1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án địa 7

232 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 232
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Ngày soạn : 21/08/2012 Ngày dạy: 24/08/2012 7B PHẦN I: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG Tiết 1. Bài 1 :DÂN SỐ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần : 1.Kiến thức: - Dân số và tháp tuổi, nguồn lao động của 1 địa phương - Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số nhanh trên Thế Giới - Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và với môi trường, cách giải quyết. 2. Kĩ năng: - Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số. - Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi. - Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh với môi trường 3.Thái độ: - Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí. II. Phương tiện dạy học: - Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu Công nguyên đến năm 2050. - Ảnh 2 tháp tuổi. - Bảng phụ, phiếu học tập III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định : 7A: 7B: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Cả lớp GV: Cho HS đọc thuật ngữ “Dân số”( Tr.186/ sgk) và đoạn kênh chữ “Kết quả điều tra… một địa phương…” H: Làm thế nào để người ta biết được tình hình dân số ở một địa phương? HS: Trả lời, GV giới thiệu về ý nghĩa của các cuộc điều tra dân số.  GV: Theo tổng điều tra dân số Thế Giới năm 2000 thì dân số Thế Giới khoảng 6 tỉ 1. Dân số, nguồn lao động. - Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động… của một địa phương, một nước. 1 người. - Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển KT – XH của một địa phương, và dân số được biểu hiện cụ thể bằng 1 tháp tuổi ( tháp dân số ) GV: Hướng dẫn HS quan sát 2 tháp tuổi ( H 1.1 sgk/ Tr.4 ) GV: Cho HS đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4 trên hình 1.1 H : Dựa vào hình 1.1/ Tr.4, hãy cho biết tên, vị trí mang số 1, 2, 3, 4 trên 2 tháp tuổi? HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn xác : 1 : độ tuổi  cột dọc 3: Nữ  phải 2 : Nam  trái 4 : số dân  chiều ngang Và số lượng người trong các độ tuổi từ 0 – 4 đến 100+ luôn được biểu diễn bằng một băng dài hình chữ nhật. Yêu cầu HS cả lớp quan sát và cho biết: H : Tháp tuổi được chia thành mấy màu ? Ý nghĩa các màu ? HS : Tháp tuổi chia thành 3 màu, mỗi màu biểu thị các nhóm tuổi khác nhau : - Đáy tháp ( màu xanh lá cây ) : từ 0 – 14 tuổi : nhóm tuổi những người dưới độ tuổi lao động. - Thân tháp ( màu xanh dương ) : từ 15 – 59 tuổi : nhóm tuổi những người trong độ tuổi lao động. - Đỉnh tháp ( màu cam ) : từ 60 – 100+ tuổi : nhóm tuổi những người trên độ tuổi lao động. H : Các em thuộc nhóm tuổi nào ? GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm(3 phút ).Nội dung : N 1: Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi tháp A, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái? N 2: Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi tháp B, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái? N 3 và N 4 : Hình dạng 2 tháp tuổi khác - Dân số được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi. 2 nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong tuổi lao động cao ? HS: Tiến hành thảo luận và điền kết quả vào bảng phụ, GV nhận xét, kết luận về hình dạng của từng tháp. Cấu tạo Tháp A Tháp B Từ 0 – 4 tuổi Nam : 5,5 triệu Nữ : 5,5 triệu Nam : 4,3 triệu Nữ : 4,8 triệu Hình dạng - Đáy rộng - Thân thon về đỉnh  Tháp có dân số trẻ - Đáy thu hẹp lại - Thân tháp phình rộng ra  Tháp có dân số già H : Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số? HS: Trả lời và GV nhận xét, bổ sung : - Tháp tuổi là biểu hiện cụ thể về dân số của một địa phương. - Tháp tuổi cho biết độ tuổi của dân số, số nam – nữ, số người trong độ tuổi dưới tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và số người trên độ tuổi lao động. - Tháp tuổi cho biết nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương - Hình dạng tháp tuổi cho biết dân số trẻ hay dân số già. GV: Mở rộng thêm về 3 dạng tổng quát của tháp tuổi, tiêu chí đánh giá dân số già và dân số trẻ. Hoạt động 2: Nhóm HS: Tìm hiểu thuật ngữ “tỉ lệ sinh” và “tỉ lệ tử” (sgk/ Tr.188) H : Dựa vào SGK/ Tr.4, cho biết thế nào là gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới ? HS trả lời GV: Hướng dẫn HS quan sát biểu đồ hình 1.3 - Tháp tuổi cho biết độ tuổi của dân số, số nam và nữ, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương. 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và XX. 3 và 1.4 SGK/ Tr.5, đọc bảng chú giải và cho biết: H: Tỉ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa các yếu tố nào? HS: Rút ra kết luận về khái niệm” gia tăng dân số” GV: Cho HS quan sát biểu đồ hình 1.2 SGK/ Tr.4, hướng dẫn HS quan sát biểu đồ dân số : - Biều đồ gồm 2 trục : + Trục dọc : đơn vị tỉ người + Trục ngang : niên đại GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp ( 2 phút). H: Quan sát H. 1.2 SGK/ Tr.4, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX ? Dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ năm nào? Giải thích nguyên nhân? Đại diện HS trả lời, nhận xét, bổ sung. H : Qua đó em có nhận xét gì về tình hình tăng dân số từ Thế kỉ XIX  XX ? H : Hãy giải thích tại sao giai đoạn đầu công nguyên  TK XV dân số tăng chậm sau đó dân số tăng rất nhanh trong 2 thế kỉ gần đây ? HS : - Đầu công nguyên  TK XV dân số tăng chậm do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh… - Từ TK XIX XX dân số tăng nhanh do nhân loại đạt được những tiến bộ trong các lĩnh vực về kinh tế - xã hội – y tế Giảm tỉ lệ tử H : Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh với môi trường tự nhiên ? HS : Dân số tăng nhanh nhu cầu về nước sinh hoạt, đất ở và canh tác, không khí…. tăng nhanh  con người khai thác thiên nhiên một cách triệt để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống  thiên nhiên ngày càng cạn kiệt ngày càng suy thoái…. Dân số thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ . *Ghi nhớ: SGK. 4.Củng cố: H :Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ thích hợp trong các câu sau: 4 a. Điều tra dân số cho biết ……… của 1 địa phương 1 nước b. Tháp tuổi cho biết ……… của dân số qua …… của địa phương c. Trong 2 thế kỉ gần đây dân số Thế Giới ………… đó là nhờ …… Đáp án: a. Tình hình dân số, nguồn lao động của 1 địa phương b. Đặc điểm cụ thể … qua giới tính và độ tuổi c. Tăng nhanh …. Nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và y tế 5.Dặn dò: - Học bài và làm BT và chuẩn bị bài 2. *.Tự rút kinh nghiệm: 5 Ngày soạn : 25/08/2012 Ngày dạy: 28/08/2012: 7A,7B Tiết 2 - Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộcMôn gô-lô-it,Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it -Trình bày và giải thích sự phân bốdân cư không ddongf đều trên thế giới 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư, các siêu đô thị trên TG 3. Thái độ: - Có ý thức đoàn kết dân tộc, chủng tộc trên TG II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới. - Tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới. III Tiến trình dạy học: 1.Ổn định : 7A : 7B: 2. Kiểm tra bài cũ : Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì cả dân số? 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: Phân biệt cho hs hiểu rõ hai thuật ngữ dân cư, dân số. HS: Dân cư là tập hợp những người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ. Dân số là tổng số người dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm nhất định. Được định lượng bằng mật độ dân số trung bình. GV: Hướng dẫn hs đọc thuật ngữ mật độ dân số trang 186 SGK. - Là số dân cư trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ nhất định, thường là km 2 . Ví dụ: mật độ dân số châu Âu năm 2000 là 832 người /km 2 . H: Dựa vào khái niệm vừa đọc hãy tính mật độ dân số trung bình của Thế Giới năm 2002? - Dựa vào công thức: (Số dân : Diện tích) = Mật độ 1. Sự phân bố dân cư 6 dân số trung bình Diện tích = 149 triệu km 2 Số dân = 6.294 triệu người. Mật độ gần bằng 43 người/km 2 HS: Tính mật độ dân số trung bình. H: Mỗi chấm đỏ tương ứng với bao nhiêu người? HS: Mỗi chấm đỏ tương ứng với 500.000 ng H: Hãy nhận xét sự phân bố các chấm đỏ trên bản đồ từ đó rút ra kết luận về sự phân bố dân cư trên thế giới? HS: Các chấm đỏ phân bố không đồng đều H: Những nơi tập trung nhiều và ít chấm đỏ cho ta biết đều gì? HS: Là những khu vực tập trung đông hoặc ít dân. (Mật độ dân số cao hay thấp) H: Nhìn vào mật độ dân số cho ta biết điều gì? HS: Căn cứ vào mật độ dân số có thể biết được nơi nào đông đân, nơi nào thưa dân. H: Dựa vào bản đồ hãy xác định những khu vực có mật độ dân số cao và thấp trên thế giới? HS: Thực hiện trên bản đồ Dân cư tập trung đông ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á, Tây Phi, Trung Đông, Tây và Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Bra Xin.?H: Xác định trên bản đồ các khu vực có số dân đông nhất trên thế giới? HS: Đông Á và Nam Á. H: Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đồng đều? GV: Xác định trên bản đồ treo tường (Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, độ thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà….đều có mật độ dân số cao. Ngược lại, những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo….đi lại khó khăn hoặc những vùng có khí hậu khắc nghiệt như vùng cực, vùng hoang mạc thường có mật độ dân số thấp). - Dân cư phân bố không đồng đều trên thế giới - Nhìn vào mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương ,một nước - Dân cư sinh sống chủ 7 H: Dùng kiến thức lịch sử cổ đại đã học em cho biết tại sao vùng Đông Á ( Trung Quốc ) Nam Á ( Ấn Độ ), vùng Trung Đông là nơi đông dân? HS: Là những nơi có nền văn minh cổ đại rực rỡ lâu đời, quê hương có nền sản xuất nông nghiệp đầu tiên của loài người Hoạt động 2: H: Tại sao ngày nay con ngườ lại có thể sinh sống ở khắp mọi nơi trên thế giới? HS: Với những tiến bộ về kĩ thuật, con ngưòi có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ở bất kỳ nơi nào trên Trái Đất. GV: Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi ) các nhà khoa học đã chia dân cư trên thế giới thành ba chủng tộc chính GV:Hướng dẫn quan sát H2.2và nghiên cứu phần kênh chữ H: Căn cứ vào đặc điểm hình thái bên ngoài các nhà KH đã chia dân cư TG thành mấy chủng tộc chính? Đó là những chủng tộc nào? * Thảo luận nhóm H: Nêu đặc điểm hình thái bên ngoài cỏ thể và địa bàn sinh sống chủ yếu của: N1: Nêgrôít; N2:Môngôlôít; N3:Ơrôpêôít yếu ở những đồng bằng châu thổ trong các đô thị, nơi có khí hậu tốt, điều kiện sinh sống. giao thông thuận tiện 2. Các chủng tộc -Tập hợp người có đặc điểm hình thái bên ngoài giống nhau di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác - Có 3 chủng tộc chính trên TG + Chủng tộc Nêgrôít +: Chủng tộc Môngôlôít +: Chủng tộc Ơrôpêôít 8 Tên chủng tộc Đặc điểm hình thái bên ngoài cơ thể Địa bàn sinh sống chủ yếu Môngôlôít ( Da vàng) Da vàng,nâu; tóc đen, mượt; mắt đen mũi tẹt Chủ yếu C.Á;Châu Mĩ, Châu Đại Dg, Trung Âu Nêgrôít(Dađen) Da nâu đen;tóc xoăn,đen; mắt to đen; mũi thấp rộng; môi dày Chủ yếu ở C.Phi; Nam Ấn Độ Ơrôpêôít(Da trắng) Da trắng hồng tóc nâu hoặc vàng; mắt xanh hoặc nâu; mũi cao nhọn, môi mỏng Chủ yếu ở C.Âu,Trung và Nam Á,Trung Đông GV: Sự khác nhau về chủng tộc chỉ là hình thái bên ngoài do địa bàn cư trú và điều kiện tự nhiên mang lại. VD: những cư dân sống ở khu vực khí hậu lạnh thương có màu da sáng ……? Tuy khác nhau về hình dáng bên ngoài nhưng xét về mức độ cống hiến cho nhân loại các chủng tộc có khác nhau không? H: H 2.2 nói lên điều gì? HS: Sự khác nhau về hình dáng bề ngoài của các chủng tộc và sự hoà hợp của các chủng tộc trên Thế giới - Liên hệ Việt Nam - Tất cả các chủng tộc đều sinh sống bình đẳng 4. Củng cố : H: Cho biết trên thế giới có mấy chủng tộc chính? Kể tên? Căn cứ vào đâu để chia như vậy? 5. Hướng dẫn HS học : - Học bài và làm BT *.Tự rút kinh nghiệm: Ngày soạn : 28/08/2012 Ngày dạy: 31/08/2012: 7B 9 Tiết 3- Bài 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA. I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: HS nắm được: -Sự khác nhau giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn( về hoạt động kinh tế, lối sống) -Sơ lược quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. - Biết một số đô thị trên thế giới. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được quần cư đô thị hay quần cư qua ảnh chụp hoặc trên thực tế. - Nhận biết được sự phân bố của các siêu đô thị đông dân nhất thế giới. - Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường. 3. Thái độ : - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường đô thị ; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới. III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn Định : 7A : 7B: 2.Kiểm tra bài cũ: H : Trình bày tình hình phân bố dân cư trên thế giới? Giải thích về sự phân bố đó? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt đông 1: Cá nhân- Nhóm GV: Gọi HS đọc thuật ngữ: “ quần cư”( T /88). H : So sánh sự khác nhau giữa 2 khái niệm“quần cư” và “dân cư” GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo bàn (3 phút). H: Quan sát 2 H.3.1 và H.3.2 sgk/ Tr.10 kết hợp sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị ? GV: Định hướng cho HS thảo luận theo các yêu cầu sau: + Cách tổ chức sản xuất + Qui mô và mật độ dân số + Hoạt động kinh tế chủ yếu và lối sống ở từng kiểu quần cư. HS: Tiến hành thảo luận và cử đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, đưa ra đặc điểm của 2 kiểu quần cư trên. 1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị. -Quần cư nông thôn: Mật độ dân số thấp, làng xóm phân tán , hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào nông ,lâm .ngư nghiệp. -Quần cư đô thị :mật độ dân số cao,dân cư sống chủ yếu vào công nghiệp và dịch vụ. 10 [...]... định: 7A : 7B: 2 Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm? 3 Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung *Hoạt động 1: Cá nhân GV yêu cầu HS quan sát bản đồ các môi trường địa lí kết hợp lược đồ 5.1/ Tr16, SGK và xác định vị trí của môi trường nhiệt đới GV giới thiệu và yêu cầu HS xác định vị trí của 2 địa điểm Ma-la-can và Gia-mê-na trên bản đồ các môi trường địa lí GV nhấn mạnh 2 địa. .. dung 16 Hoạt động 1: Cả lớp Gọi 1 HS đọc thuật ngữ “môi trường” (sgk/ Tr.1 87) H : Dựa vào kiến thức đã học trên Trái Đất có mấy môi trường địa lí ? GV: Giới thiệu về 3 môi trường địa lí trên thế giới GV: Treo bản đồ của các môi trường địa lí, hướng dẫn HS quan sát kết hợp hình 5.1 sgk H : Xác định vị trí, giới hạn đới nóng ? So sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên Trái đất và rút ra... trường địa lí, yêu cầu HS Nam Á quan sát và xác định vị trí của môi trường nhiệt đới thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa Vị trí đó thuộc khu vực nào ? gió mùa GV giải thích khái niệm gió mùa Hướng dẫn HS quan sát hình 7. 1 và 7. 2 sgk/ Tr.23 1 Khí hậu H : Nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á ? - Mùa hạ :gió từ biển thổi vào lục địa - Mùa đông : Gió từ lục địa c.Á... dạy học: - Bản đồ các môi trường địa lí - Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm III Tiến trình dạy học: 1 Ổn định: 7A : 7B: 2 Kiểm tra bài cũ : H: Xác định trên lược đồ vị trí của đới nóng? Nêu đặc điểm khí hậu? 3 Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung * Hoạt đông 1: Cá nhân- nhóm - Gọi HS xác định vị trí, giới hạn của môi trường xích đạo ẩm trên bản đồ các môi trường địa lí H : Cho biết quốc gia nào... 3 Thái độ: - Giáo dục HS long yêu thiên nhiên và biết khai thác thiên nhiên 1 cách hợp lí II Phương tiện dạy học: - Bản đồ các môi trường địa lí - Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm III Tiến trình dạy học: 1, Ổn định: 7A : 7B: 2 Kiểm tra bài cũ : - Nhận xét hình dáng tháp tuổi hình 4.2 và 4.3 có gí thay đổi và nhóm tuổi nào tăng về tỷ lệ và nhóm tuổi nào giảm về tỷ lệ - Kể tên các khu vực đông dân,... - Rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ 3 Thái độ - Yêu thiên nhiên, yêu đất nước  GD ý thức bảo vệ môi trương II Phương tiện dạy học : - Bản đồ các môi trường địa lí - Tranh ảnh về các loại cảnh quan nhiệt đới gió mùa III Tiến trình dạy học: 1 Ổn định: 2 Kiểm tra bài cũ : 7A : 7B: - Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới... kết cấu dân số theo độ tuổi một địa phương qua tháp tuổi Nhận dạng tháp tuổi - Vận dụng để tìm hiểu thực tế dân số châu Á, dân số một địa phương 3 Thái độ: - Có ý thức thực hiện tuyên truyền chính sách dân số II Phương tiện dạy học: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Á - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ tự nhiên châu Á III Tiến trình dạy học: 1 Ổn định : 7A : 7B: 2 Kiểm tra bài cũ: H: Quần cư... ảnh địa lí, lược đồ địa lí và biểu đồ hình cột 3 Thái độ: - Không đồng tình với hiện tượng di dân tự do làm tăng dân số đô thị quá nhanh và dẫn đến những hậu quả nặng nề cho MT II Phương tiện dạy học: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới - Các ảnh về đô thị hiện đại ở Đông Nam Á đã được đô thị hoá có kế hoạch, các ảnh về hậu quả đô thị hoá ở đới nóng III Tiến trình dạy học: 1 Ổn định: 7A 7B 2... cho HS ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên, phê phán các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường Liên hệ đến việc bảo vệ đất ở Việt Nam * Ghi nhớ 4 Củng cố: Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng Câu1: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng vĩ độ: a 50B – 50N c 50B – 270 23’N b 300b – 300N d Từ 50 chí tuyến 2 bán cầu Câu 2: Quang cảnh của môi trường nhiệt đới thay... 5 Dặn dò: - Học bài, làm bài tập ở vở bài tập - Chuẩn bị bài 7: Tìm hiểu môi trường nhiệt đới gió mùa Sưu tầm các tranh ảnh về các cảnh quan trong môi trường nhiệt đới gió mùa ( Cảnh rừng rụng lá vào mùa khô, cảnh rừng ngập mặn, đồng cỏ cao nhiệt đới.) *.Tự rút kinh nghiệm: 24 Ngày soạn : 14/09/2012 Ngày dạy: 21/09/2012: 7B Tiết 8 - Bài 7 : MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA I Mục tiêu bài học: Sau bài học, . địa phương 1 nước b. Tháp tuổi cho biết ……… của dân số qua …… của địa phương c. Trong 2 thế kỉ gần đây dân số Thế Giới ………… đó là nhờ …… Đáp án: a. Tình hình dân số, nguồn lao động của 1 địa. dạy học: - Bản đồ các môi trường địa lí. - Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm. III. Tiến trình dạy học: 1, Ổn định: 7A : 7B: 2. Kiểm tra bài cũ : - Nhận xét hình dáng tháp tuổi hình 4.2 và 4.3. trường” (sgk/ Tr.1 87) H : Dựa vào kiến thức đã học trên Trái Đất có mấy môi trường địa lí ? GV: Giới thiệu về 3 môi trường địa lí trên thế giới. GV: Treo bản đồ của các môi trường địa lí, hướng dẫn

Ngày đăng: 21/01/2015, 13:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w