Tình hình sử dụng vốn qua 03 năm

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 25 - 28)

2. 3.1 Công tác nguồn vốn

2.3.2.1. Tình hình sử dụng vốn qua 03 năm

Sau khi huy động vốn ACB sẽ nhanh chóng tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Ngân hàng ACB luôn chú trọng công tác huy động vốn đi đôi với việc từng bước mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay đi đôi với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng. Hoạt động tín dụng Ngân hàng trong những năm qua diễn ra khá tốt và đạt được những kết quả khả quan sau:

2.3.2.1.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định không kể món vay đó thu hồi về hay chưa thường được xác định theo tháng, quý, năm. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng.

Cho vay là nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Dựa vào nguồn vốn lớn hay nhỏ của Ngân hàng mà ta có thể dự đoán được doanh số cho vay cao hay thấp. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân hàng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động được trong năm Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận hạn chế tình trạng ứ đọng vốn khi đó sẽ không mang lại hiệu quả cho Ngân hàng. Doanh số cho vay só thể được phân theo nhiều tiêu chí, trong đề tài này có thể phân chia theo thờihạn,

a. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng ACB đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đơn vị bổ sung vốn để phát triển sản xuất, được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.8 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Đvt: Triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm

2007 2008 2009

Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %

Ngắn Hạn 17,493,967 54,99 15,944,006 45,77 35,628,575 57,14 Trung Dài Hạn 14,316,890 45,01 18,888,694 54,23 26,729,403 42,86 Tổng Cộng 31,810,857 100 34,832,700 100 62,357,978 100

Nguồn: Phòng KHKD của Ngân hàng ACB

So sánh 2008/20067 2009/2008 Số Tiền % Số Tiền % -1,549,961 -8,86 19,684,569 123,46 4,571,804 31,93 7,840,709 41,51 3,021,843 9.5 27,525,278 79,02

Hình 2.3: Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Doanh số cho vay Ngắn hạn

nghề. Bên cạnh các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn thì vẩn có các nghành có chu kì vốn dài hạn nên việc cho vay của Ngân hàng tập trung cho vay vừa ngắn và trung hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh.

- Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 17,493,967 triệu đồng, Sang năm 2008 là

15,944,006 triệu đồng, giảm 1,549,961 triệu đồng, tương ứng tăng 8,86% so với năm 2007. - Đến năm 2009 doanh số cho vay tăng trở lại, doanh số cho vay đạt 35,628,575 triệu đồng, tăng 19,684,569 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tăng với tỷ lệ là 123%.

Qua đó ta thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2007 tỷ trong cho vay ngắn hạn chiếm 54,99% đến năm 2008 con số này giảm còn 45,77% nhưng sang năm 2009 nó lại tăng lên 57,14% cho thấy hình thức cho vay ngắn hạn cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân do Ngân hàng đã sớm nắm bắt được nhu cầu vay vốn trên địa bàn, sản lượng suất khẩu và tiêu thụ tăng lên, từ đó đã kích thích các doanh nghiệp sản xuất đầu tư vốn phát triển tăng thu nhập làm tăng sức mua của xã hội và kích thích các thành phần kinh tế phát triển.

Doanh số cho vay trung và dài hạn

Mục đích của tín dụng trung dài hạn là nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất. Tình hình cho vay trung dài hạn của Ngân hàng có sự tăng giảm qua các năm cụ thể như sau:

 Năm 2007 doanh số cho vay trung dài hạn là 14,316,890 triệu đồng. Năm 2008 tăng lên

18,888,694 triệu đồng, tăng 4,571,804 triệu đồng, tương ứng tăng 31,93% so với năm 2007.

 Đến năm 2009 doanh số cho vay là 26,729,403 triệu đồng, giảm 7,840,709 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 41,51%.

Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do đặc điểm của sản xuất kinh doanh của xã hội, các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh lớn hơn nhằm mục đích thu lợi nhuận cao hơn nên các doanh nghiệp củng đã chú trọng vào việc vay trung và dài hạn. Nắm bắc được nhu cầu này ACB đã tập trung vào lĩnh vực này Vay trung hạn và dài hạn có lãi suất cao và thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tuy nhiên nếu doanh số cho vay trung và dài hạn quá cao sẽ dẫn đến trung dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và rủi ro sẽ cao. Vì vậy, ngân hàng đã tập trung cho vay ngắn hạn hạn chế dần cho vay

đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trong cao hơn ,cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm xuống.

Nhìn chung tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của các cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục. Để giữ vững được sự tăng trưởng này đòi hỏi Ngân hàng phải hoàn thiện hơn nữa để duy trì các kết quả đạt được trong những năm qua đồng thời mở rộng doanh số cho vay trong các năm tới.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w