viên có điều kiện thao tác thành thạo các kỹ năng cần thực hiện trong khi làm thí nghiệm. Điều này thực sự rất có ích cho giáo viên, bởi giáo viên có làm thành thạo các thao tác mới có thể hướng dẫn học sinh một cách rành mạch, rõ ràng không còn lúng túng và giảm bớt nhiều động tác thừa và thời gian lãng phí. Do đó khi tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị, giáo viên cần làm được những việc sau: +Kiểm tra thiết bị (đủ hay thiếu) tình trạng sử dụng để đưa ra phương án bổ sung. +Phân chia được thiết bị sử dụng theo nhóm cho từng đối tượng học sinh. +Đưa ra những công việc cho từng đối tượng học sinh thực hiện như: (HS yếu kém quan sát, ghi chép và làm các thao tác đơn giản, còn HS khá giỏi thao tác các thao tác khó…….) +Giáo viên phải làm trước thí nghiệm và thực hiện các thao tác một cách thành thạo. 3) Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp. Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã thành công một nữa nhưng đó chỉ là xem như bước khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp. Nhưng để điều hành tốt tất cả các đối tượng học sinh trong một giờ học thì giáo viên cần phải thực hiện như thế nào? +Vậy đầu tiên và quan trọng nhất là giáo viên phải xâm nhập giáo án một cách thuần thục, nắm được các nội dung cơ bản trọng tâm của bài học và những nội dung chú ý đối với học sinh yếu kém. +Tạo tình huống có vấn đề ngay từ đầu để kích thích hứng thú học tập của học sinh trong suốt giờ học. +Nắm chắc ý đồ SGK và hướng dẫn SGV, mục tiêu bài học, trình tự thiết kế GV chủ động đưa ra phương án cho các đối tượng học sinh hoạt động. 10 [...]... Power Point Tiết 39 Bài 34 : MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 Mục tiêu a Kiến thức - Nêu được Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận chuyển động quay gọi là rôto - Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng b Kỹ năng - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc... bài Giáo viên trình chiếu 3 máy phát điện cho HS quan sát (Slide 3) và cho học sinh xem video Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (Nháy đúp vào hình ảnh nhà máy thủy điện Hòa Bình) GV đặt vấn đề: ? Từ cách tạo ra dòng điện xoay chiều đã học thì để tạo ra máy phát điện xoay chiều thì cần có những bộ phận chính nào? Trong thực tế người ta dung nguồn năng lượng nào để chạy máy phát điện? Giáo viên Học sinh Nội... tính kĩ thuật: - Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi của giáo viên ? Đặc tính của máy phát điện xoay chiều? - Trả lời - I: 2000 A - U: 25000V - P: 300MW - f: 50 Hz - Kích thước: + Đường kính: 4m + Chiều dài: 20m ? Cách làm quay máy - Trả lời phát điện? (Slide 11) 2 Cách làm quay máy phát điện GV giới thiệu 1 số hình ảnh MPĐXC ((Slide 12) - Dùng động cơ nổ, tua bin hơi, dùng cánh quạt... không được coi là bộ phận chính? - HS: Vì chỉ có nhiệm vụ đưa dòng điện ra ngoài - Yêu cầu học sinh rút ra - HS trả lời kết luận 2 Kết luận: - Các MPĐXC có hai bộ phận chính: NC và cuộn dây Bộ phận đứng yên là Stato, bộ phận chuyển động là Roto HĐ 2: (08’) (Slide 10) Tìm hiểu đặc điểm Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật II Máy phát xoay chiều trong kĩ thuật: 1 Đặc tính kĩ thuật: - Yêu cầu học sinh tự... khi một trong hai bộ phận quay đều tạo ra dòng điện xoay chiều - Học sinh khác bổ sung -Giáo viên tổng hợp trình chiếu câu trả lời (Slide 14) Khác nhau: + Đinamô có kích thước nhỏ hơn, Rô to là nam châm vĩnh cửu, công suất nhỏ, Hiệu điện thế đầu ra nhỏ + Máy phát điện trong công nghiệp có kích thước lớn hơn, Rô to là nam châm điện, công suất lớn hơn và hiệu điện thế đầu ra cũng lớn hơn c Củng cố, luyện... Học sinh làm thí lại mô hình hoạt động nghiệm với mô hình Máy MPĐXC (Slide 7) phát điện xoay chiều - Yêu cầu học sinh quan - HS suy nghĩ trả lời C2: sát và trả lời C2 (Slide 8) -HS khác nhận xét bổ - C2: Khi cuộn dây quay sung - Giáo viên T/H trình chiếu trả lời - Giáo viên trình chiếu mô hình MPĐXC (Slide 9) Minh họa bằng đồ thị dòng điện xoay chiều (hay NC quay) thì số đường sức từ qua tiết diện S... người ta dung nguồn năng lượng nào để chạy máy phát điện? Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bảng HĐ 1: (18’) (Slide 4) Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của Máy phát điện xoay chiều: I Cấu tạo và hoạt động - Giáo viên trình chiếu -Học sinh sử dụng mô của máy phát điện XC: H34.1 và 34.2 hình quan sát 1 Quan sát: - Yêu cầu học sinh quan - HS suy nghĩ trả lời C1: - C1 Bộ phận chính: NC sát và trả lời C1(Slide 5)... số nhà máy thủy điên, nhiệt điện trong tỉnh, trong nước và nước ngoài - GV thuyết trình: Nguồn năng lượng thủy điện vừa dồi dào vừa là nguồn năng lượng sạch nên được phát huy rất lớn - Giáo viên trình chiếu cho HS xem và nêu các đặc điểm, thông số của một số nhà máy thủy điện lớn trên Thế giới, ở Việt Nam và ở Nghệ An (Slide 16-28) - GV thuyết trình: Tuy Năng lượng điện tương đối lớn nhưng muốn phát. .. điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có cuộn dây quay c Thái độ - Học sinh tích cực trong học tập, quan sát suy nghĩ trả lời câu hỏi - Có ý thức vận dụng lý thuyết vào thực tế 2 Chuẩn bị của GV và HS a Chuẩn bị của GV - Mô hình máy phát xoay chiều - Máy chiếu và giáo án Power Point b Chuẩn bị của HS - Học bài và làm bài tập được giao 3 Tiến trình bài dạy a Kiểm tra bài cũ (3’) (Slide 2) - Kiểm tra 2... người phải biết tiết kiệm điện, nhất là giờ cao điểm 15 - GV nêu và cho HS xem Video về “Thi đua tiết kiệm điện (Nhấn vào “Thi đua tiết kiệm điện -(Slide 28)) - Cho HS đọc ghi nhớ - Có thể em chưa biết (Slide 29-30) d Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) (Slide 31) - Học bài - Hiểu ND trọng tâm ở phần ghi nhớ - Nghiên cứu bài tiếp theo (Bài 35-Các tác dụng của dòng điện xoay chiều) * Kết quả thu được: . được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều - Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục II. Chuẩn bị: GV: mô hình máy phát điện xoay chiều. III. Hoạt động dạy- học: 1/. của máy phát điện xoay chiều và hoạt động của chúng khi phát điện: Gv thông báo: Chúng ta đã biết cách tạo ra dòng điện xoay chiều, dựa trên cơ sở đó người ta chế tạo ra hai loại máy phát điện xoay chiều. học dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao ở môn vật lý 9. Cụ thể như khi dạy bài Động cơ điện, Máy phát điện một chiều, Máy phát điện xoay chiều, Máy biến thế,… Trong tình hình cấp thiết cần

Ngày đăng: 27/01/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan