Giáo án Tiết 23 - Môn Sinh học lớp 6 QUANG HỢP .Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận : Khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí ôxi - Giải thích được 1 vài hiện tượng thực tế như : Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng? Vì sao thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh. - Vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột - Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp - Viết được sơ đồ tóm tắt hiện tượng quang hợp 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích thí nghiệm . Thái độ: - Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ thực vật, lòng yêu thiên nhiên - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. . Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ H21.1-> H21.5 SGK - Máy chiếu Projecter, màn hình, máy vi tính. . Hoạt động dạy học: A.Bài cũ : Phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây? B.Bài mới: - Vào bài: - Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Điều cần biết trước khi tìm hiểu thí nghiệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Cho HS đọc thông tin phần điều cần biết trước khi tìm hiểu thí nghiệm - Trình chiếu kết quả thí nghiệm nhỏ dung dịch iốt vào tinh bột, yêu cầu HS quan sát hiện tượng nhận xét. H? Nhỏ dung dịch iốt vào tinh bột có hiện tượng gì? ? Vậy dung dịch iốt sử dụng để làm gì? GV nêu kết luận. HS: Nghiên cứu thông tin SGK + quan sát kết quả thí nghiệm giáo viên trình chiếu => Thảo luận nhóm các câu hỏi, đại diện 1 nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét bổ sung. Kết luận: Dung dịch iốt được dùng làm thuốc thử tinh bột Hoạt động 2: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng a. Thí nghiệm: 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 1. Trình chiếu thí nghiệm xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. êu cầu quan sát TN và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: ? Đặt cây trong chỗ tối 2 ngày nhằm mục đích gì? ? Việc bịt lá bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì? ? Phần nào của lá chế tạo được tinh bột? Vì sao? ? Qua thí nghiệm rút ra được kết luận gì? GV kết luận. ? Tại sao phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng? HS: nghiên cứu thông tin mục 1 => theo dõi thí nghiệm, thảo luận các câu hỏi. Đại diện từng nhóm nêu kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung - Nêu kết luận từ kết quả thí nghiệm. b. Kết luận: Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng Hoạt động 3 : Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung thí nghiệm 2 Trình chiếu thí nghiệm xác định chất khí thải ra trong quá trình quang hợp. Yêu cầu quan sát TN và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: ? Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? ? Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải chất khí? Đó là khí gì? ? Từ thí nghiệm rút ra kết luận gì? GV kết luận ? Tại sao trong bể nuôi cá cảnh người ta thường thả thêm rong? HS nghiên cứu thông tin mục 2 + theo dõi nội dung thí nghiệm. => Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi Đại diện từng nhóm nêu kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung - Nêu kết luận từ kết quả thí nghiệm. Kết luận: Trong quá trình chế tạo tinh bột lá đã nhả ra khí ôxi Hoạt động 4: Tìm hiểu cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS nghiên cứu thông tin mục 1 trang 70 + Theo dõi thí nghiệm GV trình chiếu ở bảng, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: ? Tại sao đặt chậu cây trên tấm kính ướt? ? Điều kiện thí nghiệm của 2 cây trong 2 chuông khác nhau ở điểm nào? Nghiên cứu thông tin mục 1 SGK Theo dõi thí nghiệm GV trình chiếu ở bảng => Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi Đại diện từng nhóm nêu kết quả 2 ?Lá cây trong chuông nào không chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết? ? Từ kết quả đó rút ra kết luận gì? GV kết luận. thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung - Nêu kết luận từ kết quả TN. a.Thí nghiệm: Kết quả: Lá cây trong chuông có nước vôi trong không tạo được tinh bột, lá cây trong chuông không có nước vôi trong tạo được tinh bột. b.Kết luận: - Không có khí CO 2 lá cây không tạo được tinh bột - Lá cây cần nước, khí CO 2 và ánh sáng để chế tạo tinh bột Hoạt động 5: Tìm hiểu khái niệm về quang hợp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 2 SGK ? Lá cây cần những chất nào để tạo ra tinh bột ? ? Quá trình chế tạo tinh bột tạo ra những sản phẩm nào? HS lên bảng viết sơ đồ quang hợp ? Giải thích sơ đồ đó? H.Phát biểu khái niệm về quang hợp? ? Vì sao chúng ta cần trồng và bảo vệ cât xanh? HS nghiên cứu thông tin mục 2 => Thảo luận nhóm các câu hỏi Đại diện nhóm trả lời. 1HS lên bảng viết sơ đồ quang hợp. - Phát biểu khái niệm đơn giản về quang hợp? Kết luận: a.Sơ đồ: Nước + khí cacbonic Tinh bột + khí ôxi (Rễ hút từ đất) (lá lấy từ không khí) (trong lá) (lá nhả ra ngoài môi trường) b. Khái niệm: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo ra tinh bột và thải ra khí ôxi . Từ tinh bột và muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây. C.Ghi nhớ: SGK D.Kiểm tra đánh giá: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời em cho là đúng: 1. Quá trình quang hợp cây sử dụng nguyên liệu: a.Nước và khí cacbonic b. Nước và khí oxi c. Khí oxi và khí cacbonic d. Nước, khí oxi, khí cacbonic 2. Quá trình quang hợp tạo ra sản phẩm: a. Khí oxi và khí cacbonic b. Tinh bột, khí oxi, khí cacbonic c. Tinh bột và khí oxi d.Tinh bột và khí cacbonic (Đáp án: 1 - a, 2 - c) .Dặn dò: - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài, đọc mục em có biết. 3 ánh sáng Chất diệp lục - Chuẩn bị bài : ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp. 4 . Giáo án Tiết 23 - Môn Sinh học lớp 6 QUANG HỢP .Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận : Khi. đã học và kỹ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột - Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp - Viết được sơ đồ tóm tắt hiện tượng quang hợp 2 tạo tinh bột tạo ra những sản phẩm nào? HS lên bảng viết sơ đồ quang hợp ? Giải thích sơ đồ đó? H.Phát biểu khái niệm về quang hợp? ? Vì sao chúng ta cần trồng và bảo vệ cât xanh? HS nghiên cứu