2-4-1975 : Giải Phóng Nha Trang Ngày 2-4-1975, sư đoàn 10 và trung đoàn 25 bộ binh của ta đã tiêu diệt cụm phòng thủ của trung đoàn 40 (thuộc sư đoàn 22 ngụy), giải phóng quận lỵ Khánh Dương, tiêu diệt lữ đoàn 3 (thuộc sư đoàn dù) ở đèo (Phượng Hoàng), mở thông đường xuống Ninh Hoà, rồi theo đường số 21, tiến xuống giải phóng thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh. Cùng ngày 2-4-1975 ta còn giải phóng Bình Long. ° Chiến thắng này là của nhân dân Tình cảm quân dân những ngày đầu giải phóng (Trong ảnh: Cung cấp lương thực thực phẩm của Hội Phụ nữ huyện cho Sư đoàn 3 quân giải phóng). Tháng 2-1975, những ngày giáp Tết Ất Mão, ông Bùi Hồng Thái lúc đó là Thường trực Tỉnh ủy. Ông Bùi Hồng Thái nhớ lại: “Năm đó, Tết không có ngày 30 tháng Chạp. Anh em trong căn cứ đang chuẩn bị Tết thì chiều 29 Tết nhận được mệnh lệnh đặc biệt triệu tập một đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy chiều mùng 4 Tết có mặt tại Khu ủy. Ngay lập tức, chúng tôi lên đường. Những lần trước, vì phải xoi rừng để đi nên gần cả tháng mới đến nơi, nhiều cuộc họp chỉ có 5 ngày nhưng đi và về mất gần 2 tháng. Lần này, có giao liên dẫn đường, chúng tôi đi ngày đi đêm và trưa mùng 4 Tết đã có mặt tại Khu ủy (Trà My - Quảng Nam). Có một điều mà chúng tôi cảm nhận được sự biến chuyển khác lạ của thời khắc ấy đó là, dọc đường ra Khu ủy, chúng tôi gặp rất nhiều bộ đội chủ lực và xe tăng. Nhiều cây to đã được chặt một nửa để dọn đường cho xe tăng đi”. Chỉ thị mà Thường vụ Khu ủy đã truyền đạt lại cho ông Bùi Hồng Thái lúc ấy là: “Phối hợp chặt chẽ với chiến trường Tây Nguyên, toàn tỉnh tập trung lực lượng để giải phóng Bắc Khánh, từ đường 21 trở ra, còn Nam Khánh hoạt động mạnh để cản địch, hỗ trợ cho chiến trường trọng điểm của tỉnh”. Ông Bùi Hồng Thái (bìa trái) nhiều lần thăm lại nhà má Thông (thôn Xuân Lạc 1, xã Vĩnh Ngọc), nơi đã nuôi giấu ông nhiều năm hoạt động bí mật Ông Bùi Hồng Thái kể lại: “Giữa tháng 2-1975, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp tại Hòn Mưa (Vĩnh Khánh) để bàn biện pháp thực hiện chỉ thị của Khu ủy. Hội nghị đã phân công trách nhiệm lãnh đạo cho các vị trong Thường vụ. Ông Võ Cứ - Quyền Bí thư Tỉnh ủy và ông Triết Giang - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy hình thành Ban chỉ huy tiền phương Bắc Khánh Hòa tại căn cứ Đá Bàn. Riêng tôi và ông Nguyễn Tiến Thanh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy ở lại cơ quan Tỉnh ủy theo dõi chung và trực tiếp phụ trách Nam Khánh. Ngay sau đó, chúng tôi đã triệu tập các huyện: Cam Ranh, Diên Khánh, Khánh Sơn, Vĩnh Khánh và thị xã Nha Trang để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Khu ủy, Nghị quyết của Tỉnh ủy và chuẩn bị tốt mọi mặt để phối hợp giải phóng các huyện. Hồi đó, trên chiến trường Khánh Hòa, so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch. Địch có hơn 58.000 quân gồm đủ các binh chủng và nhiều vũ khí. Trong khi đó, lực lượng của ta chỉ có khoảng hơn 1.500 người. Mấy ngày sau trận đánh lớn Buôn Ma Thuột, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhận được điện của Khu ủy phải tập trung hoạt động mạnh ở Cam Ranh, Nha Trang để gây sức ép hỗ trợ cho Bắc Khánh Hòa và chiến trường chung. Chưa đến một tuần sau đó, Tỉnh ủy lại nhận được điện khẩn của Khu ủy đề nghị tập trung lực lượng vũ trang của tỉnh vào phía Nam để giải phóng Nha Trang. Tình hình diễn biến rất nhanh chóng với những chiến thắng liên tiếp của quân chủ lực tại Buôn Ma Thuột, đèo Phượng Hoàng… khiến lực lượng của quân địch rệu rã và hoảng sợ phải bỏ chạy. Điều đáng ghi nhận là ban cán sự nội thành và lực lượng tại chỗ hoạt động rất tích cực. Các đồng chí đã thành lập các tổ tự vệ vũ trang trong số con em các gia đình cơ sở, lấy vũ khí địch để trang bị cho mình và chia nhau chốt giữ các công sở, uy hiếp bọn tàn binh gây rối loạn, bảo vệ trật tự trong khi chờ quân giải phóng vào tiếp quản thị xã. Đồng thời khẩn trương huy động quần chúng may cờ Mặt trận dân tộc giải phóng. Chính vì thế, khi quân giải phóng tiến vào Nha Trang, nhà nhà đều đã treo cờ giải phóng. Nếu so với các thành phố, thị xã khác, sau khi giải phóng, TP. Nha Trang gần như giữ được nguyên vẹn, không bị tàn phá. Làm được điều này là nhờ chúng ta đã tích lũy và xây dựng được lực lượng chính trị ở trong lòng dân. Chiến thắng này là của nhân dân. Mọi việc đều dựa vào dân trong kháng chiến cũng như trong thời bình - Đó là điều mà suốt đời tôi luôn tâm đắc”. °“Niềm vui đến quá nhanh” Đó là tâm sự của ông Bùi Thanh Lâm - thị trấn Ninh Hòa. Năm nay, ông Lâm 67 tuổi, sức khỏe có phần giảm sút, hơi nặng tai, mắt hơi kém. Thế nhưng khi nhắc tới sự kiện ngày 2-4-1975, gương mặt ông bừng sáng, những kỷ niệm của một thời khó quên bỗng ùa về…. Ông kể, năm 1972, ông được điều về xã Ninh Thọ (Ninh Hòa) làm Đội trưởng Đội công tác xã. Khi đó, Ninh Thọ bị tổn thất rất nặng nề. Lúc này, Đội trưởng đã hy sinh, không có người lãnh đạo. Sau khi về nhận nhiệm vụ tại Ninh Thọ (Đội công tác lúc đó chỉ có 8 người: 4 nam, 4 nữ), ông bắt tay vào củng cố tư tưởng cho anh em trong Đội; giải quyết những khó khăn trước mắt, nhất là tình hình thiếu lương thực. Những ngày sau đó, ban đêm, cả đội bí mật vào trong dân vừa làm công tác tư tưởng, vừa tập hợp, xây dựng lực lượng đoàn viên, đảng viên, du kích mật, phụ nữ, nông dân… để khi có thời cơ là chiến đấu. Nhờ làm tốt công tác vận động, tổ chức tốt các lực lượng mật trong dân nên việc nắm bắt thông tin, tình hình hoạt động của địch dễ dàng hơn. Khoảng giữa tháng 3-1975, ông Lâm nhận được lệnh triệu tập của Huyện ủy, gấp rút chuẩn bị chu đáo cho việc giải phóng huyện. Lúc đó, ông chưa biết là sẽ giải phóng hoàn toàn miền Nam. Lãnh đạo huyện đã đưa ra 2 phương án chiến đấu. Một là, chỉ giải phóng phía Bắc huyện Ninh Hòa (đoạn từ đèo Rọ Tượng ra tới thị trấn Ninh Hòa và dọc theo đường Quốc lộ 26 bây giờ cho đến núi Phượng Hoàng). Hai là, nếu đánh chiếm được phía Bắc, thời cơ thuận lợi sẽ tấn công thẳng vào Nha Trang. Sau khi nhận được lệnh, ông chia Đội công tác thành 2 nhóm vào trong dân, hướng dẫn bà con chuẩn bị cờ để treo, vừa chỉ đạo các du kích mật trong dân có thời cơ thì chiến đấu. Đêm 30-3-1975, sau khi nghe tin quân địch thất trận trên đèo Phượng Hoàng, biết thời cơ đến, Đội công tác xã Ninh An và một số bộ đội huyện đã tấn công thẳng vào trụ sở chính của địch giành thắng lợi. Biết quân địch hoang mang bỏ chạy, rạng sáng 1-4-1975, lực lượng của ta đã đứng chặn ngay tại Lạc An (chợ Lạc An bây giờ), yêu cầu địch đầu hàng và nộp lại vũ khí. Lực lượng của ta đã thu được 3 chiếc ô tô và hàng trăm khẩu súng. Trước đó, trong đêm 30-3, các xã trên địa bàn huyện đều đồng loạt nổi dậy đánh đuổi địch. Sáng 1-4, huyện Ninh Hòa hoàn toàn được giải phóng. Quân đội ta bắt đầu tiến thẳng vào giải phóngNha Trang. Ông Lâm nhớ lại: “Lúc đó, mọi việc diễn ra rất nhanh. Địch bị thất trận trên đèo Phượng Hoàng nên chạy tán loạn. Do công tác chuẩn bị chu đáo nên quân ta không phải đánh nhiều mà vẫn dễ dàng chiếm được trụ sở của địch. Nhiều nhà dân đã treo Ông Bùi Thanh Lâm say sưa kể lại câu chuyện ngày giải phóng. cờ ngay trong đêm 30-3. Trước đó, có chị còn hỏi tôi: “Kỳ này có chắc giải phóng không chú?”, tôi trả lời chắc nịch “Nhất định giải phóng!”. Tuy nhiên, tôi cũng rất lo, vì người dân đã chờ ngày này mấy chục năm nay. Đến bây giờ, tôi vẫn không quên được cái cảm giác lúc đó. Hàng ngàn người dân vui mừng đổ ra đường mừng chiến thắng”. Được biết, ông Bùi Thanh Lâm sinh ra trong một gia đình có truyền thống đấu tranh cách mạng. Năm 20 tuổi, ông thoát ly tham gia kháng chiến. Ông là người con duy nhất trong gia đình may mắn còn sống sót sau chiến tranh (1 người anh và 2 người em khác của ông đã hy sinh). Bố ông đã từng tham gia cách mạng và đã không ít lần bị địch bắt. ° “Có bộ đội, dân yên tâm” Theo chỉ dẫn của ông Võ Văn Năm, nguyên Thị đội trưởng Vĩnh Trang (tức Nha Trang), tôi tìm đến nhà ông Võ Văn Đi, nguyên Huyện đội phó Huyện đội Diên Khánh thời kỳ 1975, người nắm rõ tình hình lực lượng vũ trang của ta ở Diên Khánh lúc bấy giờ. Năm nay, ông Đi 74 tuổi, dáng người gầy, đen, rắn chắc. Nhấp ngụm trà, ông Đi nhớ lại: “Hồi đó, lực lượng của ta rất mỏng. Trước khi nhận lệnh giải phóng Diên Khánh, Huyện đội có chưa đầy một tiểu đội. Tỉnh đội phải bổ sung thêm một tiểu đội nữa. Lúc này, đồng chí Nguyễn Hồng Lới làm Huyện đội trưởng…” Sống mãi cùng đồng đội (ông Đi thứ tư từ phải sang). Lực lượng của ta bấy giờ chia làm 2 vùng: vùng 1 (khu vực Diên Điền) xuống Vĩnh Phương có 1 tiểu đội; vùng 2 (khu vực Diên Sơn) có 1 tiểu đội. Vũ khí trang bị cho chỉ huy có súng ngắn và AK, chiến sĩ có AK và đạn dược đủ chiến đấu 3 ngày liền. Nhiệm vụ của Huyện đội là kìm chân và tiêu hao sinh lực địch, để bộ đội chủ lực ta tiêu diệt. Lực lượng địch lúc này còn khá mạnh. Lính ngụy đóng quân trong làng, tại Am Chúa còn một đại đội lính Bảo An chốt giữ. Ông Đi cho rằng, việc nhận nhiệm vụ giải phóng đối với lực lượng vũ trang của huyện cũng là một bất ngờ. Nhiều người còn băn khoăn, vì lực lượng ta mỏng, trong khi lực lượng địch chưa suy giảm. Nhưng với quyết tâm chiến lược là giải phóng quê hương nên mọi người đều phấn chấn. Đêm 1-4-1975, trời mưa rất to. Lực lượng Huyện đội đóng quân ở gộp Cây Gạo (Diên Điền) chờ bắt liên lạc với bên trong. Lúc bấy giờ, các đội công tác cũng đã “ém quân” trong làng hoặc nằm yên bên ngoài chờ lệnh xuất phát. Tuy nhiên, trong đêm 1-4, toàn bộ quân ngụy trong làng và các khu vực khác đã vứt súng bỏ chạy. Bộ máy ngụy quyền cũng đã rệu rã khi nghe tin quân chủ lực ta hùng dũng kéo về Nha Trang sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ. Hôm sau (2-4-1975), các đội công tác vào làng trước; sau đó đến lượt Huyện đội nhập làng trong tiếng reo hò, cổ vũ của quần chúng. Lúc bấy giờ, tình hình ở Diên Khánh, đặc biệt là Thành rất hỗn loạn. Nhiều người rủ nhau đi cướp gạo tại Trại lính Trung Dũng. Một số thanh niên lấy súng của lính vứt bỏ bắn loạn xạ, tạo ra cảnh hỗn loạn chưa từng có. Lực lượng Huyện đội lúc này chuyển sang ổn định trật tự, bảo đảm trị an, củng cố lực lượng dân quân du kích sau khi tiếp quản chính quyền. Khu vực Diên Điền vẫn còn một số tên ác ôn chưa chịu ra đầu thú, ta đã vận động ra hàng để nhận được khoan hồng của chính quyền cách mạng. Ngày giải phóng (2-4-1975), Quân đoàn 3 tiến vào Nha Trang. Sau đó, tiếp tục tiến vào miền Nam thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh. Những ngày sau, bộ đội ta kêu gọi lính ngụy giao nộp vũ khí, đưa đón những người tị nạn hồi cư. Ông Đi bồi hồi nhớ lại tình cảm của người dân lúc này đối với bộ đội: “Người dân yên tâm và phấn khởi khi thấy bộ đội tiếp quản quê hương! Có bộ đội, tình hình hỗn loạn được chấn chỉnh, ngăn chặn đám thanh thiếu niên dùng súng cướp bóc, mang lại niềm vui giải phóng cho người dân…” - ông Đi xúc động kể. . việc giải phóng huyện. Lúc đó, ông chưa biết là sẽ giải phóng hoàn toàn miền Nam. Lãnh đạo huyện đã đưa ra 2 phương án chiến đấu. Một là, chỉ giải phóng phía Bắc huyện Ninh Hòa (đoạn từ đèo Rọ Tư ng. quân giải phóng vào tiếp quản thị xã. Đồng thời khẩn trương huy động quần chúng may cờ Mặt trận dân tộc giải phóng. Chính vì thế, khi quân giải phóng tiến vào Nha Trang, nhà nhà đều đã treo cờ giải. tiến xuống giải phóng thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh. Cùng ngày 2-4-1975 ta còn giải phóng Bình Long. ° Chiến thắng này là của nhân dân Tình cảm quân dân những ngày đầu giải phóng (Trong ảnh: