phát triển sản xuất cà phê
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: Nguyễn Anh Trụ Mục lục I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài . 1.2 Mục tiêu . 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu II. NỘI DUNG 1. Tổng quan tình hình sản xuất cà phê 1.1 Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam 1.2 Các giống cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay 1.3. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của Việt Nam 2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2.1 . Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu 2.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 2.3 Tình hình xuất khẩu cà phê 2.4 Một số thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 3. Một số thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam 3.1 Cà phê Trung nguyên 3.2 Cà phê Buôn Ma Thuột 4. Thuận lợi,khó khăn và giải pháp. 4.1 Thuận lợi 4.2 Khó khăn 4.3 Giải pháp 4.4 Mục tiêu 5. Kiến nghị và đề xuất Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: Nguyễn Anh Trụ III. KẾT LUẬN Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: Nguyễn Anh Trụ I, Phần mở đầu 1.1 Đặt vấn đề Cùng với xu hướng vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đặc biệt là sự tác động sâu sắc của xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa của nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất khẩu đã trở thành một chiến lược phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước là cánh cửa mở ra các hoạt động giao dịch kinh tế của một nước một quốc gia Trên con đường hội nhập kinh tế, việt nam chủ chương mở rộng giao thương kinh tế với bạn bè thế giới, đặc biệt với hoạt động xuất khẩu đẫ có nhiều tiến bộ vượt bậc cả về chất và lượng.Hàng hóa Việt Nam nay đã xuất hiện trên nhiều quốc gia với chingr loại mẫu mã phong phú Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim nghạch sau gạo.Nhờ sản xuất và xuất khẩu cà phê, việt nam đã dần quyết định được việc làm đối với người lao động đồng thời mở rộng phát triển kinh tế hộ gia đình trang trại từ việc thu mua, sản xuất cà phê cho xuất khẩu và cũng đóng góp một nguồn thu lớn vào doanh thu cả nước song việc xuất khẩu cà phê còn gặp nhiều bất cập đòi hỏi mỗi doanh nghiệp và nhà nước phải tìm ra hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu với măt hàng cà phê nói riêng và mặt hàng xuất khẩu nói chung 1.2 Tính cấp thiết của đề tài . Trong những năm qua, cà phê luôn giữ vai trò là 1 trong số ít những mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, đây là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo Hàng năm, cà phê đóng tới 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách mặt hàng trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2005-2010. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu và sự bấp bênh, không ổn định luôn là đặc tính cố hữu của thị trường này. 1.3 Mục tiêu . - Nghiên cứu tình hình giá cả và thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam, từ đó đưa ra ý kiến để góp phần phát triển ngành cà phê của nước ta để khai thác hết tiềm năng vốn có của ngành. 1.4 Phạm vi nghiên cứu. + Không gian nghiên cứu : Thị trường cà phê trong nước và thị trường cà phê xuất khẩu ra thế giới. + Thời gian nghiên cứu : Thu thập số liệu từ năm 1992 đến nay. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đăt ra của chủ đề nghiên cứu tình hình giá cả và thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhóm tôi dung những phương pháp nghiên cứu sau: + Thu thập số liệu từ sách báo, tạp chí, internet… Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: Nguyễn Anh Trụ +Phương pháp phân tích tổng hợp +Phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh II/ NỘI DUNG 1. Tình hình sản xuất 1.1 Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam - Về khí hậu: Nước ta năm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 80 30’ đến 230 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện địa lý và khí hậu rất thích hợp với việc phát triển cây cà phê và đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng. Hai loại cà phê chủ yếu đang được trồng phổ biến ở nước ta là cây cà phê vối và cà phê chè có những yêu cầu sinh thái khác nhau. Cây cà phê vối ưa thời tiết nóng ẩm và lượng ánh sáng dồi dào nên thích hợp trồng ở các tỉnh phía Nam. Cà phê chè ưa thời tiết mát, có cường độ ánh sáng mặt trời thấp và chịu được nhiệt độ thấp (thấp hơn cà phê vối 5-7 C) nên thích hợp trồng ở các tỉnh phía Bắc. - Về thổ nhưỡng. Cây cà phê phát triển tốt trên đất bazan và các loại đất biến chất khác. Loại hình đất tốt đối với cây cà phê là: đất tơi xốp, có tầng dày trên 1 mét. Nước ta có vùng đất bazan ở Tây Nguyên, Tây Quảng Trị, Tây Nghệ An và nhiều loại đất khác ở trung du đều thích hợp với cây cà phê. 1.2. Các giống cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay. Người Pháp du nhập cây cà phê vào Việt Nam từ hơn một trăm năm trước. Có ba họ cà phê chính: cà phê chè ( Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít. Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít. - Cà phê vối (Robusta): là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cà phê vối được trồng đại đa số ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là 2 vùng chủ lực sản xuất cà phê ở Viêt Nam với năng suất khá cao. Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn - Cà phê chè ( Arabica): Đây là loại cà phê có giá trị kinh tế nhất trong các loại cà phê, ưa khí hậu mát mẻ, có khả năng chịu rét, thường được trồng ở độ cao trên dưới 200m. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giớiỞ Việt Nam cà phê chè thích hợp với các vùng núi trung du phía bắc tập chung ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. - Cà phê mít: Tại Việt Nam cây cà phê mít trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê phát triển. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê mít. Một số hình ảnh về cà phê: Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: Nguyễn Anh Trụ 1.3. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của Việt Nam - Diện tích, sản lượng : Niên vụ Diện tích ( ha) Số diện tích tăng so với niên vụ trước đó ( nghìn ha) Sản lượng (tấn) Số lượng tăng so với niên vụ trước (tấn) 1992-1993 140.000 10.000 140.4 - 1993-1994 150.000 65.000 181.2 40.8 1994-1995 215.000 80.000 211.92 30.72 1995-1996 295.000 55.000 236.28 24.36 1996-1997 350.000 60.000 242.3 6.02 1997-1998 410.000 50.000 413.58 171.28 1998-1999 460.000 60.000 404.206 -9374 1999-2000 520.000 -20.000 700 295.794 2000-2001 500 40 900 200 2001-2002 540 -27 1.050.000 150 2002-2003 513 -10 931.5 118.5 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ bảng số liệu ta có biểu đồ: Từ bảng trên kết hợp biểu đồ ta có thể thấy rằng : Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: Nguyễn Anh Trụ Về diện tích: Trong những năm qua, diện tích cà phê tăng với tốc độ nhanh chóng. Chỉ trong 10 năm mà diện tích đã tăng lên gần gấp 4 lần, tuy nhiên tăng không đều. Trong niên vụ 1996/1997 diện tích cà phê tăng chậm hơn so với năm trước đó thị trường cà phê thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng thừa vào năm 1994/1995. Tuy nhiên, do tình hình khan hiếm cà phê trong niên vụ 1998/1999, giá cà phê tăng cao nên đến niên vụ 1999/2000 diện tích cà phê lại tăng với tốc độ lớn hơn và diện tích cà phê đạt con số lớn nhất từ trước tới nay, 520.000 ha, cà phê được trồng tràn lan ở khắp nơi trong cả nước. Đến niên vụ 2000/2001, do giá cà phê trên thị trường thế giới sụt giảm nghiêm trọng, nhiều hộ nông dân trong nước đã chặt bỏ cây cà phê để trồng các loại cây công nghiệp khác khiến cho lần đầu tiên diện tích cà phê trong nước giảm khoảng 20.000ha xuống còn 500.000ha. Nhưng sang năm 2002, giá cà phê lại phục hồi và diện tích trồng cà phê tăng trở lại và đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Nhìn chung, diện tích cà phê tăng qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là điều kiện đất đai ở Việt Nam rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây cà phê và là một trong những loại cây công nghiệp mang lại lợi nhuận cao hơn so với cây lương thực. Về sản lượng: Năm 2002 vừa qua là năm đột phá của ngành cà phê Việt Nam về sản lượng, đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai thế giới về sản lượng cà phê và đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê vối (cà phê vối của Việt Nam chiếm 18% sản lượng cà phê vối toàn cầu). Đây là kết quả tất yếu của năng suất cao và diện tích cà phê ngày càng được mở rộng. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn cây cà phê cho năng suất cao nhất. Có thể nói, nếu xét về năng suất và sản lượng thì ngành cà phê Việt Nam không thua kém bất kỳ một ngành cà phê nào trên thế giới. Đơn vị: Nghìn tấn Nguồn: Bộ NN và PTNN Từ biểu đồ trên ta thấy rằng: Nhìn chung trong những năm gần đây sản lượng cà phê tăng đặc biệt năm 2010 sản lượng đạt cao nhất (1082 nghìn tấn). So với năm 2007, năm 2010 sản lượng tăng 26,4 nghìn tấn. Đây là kết quả đáng mừng cho ngành cà phê Việt Nam hiện nay. - Năng suất Một điều mà ngành cà phê Việt Nam đáng tự hào là năng suất cà phê Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới, vượt xa năng suất của các nước sản xuất cà phê khác, kể cả những nước luôn dẫn đầu về sản lượng như Brazil, Colombia, Indonesia. Đấy chính là điểm mạnh và cũng là lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam khiến cho nhiều nước sản xuất cà phê trên thế giới phải kinh ngạc. Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: Nguyễn Anh Trụ Năng suất bình quân qua các giai đoạn Đơn vị: Tạ/ha Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Năng suất 14 14.4 15 15.2 16 20 21 22 Nguồn: VINACAFE - Trong hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2007- 2008 hiệp hội cà phê Việt nam cho biết trong niên vụ này sản lượng cà phê đạt khoảng 1.080.000 tấn. Cung ra thị trường thế giới cũng chỉ bằng vụ trước. - Đến năm 2009 theo hiệp hội cà phê Việt Nam sản lượng cà phê niên vụ này ước đạt 960.000 tấn, giảm sút so voi năm trước là 0.65% so với năm 2008 tương đương với 6.300 tấn. Như vậy năng suất cà phê Việt Năm mấy năm gân đây có xu hướng giảm nhẹ. Chất lượng cà phê cũng giảm số lượng hạt nhỏ cũng tăng so với niên vụ trước. Biểu đồ sản lượng cà phê thế giới và phần đóng góp của các nước qua các năm Nguồn: www.gov.gso.vn Nhìn vào biểu đồ: Sản lượng cà phê của Brazil chiếm 40% trên tổng sản lượng và đứng thứ nhất, của Việt nam chiếm 13% trên tổng sản lượng và đứng thứ nhì thế giới. Sản lượng cà phê Việt nam giữ mức ổn định suốt 5 năm qua và giao động ở mức 17,5-19,5 triệu bao/năm. Trong đó Robusta ước đạt 18,2 triệu bao, do đó trong năm 2010/11 Việt nam tiếp tục là nước có sản lượng cà phê loại này lớn nhất thế giới. 2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2.1 . Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu - Thuận lợi: + Chúng ta có nguồn nguyên liệu rất dồi dào cho xuất khẩu. Ở Việt Nam, 80% khối lượng cà phê xuất khẩu có nguồn gốc từ các hộ nông dân. Đó là thế mạnh của chúng ta trong khâu tạo ra nguồn nguyên liệu. + Là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, mức tăng trưởng lượng xuất khẩu hàng năm lớn (khoảng 20,35%) + Trong công tác xuất khẩu cà phê, Việt Nam với lợi thế là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nên có thể đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc - hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn của thế giới. Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: Nguyễn Anh Trụ - Khó khăn: + Khi xuất khẩu cà phê Việt Nam thường phải chịu giá thấp + Khâu chế biến vẫn còn manh mún: Nhờ hương vị đậm đà tự nhiên, cà phê Việt Nam được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhưng công nghệ chế biến lạc hậu nên khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới còn hạn chế. + Chất lượng cà phê xuất khẩu còn nhiều tồn tại: độ ẩm, hương vị… + Sản phẩm cà phê được bán tự do trên thị trường không có tổ chức. 2.2 Sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Hiện nay cà phê đứng thứ hai sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản. Biểu đồ : Thống kê khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – tháng 3/2010 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, vụ xuất khẩu cà phê của Việt Nam thường từ cuối quý IV năm trước đến quý I năm sau. quý I năm 2010, giá và lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ ba năm trở lại đây (từ năm 2007). Biểu đồ: Thống kê khối lượng, đơn giá và trị giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: Nguyễn Anh Trụ Tính đến hết tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345 nghìn tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8%, tương ứng giảm 186 triệu USD; trong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và phần trị giá giảm do giá giảm là 39 triệu USD. Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây. 2.3 Tình hình xuất khẩu cà phê - Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua còn thấp so với giá cà phê cùng loại xuất khẩu trên thị trường thế giới 5070USD/tấn, có thời điểm thấp hơn tới 100 USD/tấn. - Ảnh hưởng của giá cà phê xuất khẩu đến giá trị kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh tín hiệu đáng mừng về tăng sản lượng xuất khẩu, chúng ta cần để ý tới một thực trạng khác đó là trong những năm gần đây sản lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm. Có hiện tượng nghịch lý này là do sự biến động của giá cả cà phê xuất khẩu. Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: Nguyễn Anh Trụ Nguồn: VINACAFE Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng: Qua các năm giá cà phê của Việt Nam luôn thấp hơn so với thế giới. Nguyên nhân giá xuất khẩu cà phê Việt Nam thấp hơn so với thế giới là: + khả năng đàm phán và tiếp thị cho sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn hạn chế, và cà phê Việt Nam chưa có thương hiệu dẫn đến việc bị khách hàng nước ngoài ép giá. + chất lượng cà phê của ta còn kém + Việt Nam thường xuất khẩu cà phê nhân theo giá FOB do ít có điều kiện thuê tàu và do không có đủ kinh nghiệm buôn bán theo giá CIF. Biểu đồ: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam qua các năm Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam [...]... tiễn sản xuất - Cơ cấu giống cà phê còn bất hợp lý, hiện nay khoảng 90% sản lượng cà phê nước ta là giống cà phê vối (Robusta), cà phê chè chỉ chiếm khoảng 10% Điều này là bất hợp lý vì trên thị trường thế giới cà phê chè thường cao hơn cà phê vối từ 20-30%, có lúc cao hơn trên 42% Xu hướng tiêu thụ cà phê chè ngày càng tăng, đặc biệt ở nước có mức sống cao như Hoa Kỳ 4.3 Giải pháp - Chế biến cà phê: ... giá xuất khẩu trung bình trong tháng đạt 2.273 USD/tấn, tăng 8% so với tháng 2/2011 2.4 Một số thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam Cà phê của Việt Nam xuất khẩu hơn 95% sản lượng, với tốc độ phát triển bình quân như hiện nay trên 25%/năm thì Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu Châu Á về xuất khẩu cà phê và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và xuất. .. cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm cà phê, không nên để tình trạng quá nhiều đơn vị kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu như hiện tại mà thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ cà phê 5 Ngành cà phê cần đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu, nhất là cà phê chế biến dạng thành phẩm, đồng thời phải nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thế giới 6 Ngành cà phê cần có chiến lược thị trường... định rõ đây là một mặt hàng chủ lực trong chiến lược phát triển nông nghiệp - cây công nghiệp - nông sản xuất khẩu để có chính sách đầu tư phát triển hợp lý 2 Nhà nước cần có chính sách bảo hộ cho người sản xuất cà phê để họ có điều kiện duy trì phát triển và thâm canh năng suất cây trồng khi mức giá cà phê xuống ngang bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất 3 Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho các... Tiếp tục thâm canh diện tích cà phê hiện có nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê Bên cạnh đó vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng cà phê trên những khoảng đất trống đồi trọc, phát triển cà phê chè để tăng sức cạnh tranh và thu nhập của chúng ta trên thị trường - Đầu tư thêm các cơ sở chế biến với công nghệ mới đảm bảo công suất chế biến sản lượng cà phê xuất khẩu cao Thu hút các nguồn... so với cùng kì năm ngoái 3) Một số thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam 3.1 Cà phê Trung nguyên Trung Nguyên là một tập đoàn gồm 10 công ty hoạt động trong các lĩnh vực trồng chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công ty cổ phần TM và DV G7 và công ty sản xuất cà phê, … Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông... 11% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong đầu năm 2011 + Italia: lượng nhập khẩu của Italia là 4,6 triệu bao, đứng thứ 3 trong các nước Cà phê Việt Nam hiện nay được xuất sang Italia với số lượng ngày càng tăng + Tây Ban Nha: là nước nhập khẩu cà phê đứng thứ 4 trong các nước EU Thị trường nhập khẩu cà phê chủ yếu là Arabica Tây Ban Nha là thị trường mới đầy hấp dẫn ,cà phê Việt Nam xuất sang Tây... Đức Cà phê Việt Nam xuất sang Đức với sản lượng 48.000 tấn, kim ngạch 67 triệu USD chiếm 14% tỉ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam + Thị trường Hoa Kì: Mỹ là nước có dân số đông, là thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới Trong mấy năm lại đây cà phê Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường Mỹ và số lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng lên nhanh chóng, với 39.633 tấn, đạt kim ngạch 60 triệu USD chiếm 11% sản. .. tinh chế trước khi xuất khẩu, cà phê xuất khẩu loại tốt, giá cao chiếm trên 80% 5 Kiến nghị và đề xuất Từ những phân tích về tình hình thị trường và giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: Nguyễn Anh Trụ trong thời gian qua, nhóm tôi xin có một số kiến nghị như sau: 1 Nhà nước cần coi cà phê là cây trồng... rộng lớn,điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng cây cà phê -Nhu cầu tiêu dùng cà phê ngay càng tăng - Mở rộng thương mại với thế giới - Tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn cho cà phê Việt Nam - Hệ thống cơ sở vật chất ổn định 4.2 Thách thức - Mở rộng diện tích cà phê một cách tự phát, ồ ạt không kiểm soát Nhóm 5: Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội GVHD: . trồng cà phê mít. - Cà phê vối (Robusta): là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này.. chính: cà phê chè ( Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít. Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè,