Chiến lược Xuất khẩu - Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu

45 377 0
Chiến lược Xuất khẩu -  Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến lược Xuất khẩu - Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu

Dự án VIE 61/94 Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu tại Việt Nam Chiến lược Xuất khẩu - Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu. BÁO CÁO Ngành rau quả Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai Mai Thế Cường Báo cáo thực hiện theo yêu cầu của Dự án Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển xuất khẩu thuộc Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại) 28-12-2006 1 NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU .2 1.1. Cơ sở 2 1.2. Tiếp cận 3 2. TẦM NHÌN VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH 5 2.1. Tầm nhìn 5 2.2. Chuỗi giá trị tương lai của ngành 5 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH 9 3.1. Hoạt động xuất khẩu và năng lực canh tranh 9 3.2. Chuỗi giá trị hiện tại của ngành .13 3.3. Hoạt động của ngành dựa vào những nhân tố quyết định thành công .22 3.4. Chính sách của nhà nước và chiến lược hỗ trợ ngành 24 3.5. Mạng lưới hỗ trợ của ngành 27 4. PHÂN TÍCH SWOT (ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC) 29 5. PHƯƠNG HƯỚNG 30 6. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG 37 7. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC 37 PHỤ LỤC 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam (Dự thảo lần 3) 1. GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở Rau quả có vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành rau 2 quả còn đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển nông thôn và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Nhu cầu ngày càng tăng về rau quả ở thị trường trong nước và nước ngoài đã mang đến những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này ở Việt Nam. Những cơ hội về thị trường này cũng đồng nghĩa với việc ngành rau quả cần phải có những bước phát triển phù hợp để đáp ứng được nhu cầu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), rau quả của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu phục vụ thị trường trong nước và thường chỉ là mặt hàng rau quả tươi. Chỉ có một lượng nhỏ (10-15%) cung ứng cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu, trong đó tỉ lệ xuất khẩu từ 3-5% tổng lượng sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam cũng ở mức rất khiêm tốn, chiếm 2,5% kim ngạch xuất khẩu của ngành. Trước năm 1991, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Trong thời gian gần đây, mặc dù rau quả tươi của Việt Nam đã xuất khẩu tới gần 60 nước trên thế giới, nhưng châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính với một số thị trường quan trọng như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Một số thị trường có nhu cầu lớn về rau quả nhưng Việt Nam vẫn chưa tìm ra phương thức thích hợp để tiếp cận, đặc biệt là Nhật Bản và Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về rau quả tươi. Bên cạnh đó, một số loại rau quả chọn lọc cũng có tiềm năng lớn và có thể xuất khẩu sang Châu Âu và Trung Đông. Để xuất khẩu thành công mặt hàng rau quả của Việt Nam sang các thị trường tiềm năng này, ngành cần phải vượt qua được những trở ngại về nguyên liệu thô, các tiêu chuẩn vệ sinh, công nghệ sau thu hoạch… Theo Kế hoạch được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2010 ngành Rau và Hoa quả sẽ phấn đấu đạt được diện tích canh tác là 1,3 triệu hecta, khối lượng sản xuất là 20 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu là 1 tỉ đôla Mỹ, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ chiếm khoảng 900 triệu đôla Mỹ. Mặc dù ngành rau quả đã đạt được một số thành tựu trong những năm qua, nhưng ngành thực sự vẫn chưa tạo dựng được bước tiến vượt bậc trong tiến trình phát triển. Ngành còn gặp nhiều khó khăn và thách thức liên quan đến những vấn đề trước và sau thu hoạch, đặc biệt là xuất khẩu mặt hàng rau quả. Việc xây dựng một chiến lược xuất khẩu ngành có tính khả thi cao có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp cho ngành có thể đạt được những mục tiêu xuất khẩu đề ra, đóng góp vào quá trình phát triển nông thôn, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân. 1.2. Tiếp cận Tổ chức thương mại thế giới (ITC) 1 đã giới thiệu phương pháp xây dựng chiến lược tiếp thị xuất khẩu gồm 13 bước 2 . Các bước này đã được áp dụng trong quá trình viết Chiến lược xuất khẩu cho ngành Rau quả 3 . Khuôn khổ phân tích Quy trình cơ bản chính là đảm bảo vai trò dẫn dắt của của khu vực tư nhân và sự hỗ trợ từ khu vực nhà nước theo những hình thức sau: 1 Dự án Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển xuất khẩu do ITC và Vietrade đồng thực hiện theo phương thức quốc tế điều hành trong giai đoạn đầu và đã được chuyển giao sang phương thức quốc gia điều hành (Vietrade thực hiện) vào cuối tháng 9/2006. ITC vẫn giữ vai trò là đối tác kỹ thuật của dự án 2 Xem về Xây dựng Chiến lược xuất khẩu, Chiến lược cấp ngành: Hướng dẫn các nhà xây dựng chiến lược. 3 Có một hoạt động tương tự do Thứ trưởng Thương mại đứng đầu đang được triển khai thực hiện. Vào cùng thời điểm này, Bộ NN & PTNT đang xây dựng Chiến lược xuất khẩu cho mặt hàng Trái cây và Hoa cắt cuống. Nhóm xây dựng chiến lược đã đề xuất nên cùng hợp tác với hai nhóm này. Việc phối hợp hoạt động cần được thực hiện một cách nghiêm túc trong quá trình thực hiện chiến lược này và/hoặc với các chiến lược xuất khẩu cấp ngành khác 3 • Các vấn đề về năng lực nội tại của ngành (Border-in gear): Phía cung ứng sản phẩm cần đáp ứng tối đa cơ hội từ thị trường quốc tế bằng cách (i) nâng cao hơn nữa năng lực hiện có; (ii) thúc đẩy những khả năng mới; (iii) củng cố kỹ năng, năng lực kỹ thuật và khuyến khích các hoạt động kinh doanh. • Các vấn đề về môi trường hoạt động của ngành (Border gear): Cần phân tích môi trường hoạt động của ngành đối với (i) những vấn đề về hạ tầng cản trở hoạt động kinh doanh như công nghệ sau thu hoạch, giao thông vận tải, đóng gói, làm sạch…; (ii) những yếu tố về thuận lợi hoá thương mại như các quy định và các thủ tục hành chính và (iii) những chi phí cho hoạt động kinh doanh như truy cập internet, đăng ký công ty, phí cầu cảng, phí kiểm định… • Các vấn đề về môi trường bên ngoài (Border-Out gear): Những yếu tố liên quan đến xâm nhập của ngành vào thị trường quốc tế được phân tích theo ba khía cạnh (i) những vấn đề về tiếp cận thị trường của sản phẩm xuất khẩu như các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; (ii) các dịch vụ hỗ trợ trên thị trường như thông tin về thị trường quốc tế, các mối liên hệ trên thị trường quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài; và (iii) xây dựng hình ảnh của ngành và tổ chức các chương trình quảng cáo bán hàng thông qua tham gia các hội trợ thương mại quốc tế và tổ chức các phái đoàn thương mại. • Các vấn đề về đóng góp của ngành cho xã hội (Development gear): Những đóng góp đáng ghi nhận của ngành cho xã hội như giảm nghèo, phát triển nông thông, bảo vệ môi trường… Phạm vi của chiến lược Chiến lược này đề cập đến cả sản phẩm rau quả tươi và sản phẩm chế biến, tuy nhiên, trọng tâm vẫn tập trung vào rau quả tươi 4 . Rau và quả sau khi chế biến được xác định thuộc các các hạng mục 6, 7, 8 của hệ thống HS. Chiến lược sẽ chủ yếu phân tích tình hình của ngành trong vòng mười năm trở lại đây, đặc biệt trong giai đoạn từ 2000-2005 và đề xuất những biện pháp cho 3-5 năm tới. Nguồn thông tin Nhằm mục đích xây dựng Chiến lược xuất khẩu cho ngành Rau quả, cả nguồn thông tin thứ cấp và thông tin cấp hai đều được sử dụng, cụ thể: - Nguồn cấp hai nguồn từ những báo cáo của Bộ NN & PTNT, Bộ Thương mại, UNCTAD/ITC, và CBI. - Nguồn thứ cấp là từ các bên tham gia như doanh nghiệp, Bộ NN & PTNT, Bộ Thương mại và các đơn vị hỗ trợ thông qua các cuộc hội thảo, phỏng vấn, thảo luận nhóm và nghiên cứu thực địa. 4 “Ngành rau quả tươi và rau quả chế biến có một số nền tảng về sản xuất tương đồng nhưng về cơ bản vẫn là khác biệt và lĩnh vực chế biến cần phải được đặt ở vị trí là một ngành nông nghiệp chế biến riêng biệt”. Một điều thú vị là chính phủ Việt Nam đã khởi xướng một số chương trình (do BộThương mại và Bộ NN & PTNT thực hiện) nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả tươi. Những chương trình này đã được những chuyên gia xây dựng chiến lược xem xét khá kỹ lưỡng nhằm khai thác được tối ưu các kết quả nghiên cứu của chiến lược. 4 2. TẦM NHÌN VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH 2.1. Tầm nhìn Về lâu dài, ngành rau quả của Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu tăng 40% tỉ lệ xuất khẩu trong 10 nmục tiêu. Ngành sẽ huy động năng lực từ các thành viên và tổ chức thực hiện bài bản và thống nhất, tận dụng tối đa các cơ hội xuất khẩu, góp phần giải quyết công ăn việc làm, phát triển khu vực và nông thôn và đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. 2.2. Chuỗi giá trị tương lai của ngành. Danh sách các nhà xuất khẩu sản phẩm rau quả tiềm năng đã được xây dựng dựa trên những tiêu chí khác nhau về triển vọng. Tiêu chí đầu tiên chủ yếu dựa trên (i) năng lực nội địa, và (ii) hoạt động xuất khẩu hiện tại và trước đó sang các nước láng giềng trong khi những hoạt động gần đây lại chủ yếu dựa vào những ưu tiên/thị hiếu của thị trường quốc tế. Bảng 2.1 đề cập đến cách tiếp cận gần đây. Tuy nhiên, hai cách tiếp cận đối với sản phẩm trái cây được đề cập dưới đây đều có sự trùng lặp. Phụ lục 1 cung cấp chi tiết hơn về những loại trái cây và rau xuất khẩu. Bảng 2.1. Loại trái cây và rau tiềm năng cho xuất khẩu. Trái cây: Xoài, dứa, thanh long, hồng vàng, lê tàu; quả chà là, chanh leo (chanh dây); quả me; măng cụt Rau: Măng tây, đậu, đậu tây (Fine bean); Runer bean; đậu Hà Lan; ngô bao tử; mướp; cà rốt bao tử, ớt, gừng, nấm, quế, tỏi, khoai sọ Nguồn: Nhóm tư vấn (2006) Chuỗi giá trị tương lai của ngành rau quả chế biến và rau quả tươi được thể hiện trong hình minh hoạ 2.1. Hình 2.1. Đặc điểm chính của Chuỗi giá trị tương lai của ngành được tổ chức như sau: • Người trồng rau quả được tổ chức chặt chẽ hơn: Người nông dân được khuyến khích thành lập các hợp tác xã hoặc thành lập các nhóm, và hình thành vùng nguyên liệu. • Tham gia nhiều hơn vào các hợp tác xã chuyên về xuất khẩu và các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu. • Liên kết chặt chẽ giữa các nhà xuất khẩu/chế biến, người trồng rau quả và các tổ chức hỗ trợ thương mại từ khâu sản xuất đến tiếp thị sản phẩm. • Phát triển hơn nữa mạng lưới cung cấp đầu vào như hạt giống, thuốc trừ sâu, đào tạo và công nghệ xử lý sau thu hoạch. Điều này đòi hỏi có sự tham gia sâu hơn nữa của các cơ quan nghiên cứu và phát triển (R & D Institutions). • Các hoạt động quản lý và cơ sở hạ tầng trong nước và quốc tế cần được cải thiện để mang lại hiệu quả hơn. 5 • Mở rộng thị trường cho sản phẩm rau quả tươi sang EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản trong đó thị trường Hà Lan và Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất sẽ là trạm trung chuyển sang các nướcTrung Đông và EU. 6 Hình 2.1 Chuỗi giá trị tương lai của ngành Lưu ý: Các ô màu trắng là những yếu tố hiện đã có trong chuỗi giá trị hiện tại. Còn ô đậm là những yếu tố đề xuất nên có trong chuỗi giá trị tương lai Cung cấp giống/phân bón/thuốc trừ sâu Cung cấp ng.liệu đóng gói Cung cấp điện, nước Người trồng Người thu mua, đóng gói, vận chuyển Đóng lại hàng Nhà xuất khẩu/chế biến Cung cấp máy móc Cung cấp công nghệ, bí quyết kỹ thuật Ngân hàng và cung cấp vốn Người trồng Hợp tác xã của người trồng Nhà xuất khẩu/chế biến Người thu mua, đóng gói/vận chuyển Hãng vận tải quốc tế Hãng vận tải quốc tế Hãng vận tải quốc tế Đại lý phân phối Các nhà nhập khẩu/bán buôn Thị trường bán buôn trung tâm Thị trường bán buôn khu vực Các nhà bán lẻ nhỏ Cửa hàng lớn và siêu thị Khách sạn và nơi cung cấp thực phẩm Các tổ chức Đóng gói trước Bán lẻ/siêu thị Đại lý phân phối Các nhà nhập Đấu giá Nhà XK/phân phối Đại lý phân phối Các nhà nhập khẩu Các nhà phân phối Bán lẻ/siêu thị Đại lý phân phối Các nhà nhập khẩu Bán buôn Bán lẻ Đại lý phân phối Các nhà nhập khẩu Người bán buôn/phân phối Bán lẻ/siêu thị UAE Hà Lan Eu và các nước khác T.Quốc và các nước Châu Á khác Hoa Kỳ và Nhật bản (rau quả tươi) 7 Nguồn: Nhóm tư vấn (2006) 8 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH 3.1. Hoạt động xuất khẩu và năng lực canh tranh. Thị trường nội địa là nơi tiêu thụ chính của rau quả. Xuất khẩu của ngành chiếm phần nhỏ trong tổng luợng sản xuất cũng như khả năng sản xuất. Xuất khẩu của ngành cần rà soát một số yếu tố (i) kim ngạch xuất khẩu; (ii) so sánh với tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam; (iii) các hạng mục xuất khẩu chủ yếu; (iv) thị trường xuất khẩu chính; và (v) những công ty chủ chốt. So sánh các đối thủ cạnh tranh chính được thể hiện ở Phần 3.3. Xuất khẩu của ngành rau quả. Dữ liệu thống kê cho thấy xuất khẩu của ngành rau quả có nhiều biến đổi trong mười năm gần đây 5 . Trừ số liệu thống kê thể hiện trong năm 2001 (có sự gia tăng đột biến), tình hình xuất khẩu của ngành rau quả thể hiện một sư gia tăng khá đều (Hình 3.1). Hình 3.1. Kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả 1996-2005 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2006) So sánh xuất khẩu của Việt Nam Sản phẩm nông và lâm nghiệp chiếm dưới 20% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Tỉ lệ xuất khẩu của sản phẩm rau quả trong sản phẩm nông và lâm nghiệp đã giảm đi trong những năm gần đây. Xuất khẩu rau 5 Các chuyên gia cho rằng số liệu của năm 2001 cần phải xem xét thận trọng do các số liệu thống kê không phản ánh đầy đủ tình hình xuất khẩu trên thực tế. Cần đưa VAT vào để giải thích rõ ràng hơn. Đơn vị: triệu USD 9 quả chiếm dưới 1% trong tổng xuất khẩu từ Việt Nam. Đây là một tỉ lệ rất nhỏ. Hình 3.2. Tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm rau quả trong tổng xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn: Tính toán của Nhóm chuyên gia dựa trên dữ liệu từ Tổng cục Thống kê (2006) Những sản phẩm xuất khẩu chính của ngành rau quả Xuất khẩu rau quả tươi đang có xu hướng giảm -đi trong khi sản phẩm chế bến lại gia tăng. Rau quả tươi chiếm 2,5% xuất khẩu của ngành. Thanh long là loại xuất khẩu chính trong sản phẩm rau quả tươi. Các loại xuất khẩu chủ yếu của rau quả tươi gồm có: • Sản phẩm trái cây tươi: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, xoài, măng cụt, chôm chôm và chuối. • Sản phẩm rau tươi: hành, tỏi, cà chua, bắp cải, dưa leo, khoai sọ, đậu dài Các loại xuất khẩu dạng thành phẩm và bán thành phẩm chủ yếu gồm có: • Sấy khô: dừa, nấm, măng tre, vải, nhãn, mít, chuối, khoai sọ • Đồ ngâm/ trong nước muối: dưa leo, nấm, ngô bao tử • Ngâm trong nước ngọt: dứa, vải, nhãn, xoài • Nước quả: dứa, xoài, ổi, vải, bí đỏ, cà chua • Sản phẩm đông lạnh: Rau chân vịt, dứa, chôm chôm, vải và dưa hấu 10 [...]... tím nhập khẩu từ Gua-tê-ma-la, Ni-ca-ra-goa và E-cu-a-đo; loại vỏ vàng, cùi trắng lại nhập khẩu từ Cô-lôm-bi-a, E-cu-a-đo và I-xra-en Hà Lan, Pháp, Đức và Anh đang là những nước nhập khẩu hàng đầu trái thanh long ở EU Ba nước Hà Lan, Đức, Pháp lại tái xuất khẩu sang các nước EU thành viên Việt Nam xuất khẩu 700 tấn loại vỏ đỏ, cùi trắng sang EU hàng năm, chiếm 40% thị phần của thị trường ngách Thanh... phẩm trái mùa mới xuất khẩu sang Trung Quốc, EU, Nga và Bắc Mỹ • Xuất khẩu 7-1 0 sản phẩm trái mùa mới sang Trung Quốc, EU, Nga và Bắc Mỹ • Tăng giá trị các sản phẩm trái mùa xuất khẩu • Giá trị xuất khẩu của các sản phẩm trái mùa chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Khả năng cạnh tranh - Tiếp cận thị trường • Tăng giá trị xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản Mở rộng thị trường rau quả.. .Thị trường xuất khẩu chính Trước năm 1991, 98% xuất khẩu của ngành là sang Liên Bang Xô Viết Trong thời kỳ từ 200 1-2 005, thị trường chính của ngành là các nước Châu Á Thị trường Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất trong xuất khẩu của Việt Nam Thị trường xuất khẩu sản phẩm rau quả của Việt Nam vẫn đang tiếp tục mở rộng với gần 60 nước trên thế giới Những thị trường hàng đầu là Trung... trường chủ yếu của thanh long vẫn là Trung Quốc, Đài Loan, Xinh-ga-po, In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia Hiện nay, xuất khẩu thanh long sang Hà Lan, Đức, Pháp… chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng lượng thanh long xuất khẩu Phải mất 28 ngày để chuyên trở thanh long từ Việt Nam sang EU Lúc đó, thanh long được bán trong các siêu thị trong khoảng 7-1 0 ngày Tổng thời gian để trái thanh long Việt Nam đến với người... http://www.vinafruit.com Hình 3.4 Thị trường xuất khẩu của sản phẩm rau quả giai đoạn 200 0-2 005 Nguồn: Tính toán của Nhóm tư vấn trên cơ sở dữ liệu từ Tổng Cục Thống kê Năng lực cạnh tranh Các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a đã tạo dựng được tên tuổi cho một số sản phẩm rau quả ở thị trường EU Chẳng hạn Ma-lai-xi-a vào năm 2004 đã chiếm đến 46% lượng nhập khẩu của EU đối với những loại... lượng mở cửa thị trường nông sản với nhiều nước Nhiều nước thành viên WTO, đặc biệt là các nước có các mặt hàng nông sản xuất khẩu mạnh như Ôxtrây-lia, Niu-Di-lân và Bờ-ra-xin, đang yêu cầu giảm thuế hàng nông sản Vì thế, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường trong nước cho các mặt hàng rau quả nhập khẩu từ nước ngoài Gia nhập WTO sẽ đem lại những cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu sang nhiều... cho xuất khẩu trái thanh long tươi sang EU Nghiên cứu thực địa Xuất khẩu trái thanh long tươi sang EU chịu sự ảnh hưởng của hai yếu tố chi phí vận chuyển và hạn chế về chủng loại Thị trường EU nhập khẩu 4 nhóm thanh long tươi chủ yếu với 15 loại Trái thanh long vỏ đỏ và cùi trắng thì chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan EU cũng nhập khẩu loại này từ I-xra-en, Ma-laixia; loại vỏ đỏ cùi tím nhập khẩu. .. soát chiến lược xuất khẩu ngành rau quả và có nguồn nhân lực, tài chính và kế hoạch hành động phù hợp Đề xuất về cơ chế làm việc của tổ chức kiểm soát chiến lược xuất khẩu rau quả (Các tổ chức có liên quan:Bộ Thương mại/Cục XTTM, Bộ NN & PTNT, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Trái cây Việt Nam) • • Mỗi năm có 2 cuộc họp và trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức hỗ trợ và các nhà xuất khẩu Đề xuất. .. vi phạm hợp đồng với các nhà xuất khẩu/ chế biến (các đơn vị liên quan: các nhà xuất khẩu/ chế Huy động sự tham gia của các hợp tác xã và/ hoặc nhóm người trồng rau quả vào các hoạt động xuất khẩu và hỗ trợ xuất khẩu Khả năng cạnh Phát triển năng lực tranh Thắt chặt quan hệ giữa các nhà xuất khẩu/ chế biến, người trồng rau quả, và các tổ chức hỗ trợ thương mại từ khâu sản xuất đến marketing • • • Tăng... chợ đầu mối hoa quả và thành phố Đà Lạt dự định xây dựng một trung tâm đấu giá hoa tươi Chính sách khuyến khích xuất khẩu rau và hoa quả Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hoàn thuế VAT và thưởng xuất khẩu nếu đạt kim ngạch xuất khẩu gia tăng lớn Rau quả tươi và đã chế biến xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Tây Âu và Hàn Quốc sẽ được hưởng ưu tiên trong các chương . và Phát triển Xuất khẩu tại Việt Nam Chiến lược Xuất khẩu - Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu. BÁO CÁO Ngành rau quả Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai. phương pháp xây dựng chiến lược tiếp thị xuất khẩu gồm 13 bước 2 . Các bước này đã được áp dụng trong quá trình viết Chiến lược xuất khẩu cho ngành Rau

Ngày đăng: 29/03/2013, 15:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan