Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
367,5 KB
Nội dung
Nội dung bồi dưỡng HSG Môn Địa Lí 8 ĐỊA LÍ 8: ĐỊA LÍ CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN VIỆT NAM BÀI 1 VỊ TRÍ, GIỚI HẠN VÀ HÌNH DẠNG CỦA LÃNH THỔ VIỆT NAM I. Vị trí và giới hạn lãnh thổ 1. Phần đất liền : − Tọa độ địa lí: Bảng 23.2 − Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới. − Từ Bắc vào Nam kéo dài 15 vĩ tuyến (vĩ độ) và từ Tây sang Đông kéo dài 7 kinh tuyến (kinh độ), − Lãnh thổ nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT, diện tích rộng 329.247km 2 . 2. Phần biển : − Biển nước ta nằm phía đông lãnh thổ với diện tích 1 triệu km 2 , mở rộng ra tới kinh tuyến 117 0 20’Đ. − Gồm có 2 quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa. 3. Đặc điểm về vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên . − Vị tí nội chí tuyến. − Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á − Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các quốc gia Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. − Vị trí tiếp xúc các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. II. Đặc điểm lãnh thổ. 1. Phần đất liền . − Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc- nam tới 1650km (khoảng 15 o vĩ tuyến), hẹp bề ngang (nơi hẹp nhất là tỉnh Quảng Bình khoảng 50 km). Biên giới giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia khoảng 4550 km (Trung Quốc: 1400km, Lào: 2067 km, Campuchia: 1080 km) − Đường bờ biển uốn khúc chữ S dài 3260 km. 2. Phần biển Đông : − Biển nước ta mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển. III. Câu hỏi và bài tập: Câu 1. Xác định trên H24.1 các đảo, quần đảo, eo biển, các biển trong khu vực Đông Nam Á. Câu 2. Trình bày đặc điểm về vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên. Câu 3. Nêu đặc điểm lãnh thổ Việt Nam phần đất liền. Câu 4. Vị trí địa lí Việt Nam có ý nghĩa gì nổi bật đối với thiên nhiên nước ta và với các nước trong khu vực Đông Nam Á ? *Gợi ý: -Vị trí địa lý nước ta nằm ở nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng… -Nước ta nằm ở vị trí cầu nối đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo, là vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật… giúp cho thiên nhiên nước ta có tính nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng, phức tạp. Câu 5. Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải nước ta? *Gợi ý: Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc hình chữ S dài trên 3260km đã ảnh hưởng đến: Giáo viên: Chu Trần Minh 1 Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh Nội dung bồi dưỡng HSG Môn Địa Lí 8 1/Tự nhiên: - Góp phần làm cho cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng, sinh động và có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, các miền tự nhiên. - Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta. 2/Giao thông vận tải: - Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ, đường biển , đường hàng không… - Mặt khác gây trở ngại cho giao thông do lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt do thiên tai: bão lụt, sóng biển, nhất là tuyến giao thông Bắc-Nam. Câu 6. Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? *Gợi ý: - Thuận lợi: + Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành, nghề nhờ có khí hậu gió mùa, có đất liền, có biển… + Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới do vị trí trung tâm và cầu nối. - Khó khăn: + Luôn phải phòng chống thiên tai: bão, lụt, sóng biển, cháy rừng,… + Bảo vệ lãnh thổ kể cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ ngoại xâm… Câu 7. Dựa trên H23.2 và vốn hiểu biến của mình, em hãy cho biết: - Tên đảo lớn nhất của nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào? - Vịnh biển hẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào? - Nêu tên quần đảo xa nhất nước ta? Thuộc tỉnh nào? - Vịnh biển nào là một trong ba vịnh tốt nhất thế giới? *Gợi ý: - Đảo lớn nhất: Phú Quốc, S = 568km 2 thuộc tỉnh Kiên Giang. - Vịnh Hạ Long; vào năm 1994. - Quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Cam Ranh (Khánh Hòa) 248 hải lý (460 km) và cấu tạo bằng san hô - Vịnh Cam Ranh. Câu 8. Hãy cho biết ý nghĩa lớn lao của biển Việt Nam? *Gợi ý: - Biển cung cấp nguồn hải sản, muối, dầu khí, khoáng sản trong lòng biển (thiếc, titan, … phần lớn suốt dọc bờ biển nước ta), cát, đất hiếm ( đất hiếm dùng cho các ngành công nghiệp hợp kim, vật liệu cao cấp với những đặc tính siêu bền). - Xây dựng cảng biển, tài nguyên du lịch. Giáo viên: Chu Trần Minh 2 Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh Nội dung bồi dưỡng HSG Môn Địa Lí 8 BÀI 2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. Các giai đoạn : Lãnh thổ Việt Nam trải qua hàng trăm triệu năm biến đổi, chia thành ba giai đoạn chính: Giai đoạn Đặc điểm chính Ảnh hưởng tới địa hình, khoáng sản, sinh vật Tiền Cambri cách đây 570 triệu năm. Đại bộ phận nước ta còn là biển. - Các mảng nền cổ tạo thành các điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này như: Việt Bắc, Sông Mã, KonTum. - Sinh vật rất ít và đơn giản. Khí quyển ít ô xi Cổ kiến tạo (cách đây 65 triệu năm kéo dài 505 triệu năm) Có nhiều cuộc tạo núi lớn; phần lớn lãnh thổ đã trở thành đất liền. - Tạo thành nhiều núi đá vôi lớn và than đá ở miền Bắc. - Sinh vật phát triển mạnh- thời kỳ cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Tân kiến tạo: (cách đây 25 triệu năm) - Giai đoạn ngắn nhưng rất quan trọng. - Vận động tân kiến tạo diễn ra mạnh mẽ. - Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại. - Các cao nguyên badan, đồng bằng phù sa trẻ hình thành. - Mở rộng biển Đông và tạo các mỏ dầu khí, bôxít, than bùn… - Sinh vật phát triển phong phú, hoàn thiện ( cây hạt kín, lớp thú) - Loài người xuất hiện. II. Câu và bài tập : Câu 1. Sự hình thành các bể than ở giai đọan Cổ kiến tạo cho thấy khí hậu và thực vật ở nước ta giai đoạn này có đặc điểm như thế nào? *Gợi ý: Khí hậu nóng ẩm, rừng quyết phát triển mạnh. Câu 2. Vận động tân tiến tạo còn kéo dài đến ngày nay không? Biểu hiện như thế nào? *Gợi ý: Vẫn còn tiếp diễn, như một số trận động đất khá mạnh xảy ra những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu. Câu 3. Địa phương em đang ở thuộc đơn vị nền móng nào? Địa hình có tuổi bao nhiêu năm? *Gợi ý: Thuộc nền Komtum, cách đây khoảng 570 triệu năm. Giáo viên: Chu Trần Minh 3 Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh Nội dung bồi dưỡng HSG Môn Địa Lí 8 BÀI 3 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM I. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản : - Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng (5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau), được coi là nước giàu có về khoáng sản. - Song phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn: than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, … II. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta : − Giai đoạn Tiền Cambri: Hình thành các mỏ than chì, đồng, vàng, sắt, đá quý trên các mảng nền cổ − Giai đoạn Cổ kiến tạo: Hình thành các khoáng sản: apatit, than, sắt, thiếc, mangan, titan, vàng, bôxit trầm tích, đá vôi, đá quý… ở khắp cả nước. − Giai đoạn Tân kiến tạo: Hình thành các khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn ở thềm lục địa, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long; bôxit ở Tây Nguyên III. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản . Cần thực hiện tốt Luật khoáng sản để khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản IV. Câu hỏi và bài tập . Câu 1. Tại sao Việt Nam là nước giàu có về khoáng sản? *Gợi ý: Nước ta giàu khoáng sản bởi vì: - Lịch sử địa chất kiến tạo lâu dài, phức tạp. - Nhiều chu kỳ kiến tạo, sản sinh một hệ khoáng sản đặc trưng. - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp 2 vành đai sinh khoáng lớn: Địa Trung Hải - Thái Bình Dương. - Sự phát hiện, thăm dò, tìm kiếm khoáng sản có hiệu quả. Câu 2. Nêu các nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta? - Do quản lý lỏng, khai thác tự do. - Kỹ thuật khai thác, chế biến còn lạc hậu… - Thăm dò đánh giá chưa chuẩn xác trữ lượng, hàm lượng. Phân bố rải rác… đầu tư lãng phí. Giáo viên: Chu Trần Minh 4 Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh Nội dung bồi dưỡng HSG Môn Địa Lí 8 BÀI 4 : THỰC HÀNH : ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM (PHẦN HÀNH CHÍNH VÀ KHOÁNG SẢN) I. Bản đồ hành chính Việt Nam 1. Xác định vị trí địa phương (tỉnh Bình Định): - Tọa độ địa lí: Nằm giữa 2 vĩ độ 13 0 30’B-14 0 42’B giữa 2 kinh độ 108 0 35’-109 0 20’Đ. - Giới hạn: Phía Bắc giáp Quảng Ngãi, phía Nam giáp Phú Yên, phía Tây giáp Gia Lai, phía Đông giáp biển. 2. Xác định vị trí tọa độ các điểm cực Bắc, Đông, Tây, Nam của phần đất liền nước ta: Theo bảng 23.2. II. Lập bảng thống kê các tỉnh theo mẫu : Tham khảo mẫu sgk TT Loại khoáng sản Kí hiệu trên bản đồ Phân bố các mỏ chính 1. Than - Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam. 2. Dầu mỏ - Vũng Tàu (Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng) 3. Khí đốt - Bạch Hổ, Tiên Hải 4. Boxit (Al) - Thái Nguyên, Lâm Đồng, Đắk Lắk 5. Fe - Hà Giang, Thái Nguyên, Hà Tĩnh 6. Crôm - Thanh Hóa 7. Thiếc - Cao Bằng, Nghệ An 8. Titan - Thái Nguyên, Bình Định 9. Apatit - Lào Cai 10.Đá quý - Kon Tum, Nghệ An, Yên Bái. Câu 1. Nước ta có những tỉnh nào vừa giáp biển vừa giáp nước láng giềng? *Gợi ý: Kiên Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Câu 2. Những tỉnh nào của nước ta có ngã ba biên giới? *Gợi ý: Điện Biên, Kon Tum,… Câu 3. Trong những ngã ba biên giới cho biết ngã ba biên giới nào thuận lợi hơn về giao thông? Tại sao? *Gợi ý: Kom Tum do địa hình thấp thuận tiện giao thông. III. Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam . Câu 1. Than đá được hình thành vào giai đoạn địa chất nào? Phân bố ở những đâu? *Gợi ý: Cổ Kiến Tạo; ở Quảng Ninh (Cẩm Phả, Đèo Nai, Mạo Khê, Uông Bí). Câu 2. Các vùng đồng bằng và thềm lục địa nước ta là nơi tạo thành những khoáng sản nào là chủ yếu? Vì sao? *Gợi ý: - Ở đồng bằng có than nâu, dầu mỏ, khí tự nhiên (đồng bằng Sông Hồng); than bùn (đồng bằng Sông Cửu Long). - Thềm lục địa: có dầu mỏ, khí đốt (Vũng tàu) Câu 3. Chứng minh 1 loại khoáng sản nào đó ở nước ta, có thể hình thành ở nhiều giai đoạn kiến tạo khác nhau và phân bố ở nhiều nơi? *Gợi ý: Quặng Bôxít hình thành ở giai đoạn Cổ kiến tạo ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Ở giai đoạn Tân kiến tạo là Bôxít được hình thành ở Lâm Đồng, Đắk Lắk… Giáo viên: Chu Trần Minh 5 Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh T Al Nội dung bồi dưỡng HSG Môn Địa Lí 8 BÀI 5 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam − Địa hình Việt Nam đa dạng (đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa), trong đó đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ - là bộ phận quan trọng nhất. − Chủ yếu là đồi núi thấp (<1000m chiếm 85%; còn núi cao > 2000m chiếm 1%) tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển từ Tây Bắc đến Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo như biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ. − Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích và bị đồi núi như Tam Điệp, Hoành Sơn, Bạch Mã…ngăn cách thành nhiều khu vực, phá vỡ tính liên tục dải đồng bằng ven biển. II. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau . − Giai đoạn Cổ kiến tạo lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc. Sau giai đoạn này đồi núi bị ngoại lực bào mòn phá hủy tạo nên những bề mặt sang bằng cổ thấp và thoải. − Vận động tạo núi ở giai đoạn Tân kiến tạo (vận động tạo núi Hi-ma-lay-a) đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển trùng với tây bắc-đông nam. − Trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển đánh dấu sự nâng lên của địa hình nước ta thời kì Tân kiến tạo. − Địa hình nước ta có 2 hướng chính: tây bắc-đông nam(Hoàng Liên Sơn, Hoành Sơn, Trường Sơn Bắc, con voi) và vòng cung (cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều). III. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mãnh mẽ của con người. − Khí hậu nhiệt đới gió mùa làm cho địa hình luôn có sự biến đổi: + Đất đá trên bề mặt bị phong hóa mạnh. + Các khối núi bị cắt xẻ mạnh, xâm thực, xói mòn. − Các địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều như hồ thủy điện, hồ thủy lợi, đường xá, đồng ruộng… hoặc sự phá rừng của con người -> địa hình bị xói mòn, cắt xẻ… IV. Câu hỏi và bài tập Câu 1. Dựa Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta ? *Gợi ý: Trình bày đặc điểm nêu trên… Câu 2. Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu địa hình Việt Nam ? *Gợi ý: Vì đồi núi có tầm quan trọng như sau : - Chiếm diện tích lớn trong cấu địa hình Việt Nam (chiếm 3/4) - Ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan chung-cảnh quan đồi núi, ảnh hưởng đến khí hậu, sinh vật, sông ngòi, đất đai - Ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội: Thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi; phát triển du lịch, thủy điện, lâm nghiệp - Tạo biên giới tự nhiên bao quanh phía Bắc, Tây đất nước. Câu 3. Địa hình nước ta được hình thành và bị biến đổi to lớn bởi những nhân tố chủ yếu nào? *Gợi ý: a/Địa hình được hình thành bởi các nhân tố: Giáo viên: Chu Trần Minh 6 Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh Nội dung bồi dưỡng HSG Môn Địa Lí 8 - Sự hình thành nền móng địa hình ban đầu ở giai đọan Tiền Cambri - Sự ổn định và mở rộng lãnh thổ của giai đoạn Cổ kiến tạo. - Sự san bằng địa hình vào trước Tân kiến tạo (hoặc cuối Cổ kiến tạo) - Sự nâng cao địa hình vào giai đoạn Tân kiến tạo (do vận động tạo núi Hi-ma-lay-a) làm cho núi non sông ngòi trẻ lại và kéo dài cho đến ngày nay. - Tân kiến tạo diễn ra từng đợt và không đồng đều giữa các khu vực làm cho địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau b/Địa hình bị biến đổi bởi các nhân tố: - Sự cắt xẻ, xâm thực của ngoại lực trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên những dạng địa hình hiện tại - Sự tác động của con người ngày càng mạnh mẽ tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: Hồ thủy điện, hồ thủy lợi, đường xá, đồng ruộng, kênh rạch… Câu 4. Các dạng địa hình sau đây hình thành như thế nào ? - Địa hình cacxtơ - Địa hình đồng bằng phù sa trẻ (mới). - Địa hình cao nguyên badan. - Địa hình đê sông, đê biển, hồ chứa nước. *Gợi ý: 1/Địa hình cacxtơ : Trong nước mưa có thành phần CO 2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá: CaCO 3 + H 2 CO 3 € Ca(HCO 3 ) 2 Sự hòa tan này ở vùng nhiệt đới xảy ra mảnh liệt. Địa hình cacxtơ ở nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo, nhiều hang động có hình thù kì thú. Tổng diện tích 50000 km 2 . 2/Địa hình đồng bằng phù sa trẻ (mới): Ở Việt Nam đồng bằng nguyên là vùng sụt lún vào Đại Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng nguyên vật liệu trầm tích do sông ngòi bào mòn đất từ miền núi cao đưa tới. Lớp trầm tích phù sa dày tới 5-6 nghìn mét. Tổng diện tích đồng bằng là 70.000 km 2 , lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 40.000 km 2 , đồng bằng sông Hồng 15.000 km 2 . Các đồng bằng còn đang phát triển và mở rộng ra biển 100 ha mỗi năm. 3/Địa hình cao nguyên badan: Dung nham núi lửa phun trào theo các vết đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác một số nơi khác (Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ). Tổng diện tích là 20.000 km 2 4/Địa hình đê sông, đê biển, hồ chứa nước: - Đê được xây dựng ở đồng bằng Bắc Bộ dọc hai bên sông Hồng và sông Thái Bình để chống lũ lụt, ngăn mặn. Hệ thống đê dài 2700 km đã ngăn các đồng bằng tạo thành các ô trũng thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ 7-10 m. - Các hồ chứa nước do con người đắp đập, ngăn sông suối tạo thành. Ở Việt Nam có hàng trăm hồ có chức năng khác nhau như: hồ thủy điện Hòa Bình; hồ Trị An; Thác Bà, hồ thủy lợi Dầu Tiếng… Giáo viên: Chu Trần Minh 7 Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh Nội dung bồi dưỡng HSG Môn Địa Lí 8 BÀI 6 ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH I. Khu vực đồi núi : Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, kéo dài liên tục từ bắc vào nam và được chia thành 4 vùng: 1. Vùng núi Đông Bắc : − Nằm ở tả ngạn sông Hồng, từ dãy núi con voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh. − Độ cao thấp, nổi bật với những cánh cung núi lớn và vùng đồi phát triển rộng (trung du). − Địa hình cácxtơ khá phổ biến, với nhiều cảnh đẹp (hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long…) 2. Vùng núi Tây Bắc : − Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. − Địa hình là những dãy núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam, xen kẻ là những đồng bằng nhỏ. − Địa hình cácxtơ khá phổ biến, với nhiều cảnh đẹp (Sa Pa, …). 3. Vùng núi Trường Sơn Bắc . − Nằm phía nam sông Cả đến dãy núi Bạch Mã, dài khoảng 600km. − Đây là vùng núi thấp, có hai sườn không cân đối, hướng tây bắc-đông nam. 4. Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam . − Đây là vùng núi và cao nguyên hùng vĩ. − Địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầngvới độ cao từ 400-800-1000m, phủ đất đỏ badan dày *Ngoài ra địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng trung du Bắc Bộ, phần lớn là thềm phù sa cổ có nơi lên tới 200m, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. II. Khu vực đồng bằng : Chiếm 1/4 diện tích đất liền. − Đồng bằng sông Hồng: 15000 km 2 , có hệ thống đê chống lũ vững chắc dài trên 2700km. Có các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê thành những ô trũng thấp hơn mực nước ngoài đê từ 3-7m − Đồng bằng sông Cửu Long: 40000 km 2 , cao trung bình từ 2-3m. Vào mùa lũ có nhiều vùng ngập úng sâu khó thoát nước (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên) − Các đồng bằng duyên hải miền Trung: 15000 km 2 , chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, lớn nhất là đồng bằng Thanh Hóa. III. Địa hình bờ biển và thềm lục địa . − Bờ biển dài 3260km, có 2 dạnh chính là: Bờ biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo: + Bờ biển bồi tụ là do kết quả quá trình bồi tụ ở vùng cửa sông và ven biển do phù sa sông bồi đắp. + Bờ biển mài mòn: Xuất hiện ở các khu vực đồi núi trực tiếp tiếp xúc với biển, điển hình nhất là ở đoạn bờ biển từ mũi Đại Lãnh (Phú yên) đến Mũi Dinh (Ninh Thuận). Bờ biển khúc khuỷu với các mũi đá, vũng, vịnh sâu và các đảo sát bờ,… − Thềm lục địa mở rộng ở các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m. IV. Câu hỏi và bài tập Câu 1. Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ, hẹp, kém phì nhiêu? *Gợi ý: - Phát triển và hình thành ở khu vực lãnh thổ hẹp nhất. - Bị chia cắt bởi các dãy núi khối núi đâm ra sát biển thành các khu vực nhỏ. Giáo viên: Chu Trần Minh 8 Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh Nội dung bồi dưỡng HSG Môn Địa Lí 8 - Đồi núi sát biển, sông ngắn dốc => phù sa bị tống đưa ra biển. Câu 2. So sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. *Gợi ý: Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long - Giống nhau : là vùng sụt võng giai đoạn Tân kiến tạo được phù sa sông bồi đắp. - Khác nhau : + Dạng ∆ cân, đỉnh ở Việt Trì ở độ cao 15 m , đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng-Ninh Bình. + S : 15.000 km 2 + Thấp, ngập nước, độ cao trung bình 2-3m. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều. + S : 40.000 km 2 + Hệ thống đê dài 2.700km chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng. + Đắp đê biển ngăn nước mặn, mở diện tích canh tác: cói, lúa, nuôi thủy sản. + Không có đê lớn, nhiều vùng bị ngập lũ hàng năm (khoảng 10.000 km 2 từ Đồng Tháp Mười-> Tứ giác Long Xuyên). + Sống chung với lũ, tăng cường thủy lợi, cải tạo đất, trồng rừng, chọn giống cây trồng. Câu 3. Dựa Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy lập bảng so sánh địa hình các vùng núi sau: a/Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. b/Vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Theo nội dung sau đây: + Phạm vi phân bố: + Độ cao trung bình, đỉnh cao nhất vùng. + Hướng núi chính, nham thạch và cảnh đẹp nổi tiếng. + Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu, thời tiết. *Gợi ý: a/Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Vùng núi Đông Bắc Vùng núi Tây Bắc - Độ cao thấp. - Cao nhất vùng là Tây Côn Lĩnh 2419m. - Độ cao lớn. - Cao nhất là Phan-Xi-Păng 3143 m. - Gồm nhiều dải núi cánh cung mở rộng về phía Đông Bắc, quy tụ về Tam Đảo. - Gồm nhiều dải núi chạy song song, hướng Tây Bắc –Đông Nam - Cách dải núi chính: Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều - Các dải núi chính: Hoàng Liên Sơn, các Sơn nguyên đá vôi dọc sông Đà, các dải núi biên giới Việt-Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Sông Mã). - Địa hình đón gió mùa Đông Bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp. - Địa hình chắn gió Đông Bắc và gió Tây Nam gây nên hiệu ứng phơn mạnh, khí hậu khô hạn. Nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao (đặc biệt có đai ôn đới trên núi >2600m) - Địa hình Cacxtơ phổ biến. - Cảnh đẹp nổi tiếng: Ba Bể, Hạ Long - Địa hình Cacxtơ phổ biến. - Cảnh đẹp nổi tiếng: Sapa b/Vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Vùng núi Trường Sơn Bắc Vùng núi Trường Sơn Nam - Từ phía Nam sông Cả -> dãy Bạch Mã. - Vùng núi thấp có hai sườn không đối xứng. - Cao nhất là đỉnh Pu Lai Leng cao 2711 m. Rào Cỏ :223 m. - Hướng TB-ĐN. - Từ phía nam Bạch Mã -> Đông Nam Bộ. - Vùng núi và cao nguyên hùng vĩ. - Cao nhất là đỉnh Ngọc Lĩnh 2598m. Chư Yang Sin : 2405m. - Vùng cao nguyên đất đỏ rộng lớn, xếp tầng thành cánh cung có bề lồi hướng ra biển. Giáo viên: Chu Trần Minh 9 Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh Nội dung bồi dưỡng HSG Môn Địa Lí 8 - Khối núi đá vôi Kẻ Bàng nổi tiếng cao 600 – 800 m. Khu vực vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng được xếp hạng di sản thế giới. - Cao nguyên Lang Biang có thành phố Đà Lạt đẹp nổi tiếng, khu du lịch nghỉ mát tốt nhất. - Địa hình chắn gió, gây hiệu ứng phơn: mưa lớn sườn Tây Trường Sơn, sườn Đông chịu thời tiết gió Tây khô nóng điển hình Việt Nam. - Có địa hình chắn gió mùa Đông Bắc của Bạch Mã nên khí hậu một năm có 2 mùa: có mùa mưa và mùa khô. BÀI 7 THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM 1. Bài tập 1: Dựa Atlat địa lí Việt Nam, em hãy trả lời các câu hỏi sau đây: a/Đi theo vĩ tuyến 22 0 B từ tây sang đông qua các dãy núi và con sông nào? b/Theo vĩ tuyến 22 0 B từ Tây sang Đông vượt qua các khu vực có đặc điểm, cấu trúc địa hình như thế nào? *Gợi ý: a/Đi theo vĩ tuyến 22 0 B từ tây đông vượt qua các dãy núi và sông lớn sau: Các dãy núi Các dòng sông 1. Pu Đen Đinh 2. Hoàng Liên Sơn 3. Con Voi 4. Cánh cung Sông Gâm 5. Cánh cung Bắc Sơn 6. Cánh cung Ngân Sơn 1. Sông Đà 2. S. Hồng, S.Chảy 3. Sông Lô 4. Sông Gâm 5. Sông Cầu 6. Sông Kỳ Cùng b/Các khu vực trên có đặc điểm, cấu trúc địa hình: + Vượt qua các dãy núi lớn và các sông lớn của Bắc Bộ. + Cấu trúc địa hình 2 hướng: tây bắc-đông nam và vòng cung. 2. Bài tập 2: Dựa Atlat địa lí Việt Nam, em hãy trả lời các câu hỏi sau đây: Đi dọc kinh tuyến 108 0 Đ từ dãy núi Bạch Mã bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua: -Các cao nguyên nào? -Nhận xét về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này ? + Đặc điểm lịch sử phát triển khu vực Tây Nguyên? + Đặc điểm nham thạch các cao nguyên. + Địa hình các cao nguyên. *Gợi ý: Đi dọc kinh tuyến 108 0 Đ từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua: - Các cao nguyên: KonTum, Plâycu, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. - Nhận xét về địa hình và nham thạch các cao nguyên trên: + Đặc điểm lịch sử phát triển khu vực Tây Nguyên: Là khu nền cổ, bị nứt vỡ kèm theo phung trào mắc ma giai đoạn Tân kiến tạo. + Nham thạch: Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn, xen kẽ với badan trẻ là các đá cổ tiền Cambri + Địa hình: Là các cao nguyên xếp tầng, sườn dốc, tạo nhiều thác lớn trên các dòng sông: Như thác Camli, Pren, Pông-qua,… 3. Bài tập 3. Dựa Atlat địa lí Việt Nam, em hãy trả lời các câu hỏi sau đây: a/Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn-Cà Mau vượt qua các đèo nào ? Thuộc tỉnh nào? b/Cho biết ảnh hưởng của các đèo tới giao thông bắc–nam như thế nào? Cần có giải pháp nào ? Giáo viên: Chu Trần Minh 10 Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh [...]...Nội dung bồi dưỡng HSG Mơn Địa Lí 8 c/Trong số các đèo trên, đèo nào là ranh giới tự nhiên của đới rừng chí tuyến Bắc và đới rừng Á xích đạo phía nam? *Gợi ý: a/Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn-Cà Mau vượt qua các đèo và chúng thuộc tỉnh: Các đèo Các tỉnh 1 Sài Hồ 2 Tam Điệp 3 Ngang 4 Hải vân 5 Cù Mơng 6 Cả + Lạng Sơn... trực tiếp gió đơng bắc tạo nên mùa đơng lạnh, khơ hanh (đầu mùa đơng) và lạnh, mưa phùn ( cuối đơng) Nhiệt độ trung bình nhiều tháng dưới 15 0C Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết − Ở miền Nam (Tây Ngun và Nam Bộ) thời tiết nóng, khơ kéo dài ổn định suốt mùa − Riêng dun hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm(tháng10,11,12) II Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng... (thu đơng) -Khá điều hồ: lũ lên chậm, xuống chậm -Mùa lũ từ tháng 7->11 3 Hệ thống sơng Chính(tiêu biểu) Sơng Hồng Sơng Cả Sơng Mê Cơng Câu 3 Sơng Mê Cơng bắt nguồn từ đâu, chảy qua bao nhiêu nước? Đến VN có tên chung là gì, chia thành mấy nhánh? Đổ ra biển bằng các cửa nào? SN Tây Tạng, chảy qua sáu nước:………; Câu 4 Những thuận lợi và khó khăn khi sống chung với lũ ở đồng bằng sơng Cửu Long *Gợi ý: -... Sơn Ơn đới núi cao Ma-lai-xi-a 15 Tây Ngun, Nam Bộ Nhiệt đới, á xích đạo Ấn Độ-Mi-an-ma 14 Tây Bắc, Bắc Trung Bộ Cây rụng lá ưa khơ *Ngồi ra con người có thể làm phong phú thêm giới sinh vật Việt Nam Tuy nhiên hiện nay co người đã làm cho nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, ven biển) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng Câu 3 Dựa Atlát địa lí Việt Nam và vốn hiểu biết của minh,... hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu, làm lãng phí tài ngun rừng + Do cháy rừng, nhất là rừng tràm, rừng thơng, rừng khộp rụng lá − Biện pháp bảo vệ tài ngun rừng: + Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ, tái tạo rừng + Sử dụng hợp lý rừng đang khai thác + Bảo vệ đặc biệt khu rừng phòng hộ đầu nguồn; bảo tồn đa dạng sinh học … III Bảo vệ tài ngun động vật - Khơng phá rừng … bắn giết động vật q hiếm,... hội nâng cao đời sống -Bảo vệ mơi trường sinh thái *Gợi ý: Xem mục 1 Câu 2 Chúng ta phải làm gì để khơi phục và phát triển tài ngun sinh vật nước ta ? *Gợi ý: - Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ, tái tạo rừng - Sử dụng hợp lý rừng đang khai thác - Bảo vệ đặc biệt khu rừng phòng hộ đầu nguồn; bảo tồn đa dạng sinh học … - Khơng phá rừng … bắn giết động vật q hiếm, bảo vệ tốt mơi trường - Xây... bày sự biến đổi khí hậu trong khu vực *Gợi ý: Thơng qua bảng số liệu và biểu đồ khí hậu của 3 trạm khí tượng ta thấy có đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào thời kì gió mùa mùa hạ Tuy nhiên do yếu tố vị trí, địa hình khí hậu có sự biến đổi: - Khu vực Thanh Hóa: Vùng đồng bằng gần biển (độ cao 5m); nhiệt độ trung bình năm cao (23,60C); lượng mưa tương đối (1746 mm) - Khu vực Mộc... địa hình bề mặt thấp dần ra biển và sự hợp lưu của các dòng sơng lớn khiến cho đồng bằng mở rộng − Địa hình bờ biển đa dạng : nơi thấp phẳng ; nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo Vùng biển đáy nơng, lặng gió (tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu) thuận lợi cho phát triển kinh tế biển về nhiều mặt − Tài ngun khống sản : giàu than, vật liệu xây dựng, sắt, thiếc, vonfram, chì, bạc, kẽm, Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể . nguyên. + Địa hình các cao nguyên. *Gợi ý: Đi dọc kinh tuyến 108 0 Đ từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua: - Các cao nguyên: KonTum, Plâycu, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. - Nhận xét. km 2 , mở rộng ra tới kinh tuyến 117 0 20’Đ. − Gồm có 2 quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa. 3. Đặc điểm về vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên . − Vị tí nội chí tuyến. − Vị trí gần trung. cho giao thông do lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt do thiên tai: bão lụt, sóng biển, nhất là tuyến giao thông Bắc-Nam. Câu 6. Vị trí địa lí và hình dạng của