Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
286 KB
Nội dung
Chương 2 SÓNG CƠ HỌC A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. SÓNG CƠ HỌC 1. Định nghĩa: - Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất. - Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. - Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng. 2. Các đại lượng đặc trưng của sóng: a. Chu kỳ sóng: Chu kỳ sóng là chu kỳ dao động chung của các phần tử vật chất khi có sóng truyền qua. (Ký hiệu: T; đơn vị: giây (s)) b. Tần số sóng: là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ sóng.(Ký hiệu: f; đơn vị: (Hz)) 1 f T = c. Vận tốc truyền sóng: Vận tốc truyền sóng là vận tốc truyền pha dao động. (Ký hiệu: v) d. Biên độ sóng: Biên độ dao động sóng là biên độ dao động chung của các phần tử vật chất khi có sóng truyền qua. (Ký hiệu: a) e. Năng lượng sóng: - Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. - Nếu sóng truyền từ một nguồn điểm trên mặt phẳng, năng lượng của sóng giảm tỷ lệ với quãng đường truyền sóng. - Nếu sóng truyền từ một nguồn điểm trong không gian, năng lượng của sóng giảm tỷ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng. f. Bước sóng: - Định nghĩa 1: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha với nhau. (Ký hiệu: λ) + Hệ quả: • Những điểm cách nhau một số nguyên lần bước sóng trên phương truyền sóng thì dao động cùng pha: d n = λ ( n 0,1,2, = ). • Những điểm cách nhau một số lẻ lần nửa bước sóng trên phương truyền sóng thì dao động ngược pha: d (2n 1) 2 λ = + ( n 0,1,2, = ). - Định nghĩa 2: Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ dao động cúa sóng. v vT f λ = = II. HIỆN TƯỢNG GIAO THOA SÓNG 1. Định nghĩa: Giao thoa là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ cố định mà biên độ sóng được tăng cường hoặc bị giảm bớt. 2. Nguồn kết hợp. Sóng kết hợp: - Nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng tần số, cùng pha hoặc với độ lệch pha không đổi theo thời gian. - Sóng kết hợp là sóng được tạo ra từ nguồn kết hợp. 3. Lý thuyết về giao thoa: Giả sử A và B là hai nguồn kết hợp có phương trình sóng A B u u asin t= = ω và cùng truyến đến điểm M ( với 1 M A B d 1 d 2 MA = d 1 và MB = d 2 ). Gọi v là vận tốc truyền sóng. Phương trình dao động tại M do A và B truyền đến lần lượt là: 1 AM M M 1 2 BM M M 2 d u a sin (t ) a sin( t d ) v v d u a sin (t ) a sin( t d ) v v ω = ω − = ω − ω = ω − = ω − Phương trình dao động tại M: M AM BM u u u= + có độ lệch pha: d 2∆ϕ = π λ - Nếu d n = λ 2n⇒ ∆ϕ = π : Hai sóng cùng pha. Biên độ sóng tổng hợp đạt giá trị cực đại. - Nếu d (2n 1) 2 λ = + (2n 1)⇒ ∆ϕ = + π : Hai sóng ngược pha. Biên độ sóng tổng hợp bằng không. III. SÓNG DỪNG - Sóng dừng là sóng có các điểm nút và điểm bụng cố định trong không gian. - Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sóng dừng: do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ của nó. - Khoảng cách giữa hai điểm nút hoặc hai điểm bụng liên tiếp bằng 2 λ . - Hiện tượng sóng dừng ứng dụng để xác định vận tốc truyền sóng. IV. SÓNG ÂM 1. Sóng âm và cảm giác âm: - Những dao động có tần số từ 16Hz đến 20000Hz gọi là dao động âm. Sóng có tần số trong miền đó gọi là sóng âm - Sóng cơ học có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là sóng siêu âm. - Sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz gọi là sóng hạ âm. 2. Sự truyền âm. Vận tốc âm: - Sóng âm truyền được trong môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí. Sóng âm không truyền được trong môi trường chân không. - Vận tốc truyền âm phụ thuộc tính đàn hồi, mật độ môi trường, nhiệt độ môi trường. 3. Độ cao của âm: Độ cao của âm là đặc tính sinh lý của âm, nó dựa vào một đặc tính vật lý của âm là tần số. 4. Âm sắc: Âm sắc là đặc tính sinh lý của âm, được hình thành trên cơ sở đặc tính vật lý của âm là tần số và biên độ. 5. Năng lượng âm: - Sóng âm mang năng lượng tỷ lệ với bình phương biên độ sóng. - Cường độ âm là lượng năng lượng được sóng âm truyền đi trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. Đơn vị W/m 2 . - Mức cường độ âm: Gọi I là cường độ âm, I 0 là cường độ âm chọn làm chuẩn. Mức cường độ âm là: 0 I L(B) lg I = hay 0 I L(dB) 10lg I = 6. Độ to của âm: - Ngưỡng nghe là giá trị cực tiểu của cường độ âm. - Ngưỡng đau là giá trị cực đại của cường độ âm. - Miền nghe được là miền nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau. B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN II.1. Chọn câu đúng. Sóng cơ học là: 2 A. sự lan truyền dao động của vật chất theo thời gian. B. những dao động cơ học lan truyền trong một môi trường vật chất theo thời gian. C. sự lan toả vật chất trong không gian. D. sự lan truyền biên độ dao động của các phân tử vật chất theo thời gian II.2. Chọn phát biểu đúng trong các lời phát biểu dưới đây: A. Chu kỳ dao động chung của các phần tử vật chất khi có sóng truyền qua gọi là chu kỳ sóng. B. Đại lượng nghịch đảo của tần số góc gọi là tần số của sóng. C. Vận tốc dao động của các phần tử vật chất gọi là vận tốc của sóng D. Năng lượng của sóng luôn luôn không đổi trong quá trình truyền sóng. II.3. Chọn câu đúng. Sóng ngang là sóng: A. được truyền đi theo phương ngang. B. có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. C. được truyền theo phương thẳng đứng. D. có phương dao động trùng với phương truyền sóng. II.4. Chọn câu đúng. Sóng dọc là sóng: A. được truyền đi theo phương ngang. B. có phương dao động trùng với phương truyền sóng. C. được truyền đi theo phương thẳng đứng. D. có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. II.5. Chọn câu đúng. Bước sóng là: A. khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha. B. khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha trên phương truyền sóng. C. khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động ngược pha. D. quãng đường sóng truyền được trong một đơn vị thời gian. II.6. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ dao động của sóng. B. Đối với một môi trường nhất định, bước sóng tỷ lệ nghịch với tần số của sóng. C. Những điểm cách nhau một số nguyên lần bước sóng trên phương truyền sóng thì dao động cùng pha với nhau. D. A, B, C đều đúng. II.7. Chọn câu đúng. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là vận tốc truyền sóng, f là tần số của sóng. Nếu v d (2n 1) 2f = + ; (n = 0, 1, 2, ), thì hai điểm đó: A. dao động cùng pha. B. dao động ngược pha. C. dao động vuông pha. D. Không xác định được. II.8. Chọn câu đúng. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là vận tốc truyền sóng, T là chu kỳ của sóng. Nếu d nvT= (n = 0,1,2, ), thì hai điểm đó: A. dao động cùng pha. B. dao động ngược pha. C. dao động vuông pha. D. Không xác định được. II.9. Chọn câu đúng. Vận tốc truyền của sóng trong môi trường phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: A. Tần số của sóng 3 B. Năng lượng của sóng C. Bước sóng. D. Bản chất của môi trường II.10. Chọn câu đúng. Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc vào: A. Biên độ của sóng B. Tần số của sóng C. Biên độ của sóng và bản chất của môi trường D. Tần số và biên độ của sóng II.11. Chọn câu đúng. Nguồn kết hợp là hai nguồn dao động: A. Cùng tần số. B. Cùng pha. C. Cùng tần số, cùng pha hoặc độ lệch pha không đổi theo thời gian. D. Cùng tần số, cùng pha và cùng biên độ dao động. II.12. Điều nào sau đây là đúng khi nói về năng lượng của sóng cơ học? A. Trong quá trình truyền sóng, năng lượng của sóng luôn luôn là đại lượng không đổi. B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng C. Trong quá trình truyền sóng, năng lượng sóng giảm tỷ lệ với quãng đường truyền sóng. D. Trong quá trình truyền sóng, năng lượng sóng giảm tỷ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng. II.13. Điều nào sau đây là sai khi nói về năng lượng của sóng cơ học? A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. B. Khi sóng truyền từ một nguồn điểm trên mặt phẳng, năng lượng sóng giảm tỷ lệ với quãng đường truyền sóng. C. Khi sóng truyền từ một nguồn điểm trong không gian, năng lượng sóng giảm tỷ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng. D. Năng lượng sóng luôn luôn không đổi trong quá trình truyền sóng. II.14. Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng âm? A. Sóng âm là sóng cơ học dọc truyền được trong môi trường vật chất kể cả chân không. B. Sóng âm có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20000Hz. C. Sóng âm không truyền được trong chân không. D. Vận tốc truyền âm phụ thuộc nhiệt độ. II.15. Chọn câu đúng. Âm sắc là đặc tính sinh lý của âm được hình thành dựa trên đặc tính vật lý của âm là: A. Biên độ. B. Tần số. C. Năng lượng âm. D. Biên độ và tần số. II.16. Chọn câu đúng. Độ cao của âm phụ thuộc vào: A. Biên độ. B. Tần số. C. Năng lượng âm. D. Vận tốc truyền âm II.17. Chọn câu đúng. Độ to của âm phụ thuộc vào: A. Tần số và biên độ âm. B. Tần số âm và mức cường độ âm. C. Bước sóng và năng lượng âm. D. Vận tốc truyền âm II.18. Chọn câu đúng. Âm có: A. Tần số xác định gọi là nhạc âm. B. Tần số không xác định gọi là tạp âm. C. Tần số lớn gọi là âm thanh và ngược lại âm có tần số bé gọi là âm trầm D. A, B, C đều đúng. II.19. Chọn câu đúng. Hai âm có cùng độ cao thì chúng có: 4 A. cùng tần số. B. cùng năng lượng. C. cùng biên độ. D. cùng tần số và cùng biên độ. II.20. Chọn câu đúng. Một trong những yêu cầu của các phát thanh viên về đặc tính vật lý của âm là: A. Tần số âm nhỏ. B. Tần số âm lớn. C. Biên độ âm lớn. D. Biên độ âm bé. II.21. Chọn câu sai. A. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. B. Những vật liệu như bông, nhung, xốp có tính đàn hồi tốt nên truyền âm tốt. C. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường. D. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ của môi trường. II.22. Chọn câu đúng. Tại nguồn O phương trình dao động của sóng là u = asinωt. Phương trình nào sau đây đúng với phương trình dao động của điểm M cách O một khoảng OM = d. A. 2 sin = − ÷ M M fd u a t v π ω B. 2 sin M M d u a t v π ω = − ÷ C. 2 sin = + ÷ M M fd u a t v π ω D. 2 sin = − ÷ M M fd u a t v π ω II.23. Chọn câu đúng. Thực hiện thí nghiệm giao thoa trên mặt nước: A và B là hai nguồn kết hợp có phương trình sóng tại A, B là: u A = u B = asinωt thì quỹ tích những điểm dao động với biên độ cực đại bằng 2a là: A. họ các đường hyperbol nhận A, B làm tiêu điểm và bao gồm cả đường trung trực của AB. B. họ các đường hyperbol có tiêu điểm AB. C. đường trung trực của AB. D. họ các đường hyperbol nhận A, B làm tiêu điểm. II.24. Chọn câu đúng. Thực hiện thí nghiệm giao thoa trên mặt nước: A và B là hai nguồn