Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
213,5 KB
Nội dung
Tên đề tài: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1989-2010) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 2. Mục đích nghiên cứu: 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài: 4.1Đối tượng nghiên cứu: 4.2Phạm vi nghiên cứu: 4.3Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu: 5.1Nguồn tư liệu: 5.2Phương pháp nghiên cứu: 6. Đóng góp của đề tài: 6.1Về mặt khoa học: 6.2Về mặt thực tiễn: 7. Cấu trúc luận văn: Chương 1: Một vài điều về phong trào Cần Vương. Chương 2: Nguyễn Duy Hiệu và nghĩa Hội Quảng Nam. Chương 1: Một vài điều về phong trào Cần Vương. Sau khi cuộc tấn công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết - một đại thần thuộc phe chủ chiến - đưa vua Hàm Nghi ra ngoài, phát hịch Cần Vương chống Pháp. Người Pháp dựng vua Đồng Khánh lên ngôi tại Huế. Ngoài Khởi nghĩa Cần Vương của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn, các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi gồm có: • Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu • Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh. • Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An • Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa. • Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định. • Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa. • Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1889) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên • Phong trào kháng chiến ở Thái Bình-Nam Định của Tạ Quang Hiện và Phạm Huy Quang, • Khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái. • Khởi nghĩa Sông Đà (1885-1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình. Năm 1888, vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt và đem lưu đày ở châu Phi, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương suy yếu dần; từng cuộc khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Tới cuối năm 1895, khi khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt. [sửa] Nguyên nhân thất bại Tác giả Nguyễn Thế Anh trong sách Kinh tế & xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn nêu các nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương: 1. Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng. [1] 2. Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng. [2] . 3. Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại. [3] 4. Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả. [4] Theo Đào Duy Anh, ngoài việc thiếu liên kết và thống nhất về tổ chức (tương tự như "tính chất địa phương" mà Nguyễn Thế Anh phản ánh), phong trào Cần Vương còn có những nguyên nhân thất bại khác [5] : 1. Nền sản xuất lạc hậu, kém phát triển làm nền tảng, vì vậy vũ khí thô sơ không thể chống lại vũ khí hiện đại của Pháp 2. Lực lượng và chiến thuật: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh, chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng chính quy của địch 3. Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và chết vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho quân khởi nghĩa, khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã. Nghĩa hội Quảng Nam là tổ chức của những người chống Pháp tại tỉnh Quảng Nam theo chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi (ở ngôi 1884-1885). Nghĩa hội là một bộ phận quan trọng của phong trào Cần vương (1885-1895), thu hút được nhiên chí sĩ yêu nước ở đất Quảng như Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Tiểu La Nhiều người đã hy sinh vì sự nghiệp Cần vương. [sử a] Trần Văn Dư làm hội trưởng Sau sự biến kinh thành ngày 5 tháng 7 năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết cùng với các viên quan chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đưa vua Hàm Nghi rút lên Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị) xây dựng căn cứ kháng Pháp lâu dài. Ngày 22 tháng 5, Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước phò vua đánh Pháp. Lời hịch Cần vương nhanh chóng lan ra cả nước, dấy lên một cao trào phò vua Hàm Nghi chống Pháp, "nghĩa hội mọc lên như rừng rậm, hịch quân truyền khắp như gió bay" (Huỳnh Thúc Kháng) [1] . Trước đó một năm, tháng 7 năm 1884, đốc tiểu sứ Trần Văn Dư từng xin Hàm Nghi củng cố Nha sơn phòng Quảng Nam lúc này đặt tại Dương Hòa (phủ Thăng Bình) để giữ tả kỳ, phên dậu phía nam của kinh đô Huế. Chỉ ít ngày sau khi chiếu Cần Vương ban bố, ở Quảng Nam các nghĩa sĩ như Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến đứng ra thành lập Nghĩa hội Quảng Nam ở Quế Sơn, cử Trần Văn Dư làm hội trưởng. Doanh trại ban đầu đóng tại Trung Lộc (Tân Tỉnh, Quế Sơn). Vua thân Pháp Đồng Khánh ra lệnh thuyên chuyển Trần Văn Dư nhưng ông không tuân chỉ, còn kéo quân chiếm giữ sơn phòng và uy hiếp tỉnh thành La Qua (Điện Bàn). Để đối phó, thực dân Pháp và quân đội của Đồng Khánh thẳng tay đàn áp và mua chuộc. Khâm sứ Pháp ở Huế Deschampeaux điều quân Bắc Phi đánh chiếm lại La Qua. Quân nổi dậy tiến đánh nhiều căn cứ quan trọng của Pháp ở Quảng Nam như thành La Qua, Đà Nẵng, An Hải, Hà Thân, Nam Chơn gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Nghĩa hội nhờ đó mở rộng được uy tín và lực lượng ra khắp Quảng Nam đến Quảng Ngãi, Bình Định và được người dân nhiệt tình ủng hộ. Nhưng sau đó thực dân Pháp tập trung đàn áp, các thủ lĩnh của nghĩa hội quyết định dời căn cứ về sơn phòng Dương Yên ở Trà My. Căn cứ này được xem như một Tân Sở thứ hai ở các tỉnh phía nam kinh đô Huế [2] . [sử a] Nguyễn Duy Hiệu làm hội trưởng [sử a] Căn cứ Tân Tỉnh, Trung Lộc Cuối năm 1885, tình hình bất lợi cho nghĩa hội khi quân Pháp tấn công dữ dội sơn phòng Dương Yên. Ngày 13 tháng 12 năm 1885, Trần Văn Dư bị bắt và bị xử trảm. Nguyễn Duy Hiệu lên làm hội chủ. Ông dời bản doanh về làng Thanh Lâm, xã Tiên Thọ lập căn cứ mới. Qua nhiều trận chiến chiến, nhiều binh sĩ nổi dậy hy sinh. Những người này được đưa về táng ở đồi Gò Cao, khu vực Chổm Bồ (Tiên Mỹ, Tiên Phước). Mộ chí của họ khi chôn đều hướng đỉnh đầu về căn cứ chính là sơn phòng Dương Yên. Tân Tỉnh, Trung Lộc là một địa bàn thuận lợi về mọi mặt cho cuộc kháng chiến: núi non hiểm trở, cây cối rậm rạp, hào sâu vực thẳm, giao thông thủy bộ đều dễ dàng, có tỉnh lộ 611 chạy từ Hương An lên, có bến phà Tân An xuyên Phú Bình đến đường 16, nối liền với đường chiến lược 14 và dãy Trường Sơn hùng vĩ, đường thủy xuôi theo dòng sông Thu Bồn đến Hòn Kèm Đá Dừng qua Nông Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn về Cửa Đại. Ngoài ra, đây còn là một vùng trung du, đất đai màu mỡ, nằm bên dòng sông Thu Bồn, thuận lợi cho việc tự cung tự cấp lương thực cho lực lượng nổi dậy. Căn cứ Tân Tỉnh, Trung Lộc nằm trong một thung lũng có diện tích khoảng 15 km 2 , được xây dựng trên một cánh đồng rộng, chạy dài khắp hai xã Trung Lộc Tây và Trung Lộc Đông (nay là xã Quế Lộc, huyện Quế Sơn). Toàn bộ khu căn cứ được bao bọc bởi những hàng rào bằng tre, đầu vót nhọn, đan chéo vào nhau như những bàn chông cắm xiên; chung quanh căn cứ được che chắn bởi những núi cao, hào sâu nên thuận lợi cho việc chống lại sự càn quét của quân Pháp, vốn đưa quân bằng đường sông từ Đà Nẵng và Hội An đánh lên, hay quân của Nguyễn Thân từ Quảng Ngãi đánh ra. Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn chưa đầy hai năm 1885-1887, Tân Tỉnh, Trung Lộc là căn cứ quân sự quan trọng nhất của Nghĩa hội Quảng Nam, là cơ quan hành chính, quân sự thu nhỏ của phong trào [3] . [sử a] Trận Nam Chơn Trong thời gian nghĩa hội hoạt động, người Pháp đang xây dựng con đường chiến lược từ Huế qua đèo Hải Vân tới Đà Nẵng trong kế hoạch khai thác thuộc địa cũng như để đàn áp các lực lượng nổi dậy. Đích thân Tổng tư lệnh lực lượng quân Pháp ở Bắc và Trung Kỳ De Courcy đã ra lệnh cho tướng Prud'Homme điều động công binh và buộc vua Đồng Khánh phải huy động phu dịch để làm đường. Gần 2.000 dân phu Quảng Nam và Thừa Thiên Huế được huy động thi công con đường này, nhiều người bỏ trốn và thiệt mạng vì chế độ lao động quá khắc nghiệt. Từ Tân Tỉnh, nghĩa quân của Nguyễn Duy Hiệu tổ chức cuộc tập kích vào đơn vị của đại úy công binh chịu trách nhiệm thi công đường Huế-Đà Nẵng Besson vào đêm ngày 28 tháng 2, rạng sáng ngày 1 tháng 3 năm 1886, tiêu diệt tại chỗ đại úy Besson, một trung sĩ công binh và sáu lính thủy đánh bộ tại Nam Chơn [4] . [sử a] Tan rã Sau trận đánh nói trên, mà người Pháp coi là "một biến cố đau thương vừa xảy ra ở Trung Kỳ" (điện của Prud'Homme ngày 8 tháng 3 năm 1886), chính quyền thực dân càng quyết tâm tiêu diệt lực lượng nổi dậy. Trên đất Quảng Nam, 36 đồn bốt mới được thành lập. Kết hợp sức mạnh quân sự và chính sách dụ dỗ, ly gián, quân Pháp dần đẩy lực lượng nổi dậy vào thế cùng. Tháng 10 năm 1887, sau khi Nguyễn Duy Hiệu bị Pháp bắt và xử chém, Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự tử để khỏi rơi vào tay kẻ thù, Nghĩa hội Quảng Nam tan rã [5] . [sử a] Căn cứ An Lâm và Bình Huề Căn cứ An Lâm (nay là thôn An Lâm, xã Thăng Phước, cách thị trấn Tân An 15 km về phía đông và cách trung tâm xã Thăng Phước 3 km về phía đông) là một trong những vị trí quan trọng thuận lợi về giao thông và phòng thủ nên được chọn làm đại bản doanh của Nghĩa hội Quảng Nam. Song song với xây dựng trụ sở căn cứ ở An Lâm, Nguyễn Duy Hiệu còn cho xây dựng căn cứ Bình Huề (ở thôn 1 xã Quế Bình, cách Tân An 3,5 km về hướng tây). Tại hai căn cứ này, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Tiểu La cho xây dựng tuyến phòng thủ kiên cố cùng với Đèo Đá Bon tạo nên thế phòng thủ vững chắc. Cuối năm 1887, các căn cứ này bị thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp. Hiện trong dân gian còn tương truyền nhiều giai thoại về lực lượng nổi dậy do Nguyễn Duy Hiệu chỉ huy. Khi đóng quân ở đây, ông chủ trương tăng gia sản xuất, khai mương, đắp đập, chăm lo đời sống cho người dân. Vì thế quân nổi dậy nhận được sựủng hộ từ người dân. Ngày nay, các di tích này không còn nguyên trạng như xưa [6] . [sửa] Chú thích 1. ^ Báo Qu ả ng Nam ngày 9 tháng 1 năm 2009 2. ^ Báo Qu ả ng Nam ngày 9 tháng 1 năm 2009 3. ^ Trang web chính th ứ c c ủ a t ỉ nh Qu ả ng Nam 4. ^ Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1996) 5. ^ Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1996) 6. ^ Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1996) Chương 2: Nguyễn Duy Hiệu và nghĩa hội Quảng Nam. • Căn cứ quân sự quan trọng của phong trào Nghĩa hội Quảng Nam dưới thời Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu • Thứ sáu, 12 Tháng 10 2007 18:44 • Sau khi Tiến sĩ Trần Văn Dư bị bắt và bị xử chém (tháng 12-1885), căn cứ Sơn phòng Dương Yên (Trà My) cũng chấm dứt vai trò lịch sử của nó. Được các sĩ phu yêu nước và các nghĩa binh suy tôn, Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu lên nắm quyền chỉ huy Nghĩa hội. Việc đầu tiên mà lãnh đạo Nghĩa hội xác định là phải xây dựng lại căn cứ vững chắc, nhằm phục vụ cho cuộc chiến đấu lâu dài; và, Tân Tỉnh - Trung Lộc ở Quế Sơn là nơi được chọn làm căn cứ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn tiếp theo. • Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Cẩm Hà, thị xã Hội An), thuở nhỏ, Nguyễn Duy Hiệu rất thông minh và được học với người thầy đức độ là Lê Tấn Toán, nên ông sớm tiếp thu được cốt cách của một nhà nho yêu nước. Con đường công danh của Nguyễn Duy Hiệu cũng rất đỗi vẻ vang: Năm 1863, ông đi thi hương và được xướng danh "Đệ nhất Tú tài"; năm Bính Tý (l876) đỗ cử nhân; ba năm sau (l879) ông thi hội và đỗ phó bảng. Tuy nhiên, gặp lúc nước nhà trong cơn nguy biến, thực dân Pháp xâm lược nước ta, bọn vua quan triều Nguyễn lúc bấy giờ cam tâm làm tay sai cho giặc, Nguyễn Duy Hiệu viện cớ mẹ già không người chăm sóc, nên đã từ quan. • Về quê Quảng Nam trong thời điểm phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi khởi xướng, ông cùng với các chí sĩ yêu nước trong tỉnh kết nhau làm Nghĩa hội, quyết tâm chống thực dân Pháp xâm lược và tay sai Nam triều. Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu đã sát cánh cùng Tiến sĩ Trần Văn Dư và các sĩ phu yêu nước khác, lập ra nhiều căn cứ lớn nhỏ ở các địa phương trong tỉnh và liên kết với các phong trào ở các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Bình Định (Nghĩa Bình), để lập thành một phòng tuyến liên hoàn, lấy Sơn phòng Dương Yên (Trà My) làm đại bản doanh. Sau khi Tiến sĩ Trần Văn Dư bị bọn tay sai Nam triều và thực dân Pháp giết hại, căn cứ này bị Pháp tấn công chiếm giữ, Nguyễn Duy Hiệu thấy rằng sự liên hoàn trong chiến đấu giữa Quảng Nam và Nghĩa Bình đã bị phá vỡ bởi sự phản bội của Nguyễn Thân, nên ông nghĩ đến việc dời căn cứ về một nơi có vị trí chiến lược quân sự quan trọng, nhằm đáp ứng cho một hậu phương vững mạnh, phục vụ công cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài. Và Tân Tỉnh - Trung Lộc ở Quế Sơn đã được Nguyễn Duy Hiệu chọn làm nơi xây dựng căn cứ. • Tân Tỉnh - Trung Lộc là một địa bàn thuận lợi về mọi mặt, từ núi non hiểm trở, cây cối rậm rạp, hào sâu vực thẳm; giao thông thủy bộ đều dễ dàng, có tỉnh lộ 611 chạy từ Hương An lên, có bến phà Tân An xuyên Phú Bình đến đường 16, nối liền với đường chiến lược 14 và dãy Trường Sơn hùng vĩ, đường thủy xuôi theo dòng Thu Bồn đến Hòn Kèm Đá Dừng qua Nông Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn về Cửa Đại. Ngoài ra, đây còn là một vùng trung du, đất đai màu mỡ, nằm bên dòng sông Thu Bồn, thuận lợi trong việc tự cung tự cấp lương thực, thực phẩm cho nghĩa binh. • Tân Tỉnh - Trung Lộc nằm trong một thung lũng có diện tích khoảng 15km2, được xây dựng trên một cánh đồng rộng, chạy dài khắp hai xã Trung Lộc Tây và Trung Lộc Đông (nay là xã Quế Lộc, huyện Quế Sơn). Toàn bộ khu căn cứ được bao bọc bởi những hàng rào bằng tre, đầu vót nhọn, đan chéo vào nhau như những bàn chông cắm xiên; chung quanh căn cứ được che chắn bởi những núi cao, hào sâu nên thuận lợi cho việc chống lại sự càn quét của thực dân Pháp và bọn tay sai Nam triều khi chúng đưa quân bằng đường sông từ Đà Nẵng và Hội An đánh lên, hay quân của Nguyễn Thân từ Quảng Ngãi đánh ra. • Trong giai đoạn 1885-1887, Tân Tỉnh - Trung Lộc là một trong những căn cứ quân sự quan trọng của phong trào Nghĩa hội Quảng Nam; là cơ quan hành chính - quân sự thu nhỏ của một phong trào tự phát của những sĩ phu yêu nước được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng, nhằm chống lại thế lực ngoại xâm và bọn quan lại thối nát của triều đình phong kiến lúc bấy giờ. Mặc dù căn cứ Tân Tỉnh - Trung Lộc tồn tại chỉ trong một thời gian ngắn, chưa đầy hai năm, nhưng nó góp phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của phong trào Nghĩa hội Quảng Nam. Sau khi Nguyễn Duy Hiệu bị Pháp bắt và xử chém (tháng 10-1887), Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự vẫn để khỏi rơi vào tay giặc, các sĩ phu yêu nước khác lui về ở ẩn, chờ thời cơ để ra tham gia các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp sau này và nghĩa binh giải giáp quy điền để khỏi bị bắt giết khi phong trào Nghĩa hội đi vào giai đoạn tan rã, Tân Tỉnh - Trung Lộc cũng mất đi vai trò lịch sử của nó. Thế nhưng, những dư âm của một thời chiến đấu oanh liệt của Nghĩa hội Quảng Nam và dấu tích của căn cứ này vẫn còn mãi trong tâm thức của nhân dân đất Quảng. Đây là di tích lịch sử ghi dấu một phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi nhất, rầm rộ nhất có tính chất quần chúng rộng rãi của nhân dân Quảng Nam trong những năm 80 của thế kỷ XIX, đánh dấu sự khởi đầu cho các phong trào yêu nước, đấu tranh chống thực dân Pháp ở các năm tiếp theo của thế kỷ XX và sau này. Cứ mỗi độ thu về, vào ngày Rằm tháng Tám, chúng ta lại đốt nén nhang để tưởng nhớ người Anh hùng dân tộc Nguyễn Duy Hiệu, một trong những văn thân, sĩ phu yêu nước tiêu biểu trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. Cuộc đời của ông, không những được ghi vào sử sách của dân tộc ta với những chiến công vang dội : Nam Chơn, Bãi Chài, Bình Sơn, Mà còn để lại cho đời sau những bài học vô cùng quý giá, mà chúng ta hôm nay và mãi mãi mai sau, phải suy ngẫm và noi theo. Hôm nay nhân kỉ niệm 123 năm ngày mất của Người (01/10/1887 – 01/10/2010), chúng ta hãy cùng nhau ôn lại và tưởng nhớ đến công ơn to lớn của Người và các Nghĩa sỉ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc ta. Vào giữa thế kỉ XIX thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta. Đây là kẻ thù có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh. Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp rồi đầu hàng và dâng nước ta cho thực dân Pháp. Bất chấp thái độ nhu nhược và ươn hèn của triều đình Huế, các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta đã liên tục nổ ra khắp nơi. Điều này đã tác động đến tinh thần dân tộc của một số quan lại và văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình. Phe chủ chiến đã hình thành ngay trong nội bộ triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu. Đêm ngaỳ 4 tháng 7 năm 1885 nhằm ngày 22 rạng sáng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, Tôn Thất Thuyết đã tổ chức cuộc tấn công vaò quân Pháp ở Tòa Khâm sứ, đồn Mang Cá, Cuộc phản công không thành, Vua Hàm Nghi phải xuất bôn. Ngày 13 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã lấy dang nghĩa Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu yêu nước và toàn dân đứng lên giúp Vua chống Pháp xâm lược. Sinh ra vào lúc tàu chiến Pháp đến gây hấn ở cửa biển Đà Nẵng năm 1847, trong một gia đình thuần nông ở ấp Bến Trễ, làng Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Nguyễn Duy Hiệu bước vào con đường khoa cử và quan trường khá sớm: Năm 14 tuổi thi đỗ Tú Tài, năm 29 tuổi thi đỗ Cử nhân, năm 32 tuổi thi đỗ Phó bảng, năm 35 tuôỈ giữ chức Giảng tập dạy Hoàng Tử Ưng Đăng, được phong tước Hồng Lô Tự Khanh. Khi súng giặc vang rền, các tỉnh thành lần lượt rơi vào tay giặc, người yêu nước đánh Pháp lần lượt hy sinh, triều đình nhu nhược quan lại đa số ươn hèn, Nguyễn Duy Hiệu đã lấy cớ phụng dưỡng mẹ già, cáo quan lui về quê nhà, mong chờ cơ hội sẽ đứng lên chống Pháp cứu nước, cứu nhà. Khi Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, Nguyễn Duy Hiệu đã cùng với các bằng hữu, các hào kiệt thành lập Nghĩa Hội Quảng Nam năm 1885 do Tiến sĩ Trần Văn Dư làm thủ lĩnh. Cuối năm 1885, sau khi Chủ soái Trần Văn Dư bị giặc giết, Nguyễn Duy Hiệu được nghĩa quân tôn làm Hội chủ phong traò Nghĩa Hội Quảng Nam. Với tài tổ chức và lãnh đạo kiệt xuất, Nguyễn Duy Hiệu đã xây dựng đại bản doanh ở Tân Tỉnh (Trung Lộc - Quế Sơn ), tổ chức chính quyền kháng chiến rộng lớn, liên lạc với phong trào chống Pháp ở Nghệ Tĩnh, tiến hành thống nhất Cần Vương 3 tỉnh Nam – Ngãi – Định. Với chiến thuật du kích, với cách đánh linh hoạt, tài tình, nghĩa quân càng đánh càng mạnh, lập được nhiều chiến công vang dội. Danh tiếng của Nguyễn Duy Hiệu ngày càng vang xa, nhân dân càng tin tưởng vào sự nghiệp cứư nước của ông. Thực dân Pháp và triều đình Đồng Khánh phải tập trung lực lượng đánh phá quyết liệt. Mặc dù ở trong điều kiện bất lợi về mọi mặt, nghĩa quân vẫn chiến đấu ngoan cường. Khi thế cùng lực kiệt, biết không thể xoay chuyển được tình thế, Nguyễn Duy Hiệu đã nghĩ đến tương lai đất nước, bảo toàn tổ chức, đồng chí để chờ cơ hội khác, Nguyễn Duy Hiệu đã bàn với Phan Bá Phiến giải tán Nghiã Hội, Sau khi phân tán nghĩa quân và vạch định kế hoạch cho tương lai, Nguyễn Duy Hiệu đã trở về quê cư tang cho mẹ, rồi tự để cho giặc bắt . Trước kẻ thù ông đã tự nhận hết trách nhiệm về mình để che giấu lực lượng mong chờ cơ hội về sau. Biết không thể mua chuộc, khuất phục được ông, giặc đã đem ông hành hình tại An Hòa Huế vào ngày 1 tháng 10 năm 1887 nhằm ngày rằm Trung thu năm Đinh Hợi. Trên đường ra pháp trường anh hùng Nguyễn Duy Hiệu vẫn ung dung làm hai bài thơ tuyệt mạng gởi lại cho đời sau. Nguyễn Duy Hiệu là một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu cuối thế kỉ XIX, trước sau như một vẫn trung thành với sự nghiệp đấu tranh giải phóng của dân tộc. Dẫu biết rằng sự nghiêp chống Pháp lúc bấy giờ là khó có thể thành công, song ông không thể ngồi yên mà nhìn kẻ thù tàn phá quê hương đất nước, giết hại đồng bào. Lòng yêu nước và chí khí chiến đấu kiên cường buất khuất của ông và của các nghĩa sỉ đã được đời sau luôn luôn học hỏi và noi theo. Mặc dầu phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam chưa giành được thắng lợi cuối cùng, nhưng với những chiến công hiển hách và hy sinh to lớn của các liệt sĩ Nghĩa Hội đã làm sáng ngời thêm trang sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Nam nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung. Tinh thần chiến đấu “Quyết tử cho Tổ quốc quyêt sinh” của anh hùng Nguyễn Duy Hiệu và các nghĩa sĩ được dân tộc ta mãi mãi ghi ơn: • “ Đá Non Nước ngàn năm còn ghi khắc, • Sông Thu Bồn vạn thưở chẳng mờ phai” Nhân kỉ niệm ngày mất của anh hùng dân tộc Nguyễn Duy Hiệu, với lòng thành kính, chúng ta hãy trân trọng đốt nén hương lòng, để tưởng nhớ đến Người và các nghĩa sĩ đã vì nước quên mình. Nguyễn Duy Hiệu (chữ Hán: 阮維效; 1847–1887), có sách ghi là Nguyễn Hiệu, tục gọi Hường Hiệu (vì ông có hàm Hồng lô tự khanh); là một chí sĩ và là một lãnh tụ trong phong trào Cần Vương tại Quảng Nam trong lịch sử Việt Nam. [sửa] Thân thế & sự nghiệp Nguyễn Duy Hiệu sinh năm Đinh Mùi (1847) tại làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc (nay là xã Cẩm Hà, thị xã Hội An) tỉnh Quảng Nam. Năm Bính Tý (1876), ông thi đỗ cử nhân. Năm Kỷ Mão (1879), ông thi đỗ Phó bảng lúc 32 tuổi, được triều đình Tự Đức bổ nhiệm làm quan phụ đạo tại kinh thành Huế, được phong Hồng lô tự khanh nên người đời gọi là Hường Hiệu. Tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 7 năm 1885), cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế thất bại, Phụ chính Tôn Thất Thuyết phải phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần vương (13 tháng 7 năm 1885). Hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước của vua, Nguyễn Duy Hiệu cùng Trần Văn Dư (1839-1885), Phan Bá Phiến (tức Phan Thanh Phiến, 1839-1887), Nguyễn Tiểu La (tức Nguyễn Hàm, 1863-1911), thành lập Nghĩa hội Quảng Nam (Trần Văn Dư làm Thủ hội) rồi ra bản cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh cùng đứng lên đáp nghĩa. Ngày 4 tháng 9 năm 1885, nghĩa quân Quảng Nam bao vây chiếm tỉnh thành La Qua (còn gọi là La Thành, tức thành tỉnh Quảng Nam), buộc Bố chánh Bùi Tiến Tiên và Tuần phủ Nguyễn Ngoạn phải dẫn quân rút chạy. [...]... ông bị quyền Tổng đốc Quảng Nam Châu Đình Kế bắt giữ và báo với quân Pháp Bất khuất, ông mắng chửi Tổng đốc Kế Căm tức, viên quan này đã mượn tay quân Pháp để giết chết ông[1]tại góc thành La Qua ngày 13 tháng 12 năm 1885 Đầu năm 1886, Nguyễn Duy Hiệu chính thức làm Hội chủ mới của Nghĩa hội, và ông đã chọn thung lũng Trung Lộc thuộc Quế Sơn đặt tổng hành dinh với tên gọi là Tân tỉnh Trung Lộc Từ nơi... Khâm sứ Trung Kỳ là Hector đã điều động khoảng bốn trăm lính Pháp cùng khoảng hai trăm quân triều do Nguyễn Thân chỉ huy đã rầm rộ tiến vào căn cứ Tân tỉnh Trung Lộc Tại trận kịch chiến ở Gò May, nghĩa quân đại bại, bản doanh bị đốt cháy, san bằng Thấy không thể cầm cự được nữa, Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến liền ra lệnh đánh vượt vòng vây chạy về một làng ở gần cửa biển An Hòa thuộc Tam Kỳ Nguyễn Thân... Ghi nhận công lao Năm Ất Tỵ (1905), nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã viết trong Việt Nam vong quốc sử như sau: Nguyễn Hiệu (và Phan Bá Phiến), người Quảng Nam, khởi nghĩa ba năm huyết chiến, người Pháp chưa lúc nào đánh thua được Gặp phải Nguyễn Thân, người Quảng Ngãi, trước cũng dự tên Nghĩa hội, sau phản Nghĩa hội theo Pháp, (đây) là tay đầu sỏ nhất trong bọn nộ lệ Pháp, (đồng) đảng nó là Lê Khiết cũng... Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1992 • Nhóm nhân văn Trẻ Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 4) Nhà xuất bản Trẻ, 2007 [sửa] Liên kết ngoài • • Danh nhân Quảng Nam Lịch sử Đất Quảng Nam ... của Nam triều đã kết án tử hình ông vào ngày rằm tháng 8 năm Bính Tuất (15 thàng 10 năm 1887) tại Huế, hưởng dương 40 tuổi Phần mộ Nguyễn Duy Hiệu hiện ở tại xã Cẩm Hà, thị xã Hội An Đàn áp Nghĩa đảng Quảng Nam thành công, Nguyễn Thân được nhà cầm quyền Pháp tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh ngũ hạng, còn vua Đồng Khánh thì ban cho Nguyễn Thân gia hàm Thượng thư nhưng sung Nghĩa Định Tiễu phủ sứ, lại thưởng... Pháp và quân Nam triều (triều vua Đồng Khánh thân Pháp) dưới quyền chỉ huy của tướng Schants đã phản công chiếm lại thành, rồi còn xua quân đi tấn công các căn cứ của nghĩa quân ở Đại Lộc, Quế Sơn, Tam Kỳ Trước lực lượng đông đảo và vũ khí tối tân của đối phương, đến tháng 10 năm 1885, các căn cứ ở Dương Yên, An Lâm, Đại Đồng cũng đều lần lượt bị bao vây rồi thất thủ Trước tình thế nguy ngập đó, bộ... Thân tìm ra bọn Nguyễn Hiệu ở miền thượng nguyên Phước Sơn, bắt sống được 8 người cừ mục và thân quyến Nguyễn Thân sai người bắt được Nguyễn Hiệu, chạy cờ đỏ về báo tịệp, bỏ Nguyễn Hiệu vào củi giải về kinh (Quốc triều sử toát yếu, tr 524) Rất có thể, do người báo tâng công 3 ^ Việt Nam vong quốc sử, tr 35 [sửa] Tài liệu tham khảo • • Phan Bội Châu, Việt Nam vong quốc sử Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội,... xua quân theo càn quét rất ngặt Lại thất trận ở căn cứ Phước Sơn (thuộc Tiên Phước), tuy Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến chạy thoát được nhưng thế và lực thật sự đã cùng Không thể để nghĩa quân toàn ba tỉnh bị giết hại hết, nghe lời thủ lĩnh Hiệu, Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự sát để tránh bị bắt, còn ông Hiệu thì tự trói mình nạp mạng cho đối phương để nhận lãnh hết trách nhiệm về mình Hôm đó là ngày . Tên đề tài: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1989-2010) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 2. Mục đích nghiên cứu:. Nguyễn Thân từ Quảng Ngãi đánh ra. Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn chưa đầy hai năm 1885-1887, Tân Tỉnh, Trung Lộc là căn cứ quân sự quan trọng nhất của Nghĩa hội Quảng Nam, là cơ. Pháp ở Quảng Nam như thành La Qua, Đà Nẵng, An Hải, Hà Thân, Nam Chơn gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Nghĩa hội nhờ đó mở rộng được uy tín và lực lượng ra khắp Quảng Nam đến Quảng Ngãi, Bình