1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách “hộp xanh” trong hỗ trợ nông nghiệp

21 702 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 226 KB

Nội dung

Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Gia nhập WTO là nấc thang cao nhất trong tiến trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập kinh tế toàn cầu; là cơ hội lớn để nước ta khai thác các lợi thế do quá trình hội nhập đem lại. Song, gia nhập WTO cũng là thách thức lớn đối với nền kinh tế còn nặng tính tiểu nông như Việt Nam Sau hơn một năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mặc dù chưa nhìn thấy tác động trực tiếp nhưng có một điều dễ dàng nhận thấy là trong quá trình thực hiện các cam kết WTO, lĩnh vực nông nghiệp phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có giải pháp thích hợp để nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhanh chóng thích ứng với tình hình mới. Các chính sách nổi bật trong nông nghiệp có thể kể đến là xây dựng cơ chế chính sách khoán ruộng đất, rừng cho người nông dân; tạo điều kiện thông thoáng để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, Chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Chính phủ cũng được từng bước được nâng lên và điều chỉnh dần theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, các chính sách của ta vẫn còn nhiều điểm bất cập so với nhu cầu của ngành nông nghiệp cũng như là so với các cam kết trong WTO. Theo đánh giá của các chuyên gia, hầu hết các chính sách hỗ trợ trong nước đều thuộc chính sách “hộp xanh” (các chính sách WTO cho phép các nước đang phát triển áp dụng). Từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành “Phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách “hộp xanh” trong hỗ trợ nông nghiệp”. 1 Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. + Hệ thống hoá cơ sở lý luận về bản chất của chính sách “hộp xanh” trong hỗ trợ nông nghiệp. + Thảo luận thực tiễn chính sách “hộp xanh” trên thế giới và ở nước ta. + Đề xuất định hướng chính sách. 1.3. Phạm vi nghiên cứu. + Nội dung: Phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách “hộp xanh” trong hỗ trợ nông nghiệp. + Thời gian: 1/11/2008 – 14/11/2008. + Không gian : Sử dụng số liệu thống kê và những bài viết trọng phạm vi Việt Nam và thế giới. 1.4. Phương pháp thu thập thông tin. Thu thập các thông tin đã công bố trong sách báo, giáo trình và trên Internet. 1.5. Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích chính sách gồm: Xác định lợi ích, chi phí của chính sách, xu hướng tác động của chính sách tới nông nghiệp, nền kinh tế và xã hội. Từ đó xác định thặng dư người tiêu dùng, người sản xuất, an sinh xã hội và dịch chuyển tài nguyên. 2 Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 II – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm. Đây là các loại trợ cấp không mang tính thương mại mà chỉ thuần tuý nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Hoặc: Nhóm chính sách hộp xanh “Green box” là những chính sách không hoặc rất ít có tác dụng bóp méo thương mại; Các chính sách này phải được xây dựng thành các chương trình có sẵn với các tiêu chí rõ ràng. Tất cả các nước được tự do áp dụng. Ví dụ như: Dịch vụ công, trợ cấp lương thực thực phẩm, trợ cấp thu nhập cho những người dưới mức thu nhập tối thiêu, chương trình an toàn và bảo hiển thu nhập 2.2. Đặc điểm. Nhóm chính sách trợ cấp được phép áp dụng ở tất cả các nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Các biện pháp hỗ trợ thuộc “hộp xanh lá cây” là do ngân sách chính phủ chi trả và không mang tính chất hỗ trợ giá. Các biện pháp hỗ trợ thuộc “hộp xanh” không hoặc hầu như không gây bóp méo thương mại nên các nước được phép duy trì không giới hạn. Chính sách “hộp xanh” bao gồm các chính sách sau đây: 1) Dịch vụ chung: Các khoản chi tiêu dành cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông, xây dựng dết cấu hạ tầng cho ngành nông nghiệp, kiểm soát dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thông tin và tư vấn trong nông nghiệp. 2) Dự trữ an ninh lương thực quốc gia: Các khoản chi để dự trữ lương thực thực phẩm vì mục đích an ninh lương thực nhưng phải thực hiện mua bán theo giá thị trường. 