1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam

38 370 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 365 KB

Nội dung

Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài ………………………………………………………………. 4 2 Mục tiêu của đề tài ……… ……………………………………………………… . 4 3. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài …… ……………………….……… .4 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài …………………………………….…….…….4 5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài …… ……………………………………………… ……….5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ……………………… .…….5 CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM…………………….….……… .5 1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng………………………….………… ………… .5 1.1.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng………………………………… .…………… 6 1.1.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro Tín dụng…………………… .…………… .6 1.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan……………………………… .…………… .6 1.1.3.2. Nguyên nhân khách quan ……………………………………………………………………9 1.1.4. Tác động của rủi ro Tín dụng:…………………………… ……………… .9 1.1.4.1. Đối với Ngân hàng……………………………… ………………… .9 1.1.4.2. Đối với nền kinh tế …………………………… …………………….9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ACB 2.1Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng củaACB………10 2.1.1 Nhìn lại hoạt động của ACB năm 2009 ………………………………………10 2.1. 2Vị thế của ACB so với các NHTMCP ………………………………………………………… 13 2.1.3 Nhìn nhận và đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam …………………….14 2.2. Một số quy định về cho vay vốn của NHNTM CP ACB ……………………… 14 2.2.1. Nguyên tắc vay vốn ……………………………………………………… .14 2.2.2. Điều kiện vay vốn của khách hàng………………………………………….14 2.2.3 Các khoản cho vay khách hàng ……………………………………….…….14 1 2.2.4 Dự phòng rủi ro tín dụng ………………………………………………………………………………15 2.2.5. Mức cho vay ………………………………………………………… 15 2.3. Thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn của ACB ……………….….… 16 2. 3.1. Công tác nguồn vốn ……… .…………………………………… …….…16 2.3.1.1. Các lĩnh vực hoạt động của NH ………………………………… .…16 2.3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ……………………………….……………………… .17 2.3.1.3 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của ngân hàng năm 2009 2.3.1.4. Phân tích tình hình huy động vốn …….………………………………21 2.3.2. Công tác sử dụng vốn …….………………………………….……………………………………… 24 2.3.2.1. Tình hình sử dụng vốn qua 03 năm ………………………………… 24 2.3.3. Tình hình phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong 03 năm, tổng hợp và xử lý nợ xấu ……………………………………………………27 2.3.3.1 Phân tích tình hình rủi ro nợ quá hạn của Ngân hàng ………….……….….28 2.4. Phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại ACB trong thời gian Qua ………………………………………………………………………………………28 2.4.1. Nguyên nhân khách quan ………………….…… …………………………28 2.4.2 Nguyên nhân chủ quan …………………………….…………………… ….28 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 3.1 Nâng cao chất lượng cán bộ của Ngân hàng ……………………………………….29 3.2 Nâng cao chât lượng thẩm định khách hàng ……………………………………………………………31 3.3 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng ………………………………………………………………………………………………………………………………………………31 3.4 Xử lý món vay có vấn đề ………………………………………………………………………………………… 33 3.5 Mở rộng cạnh tranh ……………………………………… ……………………….33 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC 1. NHTMVN: Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam 2. NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước 3. NHTMCP: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần 4. DN: Doanh Nghiệp 5. TW: Trung Ương DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Quản lý rủi ro Bảng 2.2. Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của Tập đoàn Bảng 2.3. Khả năng sinh lời (%) Bảng 2.4. Tăng giảm ở một số chỉ tiêu tài chính tín dụng Bảng 2.5 Tăng giảm ở một số chỉ tiêu tài chính tín dụng Bảng 2.6: Bảng Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bảng 2.7: Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn của Ngân hàng Bảng 2.8: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Bảng 2.9: Tổng hợp nợ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hình 2.2: Biểu đồ tổng hợp tình hình huy động vốn của Ngân hàng Hình 2.3: Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thực tiễn hoạt động của các NHTMVN trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đa cho chúng ta thấy tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi, thêm vào đó tài sản sinh lời là các khoản cấp tín dụng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn 60%-70% tài sản có, thậm chí có một số NHTM tỷ lệ này lên đến 80%. Chính vì vậy, tín dụng luôn đuợc đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp và có độ rủi ro cao, và vấn đề quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề luôn được các NHTMVN quan tâm hàng đầu, nhất là hiện nay khi Việt Nam đang trong giai đoạn của quá trình hội nhập vào Tổ chức thuong mại thế giới (WTO). Với mục tiêu hướng tới xây dựng mô hình một NHTM đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và vững mạnh, Ngân hàng ACB trong quá trình chuyển đổi của mình luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu đối với vấn đề kiểm soát tốt các loại rủi ro, trong đó đặc biệt là rủi ro tín dụng. Đó cung là lý do nhóm chọn đề tài “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” 2. Mục tiêu của đề tài  Góp phần làm hơn các lý luận về hoạt động tín dụngrủi ro trong hoạt động tín dụng.  Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam  Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề tài nêu ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng tại NHTMVN 3. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng để có thể góp phần nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMVN. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong thời gian ba năm qua (2007-2009) tại Ngân Hàng ACB, từ đó đua ra các giải pháp nhằm để hạn chế rủi ro tín dụng. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, đề tài nghiên cứu đa đuợc thực hiện trên cơ sở:  Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại NHTMVN. 4  Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp đuợc, sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của NHTMVN tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. 5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu đuợc trình bày gồm ba chương: - Chương 1: Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM. - Chương 2: Thực trạng về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại NH ACB - Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH ACB. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM nói chung và NH ACB nói riêng. Phân tích thực trạng kết hợp với nghiên cứu đề tài để đưa ra các ý kiến, nhận định, giải pháp, nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, và góp phần hiểu biết thêm về hoạt động tín dụng của các ngân hàng. 5 CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM 1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thuờng do chủ quan hay khách quan khiến cho khách hàng không hoàn trả đuợc nợ cho ngân hàng cả gốc và lãi khi đến hạn. Truớc đây, với cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp ít có tổ chức kinh doanh nào để ý đến rủi ro trong hoạt động mà họ chỉ thực hiện một cách máy móc theo quyết định, chỉ thị, chỉ tiêu của cấp trên giao, bởi vì lời hay lỗ họ vẫn đuợc huởng một mức huởng thụ như nhau đây là một thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nuớc. Trong nền kinh tế thị truờng tự do thời mở cửa, tự do cạnh tranh như hiện nay, tất cả mọi thành phần kinh tế chú trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, luôn tìm cách nâng cao lợi nhuận để đứng vững trên thị truờng. Chính vì lẽ đó mà rủi ro luôn đuợc quan tâm xem xét và quản lý một cách đặc biệt để nhằm khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm nâng cao hiệu quả và lợi nhuận. Đặc biệt, hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị truờng hiện nay đã phát sinh nhiều rủi ro. Bởi vì, Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên linh vực tiền tệ, luôn phụ thuộc vào khách hàng, rủi ro của khách hàng vay vốn cung kéo theo rủi ro của ngân hàng. 1.1.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng Nghiên cứu những đặc điểm co bản của rủi ro tín dụng có ý nghia rất quan trọng đối với việc xác định, đo lường, quản lý và kiểm soát nó. Rủi ro tín dụng có những đặc điểm sau:  Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động của NHTM. Tính tất yếu có ý nghia là ngân hàng có thể phòng ngừa tốt để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng chứ không thể loại bỏ nó được.  Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp. Bởi vì ngân nàng là một định chế tài chính trung gian, có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị truờng, nó là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thuờng xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay. Bởi vậy, khi người vay gặp rủi ro 6 trong sản xuất kinh doanh như: hỏa hoạn, lủ lụt, chiến tranh, sự đổ vỡ của đối tác, khách hàng tẩy chay sản phẩm của công ty…dẫn đến thua lỗ, phá sản thì sẽ tác động gián tiếp rủi ro đó cho NHTM, cho nên nói rủi ro tín dụng mang tính chất gián tiếp. Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp. Tính đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng có thể chia làm nhiều loại nhu: rủi ro về đạo đức; rủi ro cơ chế; rủi ro công tác kiểm tra, kiểm soát… 1.1.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro Tín dụng 1.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan a. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng: Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt đi vay với lãi suất thấp và sau đó cho vay lại với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch lãi suất. Dó đó, ngân hàng luôn xem xét rất cẩn thận truớc khi cho vay để đạt hiệu quả tránh rủi ro mất vốn. Vì thế rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía ngân hàng thường chiếm tỷ lệ nhỏ và do những nguyên nhân sau: Do Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng,…dẫn đến việc xác định sai hiệu quả phuong án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. Sự lỏng lẻo trong quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm coi đó là vật chất đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay. Chạy theo số lượng (theo kế hoạch) mà xao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, lạc quan, tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh. Ngân hàng có thể thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm từng địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ. Do cán bộ tín dụng thực hiện không đúng quy trình cho vay hay do quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ và không phù hợp. Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc trong cho vay, cho vay vuợt tỷ lệ an toàn, hoặc thiếu tài sản thế chấp, cầm cố. Do chất lượng cán bộ tín dụng thấp nên thẩm định khách hàng để cho vay thiếu chính xác hoặc cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức trong cho vay, cấu kết với khách hàng để 7 cho vay không đúng quy định của ngân hàng, hoặc cán bộ tín dụng chiếm dụng vốn vay dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng. Do cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt nên ngân hàng nới lỏng về điều kiện cần có của khách hàng để cho vay nhằm thu hút khách hàng. b. Nguyên nhân từ phía khách hàng: Rủi ro từ phía khách hàng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc phòng tránh rất khó khăn và phức tạp, nó thường do những nguyên nhân sau: * Đối với khách hàng là cá nhân  Thiếu năng lực tài chính: khách hàng vay vốn không đủ khả năng tài chính để trả nợ, dẫn đến việc thu hồi nợ của Ngân Hàng gặp khó khăn.  Thiếu năng lực pháp lý: Khi khách hàng thiếu năng lực pháp lý thì việc thu hồi nợ của ngân hàng cung gặp khó khăn do cản trở về thủ tục và thời gian.  Sử dụng vốn sai mục đích: Đó là việc khách hàng dùng vốn vay của mình không đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Từ đó dẫn đến khách hàng có thể làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.  Do ý muốn chủ quan của nguời đi vay cố tình không trả nợ: Đây là trường hợp xấu nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng. Loại nguyên nhân này đuợc xếp vào nguyên nhân rủi ro về đạo đức của người đi vay. Trên thực tế cho thấy yếu tố đạo đức là nguyên nhân rất quan trọng trong việc trả nợ vay, nguời đi vay có thể có khả năng nhưng cố tình không trả nợ, lừa đảo chiếm đoạt tiền vay của bên cho vay.  Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn như: bị sa thải, thất nghiệp, tai nạn lao động…dẫn đến mất đi nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng. * Đối với khách hàng là doanh nghiệp  Doanh nghiệp bị mất năng lực pháp lý: Do trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh, dẫn đến sản xuất kinh doanh không đuợc và không có khả năng trả nợ ngân hàng.  Năng lực chuyên môn và uy tín lãnh đạo của doanh nghiệp bị giảm thấp, đạo đức nghề nghiệp yếu kém, thiếu quan tâm để thực hiện tốt các khâu của quá trình tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh hay do sự hạn chế về nghề nghiệp chuyên môn của nhân viên doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp làm ăn yếu kém thua lỗ.  Do doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích. 8  Do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ( như gia nhập tổ chức WTO, AFTA), các doanh nghiệp trong nuớc không cạnh tranh lại với các công ty nuớc ngoài dẫn đến giảm sút thị trường tiêu thụ, giá thành sản phẩm làm ra phải hạ thấp để cạnh tranh từ đó các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và mất khả năng trả nợ ngân hàng.  Do doanh nghiệp không mua bảo hiểm nhu: bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiên tai,…nên khi có biến cố xảy ra thì doanh nghiệp bị tổn thất lớn và không có khả năng trả nợ vay.  Sự thay đổi trong chính sách của nhà nuớc cung ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. 1.1.3.2. Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân này là tác nhân gây ra rủi ro tín dụng bất khả kháng, xảy ra ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của con nguời trong một thời điểm nào đó.  Có thể xuất phát từ môi truờng kinh tế, trong một nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội còn lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh còn có nhiều co hội để phát triển và nguợc lại, khi nền kinh tế có hiện tuợng lạm phát tăng vọt kéo theo đồng tiền nội địa bị mất giá, dẫn đến kinh doanh trong nước bị trở ngại và khó khăn khiến cho khả năng thu hồi vốn tín dụng trở nên phức tạp.  Có thể xuất phát từ gốc độ của môi truờng pháp lý, đây là một nhân tố củng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, củng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.  Bên cạnh đó, trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế các nước trên thế giới có mối quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế, cho nên sự bất ổn về kinh tế của nước này sẽ ảnh huởng đến nền kinh tế của nước khác. Do đó, các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính trên thế giới xảy ra dây chuyền từ một hay một vài nước sau đó lan sang nhiều nuớc, đây củng là nguyên nhân làm phá sản các NHTM. Cần lưu ý dù nguyên nhân từ phía khách hàng hay từ phía ngân hàng, nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều dẫn đến hậu quả là khách hàng không trả đuợc nợ. Tuy nhiên, việc phân tích và phân định ràng nguyên nhân sẽ giúp ngân hàng có biện pháp xử lý thích hợp để đạt đuợc kết quả tốt hon. 1.1.4. Tác động của rủi ro Tín dụng 1.1.4.1. Đối với Ngân hàng 9  Về mặt tài chính: do không thu đuợc nợ (gốc và lãi), Ngân hàng bị giảm doanh thu trong khi vẫn trả tiền lãi (lãi đầu vào) gây mất cân đối trong thu chi nghiệp vụ. Nợ quá hạn chính là hậu quả Ngân hàng gánh chịu, không thu đuợc nợ vòng quay vốn tín dụng không thực hiện đuợc, Ngân hàng không có khả năng đảm bảo vốn luu động, hạn chế cả vai trò phục vụ lẫn khả năng kinh doanh của Ngân hàng.  Về mặt xã hội: từ rủi ro tín dụng dẫn đến rủi ro thanh khoản làm mất lòng tin trong nhân dân gây ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền. Một khi xảy ra trường hợp này khách hàng sẽ đồng loạt đến rút tiền một cách ồ ạt tại Ngân hàng và làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng không có biện pháp đối ứng kịp thời thì sẽ làm cho toàn bộ hệ thống của Ngân hàng sụp đổ. Đối với co quan quản lý cấp trên, Ngân hàng sẽ bị mất lòng tin, không tin tưởng vào hoạt động của Ngân hàng.  Do tâm lý làm ăn thua lỗ, tâm lý của cán bộ, công nhân viên chán nản, không tin tưởng vào khả năng hoạt động của chính mình làm cho thu nhập của họ ngày một giảm sút, mất công ăn việc làm …có thể dẫn đến phá sản của Ngân hàng. 1.1.4.2. Đối với nền kinh tế Hoạt động của Ngân Hàng có liên quan trực tiếp đến nền kinh tế, các xí nghiệp và dân cư. Vì vậy khi rủi ro làm phá sản một số ngân hàng từ đó lan sang các ngân hàng khác làm cho dân chúng mang một tâm lý sợ hãi nên dẫn đến tính trạng rút tiền truớc thời hạn. Như thế hệ thống ngân hàng bị rung chuyển và sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. Giá cả biến động, việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình đốn, khả năng trả nợ gặp khó khăn dẫn đến tình trạng đóng cửa làm cho nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, tệ nạn xã hội bùng phát, đồng tiền mất giá tình trạng kinh tế vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn nếu không cứu giãn được có thể dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế. 10 [...]... định tỷ trọng rủi ro cụ thể cho từng loại tín dụng có 33 hiệu quả hơn Phần sử dụng vốn Ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, Ngân hàng phải lấy vốn tự có để bù đắp song vốn của Ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Như vậy hình thành quỹ dự trữ đặc biệt bù đắp rủi ro tín dụng là hợp lý và cần thiết Hàng năm Ngân hàng cần phải trích 10% lợi nhuận trong mọi hoạt động... chất không có cố tình lừa đảo Ngân hàng nên cũng gây ra thiệt hại khá nhiều CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 3.1 Nâng cao chất lượng cán bộ của Ngân hàng 3.1.1- Năng lực điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng 30 Nói lên vai trò quan trọng của những người đứng đầu trong một tổ chức nói chung và trong một Ngân hàng thương mại nói riêng Người lãnh đạo Ngân hàng giỏi là người biết kết... phát triển hoạt động Ngân hàng trong tương lai để không ngừng thích nghi với sự biến động của thị trường, tìm kiếm cơ hội không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh Ngân hàng Có điều kiện giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, nhất là rủi ro về đạo đức để vươn tới sự hoàn thiện về chất lượng tín dụng, nhằm tạo dựng được hình ảnh, biểu tượng tốt của Ngân hàng trên thị trường...CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ACB 2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng của ACB 2.1.1 Nhìn lại hoạt động của ngân hàng ACB năm 2009 Hoạt động ngành ngân hàng và tham vấn ý kiến Hội đồng sáng lập, Hội đồng quản trị và Ban điều hành ngân hàng ACB đã đề ra từ đầu năm phương châm hoạt động năm 2009 là:... ACB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được 6 danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam của 6 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker Thị phần huy động và cho vay của Ngân hàng cũng đã tăng lần lượt là 2,49% và 0,84% so với đầu năm Ngoài ra, Ngân hàng còn hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực tại kênh... ACB chủ yếu là các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước và phần lớn là vay ngắn hạn Với kết quả hoạt động nêu trên ngân hàng ACB tiếp tục là thương hiệu có uy tín trong và ngoài nước Lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, ACB nhận được 6 danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam của 6 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker... việc sử dụng nguồn vốn từ cấp trên chuyển về nên việc huy động vốn tại Ngân hàng có sự tăng trưởng tốt như vậy là do nhờ vào các dịch vụ của Ngân hàng như: áp dụng các mức lãi suất huy động ưu đãi cho khách hàng, dùng các hình thức khuyến mãi tặng các sản phẩm có giá trị… tạo cho khách hàng có niềm tin khi gửi tiền tại Ngân hàng Do vậy, khách hàng đã tin tưởng vào Ngân hàng nên lượng lượng khách hàng. .. những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm trong phòng chống rủi ro, thiếu đạo đức trong hoạt động tín dụng 3.2 Nâng cao chât lượng thẩm định khách hàng Trước khi phê duyệt cho vay đối với món vay của khach hàng thì cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn Biện pháp này giúp ngân hàng hạn chế và phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả, để thẩm định khách hàng hội đủ điều kiện cho vay thì công... 3.3.3 Thực hiện bảo hiểm tín dụng Có ba hình thức để bảo hiểm tín dụng như sau:  Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho nghành nghề mà họ kinh doanh vì vậy những khoản tín dụng trong trường hợp này coi như cũng được bảo hiểm một cách gián tiếp Phương pháp này không làm phát sinh thêm thao tác nghiệp vụ trong Ngân hàng để sử dụng tốt hình thức này thì Ngân hàng cần có chính sách ưu... Sử dụng biện pháp bảo lưu, nghĩa là Ngân hàng tự bảo hiểm cho chính mình bằng cách lập các quỹ dự phòng để bù đắp những thiệt hại khi gặp rủi ro tín dụng từ đó hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra mà vẫn đảm bảo được tình hình tài chính của Ngân hàng, rủi ro luôn song hành với hoạt động kinh doanh nhưng đối với mỗi thành phần kinh tế thì hệ số rủi ro tín dụng có khác nhau, việc quy định tỷ trọng rủi . DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM 1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng. động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng.  Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam

Ngày đăng: 30/03/2013, 10:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của Tập đoàn - Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.2 Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của Tập đoàn (Trang 12)
Bảng 2.1 Quản lý rủi ro - Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.1 Quản lý rủi ro (Trang 12)
Bảng 2.3 Khả năng sinh lời (%) - Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.3 Khả năng sinh lời (%) (Trang 13)
Bảng 2.4 Tăng giảm ở một số chỉ tiêu tài chính tín dụng - Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.4 Tăng giảm ở một số chỉ tiêu tài chính tín dụng (Trang 14)
Bảng 2.5  Tăng giảm ở một số chỉ tiêu tài chính tín dụng - Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.5 Tăng giảm ở một số chỉ tiêu tài chính tín dụng (Trang 15)
Hình 2.1: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng - Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.1 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng (Trang 19)
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn của Ngân hàng - Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn của Ngân hàng (Trang 23)
Hình 2.2: Biểu đồ tổng hợp tình hình huy động vốn của Ngân hàng - Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.2 Biểu đồ tổng hợp tình hình huy động vốn của Ngân hàng (Trang 24)
Bảng 2.8 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng - Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.8 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w