MỤC LỤC
Vùng cao phía Tây với tổng diện tích 44,000 héc ta chuyên sản xuất và cung cấp rau có chất lượng cao cho Thành phố Hồ Chí Minh và cho các nhà xuất khẩu đối với các sản phẩm như rau chân vịt, cải bắp các loại, rau diếp, khoai tây, nấm, cà chua, hành, súp lơ, atisô, khoai sọ, nấm cục…. • Mặc dù nhận thức của người nông dân về chất lượng và an toàn thực phẩm trong sản xuất sản phẩm rau, chẳng hạn như với rau chân vịt đã tăng lên, song nhìn chung vẫn thiếu sự hiểu biết về những kỹ thuật canh tác hiện đại và dẫn đến sản xuất năng suất thấp, sản lượng thấp, chi phí cao, và gặp phải những vấn đề tiềm ẩn về sâu bệnh trong sản xuất rau quả. Những phân tích trên đã gợi mở ra những thay đổi cần phải được tiến hành trong thời gian tới như hợp lý hoá cơ sở sản xuất thông qua khuyến khích thực hiện canh tác trên những khu vực canh tác hay những khu vườn rộng lớn hơn; tổ chức cho những người trồng rau quả tham gia vào các hợp tác xã để có thể phát triển thành những hợp tác xã xuất khẩu.
Vấn đề về nguồn nguyên liệu từ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và cả việc tổ chức các cơ sở chuyên dụng để đóng gói/xuất khẩu sản phẩm tươi có thể giải quyết được thông qua việc khuyến khích những người trồng rau quả thành lập những hợp tác xã của mình, những hợp tác xã này có thể phát triển thành những cơ sở chuyên xuất khẩu. Do Việt Nam không có sự liên kết chặt chẽ với các thị trường rau quả nhập khẩu lớn và vì nhiều chủng loại trong nước vẫn chưa được các thị trường này chấp nhận, những lĩnh vực nghiên cứu chính chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những giống và cây trồng mới cho sản lượng cao và những kỹ thuật sau thu hoạch như giống mới, công nghệ làm mát để cất giữ. Đó chính là những hoạt động cần thực hiện để làm tăng hiệu quả (ví dụ như thành lập các hợp tác xã, phát triển những cơ sở sản xuất lớn hơn, tăng cường hơn nữa hiệu quả từ phía nhà cung cấp hạt giống và giảm chi phí của vỏ đồ hộp); giảm thiểu những “kẽ hở” (thiết lập những mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp công nghệ /bí quyết kỹ thuật với người trồng rau quả/nhà xuất khẩu/nhà chế biến, đóng gói cho sản phẩm rau quả tươi); tăng giá trị (ví dụ như Chứng nhận chất lượng và Đóng gói lại); tạo ra giá trị (ví dụ như tìm thêm thị trường mới cho xuất khẩu, đưa ra những chuỗi giá trị mới).
Điều này cũng xuất phát từ thực tế là các doanh nghiệp tư nhân có thể linh hoạt với những điều chỉnh thường xuyên về chính sách của các cấp có thẩm quyền ở vùng biên giới củaTrung Quốc. Cuối cùng, cả rau quả chế biến và rau quả tươi đều gặp khó khăn khi giá thành thường cao hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh, nguyên nhân là do (i) giá nguyên liệu cao; (ii) giá vận chuyển cao; (iii) năng suất thấp. Các cuộc phỏng vấn với các nhà xuất khẩu cho thấy giá chuối từ Việt Nam cao hơn 10% so với Phi-lip-pin; chi phí sản xuất cho dứa đóng hộp của Việt Nam cao hơn 10% so với của Thái Lan.
Những nhà nhập khẩu lớn của thanh long Việt Nam là Bud Holland, TFC từ Hà Lan, Exofarm, Dang, Drevin, hệ thống siêu thị Tang Freres từ Pháp, Weichert từ Đức và Utopia và MWW từ Anh.
Theo Thông tư số 18/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính, các nhà đầu tư sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu và tiếp tục được giảm tới 50% trong vòng ba năm tiếp theo nếu trồng các cây ăn quả lâu năm ở các vùng đất hoang hoặc vùng đồi núi trọc hoặc tham gia các ngành bảo quản, chế biến và gây giống… Với các nông trang hoặc doanh nghiệp mới thành lập ở các vùng núi, họ có thể được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng bốn năm và tiếp tục được giảm tới 50% trong bảy đến chín năm tiếp theo. Theo đó, chính phủ khuyến khích doanh nghiệp ký các hợp đồng tiêu thụ nông sản trực tiếp với người trồng, các hợp tác xã và các hộ nông dân, kết nối trực tiếp các nguồn cung nông sản với các nhà chế biến cũng như người tiêu dùng cuối cùng nhằm giúp cho việc sản xuất ổn định và bền vững hơn. Rau quả tươi và đã chế biến xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Tây Âu và Hàn Quốc sẽ được hưởng ưu tiên trong các chương trình xúc tiến thương mại (hỗ trợ tài chính tham gia các triển lãm quốc tế, tham gia các khoá đào tạo marketing…).
Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể nhằm hỗ trợ ngành rau quả, như hỗ trợ xuất khẩu rau quả, nhưng vẫn cần phải tăng cường hơn nữa việc cung cấp thêm thông tin thị trường, nâng cao chất lượng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ xuất khẩu rau quả.
• Các viện: Có nhiều viện tham gia hoạt động xúc tiến sản xuất và xuất khẩu ngành rau quả như RIFAV (Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam), SOFRI (Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam), IAE (Viện kinh tế nông nghiệp), NIAP (Viện kế hoạch nông nghiệp quốc gia), VIAEP (Viện cơ điện nông nghiệp), VASI (Viện khoa học nông nghiệp), HAU (Đại học Nông nghiệp Hà Nội), HUT (Đại học Bách khoa Hà Nội), UAF (Đại học Nông lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Cần Thơ, RIAE (Viện nghiên cứu cơ khí nông nghiệp). • Các nhà tài trợ quốc tế: ITC/ Thụy Sỹ - Thụy Điển (nhà tài trợ cho bản dự thảo chiến lược này), USAID, AusAID, SIDA, DANIDA, JICA, ADB, GTZ… hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm tư vấn về chuỗi giá trị, và cung cấp thông tin thương mại. Theo Dự án EUREGAP (Các thông lệ sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn EU) cho sản phẩm quả thanh long được USAID đồng tài trợ, AusAID đã tập huấn cho nông dân về các tiêu chuẩn EUREGAP, nâng cao hiểu biết về SPS cho các công ty trong ngành, cung cấp các kỹ thuật sau thu hoạch.
• Hiệp hội kinh doanh và các tổ chức đại diện thương mại: VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cung cấp các dịch vụ đào tạo kinh doanh cho doanh nghiệp về chuỗi giá trị và các thông tin tiếp cận thị trường.
• Nhu cầu của thị trường quốc tế đối với hoa quả nhiệt đới và hoa quả có giá trị cao quanh năm đang tăng lên, đặc biệt là hoa quả nhiệt đới hữu cơ. • Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm của Việt Nam. • Chính phủ quyết tâm thương lượng các hiệp định kiểm dịch động thực vật với Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
• Chính phủ quyết tâm hỗ trợ các công ty mở rộng thị trường sang EU và Hoa Kỳ bằng cách mở thêm các đường bay mới kể cả vận chuyển hàng bằng đường hàng không.
• Tăng số lượng các hợp tác xã của nông dân và/ hoặc nhóm người trồng rau quả và/ hoặc vùng nguyên liệu có thể cung cấp các phương tiện thực hiện các công việc trước khi giữ mát, đóng gói, giữ lạnh và xuất khẩu sản phẩm đã đóng gói có cùng một nhãn hiệu chung. • Các chương trình xúc tiến thương mại như: các khóa đào tạo marketing và tham gia các triển lãm thương mại quốc tế (Các đơn vị có liên quan: Bộ. chuyển giúp đẩy mạnh xuất khẩu sang EU và các nước Trung Đông. khẩu sang Hà Lan và EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. nhằm đạt mức 100 triệu USD mỗi thị trường. Nông nghiệp, Bộ Thương mại/VIETRADE, Vegetexco, Vinafruit và các công ty tư nhân). • Thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ tài chính (Các đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, Liên minh Hợp tác xác Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, các nhà tài trợ).
• Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại rau quả trên các thị trường quốc tế như thông tin thương mại, triển lãm thương mại, diễn đàn kinh doanh, tham gia các hoạt động Nhà Việt Nam tại các nước và thương mại điện tử (Các đơn vị có liên quan: Bộ NN&PTNT, Bộ Thương mại/Cục XTTM, các nhà tài trợ quốc tế, các hiệp hội kinh doanh, các văn các văn phòng đại diện thương mại, Vegetexco, Vinafruit và các tổ chức tư nhân).
Chương trình hình thành các hợp tác xã của người trồng rau quả hoặc nhóm những.
Quảng bá thông tin về (i) nhu cầu của thị trường quốc tế; (ii) công nghệ sau thu hoạch.
Các hoạt động liên quan • Mời thêm các nhà cung cấp hậu cần bên thứ ba vào Việt Nam. • Mở thêm đường bay đến các thị trường quốc tế, đặc biệt các thị trường xuất khẩu chính và/ hoặc các thị trường tái xuất khẩu. • Tăng cường các phương tiện vận tải hàng hoá đường hàng không ở sân bay Nội Bài.