- Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua tám phân môn hay bảy loại bài học khác nhau: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, kể chuyện, tập làm văn.. Phâ
Trang 1PGDTP VŨNG TÀU
Trường TH Bàu Sen
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ TẬP LÀM VĂN TIỂU HỌC I.Vị trí, nhiệm vụ của phân môn tập làm văn ở trường tiểu học.
1/Vị trí của phân môn tập làm văn.
- Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua tám phân môn (hay bảy loại bài học) khác nhau: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, kể chuyện, tập làm văn
Phân môn tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét trên hai phương diện :
Phân môn tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng Để làm được một bài làm văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện cả bốn kĩ
năng:nghe, nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần
-Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói, viết) Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập Nói cách khác Phân môn tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bật nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học …
2/Nhiệm vụ phân môn tập làm văn
-Sản phẩm của phân môn tập làm văn là các bài văn viết hoặc nói theo các kiểu bài do chương trình quy định Để sản sinh được các bài văn này, học sinh phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc viết tiếng Việt, kĩ năng dùng từ, đặt câu Đó các kĩ năng phân tích để, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn
ý, viết đoạn và liên kết đoạn… các kĩ năng này có được nhờ phân môn tập làm văn, cho nên có thể nói nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của phân môn tập làm văn là giúp học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức, dần dần nắm được cách viết các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau do chương trình quy định đồng thời phân môn tập làm văn góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh
Ở tiểu học phân môn tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng; từ óc quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết tới khả năng nhào nặn các vật liẹu có thực trong đời sống để xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện Khả năng tư duy logíc của học sinh cũng được phát triển trong quá trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật, việc phân tích đề, lập dàn ý…Giúp cho khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn… của học sinh được rèn luyện để trở nên sắc bén hơn
Các kiểu bài miêu tả, kể chuyện, tường thuật, viết thư, viết đơn… giúp cho học sinh phát triển vốn động từ, tính từ, tập vận dụng các biẹn pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, hoán dụ… và làm cho tình cảm yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, với những
Trang 2người và việc chung quanh nảy nở Các em thấy vẻ đẹp của một buổi bình minh, một cây phượng ra hoa, một con mèo mướp, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em
bé tập đi, của một cụ già thương con quý cháu… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em hình thành và phát triển
3.Các kĩ năng làm văn.
Phân môn tập làm văn bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng đã được các phân môn khác hình thành và phát triển còn hình thành và phát triển một hệ thống các kĩ năng riêng Hệ thống kĩ năng này phải gắn liền với quá trình sản sinh văn bản Chính trình độ thành thục của các kĩ năng sinh sản văn bản góp phần quan trọng quyết địng chất lượng các bài văn viết và nói Như chúng ta đã biết, việc sản sinh một văn bản thường có bốn giai đoạn:
- Giai đoạn định hướng
- Giai đoạn lập chương trình
- Giai đoạn thực hiện hóa chương trình
- Giai đoạn kiểm tra văn bản mới hoàn thành.
Vì thế có các nhóm kĩ năng như sau :
+ Nhóm kĩ năng chuẩn bị cho việc sản sinh văn bản:
- Kĩ năng phân tích đề tài
- Kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý
- Kĩ năng xây dựng dàn ý
+ Nhóm kĩ năng viết văn bản:
- Kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, liên kết đoạn thành bài
Trong bốn kĩ năng trên, hai kĩ năng viết đoạn văn, liên kết đoạn thành bài là kỹ năng chủ yếu của phân môn tập làm văn Với hai kĩ năng dùng từ và đặt câu, phân môn làm văn một mặt thừa hưởng kết quả học tập và rèn luyện của các phân môn khác, một mặt sẽ góp phần củng cố và nâng cao chúng
+ Nhóm kĩ năng kiểm tra kết quả và sửa chữa lỗi.
Tập làm văn viết nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng viết bài văn theo đề tài đã cho và thuộc các phong cách khác nhau Trong hai dạng tập làm văn, đây là dạng chúng ta có nhiều kinh nghiệm và có nhiều thành công hơn
Bài tập làm văn viết là kết tinh nhiều mặt của năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh, vì thế bài văn viết được dùng để đánh giá năng lực này qua mỗi học kì, mỗi năm học và qua kì thi tốt nghiệp cấp học Ngay trong các kì thi học sinh giỏi, bài văn viết vẫn là hình thức duy nhất để đánh giá và định giải thưởng
4.Tính chất của phân môn tập làm văn.
a/Tính chất tổng hợp của phân môn tập làm văn bộc lộ trên các mặt :
-Phân môn tập làm văn sử dụng toàn bộ các kĩ năng được hình thành và phát triển
do nhiều phân môn khác của môn tiếng Việt đảm nhiệm Khi sử dụng phân môn tập làm văn cũng góp phần phát triển và hoàn thiện chúng
-Phân môn tập làm văn còn sử dụng kiến thức và kĩ năng do nhiều môn khác trong nhà trường cung cấp
-Phân môn tập làm văn còn huy động toàn bộ vốn sống hoặc những mảnh vốn sống của học sinh có liên quan đến đề bài Tả một cây đang ra hoa quả, tả một con mèo bắt chuột hoặc một con gà đang kiếm mối… học sinhđâu có thể chỉ huy động vốn tri thức qua các bài học mà còn phải huy động tất cả những tình cảm, án tượng
Trang 3cảm xúc, những kí ức còn lưu giữ được về các con vật hoặc cây cối đó Chỉ như vậy bài văn mới trở nên sinh động và có hồn
-Bài văn - kết quả học tập của các em trong phân môn tập làm văn, phản ánh trình
độ sử dụng tiếng Việt, trình độ tri thức và hiểu biết đời sống của học sinh Vì thế, không phải không có lý do khi sản phẩm đó được sử dụng để đánh giá năng lực học tập môn tiếng Việt qua các kì thi
b/Tính chất sáng tạo của phân môn tập làm văn:
Khi làm bài văn học sinh thực hiện một hoạt động giao tiếp Mỗi bài văn là một sản phẩm không lặp lại của từng học sinh trước đề bài Do đó có thể nói trong việc học làm văn, học sinh được chủ động, tự do thể hiện cái “tôi” của mình một cách rõ ràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn, dạy tập làm văn là dạy em tập suy nghĩ riêng, tập sáng tạo, tập thể hiện trung thực con người mình
5/Cơ sở của việc dạy tập làm văn ở tiểu học
Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp Do đó việc dạy tập làm văn dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều môn khoa học Trong các cơ sở đó, đối với việc dạy tập làm văn ở tiểu học, quan trọng nhất là các hiểu biết về phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ, lý thuyết hoạt động lời nói, ngôn ngữ học, lí luận văn học
III.NỘI DUNG DẠY HỌCTỪNG LỚP
LỚP 1
Không có tiết tập làm văn riêng
Các kiến thức,kĩ năng về văn học được tích hợp trong các phân môn khác ( tập đọc, chính tả)
HS làm quen với một số đoạn văn, bài văn, bài thơ về nhà trường, gia đình, quê hương, đất nước
Nói lời chào hỏi, chia tay,trong gia đình, trường học
Nói về mình và người thân bằng một vài câu
LỚP 2
Kiến thức:
Sơ giản về đoạn văn và bố cục đoạn văn.
Một số nghi thức lời nói: chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, tự giới thiệu; đáp lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, tự giới thiệu
Kĩ năng:
Viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả đơn giản bằng cách trả lời câu hỏi.
LỚP 3
Kiến thức:
Sơ giản về bố cục văn bản
Sơ giản về đoạn văn
Một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp: thư, đơn, báo cáo, thông báo,…
Kĩ năng:
Viết đoạn văn kể, tả đơn giản theo gợi ý
Điền vào tờ khai in sẵn; viết đơn, viết báo cáo ngắn theo
Trang 4LỚP 4
Kiến thức:
Kết cấu ba phần của bài văn kể chuyện và miêu tả Lập dàn ý cho bài văn kể
chuyện và miêu tả
Đoạn văn kể chuyện và miêu tả ( Tả đồ vật, cây cối, con vật)
Bài văn kể chuyện và miêu tả; một số văn bản thông thường: đơn, thư, tờ khai in sẵn
Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận, đơn, thư
Kĩ năng:
Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả
-Viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả theo dàn ý
Viết thư, giấy mời, điện báo,…
mẫu; viết bức thư ngắn,…
LỚP 5
Kiến thức:
Sơ giản về liên kết câu, đoạn văn
Văn miêu tả ( Tả người, tả cảnh)
Văn bản thông thường: đơn, báo cáo thống kê, biên bản, chương trình hoạt động Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận
Kĩ năng:
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả ( tả người, tả cảnh)
Viết đoạn văn,bài văn miêu tả theo dàn ý
Viết biên bản một cuộc họp, một vụ việc
Viết tóm tắt văn bản
IV PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập làm văn là rèn kĩ năng tạo lập văn bản( nói và viết) cho HS.Nhiệm vụ này đã được đặt ra từ chương trình, SGK cũ Phân môn TLV của bộ sách TV- CTTH mới vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này song đã có nhiều điểm đổi mới về nội dung dạy học
+ NHỮNG ĐiỂM MỚI TRONG NỘI DUNG DẠY HỌC TLV
Nội dung và hình thức luyện tập phong phú hơn
Cung cấp, trang bị cho HS một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt hàng ngày
.Chú trọng rèn cho HS kĩ năng nghe ( nghe- kể)
Chú ý rèn kĩ năng nói đặc biệt là dạy nghi thức lời nói tối thiểu
Nội dung các bài tập của phân môn TLV đều thông qua hệ thống BT( BT miệng và BT viết), như vậy, hầu như tiết học nào các em cũng được rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
và quan sát
+ Những điểm đổi mới trong nội dung dạy học TLV là sự thể hiện quan điểm dạy học giao tiếp, theo hướng tích hợp cả nội dung và kĩ năng với yêu cầu tích cực hoá hoạt động học tập của HS; tạo điều kiện thuận lợi cho việc ĐMPP dạy học.
+ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Trang 5+ GỢI Ý CÁCH TIẾN HÀNH DẠY MỖI LOẠI BÀI CỦA PHÂN MÔN TLV
a bài tiếp nhận văn bản mẫu:
Giúp HS nắm vững mẫu lời nói( PPQS, PP phân tích ngôn ngữ, PP hỏi đáp, PP diễn giảng, )Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét mẫu để rút ra những điểm ghi nhớ
Tổ chức cho HS thực hành
b Loại bài luyện tập tạo lập câu, đoạn, bài:
Giúp HS nắm vững yêu cầu, nhiệm vụ( PP thực hành giao tiếp, PP nêu và GQVĐ,
PP đóng vai, ).Tổ chức cho HS nhận xét kết quả làm bài của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân
c Loại bài chữa lỗi:
Hd H/S tự phát hiện lỗi trong bài nói, viết của mình và của bạn; tập xác định
nguyên nhân và nêu cách sửa chữa
Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành, luyện tập ở lớp( viết bài ở nhà, giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng
kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống)
học ở từng lớp; căn cứ vào điều kiện, phương tiện dạy học ở từng vùng, từng trường.
V QUY TRÌNH GIẢNG DẠY CHUNG
1.Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu HS làm bài tập ở tiết trước, bài tập ở nhà hoặc nhắc lại
những nội dung cần ghi nhớ về kiến thức, kĩ năng ở bài học trước; GV nhận xét kết quả chấm bài, nếu có
2.Dạy bài mới
Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC của tiết học.
Hướng dẫn làm bài tập: GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng bài tập trong
SGK dựa theo những biện pháp đã nói nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của tiết Tập làm văn lớp
3.Củng cố, dặn dò : Chốt lại nội dung kiến thức và kĩ năng đã học tập ; nêu yêu
cầu của những hoạt động tiếp nối…
+ QUÁ TRÌNH DẠY ,GIÁO VIÊN CÓ THỂ LINH HOẠT VẬN DUNG CÁC BƯỚC CHO PHÙ HỢP VỚI TIẾT HỌC THỰC TẾ, LÀM SAO ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO NHẤT CHO TIẾT HỌC ĐÓ LÀ NGHỆ THUẬT SƯ PHẠM CỦA MỖI NGƯỜI!!!
- Chúc các bạn thành công!
Vũng Tàu, ngày 21/03/ 2013
Người thực hiện
Phạm Thanh Tâm