chuyên đề 1

4 92 0
chuyên đề 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường Tiểu học Vạn Khánh 1 GV : Trần Lê Phương uyên CHUYÊN ĐỀ 1 - KHỐI LỚP 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THÍCH HỢP ĐỂ GIẢNG DẠY TỐT MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN VẦN ( TIẾT 1 ) I / Mục tiêu : 1 . Hình thành và phát triển ở học sinh các kỉ năng sử dụng Tiếng Việt ( Nghe , nói đọc , viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi . Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt , góp phần rèn luyện các thao tác tư duy 2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội , văn hóa Việt Nam và nước ngoài . 3. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của Tiếng VIệt , góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN . II / Những biện pháp để thực hiện tốt chuyên đề : A . Sử dụng hợp lý cá phương pháp dạy học : - Vấn đề cần lưu ý trong phương pháp dạy Tiếng Việt tiết 1 là giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp các hình thức dạy học khác nhau . - Viêc sử dụng các phương pháp , các hình thức tổ chức dạy học cần theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS , tăng cường luyện tập , thực hành để phát triển các kỉ năng nghe , nói , đọc , viết nhằm nhanh chóng đạt yêu cầu : Đọc trơn tiếng , từ ngữ , viết đúng mẫu chữ , tiến tới viết đẹp và nhanh dần . * Những phương pháp được đặc biệt chú ý khi dạy học Tiếng Việt tiết 1 : + Phương pháp miêu tả + Phương pháp giảng giải + Phương pháp đồ dùng trực quan + Phương pháp hỏi đáp + Phương pháp rèn luyện theo mẫu + Phương pháp thực hành giao tiếp + Phương pháp trò chơi học tập Trường Tiểu học Vạn Khánh 1 GV : Trần Lê Phương uyên B . Hình thức tổ chức dạy học : Việc tổ chức lớp học , tổ chức thực hành luyện tập cũng có thể linh hoạt dưới hình thức : + Cá nhân + Từng đôi một + Nhóm nhỏ . + Nhóm lớn . + Cả lớp . Cần chú ý đến đặc điểm riêng của từng loại bài và cấc đối tượng HS để chọn các phương pháp và hình thức tổ chức học tập cho thích hợp . C . Về sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học : Để dạy học Tiếng Việt tiết 1 , GV có thể chuẩn bị các DDDH sau đây : + Bộ chữ học vần thực hành Tiếng Việt + Bộ chữ học vần Tiếng Việt ( Dùng cho GV ) + Tranh minh họa cho từ khóa + Các mô hình mẫu vật liên quan đến tiếng từ khóa D . Những biện pháp để thực hiện tốt chuyên đề 1 / Cácbiện pháp đặc trưng của tiết học vần : - Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động học tập , làm việc với bộ đồ dùng , bảng con và SGK. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trong giải nghĩa từ hoặc trong luyện đọc , phân tích từ . - Tổ chức cho các em phân tích tổng hợp , làm việc theo lớp ( trao đổi thuyết trình ) , làm mẫu - Tổ chức cho các em tham gia trò chơi 2./ Các vấn đề liên quan đến thành công tiết dạy : - GV nghiên cứu kĩ kiến thức phục vụ cho tiết dạy , chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy , phục vụ tiết dạy : Bộ đồ dùng , bảng phụ …, - Xác định rõ các bước lên lớp , hình thức tổ chức dạy học ( Sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau ) - Lựa chọn phương tiện trực quan thận trọng sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ dạy học của bài học đề ra TRÌNH TỰ DẠY TIẾT HỌC VẦN ( TIẾT 1 ) I / Mục tiêu : - Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ Trường Tiểu học Vạn Khánh 1 GV : Trần Lê Phương uyên II / Chuẩn bị : - GV - HS III / Các hoạt động dạy học : 1 / Khởi động ( 1 ) 2 / KTBC ( 4 -5 ) - Gọi hs đọc từ kết hợp phân tích tiếng - Gọi hs đọc câu ứng dụng kết hợp phân tiếng - Cho hs viết bảng con , bảng lớp 3 / Bài mới : ( 25 – 30 ) * Hoạt động 1 ( 12 – 15 ) Dạy vần mới - GV ghi vần mới lên bảng cho hs nhận diện vần - GV đọc mẫu vần - hs đọc cá nhân - Cho hs phân tích vần - Cho hs ghép vần trên đồ dùng - Đọc vần ( Đọc phân tích ) - GV hướng dẫn hs phân tích tiếng - Cho hs ghép tiêng trên đồ dùng - GV ghi tiếng lên bảng - Đọc phân tích - HS đọc cá nhân - Cho hs quan sát tranh rút ra từ khóa viết lên bảng - cho hs nhắc lại từ khóa - Cho hs đọc vần , tiếng , từ vừa học kết hợp phân tích tiếng - lớp đọc đồng thanh • Sang vần 2 ( thực hiện tương tự ) - Hỏi hs – GV ghi đề - Cho hs so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 vần - Cho hs đọc lại cả 2 vần kết hợp phân tích tiếng Nghỉ giải lao ( 1-2 ) • Hoạt động 2 : ( 5 ) Đọc từ ứng dụng - Cho hs nhẩm tìm tiếng có mang vần vừa học – GV gạch chân . - Gọi hs đọc từ + GV cùng HS giải nghĩa từ ( Có thể sử dụng tranh để giải thích ) - Gọi hs đọc các từ kết hợp phân tích tiếng - Lớp đọc ĐT - Yêu cầu hs tìm tiếng hoặc từ ngoài bài có mang vần vừa học • Hoạt động 3: ( 4 -5 ) Luyện viết bảng con . - GV viết mẫu , vừa viết vừa nêu quy trình , độ cao , khoảng cách . - HS quan sát , luyện viết vần từ vào bảng con Trường Tiểu học Vạn Khánh 1 GV : Trần Lê Phương uyên • Hoạt động 4 : ( 3 - 4 ) Củng cố - Dặn dò : - Chọn 1 trong 2 nội dung + Hỏi lai một số nội dung chính của bài học để củng cố khắc sâu . + Trò chơi củng cố bài học - Tìm tiếng có vần vừa học - Gạch chân những tiếng có vần vừa học - Thi viết tiếng có vần vừa học IV / Rút kinh nghiệm tiết dạy Vạn Khánh Ngày 22 / 10 / 2012 Tổ Trưởng Trần Lê Phương Uyên . học Vạn Khánh 1 GV : Trần Lê Phương uyên CHUYÊN ĐỀ 1 - KHỐI LỚP 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THÍCH HỢP ĐỂ GIẢNG DẠY TỐT MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN VẦN ( TIẾT 1 ) I / Mục tiêu : 1 . Hình thành. II / Những biện pháp để thực hiện tốt chuyên đề : A . Sử dụng hợp lý cá phương pháp dạy học : - Vấn đề cần lưu ý trong phương pháp dạy Tiếng Việt tiết 1 là giáo viên phải biết sử dụng linh. + Các mô hình mẫu vật liên quan đến tiếng từ khóa D . Những biện pháp để thực hiện tốt chuyên đề 1 / Cácbiện pháp đặc trưng của tiết học vần : - Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động học

Ngày đăng: 23/01/2015, 12:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan