I I . Một Lời Dạy Tâm Huyết LỜI BÁC DẠY VỌNG MÃI NGÀN NĂM “Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loài. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân, cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam…” Vâng, mỗi lần giai điệu ấy ngân lên lòng tôi lại không khỏi bồi hồi xúc động . Và hình ảnh Bác –vò cha già kính yêu của dân tộc với những lời dạy sâu sắc lại hiện rõ trong tôi. Vốn sinh ra ở Miền Trung , mảnh đất gió Lào cát trắng, cái nôi của câu Ví dặm nên từ thû ấu thơ tôi đã được đắm chìm trong lời ru ầu ơ của bà và những câu chuyện thẫm đẫm tình yêu nước của mẹ. Đến tuổi cắp sách tới trường tôi lại được tận hưởng chân trời tri thức và những bài học đối nhân xử thế từ thầy cô. Song có lẽ ẩn sâu trong tâm trí tôi đến ngày hôm nay lại là bài học đạo đức mà cô giáo dạy tôi trong buổi đầu tiên đến lớp. Bài học thật giản dò, ấy là: NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY. 1.Yêu tổ quốc , yêu đồng bào 2.Học tập tốt, lao động tốt 3.Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt 4.Giữ gìn vệ sinh thật tốt 5.Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Vâng, bài học – lời dạy ngắn gọn, súc tích này của Bác thì không chỉ riêng tôi mà chắc chắn tất cả mọi người dân đất Việt chúng ta đều biết và giới học sinh thì ai cũng thuộc. Thế nhưng để hiểu và thực hiện tốt lời dạy ấy thì cả một quá trình. Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp thực hiên trọng trách quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao cho ấy là công việc “Trồng người”, ngày ngày đứng dưới anh linh của Người, nghe học sinh đọc năm điều Bác dạy, tôi lại càng trăn trở về lời dạy này hơn. Bác dạy học sinh chúng ta chỉ 5 điều thôi! Mỗi điều chỉ có 6 chư,õ dễ nhớ, dễ thuộc. Thế mà hơn 20 năm kể từ cái ngày tôi được học lời dạy ấy , tôi vẫn chưa thể nào thực hiện hết mong muốn của Người. Thật cảm động , một vò chủ tòch nước , bận trăm công ngàn việc ,thế nhưng nhân lễ kỉ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941-15/5/1961) Bác vẫn không quên gửi thư căn dặn thế trẻ Việt Nam về trách nhiệm, bổn phận , nghóa vụ của mình đối với dân với nước , đối với chính bản thân . Đọc điều thứ nhất Bác dặn thế hệ trẻ Việt Nam “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”chúng ta càng hiểu rõ hơn tình yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc của Bác. Có lẽ xuất phát từ tình yêu cháy bỏng ấy của mình nên Bác mong muốn truyền cho thế hệ trẻ Việt Nam, nhắc nhở thế hệ trẻ về tình yêu đó. Bác muốn ngay từ lúc đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi công dân tí hon phải biết yêu quê hương xứ sở, yêu từng tấc đất ngọn cỏ , yêu từng dáng núi hình sông, yêu những con người bình dò, chất phác… Nghóa là tình yêu Tổ quốc, tình yêu đồng bào được bắt nguồn từ tình yêu những gì bình thường nhất, gân gũi nhất ở xung quanh ta. Sau lời căn dặn thiếu niên, nhi đồng phải biết “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào” thì điều căn dặn tiếp theo Bác lại chỉ ra một cách cụ thể nhiệm vụ cốt lõi của thiếu niên, nhi đồng là phải “ Học tập tốt, lao động tốt” . Có thể nói ,chỉ với sáu từ thôi nhưng Bác đã chỉ rõ hai nhiệm vụ của người học sinh. Bên cạnh việc tiếp thu tốt kiến thức mà thầy cô chuyển tải thì còn phải áp dụng tốt những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống, thực tiễn lao động. Nghóa là, học phải đi đôi với hành. Sâu sắc quá! Đọc lời căn dặn này chúng ta lại nghe đâu đó vang lên lời nhắc nhở ân cần của Bác: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình. Thế đấy, Bác của chúng ta là vậy! Bác muốn mỗi công dân nước Việt đều có một tri thức uyên bác, có một tay nghề lao động vững vàng. Bởi như thế thì công cuộc xây dựng đất nước theo hướng XHCN mới đạt được kết quả cao. Và có lẽ hơn ai hết Bác là người hiểu rõ sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước , do đó trong điều thứ ba Bác không quên nhắc nhở tuổi trẻ Việt Nam phải biết “ Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt”. Đọc kó lời dạy thứ ba này có lẽ mỗi chúng ta đều cảm nhận được rằng Bác không chỉ căn dặn thiếu niên nhi đồng làm tốt công việc đoàn kết, kỉ luật từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đang sinh hoạt trong tập thể lớp mà Bác còn gửi vào đó lời nhắc nhở những người làm công tác giáo dục chúng ta rằng, ngoài việc dạy chữ cho các em, chúng ta phải dạy cách làm người; phải gieo vào lòng các em tinh thần đoàn kết . Bởi đoàn kết là cội nguồn ,là nền tảng vững chắc cho tình yêu thương, đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau. Và muốn đoàn kết tốt để tạo nên một “sức mạnh vô đòch” thì mỗi cá thể phải sống và