kết hợp có phương trình sóng tại A, B là: u A = u B = asinωt thì quỹ tích những điểm đứng yên không dao động là: A. họ các đường hyperbol nhận A, B làm tiêu điểm và bao gồm cả đường trung trực của AB. B. họ các đường hyperbol có tiêu điểm AB. C. đường trung trực của AB. D. họ các đường hyperbol nhận A, B làm tiêu điểm. II.25. Chọn câu sai. Sóng kết hợp là sóng được phát ra từ các nguồn: A. có cùng tần số, cùng phương truyền. B. có cùng tần số và có độ lệch pha không thay đổi theo thời gian. C. có cùng tần số và cùng pha hoặc độ lệch pha không thay đổi theo thời gian D. có cùng tần số và cùng pha. II.26. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự giao thoa sóng? A. Giao thoa sóng là sự tổng hợp các sóng khác nhau trong không gian. B. Điều kiện để có giao thoa là các sóng phải là sóng kết hợp nghĩa là chúng phải cùng tần số, cùng pha hoặc có hiệu số pha không đổi theo thời gian. C. Quỹ tích những điểm dao động cùng pha là một hyperbol. D. Điều kiện để biên độ sóng cực đại là các sóng thành phần phải ngược pha. 5 II.27. Chọn câu đúng. Thực hiện thí nghiệm giao thoa trên mặt nước: A và B là hai nguồn kết hợp có phương trình sóng tại A, B là: u A = u B = asinωt thì biên độ sóng tổng hợp tại M (với MA = d 1 và MB = d 2 ) là: A. 1 2 (d ) 2 os + ÷ d f ac v π . B. 1 2 d 2 sin d a π λ − ÷ C. 1 2 d 2 os − ÷ d ac π λ D. 1 2 (d ) 2 os − d f a c v π II.28. Chọn câu đúng. Thực hiện thí nghiệm giao thoa trên mặt nước: A và B là hai nguồn kết hợp có phương trình sóng tại A, B là: u A = u B = asinωt thì pha ban đầu của sóng tổng hợp tại M (với MA = d 1 và MB = d 2 ) là: A. 1 2 ( )+ − d d π λ . B. 1 2 − − d d f v π C. 1 2 ( )+d d f v π D. 1 2 ( )−d d π λ II.29. Chọn câu đúng. Trong quá trình giao thoa sóng. Gọi ϕ ∆ là độ lệch pha của hai sóng thành phần. Biên độ dao động tổng hợp tại M trong miền giao thoa đạt giá trị cực đại khi: A. 2n ϕ π ∆ = B. (2 1)n ϕ π ∆ = + C. (2 1) 2 n π ϕ ∆ = + D. (2 1) 2 ∆ = + v n f ϕ Với n = 0, 1, 2, 3 II.30. Chọn câu đúng. Trong quá trình giao thoa sóng. Gọi ϕ ∆ là độ lệch pha của hai sóng thành phần. Biên độ dao động tổng hợp tại M trong miền giao thoa đạt giá trị nhỏ nhất khi: A. 2n ϕ π ∆ = B. (2 1)n ϕ π ∆ = + C. (2 1) 2 n π ϕ ∆ = + D. (2 1) 2 ∆ = + v n f ϕ Với n = 0, 1, 2, 3 II.31. Chọn câu đúng. Trong hiện tượng giao thoa, những điểm dao động với biên độ lớn nhất thì: A. d = 2n π B. ∆ = n ϕ λ C. d = n λ D. (2 1)n ϕ π ∆ = + II.32. Chọn câu đúng. Trong hiện tượng giao thoa, những điểm đứng yên không dao động thì: A. 1 v d (n ) 2 f = + B. ∆ = n ϕ λ C. d = n λ D. (2 1) 2 ∆ = +n π ϕ II.33. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng dừng? A. Khi một sóng tới và sóng phản xạ của nó truyền theo cùng một phương, chúng giao thoa với nhau và tạo thành sóng dừng. B. Nút sóng là những điểm dao động với biên độ cực đại. C. Bụng sóng là những điểm đứng yên không dao động. D. Các bụng sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng. II.34. Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng dừng? A. Sóng dừng là sóng có các bụng và các nút cố định trong không gian. 6 B. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng bước sóng λ. C. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng 2 λ D. Trong hiện tượng sóng dừng, sóng tới và sóng phản xạ của nó thoả mãn điều kiện nguồn kết hợp nên chúng giao thoa với nhau. II.35. Chọn câu đúng. Khảo sát hiện tương sóng dừng trên dây đàn hồi AB = l. Đầu A nối với nguồn dao động, đầu B cố định thì sóng tới và sóng phản xạ: A. Cùng pha. B. Ngược pha. C. Vuông pha. D. Lệch pha 4 π . II.36. Chọn câu đúng. Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB = l. Đầu A nối với nguồn dao động, đầu B tự do thì sóng tới và sóng phản xạ: A. Vuông pha. B. Lệch pha góc 4 π . C. Cùng pha. D. Ngược pha. II.37. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 27s. Chu kỳ của sóng biển là: A. 2,45s B. 2,8s C. 2,7s D. 3s II.38. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 36s và đo được khoảng cách giữa hai đỉnh sóng lân cận là 10m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển: A. 2,5m/s B. 2,8m/s C. 40m/s D. 36m/s II.39. Người ta đặt chìm trong nước một nguồn âm có tần số 725Hz và vận tốc truyền âm trong nước là 1450m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trong nước và dao động ngược pha là: A. 0,25m B. 1m C. 0,5m D. 1cm II.40. Hai điểm ở cách một nguồn âm những khoảng 6,10m và 6,35m. Tần số âm là 680Hz, vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Độ lệch pha của sóng âm tại hai điểm trên là: A. 4 π . B. 16 π . C. π. D. 4π . II.41. Sóng ân có tần số 450Hz lan truyền với vận tốc 360m/s trong không khí. Giữa hai điểm cách nhau 1m trên phương truyền thì chúng dao động: A. Cùng pha. B. Ngược pha. C. Vuông pha. D. Lệch pha 4 π . II.42. Người ta gõ vào một thanh thép dài và nghe thấy âm nó phát ra. Trên thanh thép người ta thấy hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha nhau thì cách nhau 4m . Biết vận tốc truyền âm trong thép là 5000m/s. Tần số âm phát ra là: A. 312,5Hz B. 1250Hz C. 2500Hz D. 625Hz II.43. Sóng biển có bước sóng 2,5m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha là: A. 0 B. 2,5m C. 0,625m D. 1,25m II.44. Trên sợi dây OA, đầu A cố định và đầu O dao động điều hoà có phương trình O u 5sin 5 t(cm)= π . Vận tốc truyền sóng trên dây là 24cm/s.Bước sóng cúaóng trên dây là: A. 9,6cm B. 60cm C. 1,53cm D. 0,24cm. 7 II.45. Trên sợi dây OA, đầu A cố định và đầu O dao động điều hoà có phương trình O u 5sin 5 t(cm)= π . Vận tốc truyền sóng trên dây là 24cm/s và giả sử trong quá trình truyền sóng biên độ sóng không đổi. Phương trình sóng tại điểm M cách O đoạn 2,4cm là: A. M u 5sin(5 t )(cm) 2 π = π + B. M u 5sin(5 t )(cm) 4 π = π − C. M u 5sin(5 t )(cm) 2 π = π − D. M u 5sin(5 t )(cm) 4 π = π + II.46. Trên sợi dây OA dài 1,5m , đầu A cố định và đầu O dao động điều hoà có phương trình O u 5sin 4 t(cm)= π . Người ta đếm được từ O đến A có 5 nút. Vận tốc truyền sóng trên dây là: A. 1,2m/s B. 1,5m/s C. 1m/s D. 3m/s II.47. Trên sợi dây OA, đầu A cố định và đầu O dao động điều hoà với tần số 20Hz thì trên dây có 5 nút. Muốn trên dây rung thành 2 bụng sóng thì ở O phải dao động với tần số: A. 40Hz B. 12Hz C. 50Hz D. 10Hz II.48. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số 28Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d 1 = 21cm, d 2 = 25cm. Sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có ba dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là: A. 37cm/s B. 112cm/s C. 28cm/s D. 0,57cm/s II.49. Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B có phương trình dao động là: A B u u 2sin10 t(cm)= = π . Vận tốc truyền sóng là 3m/s. Phương trình sóng tại M cách A, B một khoảng lần lượt d 1 = 15cm; d 2 = 20cm là: A. 7 u 2cos sin(10 t )(cm) 12 12 π π = π − B. 7 u 4cos sin(10 t )(cm) 12 12 π π = π − C. 7 u 4cos sin(10 t )(cm) 12 12 π π = π + D. 7 u 2 3sin(10 t )(cm) 6 π = π − II.50. Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10cm có phương trình dao động là A B u u 5sin 20 t(cm)= = π . Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm M trên mặt nước là trung điểm của AB là: A. u 10sin(20 t )(cm)= π −π B. u 5sin(20 t )(cm)= π − π C. u 10sin(20 t )(cm)= π + π D. u 5sin(20 t )(cm)= π + π II.51. Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10cm dao động với tần số 20Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,5m/s. Số gợn lồi và số điểm đứng yên không dao động trên đoạn AB là: A. Có 14 gợn lồi và 13 điểm đứng yên không dao động. B. Có 13 gợn lồi và 13 điểm đứng yên không dao động. C. Có 14 gợn lồi và 14 điểm đứng yên không dao động. D. Có 13 gợn lồi và 14 điểm đứng yên không dao động. II.52. Trên mặt chất lỏng tại có hai nguồn kết hợp A, B dao động với chu kỳ 0,02s. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 15cm/s. Trạng thái dao động của M 1 cách A, B lần lượt những khoảng d 1 = 12cm; d 2 = 14,4cm và của M 2 cách A, B lần lượt những khoảng ' 1 d = 16,5cm; ' 2 d = 19,05cm là: A. M 1 và M 2 dao động với biên độ cực đại. B. M 1 đứng yên không dao động và M 2 dao động với biên độ cực đại . C. M 1 dao động với biên độ cực đại và M 2 đứng yên không dao động. D. M 1 và M 2 đứng yên không dao động. 8 II.53. Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 11cm với đầu B tự do, bước sóng bằng 4cm. Trên dây có: A. 5 bụng, 5 nút. B. 6 bụng, 5 nút. C. 6 bụng, 6 nút. D. 5 bụng, 6 nút. II.54. Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 20cm với đầu B cố định, bước sóng bằng 8cm. Trên dây có: A. 5 bụng, 5 nút. B. 6 bụng, 5 nút. C. 6 bụng, 6 nút. D. 5 bụng, 6 nút. II.55. Một sợi dây mãnh AB dài lm, đầu B cố định và đầu A dao động với phương trình dao động là u 4sin 20 t(cm)= π . Vận tốc truyền sóng trên dây 25cm/s. Điều kiện về chiều dài của dây AB để xảy ra hiện tượng sóng dừng là: A. l 2,5k= B. 1 l 1,25(k ) 2 = + C. l 1,25k= D. 1 l 2,5(k ) 2 = + II.56. Một sợi dây mãnh AB dài 64cm, đầu B tự do và đầu A dao động với tần số f. Vận tốc truyền sóng trên dây 25cm/s. Điều kiện về tần số để xảy ra hiện tượng sóng dừng trên dây là: A. 1 f 1,28(k ) 2 = + B. 1 f 0,39(k ) 2 = + C. f 0,39k= D. f 1,28k= II.57. Một sợi dây đàn dài 1m, được rung với tần số 200Hz. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 6 nút. Vận tốc truyền sóng trên dây là: A. 66,2m/s B. 79,5m/s C. 66,7m/s. D. 80m/s. 2.58. Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2m đầu A cố định đầu B tự do, được rung với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với vận tốc 24m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút. Tần số dao động của dây là: A. 95Hz B. 85Hz C. 80Hz. D. 90Hz. II.59. Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số 50Hz. Khi đó trên mặt nước hình thành hệ sóng tròn đồng tâm S. Tại hai điểm M, N nằm cách nhau 9cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động cùng pha với nhau. Biết rằng, vận tốc truyền sóng thay đổi trong khoảng từ 70cm/s đến 80cm/s. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là: A. 75cm/s B. 80cm/s C. 70cm/s D. 72cm/s II.60. Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số f. Khi đó trên mặt nước hình thành hệ sóng tròn đồng tâm S. Tại hai điểm M, N nằm cách nhau 5cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động ngược pha với nhau. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 80cm/s và tần số của nguồn dao động thay đổi trong khoảng từ 48Hz đến 64Hz. Tần số dao động của nguồn là: A. 64Hz B. 48Hz C. 54Hz D. 56Hz 61. Đầu A của một sợi dây đàn hồi căng ngang rất dài được nối với một bản rung có tần số f = 0,5 Hz, biết rằng sau 2s sóng truyền đi được 10m trên dây không đổi. Bước sóng là : A. 10m. B. 5m. C. 2,5m. D. 1m. 62. Đầu A của một sợi dây đàn hồi căng ngang rất dài được nối với một bản rung với phương trình u = 5sin π t(cm), biết rằng sau 2s sóng truyền đi được 10m trên dây không đổi. Điểm B trên dây cách A một đoạn 5m dao động : A. Cùng pha với A. B. Ngược pha với A. C. Trễ pha π /2 so với A. D. Nhanh pha π /4 so với A. 9 63. Đầu A của một sợi dây đàn hồi căng ngang rất dài được nối với một bản rung với phương trình u = 5sin π t(cm), biết rằng sau 2s sóng truyền đi được 10m trên dây không đổi. Xét điểm B và C cách A lần lượt là 2,5m và 50m, trong BC có số điểm dao động đồng pha với A là : A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. 64. Đầu A của một sợi dây đàn hồi căng ngang rất dài được nối với một bản rung với phương trình u = 5sin π t(cm), biết rằng sau 2s sóng truyền đi được 10m trên dây không đổi. Xét điểm B và C cách A lần lượt là 2,5m và 50m, trong BC có số điểm dao động ngược pha với A là : A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. 65. Đầu A của một sợi dây đàn hồi căng ngang rất dài được nối với một bản rung có tần số f biết rằng sau 2s sóng truyền đi được 10m trên dây không đổi. Hai điểm trên dây gần nhau nhất dao động lệch pha nhau π /2 cách nhau 1,25m thì tần số dao động là : A. 6hz. B. 4hz. C. 2Hz. D. 1Hz. 66. Một nguồn sóng dao động với phương trình u = Acos(10 π t + π /2) (m). Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng tại đó các phần tử dao động lệch pha nhau π /3 là 5m. Vận tôc sonngs là : A. 150m/s. B. 200m/s. C. 250m/s. D. 300m/s. 67. Một dây đàn hồi rất dài đầu A dao động với tần số f trong khoảng từ 22 đến 26Hz. Biên độ dao động là 4cm, và vận tốc sóng trên dây là 4m/s. Điểm M trên dây cách A 28cm ta thấy luôn dao động lệch pha với A là 2 ).12( π ϕ +=∆ k . Tần số sóng là : A. 23Hz. B. 24Hz. C. 25Hz. D. 26Hz. 68. Một dây đàn hồi rất dài đầu A dao động với tần số f trong khoảng từ 22 đến 26Hz. Biên độ dao động là 4cm, và vận tốc sóng trên dây là 4m/s. Điểm M trên dây cách A 28cm ta thấy luôn dao động lệch pha với A là 2 ).12( π ϕ +=∆ k . Bước sóng là : A. 16m. B. 0,16m. C. 25m. D. 0,25m. 69. Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 8cm dao động cùng tần số f = 20Hz, cùng biên độ 4cm, cùng pha ban đầu. Tại điểm M cách A và B lần lượt là 25cm và 20,5cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực có hai dãy cực đại khác. Vận tốc sóng là : A. 0,3m/s B. 3m/s. C. 1,5cm/s. D. 1,5m/s 70. Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 8cm dao động cùng tần số f = 20Hz, cùng biên độ 4cm, cùng pha ban đầu. Tại điểm M cách A và B lần lượt là 25cm và 20,5cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực có hai dãy cực đại khác.Trong AB số điểm dao động cực đại là : A. B. C. D. A. ĐÁP ÁN II.1. B II.2. A II.3. B II.4. B II.5. A II.6. D II.7. B II.8. A II.9. D 10 . Chương 2 SÓNG CƠ HỌC A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. SÓNG CƠ HỌC 1. Định nghĩa: - Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất. - Sóng ngang là sóng có. Những dao động có tần số từ 16Hz đến 20000Hz gọi là dao động âm. Sóng có tần số trong miền đó gọi là sóng âm - Sóng cơ học có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là sóng siêu âm. - Sóng cơ học có tần số nhỏ. độ sóng tổng hợp bằng không. III. SÓNG DỪNG - Sóng dừng là sóng có các điểm nút và điểm bụng cố định trong không gian. - Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sóng dừng: do sự giao thoa giữa sóng tới và