Phương pháp quan sát, mô tả tranh ảnh địa lí 7 để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường

21 861 0
Phương pháp quan sát, mô tả tranh ảnh địa lí 7 để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường cung cấp cho con người không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất. Môi trường là địa bàn có tác động mạnh đến sự phát triển của xã hôi loài người. Nhưng ngày nay, khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì môi trường tự nhiên lại đang bị huỷ hoại. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân huỷ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vậy còn ở Việt Nam, hiện nay môi trường như thế nào, chúng ta đã và đang làm gì để ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường. Để có lời giải cho bài toán này, rất nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang giành thời gian, công sức để nghiên cứu tìm ra những giải pháp hữu hiệu. Nhưng trên thực tế không hề đơn giản và không phải ai cũng quan tâm, bên cạnh những người có ý thức bảo vệ môi trường vẫn có những người lại tỏ thái độ thờ ơ, bàng quan cho dù môi trường có ra sao, ô nhiễm đến mức nào, họ coi đó là việc chung của xã hội chứ không phải của riêng ai. Nguy hại hơn, những suy nghĩ trên không phải của một số ít người, mà của rất nhiều người, rất nhiều đối tượng làm việc trên mọi lĩnh vực khác nhau.Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ hơn về vấn đề về môi trường, phải hiểu rõ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đây là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không quan tâm đến môi trường, cứ mặc cho môi trường bị huỷ hoại thì một ngày không xa chắc chắn môi trường sẽ không còn bất kì một sinh vật nào tồn tại kể cả con người. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải được triển khai rộng rãi cho mọi đối tượng con người, trong đó học sinh là một trong những đối tượng cần được tác động giáo dục mạnh mẽ, vì đây là đối tượng có lực lượng đông đảo, sẽ là thế hệ tiếp tục xây dựng quê hương đất nước và bảo vệ môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Nếu học sinh đúng đắn, có ý thức bảo vệ môi trường sẽ là một việc làm thiết thực góp phần bảo vệ sự sống trên hành tinh. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lí luận. Môi trường là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật và cả xã hội loài người. Trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp được hình thành. Trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp con ngươì dần thoát khỏi hình thức lao động thủ công, thay vào đó là những phương tiện trợ giúp hiện đại làm cho năng suất lao động tăng, đời sống người dân dần được cải thiện. Nhưng bên cạnh những kết quả thu được thì hậu quả để lại cho môi trường cũng khôn lường. Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện; từ các hoạt động sản xuất 1 nông nghiệp, chăn nuôi; từ các khu vui chơi giải trí, đã và đang làm mất đi vẻ đẹp của “Quả cầu xanh”, làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng gây nhiều hậu quả xấu đối với môi trường tự nhiên và đặc biệt là đời sống con người. Đứng trước tình hình và thảm hoạ đó, nhiều cuộc hôi thảo, hội nghị bàn về môi trường đã diễn ra: - Từ ngày mùng 5 đến ngày 16 tháng 6 năm 1972 Hội nghị quốc tế về “Môi trường và con người” được tổ chức tại Stockhom(Thụy Điển ). -Từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 10 năm 1975, IEEP đã tổ chức” Hội thảo quốc tế về giáo dục môi trường” ( GDMT ) tại Bêôgrat. -Tháng 11 năm 1976 “Hội thảo Môi trường ở châu Á” được tổ chức tại Băng Cốc ( Thái Lan ). - Ngày 14 đến ngày 26 tháng 10 năm 1977 Hội nghị quốc tế về Gáo dục môi trường được tổ chức tại Tbilisi ( Gru dia ). - Từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 8 năm 1987 UNESCO và UNEP tổ chức Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường tại Matxcơva. Tất cả những kì hội nghị, hội thảo trên mặc dù diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau, ở những địa điểm khác nhau trên thế giới nhưng đều có một điểm chung là nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người và sinh quyển trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Điều đó chứng tỏ vấn đề môi trường và giáo dục môi trường là vấn đề đang được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam, chương trình Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cũng được quan tâm trên diện rộng, đặc biệt trong chương trình giáo dục phổ thông ở các cấp bậc học. Đã có không ít những tác giả nghiên cứu những vấn đề môi trường, mối quan hệ giữa môi trường với con người ở nhiều góc độ khác nhau như: - Tác giả Nguyễn Đình Khoa trong cuốn “Môi trường sống và con người” Nhà xuất bản Hà Nội – 1987. - Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng trong cuốn “ Dân số môi trường và tài nguyên” Nhà xuất bản giáo dục – 2000. - Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Văn Đức trong cuốn “ Giáo dục môi trường qua môn Địa Lí ở trường phổ thông”, Nhà xuất bản Hà Nội – 2003. Mục đích của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Đảng và nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lí, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Đồng thời chỉ đạo các ban ngành tổ chức các chương trình chuyên đề giáo dục môi trường, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến toàn thể nhân dân. Trong dạy học đã yêu cầu lồng ghép các chuyên đề giáo dục môi trường trong nhiều môn học và bằng nhiều hình thức khác nhau. Khi đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dạy học là nhằm làm cho học sinh có ý 2 thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, thu nhận được những thông tin kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người với môi trường. Phát triển những kỹ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh. Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường, nhận thức được tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, với chất lượng cuộc sống của chúng ta. Để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường trong dạy học, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học như: Phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan, phương pháp thí nghiệm, phương pháp thảo luận, phương pháp đóng vai, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp thực địa, phương pháp động não Ngoài ra, giáo viên còn có thể sử dụng những hình thức dạy học khác như: tuyên truyền, cổ động, quảng cáo, áp phích 2. Cơ sở thực tế. Thực trạng chung: Ngay từ năm 1960 vấn đề “Bảo vệ môi trường” đã được đặt ra nghiêm túc và đã được nghiên cứu để tích hợp vào chương trình dạy học ở các nhà trường nhưng với mức độ còn hạn chế. Đầu thập kỉ 80 nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã được tích hợp vào chương trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp, trong đó môn Địa Lí được coi là phù hợp nhất. Tuy nhiên chương trình GDMT ở trường THCS nói riêng và các cấp bậc học khác nói chung chưa thống nhất. Các phương pháp GDMT còn nặng về cung cấp kiến thức hơn là hình thành thái độ xúc cảm, hành vi quan tâm đến môi trường và vì môi trường cho học sinh. Mặt khác, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy còn thiếu, đồ dùng dạy học để lồng ghép bảo vệ môi trường hầu như không có, chủ yếu là dạy chay, học chay. Ngoài ra công tác giáo dục môi trường của chúng ta gặp nhiều khó khăn, thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với học sinh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Tuyên truyền về bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên học sinh chưa nhận thức được trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, chưa thấy được tác hại của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống con người và mọi sinh vật trên trái đất. Thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường hiện nay ở nhà trường và địa phương nơi tôi công tác: • Nhà trường: + Thuận lợi: - Trường nằm ở vị trí thuận lợi, gần trục đường giao thông, xa khu dân cư, trường có nhiều cây xanh toả bóng mát, khu vệ sinh ở cách xa phòng học đảm bảo môi trường trong lành. 3 -Học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, cảnh quan thiên nhiên tương đối sạch sẽ. - Ban giám hiệu có kế hoạch và giám sát việc lao động vệ sinh môi trường hàng ngày. - Thường xuyên tuyên truyền giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường thông qua các tiết học, giờ ngoại khoá, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ - Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như loa phóng thanh, băng rôn, khẩu hiệu - Nhà trường đã có hệ thống máy tính kết nối mạng internet có thể dễ dàng truy cập các thông tin, thư viện nhà trường có đủ các loại sách báo phục vụ dạy học. - Nhà trường đã có thùng thu gom rác thải, phương tiện vận chuyển rác thải, bể xử lý rác thải. + Khó khăn: - Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu chuyên biệt, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan. - Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa cao, các em vẫn còn vứt rác bừa bãi, tiện đâu bỏ đó. - Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chỉ mang tính hình thức. - Đồ dùng dạy học lồng ghép bảo vệ môi trường hầu như không có. • Địa phương + Thuận lợi: - Một số gia đình có sử dụng thùng đựng rác sinh hoạt, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. - Các tổ chức đoàn thể thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm. - Chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, mít tinh về bảo vệ môi trường. + Khó khăn: - Địa phương gần khu công nghiệp chịu ảnh hưởng của khí thải, chất thải. - Phần lớn gia đình học sinh chưa có thùng chứa rác sinh hoạt, còn vứt rác bừa bãi. - Chăn nuôi ngay trong khu bếp, khu sinh hoạt chung. - Nước thải trong sản xuất, sinh hoạt thải ngay ra mương, cống, rãnh - Không có nơi xử lí rác thải. 4 - Công tác tuyên truyền chưa đồng bộ và thường xuyên, nhiều người chưa quan tâm đến vệ sinh môi trường. Xuất phát từ thực trạng và nhận thức trên, là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn băn khoăn và nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Để Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao nhất trong tiết học. Ngoài kỹ năng truyền đạt thì người thầy còn có thể dùng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên người thầy phải biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để thu hút học sinh, tác động mạnh đến nhận thức của học sinh. Một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao là sử dụng các phương tiện trực quan, vì dùng phương pháp này sẽ giúp học sinh có thể quan sát được nhiều, mô tả được nhiều, hiểu rõ được nhiều nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm để từ đó tác động tốt nhất đến nhận thức của học sinh về ý thức bảo vệ môi trường. cũng chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn “Phương pháp quan sát, mô tả tranh ảnh địa lí 7 để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường” làm đề tài nghiên cứu. 5 III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN A. Cách giải quyết. 1.Khảo sát đánh giá tình hình. * Tổ chức khảo sát Để chuẩn bị cho tiết dạy có lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi đã tiến hành khảo sát học sinh về vấn đề môi trường và phương pháp dạy học bằng câu hỏi trắc nghiệm thông qua các phiếu học tập, nội dung các câu hỏi và kết quả trắc nghiệm như sau: Phiếu số 1: Em hãy điền nôi dung trả lời vào dấu chấm. Câu hỏi: Em thấy môi trường sống của chúng ta hiện nay như thế nào? Kết quả trả lời: Tổng số HS Em không biết Môi trường bình thường Môi trường bị ô nhiễm 125 32 60 37 Phiếu số 2: Câu hỏi: Em có cần làm gì để bảo vệ môi trường không? Kết quả trả lời: Tổng số HS Không Có 125 29 96 Phiếu số 3: ( Câu hỏi dành cho 29 HS trả lời không ở trên.) . Vì sao em không làm gì để bảo vệ môi trường. Em chưa thực sự tham gia vào công tác bảo vệ môi trường là do đâu? - Phần lớn các em đều trả lời: Việc bảo vệ môi trường là của người lớn, của những người làm vệ sinh môi trường, còn không tham gia bảo vệ môi trường là “em không biết tham gia như thế nào, ai hướng dẫn ” Phiếu số 4 : Trong giờ học địa lí em thích học với những phương tiện dạy học nào? Khoanh tròn vào ý em lựa chọn: a. Sách giáo khoa. b. Sách giáo khoa và bản đồ treo tường. c. Tranh ảnh minh hoạ và bản đồ trình chiếu trên máy chiếu. 6 Tổng số HS Chọn ý 1 Chọn ý 2 Chọn ý 3 125 12 24 89 Phiếu số 5:: Em thấy loại phương tiện dạy học nào đem lại hiệu quả nhất trong giờ học? a. Sách giáo khoa. b. Sách giáo khoa và bản đồ treo tường. c. Tranh ảnh minh hoạ và bản đồ trình chiếu trên máy chiếu. Tổng số HS Chọn ý 1 Chọn ý 2 Chọn ý 3 125 16 29 80 * Đánh giá: Qua kết quả khảo sát trên có thể thấy rằng, đa số các em chưa hiểu được tình trạng môi trường hiện nay như thế nào, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm và con người cần phải làm gì để bảo vệ môi trường. Còn về các phương tiện dạy học, các em cho rằng chỉ cần quan sát các hình trong sách giáo khoa là dủ không cần thêm bất kỳ phương tiện dạy học nào nữa. 2. Lập kế hoạch bài học. Xuất phát từ nhận thức trên và để đánh giá kết quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng phương pháp quan sát, mô tả tranh ảnh tôi đã lập kế hoạch dạy học thử nghiệm và đối chứng 2 lớp bằng tiết học cụ thể: Tiết 18 Địa lý 7 “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà” 2.1. Dạy đối chứng thực hiện tại l ớp 7A Tiết 18: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước ở các nước phát triển. - Hậu quả do ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người trong phạm vi toàn cầu. 2. Kỹ năng: 7 - Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ hình cột từ số liệu sẵn có. - Rèn kỹ năng phân tích ảnh địa lý. 3. Thái độ: -Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:- Ảnh chụp Trái Đất với lỗ thủng tầng Ô zôn. - Các cảnh về nhiễm nước và không khí. 2. Học sinh: SGK, tập bản đồ, sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm môi trường III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà. Với đặc điểm cảnh quan công nghiệp như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? - Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp mọi nơi ở đới ôn hoà. - Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà nổi bật là những khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. - Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà là niềm tự hào của các quốc gia. Tuy nhiên, chất thải công nghiệp lại gây ô nhiễm môi trường. 3. Bài mới: - Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đặc biệt là ô nhiễm nước, không khí đã đến mức báo động, nguyên nhân là do sự lạm dụng kỹ thuật và chủ yếu là do sự thiếu ý thức của con người trong việc bảo về môi trường. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt Động 1: Cá nhân - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 16.3 và H 16.4 SGK và H 17.1 kết hợp đọc thông tin Sgk. ?- Nguyên nhân nào làm cho bầu không khí bị ô nhiễm? - Do sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải thải khói bụi vào bầu không khí. ? Em có đánh giá gì về tình trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà? - Không khí bị ô nhiễm nặng nề. - GV: Đó là nguồn gây ô nhiễm chính, ngoài ra còn có nguồn gây ô nhiễm khác như hoạt động 1. Ô nhiễm không khí. * Nguyên nhân: - Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. 8 núi lửa, cháy rừng do tự nhiên, song ảnh hưởng không đáng kể tới bầu không khí. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 17.2 đọc từ “ Hậu quả là……… vô cùng nghiêm trọng” ? Ô nhiễm môi trường không khí gây ra những hậu quả gì? - HS đọc thuật ngữ Hiệu ứng nhà kính (187) - Hiệu ứng nhà kính do nhiều chất thải bụi ngăn sự bức xạ nhiệt của mặt đất lên cao làm k 2 nóng lên băng tan chảy làm mực nước đại dương tan chảy ?Thủng tầng ô Zôn có tác hại gì đối với con người? - Tia cực tím gây ung thư da ? Vậy để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường người ta cần thực hiện những biện pháp nào? - Kí nghị định thư ( Xây dựng hệ thống khí thải hợp lí, ) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - GV: Vậy tình hình ô nhiễm nước như thế nào? Ta tìm hiểu phần 2 GV: Hướng dẫn HS quan sát H 17.3 và H 17.4 SGK, đọc nôi dung phần 2. THẢO LUẬN NHÓM ? Nêu nguyên nhân, ô nhiễm môi trường nước? ? Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà? Biện pháp khắc phục? - HS: Báo cáo kết quả thảo luận. - GV: Chuẩn hoá kiến thức. + Nguyên nhân: Nước thải từ công nghiệp, nông nghiệp, chất thải từ các phương tiện giao thông - vận tải….chưa qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường nước. + Hậu quả: Các nguồn nước ngầm, sông, hồ, biển, đại dương bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, các sinh vật sống trên Trái Đất. + Thủy triều đỏ.Do nước quá thừa đạm làm cho tảo đỏ chết . Thủy triều đen do váng dầu + Biện pháp khắc phục: Xử lý nước thải trước • Hậu quả: Mưa a xít, gây hiệu ứng nhà kính trái đất nóng lên làm thay đổi khí hậu toàn cầu, thủng tầng ôZôn. * Biện pháp: Ký nghị định thư Ki-ô-tô, cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm bầu khí quyển. 2. Ô nhiễm nước: *Nguyên nhân: Chất thải công nghiệp, nông nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải, sinh hoạt, thải trực tiếp vào môi trường. * Hậu quả : - Môi trường nước bị ô nhiễm nặng “Thuỷ triều đen, đỏ”. *Biện pháp khắc phục: 9 khi thải ra môi trường….hạn chế các chất thải trong nông nghiệp - Ngoài ra trong nông nghiệp và công nghiệp không nên sử dụng quá nhiều chất độc hại không thể xử lý được. - Xử lý nước thải trước khi thải vào môi trường. IV. Củng cố: 1. Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa chủ yếu là: a. Sự đô thị hoá quá nhanh. b. Sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người. c. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp. d. Sự lạm dụng kỹ thuật. 2. Sự ô nhiễm không khí là do: a. Khí thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp. b. Khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông. c. Bụi. d. Tất cả các ý trên. 3. Hậu quả của ô nhiểm không khí là: a. Gây mưa axit. b. Tăng hiệu ứng nhà kính. c. Gây ra các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. d. Tất cả các ý trên. 4. Biện pháp để giảm ô nhiễm không khí là: a. Ngừng hoạt động sản xuất công nghiệp. b. Cắt giảm lượng khí thải. c. Ngừng hoạt động của các phương tiện vận tải. d. Không đưa khí thải vào môi trường. 5. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hoà là do: a. Sự cố tràn dầu. b. Nước thải, chất thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp không được xử lí đổ vào nguồn nước. c. Chất thải sinh hoạt, phân bón, thuốc trừ sâu. d. Tất cả các ý trên. 6. Các nguồn nước bị ô nhiễm là: a. Nước biển. b. Nước sông, hồ. c. Nước ngầm. d. Nước biển, nước sông, hồ, nước ngầm V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK. - Hướng dẫn HS vẽ biều đồ hình cột. - Hướng dẫn HS cách tính tổng lượng khí thải. 10 [...]... của học sinh trong vấn đề nhận thức về môi trường Cụ thể là lớp 7A dạy theo phương pháp cũ so với lớp 7B dạy theo phương pháp mới tỉ lệ học sinh chưa nhận biết ở lớp 7B thấp hơn so với lớp 7A, ngược lại tỉ lệ học sinh có ý thức và biết vận dụng ở lớp 7B cao hơn rất nhiều so với lớp 7A Điều đó chứng tỏ rằng vận dụng phương pháp quan sát, mô tả tranh ảnh trong dạy học có lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. .. phân tích ảnh địa lý 3.Thái độ: - Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường II Chuẩn bị: 1 Giáo viên:- Máy chiếu, giáo án, SGK, sách giáo viên - Các bảng thống kê số liệu có liên quan - Ảnh chụp Trái Đất với lỗ thủng tầng Ô zôn - Các ảnh về ô nhiễm nước và không khí - Các tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường 2 .Học sinh: - SGK, tập bản đồ, sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm môi trường - Sưu tầm tranh ảnh về... phong trào thi đua về chủ đề môi trường cho các em tham gia -Tạo mọi điều kiện để các em thực hiện tốt việc tham gia bảo vệ môi trường 20 *Kiến nghị với phòng giáo dục : - Tăng cường công tác kiểm tra các trường học về vấn đề bảo vệ môi trường - Kiểm tra các môn học có lồng ghép giáo dục môi trường - Coi công tác vệ sinh môi trường là tiêu chí đánh giá xếp loại trường học Qua việc thực hiện đề tài... trường Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội và được xem là hành vi đạo đức Khi môi trường trong lành sẽ tạo điều kiện cho học sinh phấn khởi học tập, phát huy mọi khả năng tư duy, ngược lại nếu môi trường xung quanh bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến học sinh về mọi mặt, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và chất lượng học tập Chính vì thế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. .. nhà trường và xã hội Phải có đầy đủ những yếu tố này thì việc giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sẽ đạt kết quả tốt hơn * Kiến nghị với địa phương : -Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức -Tạo mọi điều kiện để nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền về môi trường -Phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình các em học sinh -Trang bị phương. .. lớn tới nhận thức của học sinh Học sinh đã có ý thức trong việc bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường. Những kết quả trên tuy chỉ mới bước đầu trong quá trình thực hiện việc gắn kết giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường trong việc dạy và học tập địa lí cũng như trong quá trình theo dõi thực nghiệm tại địa phương nhưng với tôi nhận thấy đây là một kết quả đáng mừng C CÁC MINH CHỨNG - Giáo án dạy đối... nhiều môn học vì đây là một cách làm không khó, học sinh dễ sưu tầm, quan sát và ứng dụng trong thực tế, đem lại hiệu quả cao trong giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, một trong những vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm 2 NHỮNG KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT Bảo vệ môi trường là làm cho môi trường xanh- sạch - đẹp, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu gây ra cho môi trường. .. hoạt động của con người về việc bảo vệ môi trường III Phương pháp: Quan sát, mô tả, phân tích tranh ảnh, số liệu IV Tiến trình bài dạy: 1 Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà Với đặc điểm cảnh quan công nghiệp như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? - Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp mọi nơi ở đới ôn hoà - Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà nổi... phu của giáo viên và học sinh Những đồ dùng được sưu tầm đưa vào trong dạy học sẽ gây hứng thú và tạo niềm say mê đối với các em Và đặc biệt trong giờ học có lồng ghép giáo dục môi trường, nếu giáo viên và học sinh chuẩn bị thêm được tranh ảnh, các bảng biểu, số liệu dùng để trình chiếu và dùng phương pháp quan sát, mô tả để rút ra nhận xét thì hiệu quả 19 giảng dạy tương đối cao Ngoài kiến thức các... em nắm vững, dạy học theo phương pháp này còn có tác động rất tốt tới ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường chung và đặc biệt góp phần vào phong trào thi đua giữ gìn môi trường trong trường học xanh- sạch- đẹp Đồng thời góp phần hạn chế việc vứt rác bừa bãi, bẻ cây xanh trong nhà trường tao môi trường học tập trong sạch, đem lại hiệu quả cao trong các giờ học tập trên lớp Dùng phương pháp này có thể . nhất đến nhận thức của học sinh về ý thức bảo vệ môi trường. cũng chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn Phương pháp quan sát, mô tả tranh ảnh địa lí 7 để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường làm. nhau. Khi đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dạy học là nhằm làm cho học sinh có ý 2 thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, thu nhận được những thông tin kiến thức cơ bản về môi trường và. học sinh có ý thức và biết vận dụng ở lớp 7B cao hơn rất nhiều so với lớp 7A. Điều đó chứng tỏ rằng vận dụng phương pháp quan sát, mô tả tranh ảnh trong dạy học có lồng ghép giáo dục bảo vệ môi

Ngày đăng: 26/01/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan