Lợi thế trong sản xuất và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn mười năm thực hiện đường lối mới của Đảng và Nhà nước sản xuất cũng như xuất khẩu gạo đã từng bước phát triển. Từ một nước thiếu lương thực nay đã là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, sản lượng xuất gạo của Việt Nam hàng năm tăng lên liên tục, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh của các sản phẩm ở từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đều đặn, thị trường được mở rộng liên tục. Hiện nay, lúa gạo của Việt Nam đã có mặt ở trên 80 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa xuất khẩu gạo của nước ta đã phát triển vững chắc và đạt hiệu quả cao. Mặc dù đã tham gia xuất khẩu gạo được 13 năm nhưng hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn còn thấp. Có nhiều vấn đề nổi cộm trong xuất khẩu gạo như: chất lượng gạo còn thấp, chênh lệch giá xuất khẩu của Việt Nam và thế giới còn lớn. Khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới chủ yếu dựa vào giá thấp, thị trường không ổn định. Hệ thống thu gom xuất khẩu còn yếu kém, đơn lẻ nên chưa phù hợp và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Quản lý điều hành của các Bộ, ngành liên quan còn chậm, thiếu linh hoạt, chính vì thế việc xuất khẩu gạo của Việt Nam còn kém hiệu quả và thua thiệt nhiều. Hiện nay, số lượng xuất khẩu của ta nhiều song lại phải bán với giá thấp vì chưa hấp dẫn với khách hàng quốc tế. Nguyên nhân của vấn đề này vẫn là mối quan tâm của tất cả các nhà lãnh đạo, các ngành liên quan bởi họ vẫn chưa tìm ra lối thoát thực sự cho sản phẩm gạo Việt Nam trên trường quốc tế. Nhận thức được lợi ích to lớn và những khó khăn mà xuất khẩu gạo nước ta đang gặp phải, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Lợi thế trong sản xuất và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam ”. 1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO Nền kinh tế mỗi nước đều có những nguồn lực nhất định ( đất đai, tiền vốn, kỹ thuật lao động .) nguồn lực luôn gắn với nguồn lực khan hiếm. Để sản xuất mặt hàng nào đó với số lượng bao nhiêu nhiều hay ít thì nền kinh tế phải có sự lựa chọn để phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý. Xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế, đương nhiên các nước sẽ lựa chọn các mặt hàng nào có lợi thế so sánh cao nhất để thông qua trao đổi thương mại tận dụng và phát huy các lợi thế so sánh sẵn có và tiết kiệm được nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ thế kỷ 18, các nhà kinh tế học người Anh là Adamsmith và David Ricardo đã đưa ra “ Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối so sánh” cho đến nay vẫn được coi là lý thuyết nền tảng của thương mại quốc tế. Lợi thế cạnh tranh được coi như vấn đề có tính chiến lược và sách lược của từng quốc gia, để phát huy các yếu tố về lợi thế tuyệt đối và so sánh trong quá trình sản xuất và trao đổi thương mại. I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG XEM XÉT LỢI THẾ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM. 1.Lợi thế tuyệt đối: Thực chất của lợi thế tuyệt đối là việc so sánh chi phí sản xuất của cùng một loại sản phẩm ở các nước khác nhau. Nước có chi phí sản xuất cao hơn sẽ nhập sản phẩm từ có nước có chi phí sản xuất thấp hơn, mọi nguồn lực tập trung cho việc sản xuất sản phẩm mà nước đó có chi phí sản xuất thấp để xuất khẩu. Theo Adam Smith thì chi phí sản xuất thấp phải xuất phát từ việc quốc gia đó có lợi thế về nguồn tài nguyên sẵn có như đất đai, khí hậu, lao động. ở các nước đang phát triển đặc biệt như nước ta hiện nay, có nguồn tài nguyên dồi dào lý thuyết này hoàn toàn có ý nghĩa. Ở các nước đã phát triển, tài nguyên đã bị khai thác hoặc không có tài nguyên chúng ta phải xem xét lợi thế tương đối. 2. Lợi thế tương đối (Lợi thế so sánh): Thương mại quốc tế có từ lâu đời và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển. Các quốc gia cũng như các cá nhân không thể tồn tại riêng rẽ mà không có mối quan hệ với nhau. Mỗi quốc gia đều có nguồn 2 lực và khả năng sản xuất giới hạn. Trao đổi buôn bán quốc tế cho phép quốc gia mở rộng khả năng tiêu dùng vượt quá khả năng sản xuất, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là phải chọn mặt hàng, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để sử dụng một cách hợp lý. Lý thuyết lợi thế tương đối được hình thành dựa vào việc xem xét chi phí so sánh để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm ở các nước. Ví dụ ở Việt Nam sản xuất một máy kéo phải hi sinh 10 tấn lúa, Nhật Bản phải hi sinh 5 tấn lúa nên chi phí sản xuất lúa của Việt Nam bằng 1/10 máy kéo, của Nhật Bản bằng 1/5 máy kéo. Theo lý thuyết lợi thế tương đối của Ricacdo: Việt Nam có chi phí sản xuất lúa thấp hơn Nhật Bản nên Việt NAm chuyên môn hoá sản xuất lúa, còn Nhật có chi phí sản xuất máy kéo thấp hơn thì Nhật chuyên môn hoá sản xuất máy kéo và hai nước tiến hành trao đổi cho nhau. Sau trao đổi tiêu dùng của hai nước nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). Lợi thế tương đối được thực hiên trên nguyêntắc chuyên môn hoá sản phẩm có chi phí thấp hơn sau đó trao đổi lấy sản phẩm có chi phí so sánh cao hơn nhằm thu lợi từ giá tương đối rẻ hơn so với sản xuất trong nước. Như vậy, thương mại dựa trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm có lợi thế tương đối cũng làm tăng thêm lợi ích xã hội. Lý thuyết đã được xây dựng trên một loạt giả thiết được đơn giản hoá như chỉ có 2 nước sản xuất hàng hoá, nhân tố sản xuất duy nhất là lao động có thể di chuyển tự do trong nước, chi phí sản xuất không đổi, công nghệ không đổi, thương mại hoàn tự do. Do vậy, mặc dù quy luật của lợi thế so sánh là nguyên lý cơ bản quan trọng của kinh tế học nhưng vẫn hạn chế vì nó chủ yếu dựa vào lý luận giá trị lao động cho rằng lao động là yếu tố đầu vào duy nhất. Trong thực tế lao động không phải là đồng nhất, những ngành khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác nhau, hơn nữa đầu vào của sản xuất còn bao gồm: đất đai, vốn, khoa học công nghệ. Trong điều kiện kinh tế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ chỉ khai thác lợi thế so sánh chưa đủ mà phải khai thác lợi thế cạnh tranh. 3. Lợi thế cạnh tranh: Ngày nay, xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại nó như một tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng nó cũng như là thách thức về sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Về nguyên lý, lợi thế tuyệt đối và tương đối được xét và đánh giá bởi các yếu tố tự nhiên và kinh tế, nó thuần tuý ở dạng tiềm năng. Đối với một nước nếu tiềm năng về tự nhiên có được như rừng vàng biển bạc những vẫn bị nghèo đói nếu không có một giải pháp hữu hiệu để khai thác tiềm năng đó. Vì vậy, các tiềm năng cần được đặt trong mối quan hệ với các vấn đề chính trị đặc biệt là môi trường và chính sách kinh tế. Chỉ trên cơ sở khai thác hiệu quả các điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội mới có sức mạnh tổng 3 hợp cao trong sản xuất và xuất khẩu. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, lơi thế so sánh không thể tồn tại lâu dài mà có sự chuyển hoá thay đổi qua các giai đoạn. Việc xác đinh lợi thế cạnh tranh đã xem xét tới khía cạnh trí tuệ trong khai thác các tiềm năng tự nhiên, kinh tế đó là các yếu tố lao động có như vậy mới có giải pháp chủ động khai thác lợi thế và tiềm lực của nền kinh tế trong sản xuất và xuất khẩu. Như vậy, lợi thế cạnh tranh là sự biểu hiện tính trội của mặt hàng đó về chất lượng và cơ chế vận hành của nó trên thị trường tạo nên sức hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng. Nét đặc trưng của lợi thế cạnh tranh được thể hiên trên các mặt: chất lượng, giá sản phẩm, khối lượng sản phẩm và thời gian giao hàng, tính chất về sự khác biệt của sản phẩm hàng hoá và cơ chế vận hành tạo môi trường thương mại. Lợi thế cạnh tranh còn bao gồm chi phí cơ hội và năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, đạt tiêu chuẩn quốc tế và thị hiếu tiêu dùng trên các thj trường cụ thể, nguồn cung cấp phải ổn định, môi trường thương mại thông thoáng, thuận lợi. Do vậy lợi thế cạnh tranh và những nội dung mang tính giải pháp về chiến lược và sách lược của một đất nước trong quá trình sản xuất trao đổi và thương mại, lợi thế cạnh tranh chính là nghệ thuật phát huy những lợi thế sẵn có của chính mình để tạo thành ưu thế hàng hoá trong cạnh tranh. 4. Điều kiện vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. Thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, muốn lợi dụng các thuyết lợi thế cần phải có những điều kiện nhất định: Một là: Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh được vận dụng trong điều kiên ngoại thương vì vậy các nước muốn khai thác lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh trước tiên phải có nền sản xuất hàng hoá theo hướng xuất khẩu. Đây là điều kiện cơ bản vận dụng nguyên lý về lợi thế cạnh tranh. Hai là: Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh luôn gắn với yêu cầu mang tính xã hội, trong đó vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước mang tính quyết định. Vì vậy, để điều vận các lý thuyết về lợi thế là có cơ chế quản lý năng động, các chính sách kinh tế mở tạo khả năng khai thác các tiềm năng tự nhiên tạo ra sức cạnh tranh. Ba là: Muốn khai thác được lợi thế cần đánh giá đầy đủ chúng, muốn vậy phải có các chuyên gia kinh tế sử dụng thành thạo các phương pháp đánh giá gắn liền với các hoạt động kinh tế thị trường. 4 Bốn là: Để đánh giá được các lợi thế phải có hệ thống thông tin với mức độ tin cậy cao, phản ánh chính xác số lượng, chất lượng các yếu tố để đáp ứng yêu cầu đó phải điều tra, khảo sát các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trong nước, nắm chắc các thông tin về thị trường thế giới. 5. Lợi thế của Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Vấn đề tích cực trong hội nhập là chủ động tham gia các quan hệ hợp tác thương mại, tham gia vào phân công lao động quốc tế mà biểu hiện tập trung và chủ yếu nhất là thực hiện chiến lược đẩy mạnh sản xuất – xuất khẩu hàng hoá. Qua phân tích nghiên cứu, các nhà kinh tế cho rằng Việt Nam có đủ 4 yếu tố rất cơ bản về lợi thế trong hoạt động xuất khẩu nông sản đặc biệt là gạo, bao gồm: Vị trí địa lý; nguồn lao động; tài nguyên thiên nhiên; chính sách đổi mới và sự ổn định nền kinh tế vĩ mô. 5.1 Ví trí địa lý. Lịch sử nông nghiệp thế giới đã xác định 4 trung tâm nông nghiệp đầu tiên của loài người là: Trung Đông với lúa mì, lúa mạch, đậu Hà Lan; TRung Mỹ với ngô và khoai lang, Đông Nam á với lúa nước: Bắc Trung Quốc với cao lương. Như vậy, Việt Nam thuộc một trong bốn trung tâm nông nghiệp đầu tiên với cây lúa nước là đặc trưng. Khoa học Việt Nam năm 1964 khẳng định: “ Việt Nam nếu không phải là trung tâm duy nhất xuất hiện cây lúa trồng thì cũng là một trong những trung tâm sớm nhất”. Như vậy, có thể nói cây lúa nước là cây bản địa của Việt Nam. Việt Nam nằm ở vòng cung Châu á - Thái Bình Dương, đây là nơi đang diễn ra những dòng giao lưu kinh tế sôi động nhất và hứa hẹn cho những bước phát triển