1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

cac cuoc cai cach

2 287 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Câu 1: Đặc điểm của các cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam Cải cách là những hành động, những biện pháp của giai cấp thống trị nhằm giải quyết những mâu thuẫn hạn chế trong quá trình phát triển của mỗi qua gia và đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội trong giai đoạn nhất định, mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của thể chế chính trị. 1.1. Đặc điểm chung của các cuộc cải cách Lịch sử trung đại Việt Nam chứng kiến nhiều sự hưng thịnh suy vong, sự thay thế lẫn nhau của các triều đại. Từ đầu thế kỉ X, khi Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ rồi đến Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra một thời đại phát triển mới của lịch sử dân tộc. Thời đại phong kiến dân tộc này kết thúc bằng triều đại nhà Nguyễn. Mỗi triều đại dù ngắn hay dài đều mang trong nó những nét riêng. Những khác biệt đó được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Có một yếu tố mà hiện nay, các nhà nghiên cứu quan tâm đó là những cuộc cải các của các triều đại trong lịch sử trung đại nước ta. Cải cách là một hiện tượng lịch sử. Nó có sự hình thành, phát triển và mất đi. Cải cách cũng là hiện tượng mang trong nó những quy luật. Không phải trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc đều diễn ra cải cách mà nó phải có những điều kiện, những tác động từ khách quan và chủ quan. Từ đó, chúng ta thấy một điều rằng không phải triều đại phong kiến nào cũng thực hiện cải cách. Hiện nay, các nhà sử học đang tập trung nghiên cứu một số cuộc cải cách có tính chất nổi bật. Đó là cuộc cải cách của Khúc Hạo năm 907, cuộc cải cách của Lý Thái Tổ đầu thế kỉ XI, cuộc cải cách của Hồ Quý Lý cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV, cuộc cải cách của Lê Thánh Tông cuối thế kỉ XV, cuộc cải cách của Quang Trung - Nguyễn Huệ cuối thế kỉ XVIII và cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng ở nửa đầu thế kỉ XIX. Cải cách khác với cách mạng ở chỗ, cách mạng là công cuộc của đông đảo quần chúng thực hiện nhằm lật đổ chính quyền còn cải cách được thực hiện bởi tầng lớp cầm quyền nhằm giữ vững chính quyền trung ương. Các cuộc cải cách trong lịch sử trung đại nước ta được thực hiện bởi những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc gia, dân tộc về mặt không gian và cả một thời kì lịch sử về mặt thời gian: Khúc Hạo, Lý Thái Tổ, Hồ Quý Lý, Lê Thánh Tông, Quang Trung - Nguyễn Huệ, Minh Mạng, Nguyễn Trường Tộ Để nhận định tầm ảnh hưởng của một cuộc cải cách, chúng ta thấy rằng có các tiêu chí sau: Thứ nhất, cuộc cải cách có tầm ảnh hưởng lớn nhất thì trước hết nó phải là cuộc cải cách thành công. Mà cuộc cải cách thành công là cuộc cải cách đạt được mục đích đặt ra từ trước. Mục đích được xác đình bằng những yêu cầu khách quan của lịch sử và cả những mong muốn của chủ quan người lãnh đạo cải cách. Yêu cầu khách quan lịch sử có thể đó là những biểu hiện của tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội – chính trị - văn hoá. Những khủng hoảng đó làm cho sự phát triển của quốc gia không bình thường, tình hình chính trị rối ren, đời sống nhân dân thấp kém. Hoặc có thể đó là tình trạng đất nước bị tụt hậu so với thời đại mà yêu cầu phá bỏ những hàng rào làm cản trở con đường phát triển của lịch sử. Hoặc đó có thể là nguy cơ của một cuộc chiến tranh ngoại xâm. Tất cả những yêu cầu đó bắt buộc phải được giải quyết, nếu như giai cấp cầm quyền không muốn bị mất đi vị trí và lợi ích của mình. Còn mong muốn chủ quan của mỗi người lãnh đạo các cuộc cải cách cũng có sự khác nhau. Có người kì vọng vào việc khẳng định vị trí của vương triều sau cải cách. Có người mong muốn tập trung quyền lực vào tay hoàng đế, có người mong muốn xây dựng vương triều của mình tồn tại lâu dài Những mong muốn chủ quan đó tuy có khác nhau nhưng chúng có chung một số điểm đó là các vương triều đều muốn bảo vệ quyền lợi của mình. Những mong muốn đó có thể phù hợp với lợi ích dân tộc cũng có khi nó không phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc. Một cuộc cải cách có tác động rộng lớn và mạnh mẽ thì trước hết những mong muốn chủ quan của nhà cầm quyền phải phù hợp với lợi ích của quốc gia, dân tộc và đông đảo nhân dân. Thứ hai, để xác định được cuộc cải các nào có tầm tác động lớn nhất thì chúng ta có thể thực hiện các phép so sánh đối chiếu. Sự so sánh nào cũng có những khập khiễng. Tuy nhiên,

Ngày đăng: 23/01/2015, 17:00

Xem thêm: cac cuoc cai cach

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w