1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KE HOACH NHIEM VU NAM HOC 2012 2013

20 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 198,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG MẦM NON HÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Xã Húc, ngày 24 tháng 8 năm 2012 BÁO CÁO Tổng kết nhiệm vụ năm học 2011-2012 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2012-2013 Năm học 2011-2012, diễn ra trong tình hình chính trị - xã hội của đất nước tiếp tục ổn định, nền kinh tế có xu hướng phục hồi sau suy giảm và đã có những chuyển biến tích cực, an ninh quốc phòng được tăng cường và ổn định. Đảng và Nhà nước tiếp tục dành sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với ngành Giáo dục; nhiều văn bản luật, nghị định, nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của các địa phương về phát triển giáo dục đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho phát triển giáo dục. - Năm học 2011-2012 là năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.và điểm “nhấn” của năm học là: “ Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học.” Với tinh thần quyết tâm cao trường mầm non Húc đã nỗ lực cố gắng phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2011 -2012 I. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục. 1. Các nhiệm vụ chung: 1.1. Kết quả thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua: - Nhà trường đã tập trung phối hợp với công đoàn hoàn thành Hội nghị xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 vào tháng 8 năm 2011. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, ngành học. - Đẩy mạnh việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo hướng hiệu quả, sáng tạo vì vậy chất lượng theo các nội dung trường học thân thiện, học sinh tích cực đã được nâng cao, chú trọng xây dựng cảnh quan môi trường tại các điểm trường lẻ. Nhà trường đã huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng môi trường thực sự Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn; xây dựng mô hình tư duy “trường học thân thiện, học sinh tích cực” để giáo dục cho học sinh. Chú trọng xây dựng hồ sơ đầy đủ về nội dung và minh chứng cho các hoạt động. Các trường đã rà soát các tiêu chí và đầu tư có hiệu quả như: cơ sở vật chất, công trình vệ sinh, nước sạch, hoạt động tập thể, đặc biệt là rèn kỹ năng sống, tổ chức tham quan các di tích lịch sử tại địa 1 phương. Đến cuối năm nhà trường đã xây dựng được bộ đồ dùng đồ chơi ngoài trời, hệ thống nước sạch cho trẻ tại điểm trường trung tâm, xây dựng 01 nhà vệ sinh và sửa 3 phòng học tại khu vực Tà Rùng, tổ chức cho các cháu mẫu giáo lớn thăm viếng Nghĩa trang huyện Hướng Hóa - Năm học 2011 – 2012 nhà trường đã có những bước chuyển biến đáng kể về nhận thức và hành động thực tiển của cán bộ, giáo viên. Mỗi thành viên trong nhà trường luôn có ý thức tự học, tự rèn, xây dựng nề nếp học tập cho các cháu và tìm tòi trong công tác giảng dạy, có nhiều sáng kiến trong việc dạy và học. Cuối năm học không có trường hợp vi phạm về đạo đức nhà giáo xảy ra. Bộ mặt nhà trường có nhiều cải tiến từ khu vực chính đến khu vực lẽ. Có nhiều tấm gương tận tụy vì học sinh thân yêu, cống hiến vì sự nghiệp giáo dục mầm non như cô giáo Hoàng Thị Đào, Đinh Thị Thu Sương, Trương Thị Mỹ Linh - Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các phương án phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, trường học đã sử dụng hộp thư điện tử trong giao dịch và báo cáo định kỳ cũng như báo cáo đột xuất; xây dựng trang web riêng của trường với kho tư liệu điện tử phục vụ cho dạy và học. - Nhà trường đã triển khai thực hiện nghiêm túc điểm nhấn của năm học là: “Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học”.Với một số nhiệm vụ cơ bản sau: + Thành lập ban chỉ đạo thực hiện điểm “Nhấn”, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, các tổ, nhóm chịu trách nhiệm cụ thể về việc bảo quản và sử dụng thiết bị trong năm học.Phân công nhân viên văn phòng phụ trách công tác thiết bị. Xây dựng kế hoạch hoạt động, năm, tháng, kỳ… + Củng cố và phát huy hiệu quả các thiết bị hiện có, tổ chức đánh giá kiểm kê lại các loại thiết bị, có kế hoạch bảo quản, sửa chữa và tiếp tục bổ sung, mua sắm mới các loại cần thiết, nhất là thiết bị, tài liệu phục vụ trực tiếp cho dạy và học, đảm bảo 100% lớp đáp ứng được điều kiện tối thiểu. Tổng kinh phí thực hiện: 3.000.000 đồng + Phát động mạnh mẽ phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi trong CB-GV- NV, 1 bộ đồ dùng/ tháng, xem đây là tiêu chí để đánh giá thi đua cuối năm. Cuối năm có 60 bộ đồ dùng dạy học có hiệu quả đưa vào giảng dạy . Sau khi thực hiện điểm “Nhấn” công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường có nhiều chuyển biến rõ rệt. Giáo viên có nhiều đồ dùng dạy học để giảng dạy cho trẻ, học sinh tích cực tham gia các hoạt động, đi học chuyên cần hơn. Có nhiều lớp có chuyển biến tốt như các lớp Mẫu giáo lớn trung tâm, Mẫu giáo lớn Tà Rùng, Mẫu giáo Tà Cu, 1.2. Tiếp tục củng cố, mở rộng quy mô Giáo dục Mầm non và Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: - Chủ động xây dựng đề án, tham mưu với UBND xã thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2005- 2010, 2010-2015 và Nghị 2 quyết 3.5/NQ-HĐND, Nghị quyết số 13/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. - Tập trung triển khai thực hiện Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 theo Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: + Xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện Phổ cập cho năm học và những năm sau để hoàn thành phổ cập vào năm 2013 . + Tích cực trong công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về xây dựng kế hoạch thực hiện đề án phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi. + Nắm số trẻ trong độ tuổi hàng năm, có kế hoạch phát triển quy mô trường lớp phù hợp với kế hoạch phát triển GD-ĐT trên địa bàn, đặc biệt huy động trẻ 5 tuổi hàng năm đạt 100%. + Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia các xã hội, cộng đồng chăm lo cho giáo dục mầm non. 1.3. Thực hiện công bằng trong giáo dục, phát triển giáo dục MN cho trẻ em dân tộc, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật: - Tham mưu, phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện Quyết định 239/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi vùng núi cao, biên giới, trẻ em con gia đình nghèo, tạo điều kiện để trẻ đến trường, lớp mầm non. - Thực hiện nghiêm túc Nghị định 49/2010/NĐ-CP về miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em học mẫu giáo vùng khó khăn, con em hộ nghèo. 1.4. Công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non: - Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, công tác phối hợp, huy động chăm lo cho giáo dục Mầm non cho đội ngũ cán bộ giáo viên. - Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung, hình thức tuyên truyền ở các lớp mầm non và đưa vào tiêu chí thi đua. - Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc đến trường của con em. Việc đến trường của trẻ không còn khoán trắng cho nhà trường. - Ban quản lý các thôn trong xã đã tận tình giúp giáo viên trong việc huy động trẻ đến lớp 1.5. Công tác xã hội hóa giáo dục: - Tích cực tham mưu với địa phương, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc huy động trẻ đến lớp. - Các giáo viên đã phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc xây dựng trường học thân thiện như: sưu tầm tranh ảnh qua các chủ đề, cho trẻ khám phá trải nghiệm tại gia đình 3 1.6. Công tác thi đua khen thưởng: Phát động sâu rộng đến từng cán bộ giáo viên trong nhà trường phong trào thi đua yêu nước, phong trào dạy tốt, học tốt. Năm học vừa qua nhà trường xét thi đua đề nghị cấp trên công nhận: 04 chiến sỷ thi đua, 06 lao động tiên tiến, 09 lao động trung bình. Danh hiệu tập thể “Lao động tiên tiến” 1.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong nhà trường, làm tốt công tác phát triển Đảng trong trường học; phối hợp với công đoàn tiếp tục chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhất là cán bộ giáo viên ngoài biên chế- Xây dựng củng cố tổ chức Đoàn thanh niên làm nòng cốt cho các hoạt động. * Kết quả cuối năm : - Có 02 giáo viên được hoàn thành hồ sơ kết nạp Đảng - Có 02 giáo viên được đi học lớp Cảm tình Đảng. 2. Công tác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn 2.1. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: - 100% trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ và được tiêm chủng, uống vacxin đầy đủ. - 80% trẻ 5 tuổi có thói quen đánh răng, súc miệng, biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Tỷ lệ chuyên cần 87,8 % Số trẻ có sổ theo dõi biểu đồ: 244 Trong đó : + Số trẻ nhà trẻ kênh bình thường: 11/ 16 tỷ lệ : 68,75 %. Số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 5/16 tỷ lệ :3 1,25% Số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 6/16 tỷ lệ : 37,5% + Số trẻ MG kênh bình thường: 185/228 tỷ lệ 81,1 Số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 43/228 tỷ lệ 18.8 % Số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 63/228 tỷ lệ 27,6 % + Số trẻ 5 tuổi kênh bình thường 80/96 tỷ lệ 86,4% Số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 16/96 tỷ lệ 16,8% Số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 20/96 tỷ lệ 20,8% * Số trẻ ăn bán trú tại trường : Trong đó: Nhà trẻ : 16 tỷ lệ. 100% , Mẫu giáo : 167 tỷ lệ 73,2% 4 Trẻ 5 tuổi : 83 tỷ lệ 86,4% + Cuối năm có 100 cháu đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. Tỷ lệ 40.9% + 144 cháu đạt danh hiệu Bé Ngoan. Tỷ lệ 59,1% 2.2. Kết quả và biện pháp triển khai chương trình GDMN mới: + Nhà trường đã rà soát lại điều kiện của trường, lớp ưu tiên đầu tư trang thiết bị, tài liệu, học liệu, phương tiện cho các lớp thực hiện chương trình . Chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. + Đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng, tăng cường bồi dưỡng theo các tổ, tự bồi dưỡng tại trường. Thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm với các trường đã thực hiện chương trình. 2.3. Kết quả triển khai thực hiện chuyên đề - Phân công giáo viên phụ trách các chuyên đề. Giáo viên lập kế hoạch thực hiện chuyên đề và tiến hành giảng dạy chuyên đề nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và đưa ra các giải pháp để thực hiện. Kết quả cụ thể: + Chuyên đề: Đổi mới việc tổ chức bữa ăn cho trẻ: xếp loại Khá + Chuyên đề: Hoạt động với nước và bảo vệ môi trường nước: xếp loại khá + Chuyên đề: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả : xếp loại Khá + Chuyên đề: Hoạt động giáo dục với sách: xếp loại Giỏi + Chuyên đề: Giáo dục an toàn giao thông: xếp loại Khá + Chuyên đề: Hướng dẫn kỹ năng rửa tay cho trẻ bằng xà phòng: xếp loại Giỏi + Chuyên đề: Môi trường thân thiện, đưa trò chơi dân gian, các bài hát dân ca vào các hoạt động của trẻ. xếp loại Giỏi II Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý : - Cán bộ quản lý đã nêu cao vai trò gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; năng động và sáng tạo trong quản lý và chỉ đạo cơ quan, trường học trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. - Triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư số 09/TT – BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai. - Tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống đảm bảo không vi phạm đạo đức nhà giáo. - Nhà trường đã chủ động trong công tác tham mưu với lãnh đạo huyện để mua sắm các cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học. - Thành lập trang web riêng của trường và cập nhập thông tin thường xuyên. 5 - Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ, đặc biệt kiểm tra việc thực hiện chuyên môn. Trong năm học 100% giáo viên được kiểm tra và đánh giá xếp loại, trong đó 14/14 giáo viên được kiểm tra toàn diện.trong đó xếp loại xuất sắc: 08, khá: 04, đạt yêu cầu: 02. Kết quả thanh tra đúng thực chất giáo viên và học sinh. - Tăng cường công tác thăm lớp dự giờ thực tế để đánh giá rút kinh nghiệm xử lý kịp thời những vướng mắc trong chuyên môn. Đến cuối năm ban giám hiệu và các tổ chuyên môn đã dự được 100% giáo viên - Lên kế hoạch thực hiện công tác dạy học tích cực và triển khai thực hiện ở tất cả các lớp. Vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt phù hợp nhưng đảm bảo kiến thức kỷ năng để nâng cao chất lượng cho học sinh dân tộc. III.Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục: 1. Số lượng đội ngũ hiện có: Tổng số CBGV Chia ra Trình độ CMNV CBQL Giáo viên Nhân viên Đảng viên Số Chi bộ Thạc sỷ Đại học Cao đẳng Trung cấp BC HĐ BC HĐ BC HĐ 19 02 05 11 0 01 01 0 Chưa 0 02 07 10 (Hợp đồng 161: 04, Hợp đồng huyện 08) Hiện đang còn thiếu: 19 người - Quản lý: 02 người – Phó hiệu trưởng. - Văn phòng: 01 người - Y tế: 01 người - Giáo viên: 18 người Hiện tại trường có 07 giáo viên đang theo học các lớp nâng cao trình độ. Cụ thể: Đại học 05 ( đào tạo từ xa: 05) Cao đẳng: 02 ( hệ tại chức ) - Đánh giá chất lượng đội ngũ: + 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có ý thức tự học nâng cao trình độ, tụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm giảng dạy có hiệu quả chương trình 150 buổi dành cho vùng dân tộc thiểu số. + Hội Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: Có 14 /16 giáo viên tham gia. Trong đó: Xếp loại giỏi: 8 giáo viên; Xếp loại khá: 4 giáo viên; Xếp loại trung bình: 2 giáo viên. + Hội thi làm đồ dùng dạy học: Cán bộ, giáo viên toàn trường tham gia 14 / 16 giáo viên tham gia Xếp loại A: Cá nhân: 04 bộ; Loại A tập Thể: 02 nhóm. Xếp loại B: 4 bộ; Loại B tập thể: 01 nhóm. Xếp loại C: 2 bộ; Loại C tập thể: 01 nhóm. Tham gia hội thi đồ dùng, thiết bị dạy học cấp huyện có 03 bộ, đạt 02 giải Giải B: 01 bộ 6 Giải C: 01 bộ. + Hội thi SKKN: CB- GV- NV có sáng kiến: 19/19, tỷ lệ: 100% Kết quả tại trường: Xếp loại A: 4 bộ ; Xếp loại B: 12 bộ; Xếp loại C: 3 bộ. Có 04 sáng kiến dự thi cấp huyện đạt Loại A: 02 Loại B: 02 - 14/ 14 giáo viên đã có kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó xếp loại Tốt: 08 giáo viên. Khá: 04 giáo viên Trung bình: 2 giáo viên. Tổng số giáo viên được đánh giá theo chuẩn: 14/16 giáo viên đạt tỷ lệ 87,5 % Trong đó Xuất sắc: 0; Khá: 04; Trung bình: 10; Kém: 0 12/16 giáo viên soạn giáo án vi tính. Đạt tỷ lệ 75% 5/16 giáo viên biết sử dụng giáo án điện tử vào bài dạy , Đạt tỷ lệ 31,2 IV. Phát triển mạng lưới trường, lớp học và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em 1. Phát triển mạng lưới trường, lớp học: Năm học qua mạng lưới trường, lớp học của trường được thể hiện như sau: * Số điểm trường : 09 + Khu vực chính ở thôn Tà Núc, và các điểm trường lẽ ở các thôn Tà Ri I, Tà Ri II, Húc Thượng, Tà Rùng, Cu Dong, Tà Cu, Húc Ván, Ho Le * Số nhóm lớp + Tổng số nhóm lớp: 12. Tổng số học sinh huy động: 244 ; nữ 114 ; dân tộc 232 ; nữ dân tộc 108 ; khuyết tật 03 Trong đó : Nhóm trẻ: 01 nhóm (tổng số 16 cháu; nữ 07; dân tộc 15; nữ dân tộc 05; khuyết tật 0, tỷ lệ huy động so với độ tuổi: 5,65 % . Mẫu giáo: 11 lớp; (tổng số 228 cháu; nữ 107; dân tộc 217; nữ dân tộc 102; khuyết tật 03; tỷ lệ huy động so với độ tuổi: 81,1 %. Riêng trẻ 5 tuổi có 01 lớp ở khu vực trung tâm tổng số 19 trẻ, 01 lớp tại Tà Rùng 16 trẻ, còn các khu vực lẽ khác học ghép 3 độ tuổi; huy động được 96/96 cháu, nữ 46, dân tộc 90, tỷ lệ huy động so với độ tuổi: 100 %. Không có học sinh bỏ học. 2. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em Trong năm học qua nhà trường ưu tiên đầu tư các điều kiện nâng cao chất lượng dạy học và các tổ chức hoạt động giáo dục sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí để mua sắm các thiết bị dạy học , làm tốt việc bảo quản và sử dụng. Trường 7 đã tổ chức phong trào làm đồ dùng dạy học, hầu hết giáo viên đều tham gia. Có nhiều đồ dùng thực sự có chất lượng phục vụ lâu dài cho công tác chuyên môn. Đầu năm nhà trường đã huy động được sự hỗ trợ của dự án và phụ huynh xây dựng được 01 cầu trượt, 01 bập bênh, 01 xích đu Tranh thủ các nguồn từ dự án mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho trẻ đặc biệt ở các lớp mẫu giáo 5 tuổi. - Hiện tại trường có 08 điểm trường. Trong đó điểm trường trung tâm, điểm trường Tà Rùng và Tà Ri II đã xây dựng được lớp học còn các khu vực khác phải mượn lớp của trường phổ thông. Tổng kinh phí đã sử dụng trong năm học: 92.830.150 đồng Trong đó : - Địa phương : 18.590.000 đồng - Nhân dân đóng góp : 7.000.000 đồng - Các nguồn khác : 67.240.150 đồng V. Đánh giá chung: 1. Kết quả đạt được: Trong năm học qua được sự quan tâm khích lệ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể cơ quan trên địa bàn và sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Phòng GD&ĐT Hướng Hoá. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trường Mầm non Húc đã năng động, sáng tạo , tích cực khắc phục những khó khăn tồn tại, phát huy hết khả năng của mình trong các hoạt động dạy học, thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động và phong trào thi đua, đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong nhà trường. Tăng cường kỷ cương, nề nếp trong trường học, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm lành mạnh. Chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện được giữ vững, học sinh ngày càng chăm ngoan, học giỏi. 2. Những khó khăn, hạn chế - Tại điểm trường trung tâm hiện tại vẫn chưa có máy tính tại các lớp nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, giảng dạy, quản lý chỉ đạo chưa thực hiện được. - Trường chưa tường rào bao quanh và sân chơi cho trẻ. - Ở các khu vực lẽ phòng học còn mượn của trường phổ thông, diện tích của lớp học nhỏ không đủ cho cô và trẻ hoạt động. - Các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học - Địa bàn rộng, dân cư thưa thớt nên các khu vực lẽ nằm cách xa nhau, đi lại khó khăn. Lương của giáo viên hợp đồng còn thấp nên không đủ cho giáo viên chi phí đi lại, ăn ở sinh hoạt. 8 - Nhà trường chưa có khu tập thể dành cho giáo viên nên việc ăn ở đi lại của giáo viên khó khăn. - Kỹ năng thực hành của trẻ còn chưa cao do trẻ còn nhút nhát trong các hoạt động, ngôn ngữ giữa cô và trẻ bất đồng. - Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vẫn còn một số khó khăn nhất định trong khi thực hiện các nội dung do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, trường có nhiều điểm trường. 3. Bài học kinh nghiệm: - Trong công tác quản lý cần chỉ đạo chặt chẽ và sát sao hơn để thực sự tạo được sự thân thiện trong tập thể cán bộ giáo viên. - Chủ động trong việc tham mưu với cấp trên để mua sắm thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học PHẦN II PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2012 - 2013 Năm học 2012 - 2013 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thức XV, Nghị quyết Đại hội huyên Đảng bộ lần thức XIII, hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Thực hiện điểm Nhấn năm học 2012 - 2013 của Sở GD&ĐT "Biên sọan lịch sử và xây dựng phòng truyền thống nhà trường"; tiếp tục thực hiện điểm Nhấn năm học 2011 - 2012: “Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học” sáng tạo và hiệu quả hơn trong năm học mới, trên cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT huyện, Trường mầm non Húc quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 như sau: A. ĐẶC ĐIÊM TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG 1. Thuận lợi: - Các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục mầm non như đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, nghị quyết của HĐND tỉnh về nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và hỗ trợ thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non là cơ sở để nhà trường triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học có hiệu quả - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ Cấp ủy, chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT Hướng Hóa . - Có được kinh nghiệm qua quá trình nỗ lực phấn đấu và kết quả của năm học 2011-2012 đã đạt được là động lực, tiền đề cho năm học mới. - Đầu năm học đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã được tạo điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng hè nhằm nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị, tiếp thu nhiệm vụ năm học và các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 9 - Công tác XHHGD ở trên địa bàn ngày càng tốt nên ngành học mầm non đã được chăm lo đáng kể. 2. Khó khăn: - Địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, đường sá đi lại khó khăn, địa hình quá đồi dốc, một số khu vực lẻ quá xa nên rất khó khăn trong công tác quản lý, huy động và duy trì số lượng. - Cơ sở vật chất ở các lớp khu vực lẻ cũng như khu vực chính chưa đảm bảo, các phòng chức năng chưa có, các lớp khu vực lẻ còn mượn và tạm bợ, chưa có quỹ đất riêng để xây dựng phòng học. Thực tế địa phương không có nguồn nước để sử dụng cho sinh hoạt. - Đời sống của phụ huynh còn quá khó khăn, con đông, nhận thức về việc đưa con em đến trường còn nhiều hạn chế vì vậy việc trẻ đến lớp còn thiếu sự quan tâm. Với đặc điểm tình hình như vậy để tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, góp phần khắc phục những khó khăn đặt ra, phương hướng nhiệm vụ năm học 2012-2013 cần tập trung đó là : B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2011 – 2012 I. NHIỆM VỤ CHUNG: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 3.5/2004-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2005 - 2010 ngày 18/12/2004 và NQ số 13/2010/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung nội dung một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V; Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28/2010/NQ-HĐND và NQ sửa đổi NQ 28/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung nội dung một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch số 1189/KH-UBND ngày 20/5/2011 của UBND tỉnh; Kế hoạch 1859/KH-UBND ngày 29/12/2011 của UBND huyện Hướng Hóa về phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 -2015. Phấn đấu đến năm 2013 hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi. Năm học 2012 - 2013, toàn trường tiếp tục thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gượng đạo đức, tự học và sáng tạo”; Phát huy kết quả của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tập trung vào các nội dung: Đảm bảo môi trường trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh với mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với đặc điểm của trường. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng với yêu cầu phát triển quy mô, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN và mục tiêu Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi; Thực hiện việc chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1. 10 [...]... Có từ 2 đến 4 cán bộ, giáo viên, nhân viên được kết nạp Đảng - Có từ 1 đến 2 cán bộ, giáo viên, nhân viên được đi học lớp Cảm tình Đảng Trên đây là Báo cáo Tổng kết năm học 2011 – 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2012- 2013 của Trường Mầm non Húc Kính mong quý cấp trên quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ thêm cho nhà trường về công tác chuyên môn cũng như cơ sở vật chất để nhà trường tiếp tục phát triển... trong xã hội tính đến ngày 30/05 /2012: Tổng số trẻ từ 0-5 tuổi trong xã hội: 458 cháu, Nữ: 204, dân tộc: 450; khuyết tật: 04 Trong đó: + Trẻ từ 0 đến dưới 3 tuổi: 179 cháu, Nữ: 76 ,dân tộc: 175 khuyết tật: 0 + Trẻ 3 đến 5 tuổi : 279 cháu, Nữ: 128, dân tộc: 275; khuyết tật: 04 + Riêng trẻ 5 tuổi: 90 cháu, Nữ: 38, dân tộc: 89; khuyết tật: 03 b.Kế hoạch huy động trong năm 2011 -2012 Sè trÎ trong x· héi §iÓm... động của các tổ chức chính trị, đoàn thể để cùng chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên ngoài biên chế 5 Về cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí GDMN: Năm học 2012 - 2013 toàn ngành triển khai thực hiện điểm “nhấn” của năm học là “Biên soạn lịch sử nhà trường và xây dựng phòng truyền thống” Phấn đấu nhà trường từng bước biên soạn quá trình phát triển của nhà trường,... chính Thực hiện báo cáo định kỳ đúng thời gian, các thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác III CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU CỤ THỂ 1 Về thực hiện cuộc vận động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: Năm học 2012- 2013 phấn đấu: + 66% các điểm trường có nước sạch và công trình vệ sinh phù hợp với đặc điểm vùng miền + 77% các điểm trường có khuôn viên và tiếp tục xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp, thân thiện... việc thực hiện đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống thông qua các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca… phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và bản sắc văn hóa của địa phương Năm học 2012 - 2013 phấn đấu: + 100% các nhóm, lớp có đủ nhà vệ sinh phù hợp, an toàn và sạch sẽ + Trường đạt tiêu chuẩn “trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ loại khá trở lên 2 Củng cố, mở rộng quy mô, mạng... vi tính - Có 15 tiết dạy của giáo viên bằng giáo án điện tử 19 - 18% trẻ 5 tuổi được làm quen với các phần mềm, trò chơi ứng dụng - Huy động 100% trẻ khuyết tật 4 Phấn đấu danh hiệu trong năm học 2011- 2012 như sau: - Cá nhân: 100% CBGV hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có trên 15 cán bộ giáo viên đạt lao động tiên tiến, 4cán bộ giáo viên đạt chiến sĩ thi đua các cấp - Tập thể: 8 /14 lớp tiên tiến - Trường:... đánh giá trẻ 5 tuổi ) 8.2 Quản lý và phát huy hiệu quả các dự án: Tiếp tục huy động và phát huy có hiệu quả sự đầu tư của các chương trình dự án phi chính phủ: Tổ chức Plan, tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam và nghiêm túc thực hiện theo quy định của Nhà nước và yêu cầu của dự án, rà soát và đề xuất các nhu cầu phù hợp với tình hình trường, lớp tránh tình trạng lãng phí của một số hạng mục khi đầu tư 8.3 . CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Xã Húc, ngày 24 tháng 8 năm 2012 BÁO CÁO Tổng kết nhiệm vụ năm học 2011 -2012 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2012- 2013 Năm học 2011 -2012, diễn ra. vật chất, trang thiết bị dạy và học PHẦN II PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2012 - 2013 Năm học 2012 - 2013 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại. Việt Nam. Thực hiện điểm Nhấn năm học 2012 - 2013 của Sở GD&ĐT "Biên sọan lịch sử và xây dựng phòng truyền thống nhà trường"; tiếp tục thực hiện điểm Nhấn năm học 2011 - 2012:

Ngày đăng: 23/01/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w