làm việc nghiêm túc có kỉ luật ,có khuôn phép. Bác nghó thật chu đáo, thật sâu sắc! Điều thứ tư Bác dạy “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”. Chao ôi, đọc lời dạy lên ta thấy khoảng cách giữa vò lãnh tụ tối cao và người dân không còn nữa. Ở đây, chỉ còn lại người mẹ hiền Hồ Chí Minh đang xoa đầu nhắc nhở những đứa con yêu của mình trong việc gìn giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập thể sao cho thật tốt. Lời dạy nhẹ nhàng, ân cần và gần gũi quá! Thế mới biết tại sao sinh thời thiếu niên nhi đồng Việt Nam cũng như thiếu niên nhi đồng thế giới lại yêu quý Bác đên như vậy. Đúng như lời bài hát “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” Khép lại lời dạy, Bác căn dặn “ Khiêm tốn, thật thà,dũng cảm”. Chắc hẳn khi đọc lời dạy thứ năm lên thì mỗi người làm công tác giáo dục chúng ta đều phải thán phục Bác. Bác rất coi trọng phẩm cách con người, đặc biệt với giới trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách thì việc giáo dục này lại càng quan trọng hơn. Nhớ lại lời đồng chí Vũ Kì, thư kí của Bác từng nói. Sở dó ở câu thứ năm, Bác thêm chữ “khiêm tốn” là vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc mỹ bắt đầu ném bom bắn phá miền Bắc , nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Hồ Chí Minh “ mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền nam ruột thòt” nên xuất hiện ngày càng nhiều gương “ người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi . Ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng ; ở miền Nam xuất hiện nhiều dũng só diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác còn đánh giá cao đức khiêm tốn của các em.Bác nói: “ở nước Mỹ, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào…Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi , bạn nó sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất , cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoài chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám váo đây, bám váo đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy”. Hiểu rõ mục đích của Bác ta càng thấy lời dạy thứ năm có tác dụng lớn trong việc khích lệ thiếu niên nhi đồng trong việc rèn luyện bản thân mình trở thành người công dân tốt. Cũng bàn về vấn đề này đã có lần Bác viết: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là đònh sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Giáo dục vô cùng quan trọng, sản phẩm của nghề này đòi hỏi không được có phế thải. Bởi vậy trách nhiệm của chúng ta lại càng rõ ràng hơn. Lời Bác dạy vẫn ngày ngày vang vọng, và vâng lời Bác bao thế hệ thiếu niên nhi đồng Việt Nam luôn hăng hái thi đua tham gia phong trào “ Hai tốt”, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”. Chính những đóng góp của các em đã góp phần không nhỏ trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước đồng thời xứng đáng với mong muốn của Người. Ngày hôm nay, khi mà công nghệ thông tin bùng nổ khắp mọi ngõ ngách, ảnh hưởng trực tiếp đến thiếu niên, nhi đồng. Thậm chí một bộ phận cán bo,ä người dân trong đó có các em đang dần xuống cấp về đạo đức thì ngân hàng lời dạy của Người càng có giá trò hơn. Và “Năm điều Bác Hồ dạy” không chỉ có tác dụng riêng với thiếu niên nhi đồng mà còn trở thành mục tiêu phấn đấu cho tất cả mỗi chúng ta. Nếu giúp thế hệ trẻ nhận thức và thực hiện tốt năm điều này của Bác thì chắc chắn chúng ta sẽ không còn phải chứng kiến cảnh những bậc phụ huynh dẫn con mình vào trường giáo dưỡng, hay cảnh các nhà chức trách phải đau đầu trước tệ nạn xã hội vò thành niên. “Năm điều Bác Hồ dạy”có ý nghóa thật lớn lao! Có thể nói đây là cơ sở, là nền tảng đạo đức cho mọi thế hệ người Việt Nam. Cảm ơn Người - huyền thoại đẹp nhất của thế kỉ XX, cảm ơn những lời dạy bổ ích mà Người đã dành cho dân tộc. Những lời dạy ấy mãi mãi là ngọn đuốc chỉ đường cho chúng ta đi cũng như tên tuổi của Người mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam. Thay lời chúng ta, bằng lòng thành kính,biết ơn của mình, cố nhà thơ Tố Hữu đã khẳng đònh: “ Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già.” Tân Hội, ngày 03/05/2008 . nghe học sinh đọc năm điều Bác dạy, tôi lại càng trăn trở về lời dạy này hơn. Bác dạy học sinh chúng ta chỉ 5 điều thôi! Mỗi điều chỉ có 6 chư,õ dễ nhớ, dễ thuộc. Thế mà hơn 20 năm kể từ cái ngày. I I . Một Lời Dạy Tâm Huyết LỜI BÁC DẠY VỌNG MÃI NGÀN NĂM Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loài. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc. đồng thế giới lại yêu quý Bác đên như vậy. Đúng như lời bài hát “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” Khép lại lời dạy, Bác căn dặn “ Khiêm tốn,