trong tương lai. Việt Nam năm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống biển là cửa ngõ không chỉ đối với nền kinh tế Việt Nam mà còn đối với nền kinh tế của nhiều quốc giai khác. Đây là điều vô cùng thuận lợi so với các nước khác nằm sâu trong lục địa hoặc nằm ở những nơi ít diễn ra hoạt động thương mại quốc tế. Lợi thế về mặt địa lý của nước ta đang rất thuận lợi tạo ra một môi trường kinh tế năng động, linh hoạt, giảm được chi phí vận chuyển và khả năng mở rộng thị trường trao đổi hàng hoá và các hoạt động dịch vụ. Đây là lợi thế cần khai thác và phát huy trong phát triển kinh tế, nếu không biết tận dụng và phát huy là đang tự đánh mất cơ hội trong phát triển. 5 5.2 Lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái. Quá trình phát triển của cây lúa nước bao gồm 5 thời kỳ, tất cả các thời kỳ cây lúa đều đòi hỏi nhiệt độ lớn hơn 20°C, được tưới thường xuyên, có lượng nhiệt đủ lớn để cây đẻ nhánh và làm hạt tốt .Điều kiện nước ta hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đó. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm có độ ẩm không khí cao khoảng 80%, nhiệt độ thường xuyên trên 20°C, khí hậu ấm áp có tổng bức xạ mặt trời lên tới 140 – 200 kilo calo/1cm2/năm, số giờ nắng trong năm đạt trung bình 1200giờ/năm và tập trung mạnh vào thời kỳ làm hạt của lúa, góp phần cho năng suất cao. Lượng mưa hàng năm của nước ta rất lớn, trung bình 1500 – 2000mm, hệ thống nước ngầm có trữ lượng lớn, chỉ tính dưới lớp đất dày 1m lượng nước dự trữ đã là 100 –150mm, hệ thống sông ngòi dày dặc .là điều kiện tiên quyết cho sản xuất lúa nước phát triển vì nó đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho hàng triệu ha lúa. Ngoài ra hệ thống sông ngòi dày đặc cũng đem lại cho Việt Nam nhiều đồng bằng thung lũng, tạo nền tảng cho ruộng lúa nước ra đời ở nước ta. Ngoài ra, nước ta có điều kiện và sinh thái khá phong phú và đa dạng. Với sự hình thành 7 vùng sinh thái khác nhau mỗi vùng có đặc thù và thế mạnh riêng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Với việc bố trí cây trồng, vật nuôi . mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, đặc biệt có nhiều tiểu vùng “sinh thái – khí hậu đặc thù” cho phép phát triển một số cây đặc sản có giá trị xuất khẩu cao mà ít nơi có được tạo cho nông sản Việt Nam có năng suất sinh học cao và có những đặc trưng về “hương vi - chất lượng” tự nhiên được thế giới ưa thích, là những lợi thế trong cạnh tranh về tính độc đáo của nông sản Việt Nam. Mà ở một số vùng đã hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi cho việc bố trí vật nuôi cây trồng có giá trị xuất khẩu lớn mang tính đặc sản có giá trị của nền nông nghiệp Việt Nam như: Vùng Tây Nguyên có cây cà phê, vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, vùng trung du miền núi phía Bắc là vùng có tiềm năng kinh tế đa dạng cho phép bố trí cây trồng vật nuôi có hiệu quả như cây chè, chăn nuôi đại gia súc. 5.3 Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn của cả nước. Đồng bằng sông Hồng(ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) là hai vựa lúa lớn nhất của cả nước, được đánh giá vào loại phì nhiêu trên thế giới. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng lớn có diện tích 1,5 triệu ha được bồi đắp do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đây cũng là đồng bằng cổ màu mỡ trên thế giới được bồi tụ hàng tỉ tấn đất mỗi năm, chỉ tính 1m3 nước 6 vào mùa khô cũng chuyển 0,5 kg phù sa. ĐBSH có chứa hàm lượng đạm amôn, lân, nirat và các nguyên tố vi lượng khác khá cao, độ PH đạt trị số 6 – 6.5 được xem như trung tính. Các điều kiện trên hoàn toàn phù hợp để chúng ta phát triển cây lúa nước theo hướng thâm canh cho năng suất cao, sản lượng tăng hàng năm đạt 4%, tạo ra 1 triệu tấn thóc hàng hoá 1 năm. Ngoài ra, ĐBSH là đồng bằng cổ có lịch sử khai thác hơn 4 triệu năm nên đát canh tác thuần thục lâu năm. Đến nay cùng với ĐBSCL, ĐBSH đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất nước ta được hình thành chủ yếu do phù sa hệ thống sông Mê Kông bồi tụ hàng năm. Đất phù sa sông Cửu Long có rất nhiều tính trội, lượng đạm, lân, và các chất khác trong đất khá cao: cứ 1 lít nước ĐBSCL chứa 2.4 mg đạm, 0.6 mg lân. ĐBSCL là đồng bằng trẻ được khai thác vào cuối thế kỷ 17. Giữa thế kỷ 19 diện tích lúa ở đây là 20 vạn ha, đến nay đã mở rộng ra 4 triệu ha, đất đai bình quân trên đầu người khoảng 0.4 ha/người. Người dân ĐBSCL đã sớm tận dụng các điều kiện thuận lợi đó để phát triển cây lúa theo hướng sản xuất hàng hoá lớn phục vụ xuất khẩu. Sản lượng lúa ĐBSCL tăng 7% một năm và tạo ra từ 5.5 – 6.2 triệu tấn thóc hàng hoá chiếm hơn 70% lượng gạo xuất khẩu của cả nước hàng năm. Với kết quả đó ĐBSCL giữ vị trí chiến lược trong xuất khẩu lúa gạo nước ta. Như vậy, với các đặc điểm lý, hoá, tính cả hai đồng bằng lớn nước ta đều có những ưu điểm nổi trội, hoàn toàn phù hợp với sự phát triển cây lúa nức cho năng suất cao. Với độ màu mỡ và đặc điểm điểm thời tiết khí hậu – mùa vụ cho phép ĐBSH và ĐBSCL sản xuất lúa quanh năm (2 - 3 vụ/năm) trên diện rộng và thích nghi với nhiều giống lúa cao sản, lúa đặc sản có năng suất cao. Có thể nói sản xuất lúa của chúng ta không thua kém gì với Thái Lan mà còn đáp ứng được tính đa dạng về chủng loại và phẩm cấp gạo cho thị hiếu tiêu dùng ngày càng đa dạng hiện nay trên thế giới. Với đặc điểm trên, sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng lúa nước dã có nhiều thuận lợi cơ bản, chứa đựng những “tiềm năng” về lợi thế cạnh tranh của ngành nông sản trên thị trường. Đó là: năng suất, chất lượng và chi phí sản xuất thấp .Nhờ lợi thế vốn có mà trong nhiều năm qua tuy xuất khẩu ở nước ta chỉ ở dạng nguyên liệu thô hoặc có sơ chế nhưng vẫn có lãi. Song đó cũng chỉ là tiền đề trong quá trình cạnh tranh, vấn đề phải biết phát huy tốt các lợi thế đó để không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu gạo trong thời gian tới, bằng những giải pháp hữu hiệu về khoa học công nghệ, chính sách, tạo sự biến đỏi thực sự trong chất lượng và năng suất lao động xã hội. Với sự thay đổi mục tiêu chiến lược của cạnh tranh chuyển trọng tâm từ lợi thế so sánh dựa vào 7 điều kiên tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và giá nhân công rẻ sang lợi thế cạnh tranh mạnh hơn dựa trên tiềm lực khoa học với chi phí thấp cũng như nhiều sản phẩm và quy trình độc đáo hơn. 5.4. Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào. Hiện nay với 37 triệu người đang ở trong độ tuổi lao động ( chiếm 50 % dân số ), hàng năm có khoảng 1 - 1,2 triệu người đến tuổi lao động. Lao động Việt Nam hơn 60 % hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với các ưu thế đặc trưng là cần cù, thông minh và có khả năng tiếp thu nhanh chóng khoa học công nghệ .Hơn nữa, giá nhân công lại rẻ và thấp hơn nhiều các nước trong khu vực: giá công lao động của Việt Nam chỉ bàng 1/3 của Thái Lan, bằng 1/30 của Đài Loan, 1/26 của Singapo. Đây là lợi thế rất lớn cần khai thác có hiệu quả. Bên cạnh đó còn không ít hạn chế về lao động của Việt nam như: trình độ lao động còn thấp, hầu hết chưa qua đào tạo, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao. Do đó chúng ta cần phải không ngừng khắc phục những hạn chế đó để đáp ứng được yêu cầu của phân công lao động quốc tế. 5.5 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Kể từ khi thực hiện đường lối của Đảng ( từ đại hội VI – 1981 ) đến nay nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tưu đáng kể, kinh tế nông nghiệp không ngừng được phát triển, đời sống nông thôn từng bước được nâng cao, nền kinh tế xã hội trở nên năng động, linh hoạt, kinh tế đối ngoại được tăng cường và phát triển trên tất cả các lĩnh vực: hoạt động nhập khẩu, đầu tư, hợp tác và tham gia vào các tổ chức quốc tế. Chính sự ổn định về chính trị và đổi mới chính sách đã tạo đà cho quá trình phát triển. Như vậy, chính sách và môi trường được xem như là một trong những lợi thế có vai trò quyết định tới quá trình phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình thực hiện luôn được bổ sung và hoàn thiện các chính sách, tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho yêu cầu của sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội. Uy tín và vai trò của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thị trường lúa gạo trên thế giới không ngừng được tăng lên. Tuy còn yếu cả về kinh nghiệm và bề dày trong việc tham gia vào thị trường xuất khẩu nhưng đã có tốc độ phát triển nhanh thể hiện sự trưởng thành, biểu hiện sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có vị trí cao trên thị trường - xuất khẩu lúa gạo Việt Nam dã đứng hàng thứ hai trên thế giới. Như vậy Việt Nam có ảnh hưởng đáng kể trên thị trường thế giới về mặt hàng gạo xuất khẩu với số lượng và chất lượng ngày càng tăng, vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố trong kinh tế đối ngoại. 8 II. XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI. 1. Cung: Gạo là nhu yếu phẩm tối cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của con người. Do nhận thức được tầm quan trọng của lúa gạo mà ngày nay hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến lĩnh vực an ninh lương thực, trong đó họ đặc biệt quan tâm đến vấn đề cân đối cung - cầu tạo sự ổn định cho nhu cầu trong nước. Hơn nữa, diễn biến thuận tiện của thời tiết khí hậu trong vài năm gần đây làm lượng lúa gạo trao đổi trên thị trường ngày càng nhiều, rất nhiều quốc gia dư thừa gạo đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong vài thập niên vừa qua các nước đang phát triển vẫn thường xuyên chiếm khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới, phần còn lại các nước phát triển chiếm 20%. Theo phạm vi châu lục thì Châu Á trung bình xuất khẩu lớn nhất chiếm 75%, thứ đến là Mỹ xuất khẩu khoảng 20%, cả 3 châu Châu Âu, châu Đại Dương, Châu Phi chỉ chiếm 5% tổng xuất khẩu gạo thế giới. Theo kinh tế học, độ co giãn của cung đối với giá cả thường lớn hơn độ co giãn của cầu. Khi giá tăng người ta có thể đầu tư cho xuất khẩu gạo nhiều hơn như thông qua mở rộng diện tích canh tác, cải tiến giống, công nghệ chế biến .Song điều này diễn ra chậm chạp và cần có thời gian để điều chỉnh. Tổng cung gạo biến động phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như thời tiết, thiên tai, bão lũ, hạn hán,sâu bệnh . 2.Cầu: Khi giá tăng, người ta cũng có thể thay thế việc tiêu dùng gạo bằng các loại lương thực khác như: lúa mỳ, ngô .song sự thay đổi này bị hạn chế bởi thói quen và tập quán tiêu dùng. Trong ngắn hạn tổng cầu về gạo (AS) là tương đối ổn định. Trước khi do thiếu lương thực triền miên nhu cầu lương thực của con người rất đơn giản chỉ cần có gạo là đủ ăn. Trước nhu cầu đó, việc sản xuất lúa gạo cũng đơn giản, những loại giống lúa nào ngắn ngày cho năng suất cao đều được coi là giống tốt và được áp dung rộng rãi. Đối với những giống lúa đặc trưng truyền thống mặc dù có hương vị nhưng năng suất thấp nên việc bảo tồn gần như được coi nhẹ. Cùng với văn minh xã hội hiện đại ngày nay thì nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng lên. Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở mức đủ gạo để ăn mà đòi hỏi những loại gạo có chất lương cao - đặc sản, những loại gạo tự nhiên. Sở dĩ có gạo “tự nhiên” bởi lẽ cùng với những thành tựu của KHCN là tác hại của lượng hoá chất tồn đọng trong sản phẩm. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: tiêu dùng những loại gạo còn lưu lượng hoá chất là vô cùng tác hại. Hơn nữa, những loại 9 gạo còn thâm canh theo phương thức cổ truyền, tự nhiên bao giờ cũng có hương vị đậm đà hơn các sản phẩm cùng loại mà sử dụng quá nhiều hoá chất. Chính điều này đã dẫn đến một xu hướng có tính quy luật về nhu cầu gạo hiện nay: Cầu về số lượng gạo chất lượng thấp có xu hướng tăng chậm thậm chí giảm, còn cầu về gạo chất lượng cao vẫn không ngừng tăng lên. 3.Giá: Giá gạo trên thị trường thế giới rất nhạy cảm. Sự dao động của nó phụ thuộc vào sản lượng, tồn kho, dự trữ toàn cầu, tỷ lệ thay thế biên giữa gạo và các loại lương thực khác như: lúa mỳ, ngô . đặc biệt tình mùa vụ trong sản xuất và trao đổi. Nhìn chung giá lúa gạo trên thế giới gần đây có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân của sự giảm giá này do nhu cầu gạo tương đối ổn định trong khi cung ngày càng có xu hướng tăng lên. Đứng trước xu hướng của thị trường gạo thế giới, Việt Nam với cương vị là một nước xuất khẩu. Biện pháp lâu dài đối với chúng ta trước hết là nâng cao chất lương lúa gạo, tiếp đó là mở rộng thị trường tiêu thụ. III. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM. 1. Sự biến động của thị trường. Thị trường là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất và tiêu dùng, ở đâu có sản xuất, lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường. Để nắm vững các quy luật vận động của thị trường nhằm xử lý các tình huống trong kinh doanh nhất thiết chúng ta phải nghiên cứu và hiểu biết thị trường mà mình địng kinh doanh. Chúng ta nghiên cứu tác đọng của thị trường thế giới đến xuất khẩu gạo của Việt Nam hai vấn đề: Thứ nhất: dung lượng của mặt hàng gạo trên thị trường Đó là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên phạm vi thị trường nhất định. Chúng ta nghiên cứu dung lượng thị trường gạo để xác định nhu cầu thật của thị trường gạo thế giới. Như chúng ta đã biết, gạo là sản phẩm thiết yếu rất cần thiết cho cuộc sống, nhưng nhu cầu nhập khẩu tăng lên cầu về gạo của mỗi cá nhân giảm xuống, song nhu cầu của toàn xã hội vẫn tăng lên. Nguyên nhân là khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng gạo trực tiếp ít đi nhưng người ta sẽ tiêu dùng những sản phẩm được chế biến từ gạo tăng lên. Đồng thời nhu cầu gạo tăng lên do dân số tăng lên. Vì vậy vhúng ta thực hiện chiến lược xuất khẩu sản phẩm, ta phỉa lấy cơ sở xuất khẩu là do nhu cầu khi có nhu cầu mới xuất 10 [...]... TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI 14 Xuất khẩu gạo của 7 nước hàng đầu thế giới 15 II THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 15 1.Khái quát tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam 15 2 Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam 18 3 .Khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam 19 33 3.1 Khả năng cạnh tranh về chất lượng: 19 Tỷ lệ phẩm cấp gạo Việt Nam 19 3.2 Khả năng. .. 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO .2 I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG XEM XÉT LỢI THẾ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM 2 1 .Lợi thế tuyệt đối: 2 2 Lợi thế tương đối (Lợi thế so sánh): 2 3 Lợi thế cạnh tranh: 3 4 Điều kiện vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh 4 5 Lợi thế của Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối... đã làm giảm khả năng xuất khẩu gạo Nhiệm vụ của chúng ta là tìm giải pháp hữu ích để giải quyết những khó khăn đó nhằm tăng khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM I KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU GẠO VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 1.Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan là một quốc gia nằm trong cùng khu... 50-80% chi phí của Thái Lan Do vậy chi phí 20 sản xuất lúa gạo của Việt Nam bình quân từ 90 - 110 USD/tấn, Thái Lan là 120 - 150 USD/tấn Như vậy đây là lợi thế không nhỏ đối với Việt Nam trong xuất khẩu lúa gạo Phần lớn các phân tích đều cho rằng trong 10 năm tới Thái Lan là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất của Việt Nam và ngược lại Tuy nhiên xét về các lợi thế so sánh lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu,... cụ thể chúng ta phải xem xét khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới 3 .Khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam 3.1 Khả năng cạnh tranh về chất lượng: Chất lượng gạo liên quan đến hàng loạt các yếu tố từ khâu sản xuất như: đất đai, nước tưới tiêu, phân bón đến gống lúa, bảo quản, vận chuyển Để đánh giá gạo trên thị trường thế giới người ta căn cứ vào các tiêu thức: hình dang,... về lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối, lợi thế cạnh tranh và áp dụng vào phân tích các lợi thế đó trong hoạt động xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam Nhìn chung nước ta có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cần thiết cho phát triển rộng rãi sản xuất lúa hàng hoá xuất khẩu như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực Nhưng thực tế ta chưa khai thác triệt để các ưu đãi đó tạo lợi thế cạnh tranh trong. .. năng cạnh tranh về giá cả 20 3.3 Hoạt động tiếp cận thị trường 21 CHƯƠNG III .22 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM .22 I KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU GẠO VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 22 1.Kinh nghiệm của Thái Lan 22 2.Kinh nghiêm của nước Mỹ 23 II MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG... Lan và Việt Nam để giữ được thị trường của mình đều sẽ phải khó khăn trong cạnh tranh với Pakistan, Myanma và Campuchia Ba nước này đều có điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa gạo hàng hoá lớn, thu nhập đầu người và chi phí lao động cũng ở mức xấp xỉ như Việt Nam, do đó khả năng cạnh tranh về giá thành sản xuất – là lợi thế của Việt Nam hiện cũng đang là thách thức 3.3 Hoạt động tiếp cận thị trường Gạo. .. là sản xuất lương thực Trong sản xuất lương thực, một mặt khẳng định rõ vị trí đặc biệt của sản xuất lúa gạo, mặt khác lý giải kịp thời sự khởi sắc cơ bản của xuất khẩu gạo Số liệu dưới đây sẽ khắc họa những nét cơ bản tình hình sản xuất lúa gạo của nước ta trong thời gian qua 16 Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Sản suất lúa gạo Việt Nam 13 năm qua Sản lượng của Năng. .. mua bán gạo nhằm giúp các doanh nghiệp tiêu thụ gạo có lợi nhất Nhà nước cho các nhà xuất khẩu gạo vay với lãi xuất thấp để mua gạo xuất khẩu; nhà nước giảm thuế xuất khẩu, thậm chí thực hiện trợ giá xuất kẩu trong những điều kiện cần thiết để giúp các nhà cuất khẩu cạnh tranh được và chiếm lĩnh thị trường II MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ MỞ RỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRONG THỜI . KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM. 1.Khái quát tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam. Sau Nghi quyết 10 của Bộ Chính trị (5/4/1988) sản xuất. thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. Thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với sản xuất và xuất khẩu.