3) Trợ cấp lương thực, thực phẩm trong các trường hợp thiên tai, cho người nghèo đói. 3 Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 4) Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai: Các khoản cho phí hỗ trơ cho nông nghiệp trong những vùng thiên tai (giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, san ủi lại đồng ruộng…) 5) Trợ cấp thu nhập cho người có mức thu nhập dưới mức tối thiểu của Nhà nước quy định. 6) Chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho người dân. 7) Trợi cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua chương trình trợ giúp nông dân. 8) Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua chương trình chuyển đất sang sử dụng vào mục đích khác. 9) Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua chương trình hỗ trợ đầu tư. 10) Chương trình môi trường: Trong trường hợp do yêu cầu đảm bảo cảnh quan môi trường, chi phí sản xuất nông nghiệp phải tăng thêm hoặc sản lượng giảm đi, thì các khoản hỗ trợ đó được dnàh cho nông dân. 11) Chương trình trợ giúp các vùng khó khăn, kém phát triển: Hỗ trợ dành cho những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, với điều kiện phải xây dựng thành chương trình cụ thể với các tiêu chí rõ ràng. (Nguồn: http://hoidap/send_error.php?.type) 2.3. Nhóm nhân tố ảnh hưởng. + Tình hình kinh tế, chính trị, đường lối phát triển nông nghiệp của nước sở tại. Ngân sách của Nhà nước cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ của nước đó tới nông nghiệp cũng như các ngành khác. Tình hình chính trị của nước đó có ổn định để quan tâm đúng mức tới sự phát triển của đất nước hay không ? + Nguồn lực trong nước có đáp ứng đủ nhu cầu hay không? + Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội, trình độ canh tác, sản xuất của hộ nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất trong nước. 4 Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 + Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của nước áp dụng. Nếu diện tích quá rộng, có nhiều vùng kinh tế thì việc triển khai thực hiện chính sách khó đáp ứng được yêu cầu của từng vùng, khó có được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân. + Trình độ dân trí, trình độ tiếp thu chính sách của Chính phủ ở các tầng lớp nhân dân rất khác nhau, thu nhập và sản xuất có sự chênh lệch giữa các vùng và các nhóm người trong xã hội ảnh hưởng lớn tới chỉ đạo thực hiện chính sách ở từng vùng. + Khả năng phối hợp giữa các bộ ngành. 2.4. Tác động của chính sách. 2.4.1. Tác động của chính sách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: S 1 P (Giá) S 2 P 1 a d e P 2 b c f D 0 Q 1 Q 2 Q (sản lượng) Hình 1: Tác động của chính sách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Khi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp sẽ làm cung sản phẩm trên thị trường, đường cung có xu hướng dịch chuyển sang phải (S 1 đến S 2 ). Khi đó thặng dư người sản xuất và thặng dư người tiêu dung cũng thay đổi. • Thặng dư của người sản xuất: cũ là a+b; mới là b+c+f. Kết quả thặng dư người sản xuất thay đổi một lượng là (b+c+f)-(a+b) = c+f-a. 5 Hình 2: Tác động của trợ giá đầu vào. Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 So sánh phần mất đi và phần tăng thêm thấy: Nếu a > (c+f) thì thặng dư người sản xuất giảm. Nếu a < (c+f) thì thặng dư người sản xuất tăng. Nếu a = (c +f) thì thặng dư người sản xuất không đổi. • Thặng dư người tiêu dùng tăng một lượng là a+d+e. • Phúc lợi xã hội tăng một lượng là c+f-a+a+d+e = f+d+e+c. Kết luận: Chính sách nghiên cứu ứng dụng luôn làm tăng phúc lợi xã hội. 2.4.2. Tác động của chính sách trợ giá: Mục tiêu của chính sách giá đầu vào là đảm bảo cho nông dân tiếp cận được đầu vào để thâm canh tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm. Định hướng cho phát triển sản xuất theo những mục tiêu nhất định, đồng thời khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật cho phát triển nông thôn. Trợ giá đầu vào sẽ có tác động đến cung nông sản. S 1 là cung nông sản trợ giá. S 2 là cung nông sản sau trợ giá. Do giá đầu vào thấp nên nông dân tăng sản xuất. Sản phẩm tăng từ Q 1 lên Q 2 . Lợi ích người sản xuất tăng từ a lên a+b+c, trong đó b là phần thặng dư tăng thêm do tăng sản lượng, d là phần chi phí tăng them để sản xuất ra lượng sản phẩm từ Q 1 lên Q 2 . • Về thay đổi phúc lợi xã hội:  Thặng dư của người sản xuất tăng lên b+c Trợ giá đầu vào làm cho người sản xuất có lợi: giá rẻ hơn nên tiết kiệm chi phí, thu thêm lợi nhuận do mở rộng sản xuất. P (Giá) S 1 e S 2 a b c d 0 Q 1 Q 2 Q (sản lượng) 6 Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9  Chính phủ phải chi cho trợ giá là b+c+e  Phúc lợi xã hội bị mất (giảm) một lượng là e  Về chuyển dịch tài nguyên:  Do trợ giá đầu vào cho sản xuất nên nguồn lực sẽ được sử dụng thêm là c+d+e (giảm)  Tiết kiệm được ngoại tệ c+d (tăng) Kết quả: Tài nguyên được sử dụng thêm là e (tức là làm giảm nguồn tài nguyên) Kết luận: Trợ giá đầu vào cho nông dân trong thời gian dài là không tốt, người nông dân sẽ sử dụng vật tư không hiệu quả, có thể sẽ dẫn đến sự lạm dụng vật tư quá mức, phẩm cấp của nông sản bị giảm. Do vậy chỉ nên trợ giá đầu vào cho nông dân từng thời điểm và chỉ trợ giá cho các loại vật tư cần thiết. Và trong trường hợp này tức là trường hợp áp dụng chính sách hộp xanh thì chỉ được phép trợ giá đầu vào cho nông dân ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng xa xôi hẻo lánh, không có đủ điều kiện tự phát triển sản xuất, những vùng gặp thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời phải có lập nên dự án rõ ràng, cam kết có tính khả thi cao. Tuy chính sách này nằm trong ranh giới rất mong manh giữa chính sách hộp xanh và hộp đỏ nhưng nó vẫn có thể được áp dụng với những điều kiện nêu trên. 2.4.3. Tác động của chính sách nghiên cứu: P (gía) S 1 S 2 P 1 P 2 a d e b c 0 Q 1 Q 2 Q (sản lượng) Hình 3: Tác động của chính sách nghiên cứu 7 Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 • Thặng dư người tiêu dùng tăng: a+d+e • Thặng dư sản xuất tăng: (b+c)-(a+b) = c-a • An sinh xã hội d+e+c • Nghiên cứu làm cho giá nông sản rẻ hơn. 2.4.4. Tác động của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến nông: Từ mô hình dưới đây thấy rằng thặng dư sản xuất tăng từ a đến a+b+c Nông dân phải chịu thêm chi phí là d, tiết kiệm chi phí a, tăng sản phẩm Q 2 -Q 1 là c. Chúng ta chưa chắc chắn rằng b+c lớn hơn phần chi phí thêm d của nông dân vì điều này còn phụ thuộc vào độ co giãn theo giá. P (giá) S 1 S 2 P 0 a c b d 0 Q 1 Q 2 Q (sản lượng) Hình 4: Tác động của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến nông. Khi áp dụng chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và khuyến nông thì có thể làm tăng sản lượng nông nghiệp, giá cổng trại và thu nhập cũng như việc làm cho người nông dân, giảm giá vật tư phân bón. Như vậy các chính sách nêu trên đã tác động: Tới Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thị trường mở rộng, tăng cường đâu tư 8 Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 nông nghiệp: hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân bằng những biện pháp phù hợp với quy định của WTO như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, giao thông nông thôn, hỗ trợ nông dân các cơ sở bảo quản, phơi sấy. Tới nền kinh tế: Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước bằng cách cắt giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng. Tăng cường tập trung vào xúc tiến thương mại hơn. Tới người sản xuất: Người sản xuất được tập trung đầu tư hơn về kỹ thuật, khuyến nông, kinh nghiệm cũng như các cơ sở vật chất khác. Người nông dân được cung cấp thêm thông tin để nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng, sức khoẻ cây trồng vật nuôi. Nếu các doanh nghiệp không thích ứng nhanh sẽ dễ đánh mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. (tác động đến cung sản phẩm thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đầu vào được sử dụng). Đặc biệt những nông dân sản xuất theo hình thức tự cung tự cấp, nông dân vùng xa xôi hẻo lánh sẽ được hưởng lợi, tuy nhiên sẽ ít hơn, thậm chí là bị thiệt hại từ việc thực hiện các cam kết WTO. Tới người Tiêu dùng: Tác động đến lượng cầu của sản phẩm và cả cầu các sản phẩm có liên quan khác nhìn chung là có xu hướng tăng lên. Hầu hết các chính sách đều làm thặng dư người tiêu dùng tăng thêm. Tới an sinh xã hội: Để hỗ trợ người nông dân sản xuất giảm thiểu các thiệt hại, các nước được phép áp dụng các chính sách chi trả trực tiếp cho người sản xuất thông qua việc hỗ trợ riêng cho thu nhập, các chương trình bảo hiểm thu nhập và mạng lưới an sinh thu nhập, chính phủ cấp thêm thu nhập hoặc miễn thuế cho người nông dân, chi trả cho các chương trình môi trường để hỗ trợ sản xuất tại các vùng khó khăn. Từ đó người dân sẽ cuộc sống đầy đủ hơn, yên tâm sản xuất hơn… Tới dịch chuyển nguồn lực: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn từng bước chuyển mạnh phần lớn lao động sang làm công nghiệp và dịch vụ. Để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi kinh tế này, các chính sách trợ cấp cho điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình rút các nguồn lực khỏi sản xuất nông nghiệp là chính sách WTO không cấm và khuyến khích các nước thực hiện. Như vậy cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ có xu hướng giảm khi các nước thực hiện đúng và đầy đủ quy định của WTO. Đối với một số chính sách có thể làm cho việc sử dụng các nguồn lực tăng lên như chính sách trợ giá cho những vùng sản xuất kém trong thời gian nhất định. III – THỰC TIỄN VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM. 3.1.Đặc điểm ở Việt Nam. 9 Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 Ở nông thôn Việt Nam hiện nay, vẫn còn hơn 78% hộ nông thôn vẫn dựa vào nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông, lâm nghiệp do quá trình chuyển đổi kinh tế diễn ra rất chậm, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp và cây lúa vẫn là nguồn sống của nông dân. Kinh tế nông thôn nước ta phần lớn còn phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhìn vào danh mục 94 dự án trọng điểm quốc gia mời gọi vốn FDI trong giai đoạn 2006-2010 (gần 26 tỷ USD) thấy rất rõ sự mất cân đối giữa khu vực công nghiệp - xây dựng với khu vực nông nghiệp - nông thôn. Trong danh mục này chỉ có 1 dự án dành cho nông nghiệp -chăn nuôi -lâm nghiệp và 4 dự án dành cho thủy sản. Chúng ta chưa sản xuất được sản phẩm nông nghiệp chuẩn mực vì chưa có nền sản xuất lớn, tập trung, chưa có các quy trình kỹ thuật chuẩn, chưa kết nối được sản xuất và tiêu thụ Cho đến nay, 90% sản phẩm nông nghiệp vẫn bán ra ở dạng thô và 60% sản phẩm bị bán ép với giá thấp. Sản xuất còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 2,5 lao động (phần lớn là lao động nữ), và chỉ có khoảng 0,7ha canh tác. Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chỉ có khoảng 25% nông dân tiếp cận được với thông tin thị trường. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vừa chậm vừa không đồng đều, nên đến nay vẫn có tới 77% số hộ nông nghiệp thuần tuý, chỉ giảm được 1,6% so với 10 năm trước. Theo các chuyên gia, trong thực hiện cam kết WTO, có rất nhiều vấn đề đặt ra cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân là làm thế nào để hàng nông sản không bị mất thị phần ngay trên “sân nhà”. Bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra các yêu cầu Việt Nam phải mở cửa thị trường, cắt giảm thuế và tiến tới thực hiện một khu vực phi thuế quan. Việt Nam không được thực hiện các biện pháp trợ cấp làm bóp méo thương mại, đặc biệt là các biện pháp trợ cấp xuất khẩu. 10 [...]... Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 3.2 .Thực tiễn chính sách Theo số liệu thống kê đàm phán gia nhập WTO, cơ cấu chính sách hỗ trợ trong nước cho ngành nông nghiệp cho thấy các chính sách thuộc nhóm hộp xanh (được phép áp dụng) của Việt Nam chiếm 84,5% tổng nhóm hỗ trợ trong nước, tập trung chủ yếu trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, dịch vụ khuyến nông, các chương trình hỗ trợ vùng, hỗ trợ khắc... nhập và mạng lưới an sinh thu nhập cho nông dân 11 Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 Một số dạng hỗ trợ chính của chính sách "hộp xanh" năm 2001: - Trợ cấp nghiên cứu, khuyến nông, đào tạo, xây dựng chính sách hỗ trợ nông nghiệp, phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh - Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua chương trình chuyển mục đích sử dụng đất - Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. .. các chính sách nông nghiệp của Việt Nam là phù hợp với thông lệ WTO Tuy nhiên, một số chính sách hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của WTO: Các chính sách hỗ trợ của Việt Nam thường mang tính giải quyết tình thế, không theo một chương trình tổng thể hay một kế hoạch được Chính phủ phê duyệt trước Diện mặt hàng và số lượng nông sản được hỗ trợ. .. đảm bảo an ninh lương thực Các chính sách hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ kiểm tra giám sát dịch bệnh và sâu bệnh, hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số chi hỗ trợ trong nhóm hộp xanh, mới chiếm tỷ lệ khoảng 13% Các chính sách hỗ trợ trong nhóm chương trình phát triển Việt Nam đang áp dụng chiếm 10,7% tổng nhóm hỗ trợ trong nước Tổng mức hỗ trợ gộp (AMS) hiện nay... Phương pháp phân tích: 2 II – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1 Khái niệm 3 2.2 Đặc điểm 3 2.3 Nhóm nhân tố ảnh hưởng 4 2.4 Tác động của chính sách 5 2.4.1 Tác động của chính sách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: 5 2.4.2 Tác động của chính sách trợ giá: 6 2.4.3 Tác động của chính sách nghiên cứu: 7 P (gía) S1 S2 7 2.4.4 Tác động của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến nông: 8 III – THỰC TIỄN VỀ... và cho các tổ chức thực hiện cung cấp thong tin và các chức năng về mặt xã hội cần phải xác định rõ loại hỗ trợ nào: hỗ trợ cho “ gốc” mang tính bền vững hay hỗ trợ cho ngọn mang tính tình thế và xác định rõ đối tượng hỗ trợ, mực độ hỗ trợ là như thế nào? Trong thời gian bao lâu để vừa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nhưng cũng nâng cấp được hiệu quả và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế + Các chính sách. .. trồng - Trợ cấp đầu tư theo các hình thức vay ưu đãi, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất - Trợ cấp vật tư đầu vào cho người nghèo, thu nhập thấp hoặc nông dân ở vùng khó khăn - Trợ giúp các vùng khó khăn, kém phát triển, hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai Nhóm Chính sách “Hộp xanh” năm 2001 (Nguồn:WTOdocumentWT/ACC/SPEC/VNM/3/Rev.5,BénédicteHermelin(2005) Đối với hỗ trợ sản xuất trong nước: Theo thông báo của Việt... tuỳ thuộc vào tình hình phát sinh mà chưa có những tiêu trí cụ thể cho chính sách hỗ trợ Trong khi WTO quy định đối tượng của các chính sách hỗ trợ trong nước là người sản xuất, thì Việt Nam hiện nay thường hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, chưa tạo được sân chơi bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất (nông dân)... mức hỗ trợ sản xuất trong nước (Total AMS) giai đoạn cơ sở 1999 2001 là 3.961,59 tỉ VNĐ/năm Các chính sách hỗ trợ của chúng ta đa phần nằm trong diện "hộp xanh" và "Chương trình phát triển" dành cho các nước đang phát triển tầm trung bình Đây là những nhóm được tự do áp dụng Tuy nhiên, 12 Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 trong một số năm tới, ngân sách nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông. .. Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 - Bổ sung khối lượng thức ăn chăn nuôi để tăng sản lượng (ví dụ sữa, trứng) và chất lượng (ví dụ thịt bò) (Nguồn: Antonio Cordella, Hội thảo Rà soát các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Hiệp định Nông nghiệp và đề xuất chính sách phù hợp với quy định của WTO, 4/2007) Ở nước ta đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển hạ tầng nông nghiệp và nông thôn trong những . luận thực tiễn chính sách “hộp xanh” trên thế giới và ở nước ta. + Đề xuất định hướng chính sách. 1.3. Phạm vi nghiên cứu. + Nội dung: Phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách “hộp xanh” trong hỗ. xanh” trong hỗ trợ nông nghiệp . 1 Khoá Luận Chính Sách Nông Nghiệp Nhóm 9 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. + Hệ thống hoá cơ sở lý luận về bản chất của chính sách “hộp xanh” trong hỗ trợ nông nghiệp. +. thuộc chính sách “hộp xanh” (các chính sách WTO cho phép các nước đang phát triển áp dụng). Từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành Phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách “hộp xanh” trong

Ngày đăng: 24/01/2015, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w