tìm hiểu công nghệ mạng 3g - trung tâm mobifone khu vực 2

33 351 0
tìm hiểu công nghệ mạng 3g - trung tâm mobifone khu vực 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Khoa Điện Tử Viễn Thông Đề tài thực tập: Tìm hiểu công nghệ mạng 3G Đơn vị thực tập: Trung tâm Mobiphone khu vực 2 Sinh Viên: Nguyễn Trọng Toàn -0820173 Nguyễn Viết Tiếng -0820170 Dương Hoài Tâm -0820142 Người hướng dẫn: Chuyên viên Kỹ Thuật Lê Dũng. TP.HCM. Ngày 10 tháng11 năm 2011 2 Mục Lục I. Giới Thiệu Công Ty 1 II. Kiến Thức khi đi thực tế tại trạm BTS 2 III.A 3G tại Việt Nam 4 III.B Những dịch vụ 3G phổ biến ở Việt Nam 5 IV. A Tổng quan về 3G 7 IV.B Cấu trúc mạng 3G 8 IV.C Điều khiển công suất 14 IV.D Chuyển giao 17 V. Chuyển giao giữa các hệ thống WCDMA và GSM 26 VI. Các thuật ngữ viết tắt 32 3 I. Giới thiệu về Trung tâm Thông tin di động khu vực II Trung tâm Thông tin di động khu vực II tọa lạc tại 18 đường Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Công ty Thông tin Di động Việt Nam (Vietnam Mobile Telecom Services Company - VMS). Được thành lập vào ngày 16 tháng 4 năm 1993, VMS là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu MobiFone. Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800, công nghệ UMTS 3G trên toàn quốc. MobiFone là nhà cung cấp dịch vụ 3G thứ 2 tại Việt Nam (tháng 12-2009). II. Những kiến thức đọng lại sau chuyến đi trạm đầy ý nghĩa tại Trung tâm Thông tin di động khu vực II Theo chân Anh Dũng chúng tôi được dẫn vào một căn phòng khá rộng ở tầng 10 tòa nhà Mobifone. Nơi đây có 2 Trạm phát sóng 2G(RBS2206-của Erission được đồng bộ) thuộc dạng cũ của Mobiphone phát băng tần 900Mhz. 1 Trạm phát sóng 2G băng tần 1800 và một Trạm phát sóng 3G. Một trạm BTS thường chia làm 3 Cell A,B,C theo góc 120 độ của vòng tròn. 3 trạm 2G được đồng bộ nhau gồm một trạm chính và 2 trạm phụ. Trước đây 3 trạm này hoạt động riêng lẻ và khi một trạm gặp sự cố thì không ảnh hưởng đến 2 trạm còn lại.Tuy nhiên thời gian gần đây Mobifone đã đồng bộ 3 trạm này. Theo lời giải thích của Anh Dũng chúng tôi được biết: “Nếu 3 trạm này hoạt rộng riêng thì tổng đài sẽ phải định danh 9 cell riêng biệt. Một thuê bao có thể nhảy Cell liên tục thì tổng đài phải Handover liên tục và tổng đài sẽ làm việc rất nhiều. Nếu được đồng bộ thì chỉ còn 3 cell thì giúp giảm tải cho hệ thống Core. Tuy nhiên nếu một trạm chính có vấn đề thì sẽ kéo theo các trạm phụ cũng không hoạt động được”. “Vì sao lại chấp nhận rủi ro này ?”–chúng tôi hỏi. Câu giải thích là Chất lượng của một mạng này so với mạng kia được đánh giá qua chỉ số Handover content (tỷ lệ HandOver thành công) là bao nhiêu.Ví dụ: Ở Mobifone sẽ là trên 97%. Mỗi Cell gồm hai TRx. DxU là khối xử lý trung tâm giống CPU của máy tính có chức năng điều khiển.Khối DTU có nhiệm vụ xử lý băng tần gốc.băng tần 4 900Mhz có tần số thấp nên được đưa lên Anten cao hơn để phủ đi xa hơn so với 1800Mhz. Tín hiệu tại mỗi cell gồm 2 sóng được CDU combine lại thành 1 sóng đưa lên anten phát ra kênh truyền. Để một trạm tối thiểu có thể hoạt động được thì phải có DxU, 3 cell tối thiểu mỗi cell thì phải có một card sóng. SHCU combine sóng băng tần 900 & 1800 từ 12 dây ghép thành 6 dây có những lằn cong tránh tổn hao do bức xạ và tán xạ . 6 dây này cứ 2 dây thì lên một Anten dual(vừa phát được 900&1800). Mỗi BSC có thể quản lý khoảng 2000 TRx.Trên lý thuyết thì mỗi BSC có thể quản lý khoảng 70 BTS(mỗi BTS có 36TRx).Nhưng trên thực tế có thể hàng trăm đến hàng ngàn BTS tùy thuộc vào mỗi BTS có bao nhiêu TRx điều này phụ thuộc vào mật độ thuê bao. Mỗi trạm ở mạng 2G gọi là BTS còn 3G gọi là Node B. Node B cũng cơ bản giống BTS. Khối công suất để đưa ra anten-tốn nhiều công suất nhất, card điều khiển và khối điều chế băng tần gốc. Sự khác nhau cơ bản đối với BTS thì cứ 12 nhóm thu phát 900 là một luồng E1 2Mbps. Thoại sẽ theo đường E1 đến Tổng đài. Nếu cuộc thoại của mình chuyển sang một MSC khác thì nó phải nối với một tổng đài của một mạng khác. Ví dụ: MSC của Mobiphone phải nối với MSC của Viettel, hoặc MSC của Mobiphone phải nối với tổng đài của Viễn Thông Thành Phố để gọi được điện thoại cố định trong TP hoặc phải nối với tổng đài liên tỉnh của VPN để gọi các số cố định liên tỉnh. Mỗi BTS sẽ có mã số nhận dạng CGI(cell global identify) duy nhất trên thế giới. 2G truyền dẫn TDM có tần số ở các cell khác nhau, còn 3G truyền dẫn TDM hoặc IP phát trên các cell có tần số giống nhau. Sóng ra của 3G là 2100Mhz dạng trải phổ WCDMA. Với Node B sự cố thường xảy ra ở card điều khiển. Về nguyên tắc thì sóng của trạm này phải phủ đến chân của trạm kia để tránh tình trạng một trạm nào đó gặp sự cố, tuy nhiên cũng có thể bị nghẽn mạng. Trong các Trạm BTS đều có các dây chống sét(màu xanh) nhiều đồng để thoát dòng lớn. Tủ nguồn cấp điện DC -48V nhằm chống nhiễu, gồm 3module là mạch chỉnh lưu nhằm chuyển AC sang DC cấp tải cho trạm chạy và cấp điện sạc Acquy để sử dụng khi mất điện. 5 Mỗi Acquy 12v với 4 Acquy đấu nối nối tiếp nhau thành 48V-180A một giờ. Một tủ BTS tải hết 6 TRx thì vào khoảng 20A. 1 Trạm thì Acquy cung cấp được 9h, 2 trạm 4,5h, 3 trạm 3h. BTS cũ thì chỉ cần cấp 24V. Anh Dũng cũng cảnh báo với chúng tôi: -Nguy hiểm nhất là hệ thống nguồn có thể gây chết người. -Các bình Acquy nhiều chì hoạt động khi sạc và khi cung cấp điện sẽ bốc khí chì sẽ gây cảm giác mệt. Ở TP. HCM có khoảng 3000 trạm BTS.Ở quận I do nhiều tòa nhà cao tầng nên người ta thường sử dụng hệ thống InBuilding. Đó là những thông tin thật bổ ích và sát với thực tế mà chúng tôi tiếp thu được sau chuyến đi trạm tại công ty Mobifone. III.A 3G tại Việt Nam Chuẩn 3G mà Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã cấp phép là chính là WCDMA ở băng tần 2100 MHz. Công nghệ này hoạt động dựa trên 6 CDMA và có khả năng hỗ trợ các dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao như video, truy cập Internet, hội thảo có hình WCDMA nằm trong dải tần 1920 MHz -1980 MHz, 2110 MHz - 2170 MHz Đây là sự lựa chọn đúng đắn bởi theo sự phân tích ở trên ta thấy rằng ở băng tần đã được cấp phép (1900-2200 MHz) cho mạng 3G ở Việt Nam hiện tại mới chỉ có công nghệ WCDMA là đã sẵn sàng. Các công nghệ khác, kể cả CDMA2000- 1x EV-DO là chưa sẵn sàng ở đoạn băng tần này vào thời điểm hiện nay. Công nghệ EV-DO sớm nhất cũng chỉ có khả năng có mặt ở băng tần 1900-2200 MHz vào năm 2010 khi Rev. C được thương mại hoá. Mặc dù một số nước trên thế giới cấp phép băng tần 3G theo tiêu chí độc lập về công nghệ (không gắn việc cấp băng tần với bất kỳ công nghệ nào) nhưng thực tế triển khai ở nhiều nước cho thấy trong băng tần 1900-2200 MHz, công nghệ WCDMA/HSPA vẫn là công nghệ chủ đạo, được đa số các nhà khai thác lựa chọn. Quy mô thị trường lớn của công nghệ này cũng đảm bảo rằng nó sẽ được tiếp tục phát triển trong tương lai. Công nghệ W-CDMA có các đặc tính năng cơ sở sau: + Hoạt động ở CDMA băng rộng với băng tần 5MHz; + Lớp vật lý linh hoạt để tích hợp tất cả các tốc độ trên một sóng mang; + Tái sử dụng bằng 1. Ngoài ra công nghệ này có các tính năng tăng cường sau: + Phân tập phát; + Ăng ten thích ứng + Hỗ trợ các cấu trúc thu tiên tiến. W-CDMA nhận được sự ủng hộ lớn nhất trước hết nhờ tính linh hoạt của lớp vật lý trong việc hỗ trợ các kiểu dịch vụ khác nhau, đặc biệt là các dịch vụ tốc độ bít thấp và trung bình. Nhược điểm của W-CDMA là hệ thống không cấp phép trong băng tần TDD với phát thu liên tục, công nghệ W-CDMA không tạo điều kiện cho các kỹ thuật chống nhiễu ở các phương tiện làm việc như máy điện thoại không dây. Ưu điểm của công nghệ này là hỗ trợ nhiều mức tốc độ khác nhau: 144Kbps khi di chuyển nhanh, 384Kbps khi đi bộ (ngoài trời) và cao nhất là 2Mbps khi không di chuyển (trong nhà). Với tốc độ cao, WCDMA có khả năng hỗ trợ các dịch vụ băng rộng như truy cập Internet tốc độ cao, xem phim, nghe nhạc với chất lượng không thua kém kết nối trong mạng có dây. WCDMA nằm trong dải tần 1920MHz -1980MHz, 2110MHz - 2170MHz. 7 III.B Những dịch vụ 3G phổ biến ở Việt Nam Vinafone , Mobifone và Viettel là ba nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ 3G ở Việt Nam .Hiện tại, tốc độ mạng 3G tại Việt Nam đã nâng lên tối đa chuẩn HSDPA 7,2 Mb/giây. Internet Mobile Mobile Internet là dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp từ máy điện thoại di động thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G.Đây là dịch vụ được cả Vinaphone và Mobifone ứng dụng. Khách hàng có thể truy cập vào 3G, đọc báo, xem video từ Internet, tải ảnh, video cũng như gửi nhận mail. Dịch vụ được đông đảo người chọn lựa nhất tại Việt Nam hiện nay, nhất là những khách hàng làm việc di động, luôn muốn cập nhật thông tin qua mạng nhanh. Mobile TV Mobile TV là dịch vụ cho phép xem các kênh truyền hình trực tiếp (Live TV) và các nội dung thông tin theo yêu cầu (ca nhạc, phim, video clip…) trên màn hình điện thoại di động. Ở Việt Nam, hiện nay, VinaPhone là mạng di động đầu tiên cung cấp dịch vụ Mobile TV trên mạng 3G. Các kênh TV hiện dịch vụ cung cấp gồm: VTV1, VTV3, H1TV, HTV3, HTV7, HTV9, O2TV, FashionTV, Channel News Asia, Channel V, TV5 Asia, NHK, DW, CCTV9, Australia Network; Kênh VOD: Kênh xem phim theo yêu cầu, cung cấp các phim, video clip… mới, chọn lọc; Kênh MOD. Bên cạnh đó, Mobile TV còn cung cấp các nội dung theo yêu cầu như xem video, phim, nhạc Mobile Broadband Mobile Broadband là dịch vụ truy cập internet tốc độ cao từ máy tính thông qua công nghệ truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động. Mobile Broadband thích 8 hợp cho những người dùng di động, sử dụng Internet trên laptop tại các khu vực không có Internet. Cổng thông tin 3G Tên của dịch vụ này Vinaphone đặt là 3G Portal, Mobifone là Wap Portal 3G, trong khi Viettel gọi bằng Websurf. Đây được xem là một kênh tin tức do nhà mạng cung cấp, cập nhật các báo điện tử và đưa lên di động, phù hợp với kích thước từng loại máy, hệ điều hành. Các dịch vụ khác Trên đây là 5 dịch vụ phổ biến nhất mà cả ba nhà mạng tại Việt Nam cung cấp. Trong khi đó, Vinaphone và Viettel còn giới thiệu một số dịch vụ độc đáo khác. Mobile camera được xem là "hàng độc" của Vinaphone, dịch vụ này cho người dùng xem trình trạng giao thông tại các ngã tư Hà Nội trực tiếp. Ứng dụng hữu ích với những người cần xem các đoạn đường có khả năng bị tắc trong giờ cao điểm. Vinaphone cho biết, sắp tới TP HCM cũng sẽ có dịch vụ này. Trong khi đó, nhà mạng Viettel chia ra tới 9 gói dịch vụ khác nhau. Ngoài điện thoại video, lướt web nhanh, xem TV, thuê bao 3G của nhà mạng này còn có thể sử dụng Mclip (xem và tải clip về điện thoại), Vmail (nhận mail thông qua pushmail), Mstore (gian ứng dụng cho điện thoại), Imuzik 3G (nghe, tải nhạc), Gameonline (tương tác với thuê bao khác chơi game). IV.A Tổng quan Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ số liệu mà IP đã đặt ra các yêu mới đối với công nghệ viễn thông di động. Thông tin di động thế hệ 2 mặc dù sử dụng 9 công nghệ số nhưng là hệ thống băng hẹp và được xây dựng trên cơ chế chuyển mạch kênh nên không thể đáp ứng được dịch vụ mới này. 3G (third-generation) công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba là giai đoạn mới nhất trong sự tiến hóa của ngành viễn thông di động. Nếu 1G (the first gerneration) của điện thoại di động là những thiết bị analog, chỉ có khả năng truyền thoại. 2G (the second generation) của ĐTDĐ gồm cả hai công năng truyền thoại và dữ liệu giới hạn dựa trên kỹ thuật số. Trong bối cảnh đó ITU đã đưa ra đề án tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 với tên gọi IMT – 2000. IMT – 2000 đã mở rộng đáng kể khả năng cung cấp dịch vụ và cho phép sử dụng nhiều phương tiện thông tin. Mục đích của IMT – 2000 là đưa ra nhiều khả năng mới nhưng cũng đồng thời đảm bảo sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) vào những năm 2000. 3G mang lại cho người dùng các dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp, giúp chúng ta thực hiện truyền thông thoại và dữ liệu (như e-mail và tin nhắn dạng văn bản), download âm thanh và hình ảnh với băng tần cao. Các ứng dụng 3G thông dụng gồm hội nghị video di động; chụp và gửi ảnh kỹ thuật số nhờ điện thoại máy ảnh; gửi và nhận e-mail và file đính kèm dung lượng lớn; tải tệp tin video và MP3; thay cho modem để kết nối đến máy tính xách tay hay PDA và nhắn tin dạng chữ với chất lượng cao… III. Cấu trúc mạng Kiến trúc hệ thống UMTS Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 UMTS tận dụng kiến trúc đã có trong hầu hểt các hệ thống thông tin di động thế hệ 2, và thậm chí cả thế hệ thứ nhất. Điều này được chỉ ra trong các đặc tả kỹ thuật 3GPP Hệ thống UMTS bao gồm một số các phần tử mạng logic, mỗi phần tử có một có một chức năng xác định. Theo tiêu chuẩn, các phần tử mạng được định nghĩa tại mức logic, nhưng có thể lại liên quan đến việc thực thi ở mức vật lý. Đặc biệt là khi có một số các giao diện mở (đối với một giao diện được coi là “mở”, thì yêu cầu giao diện đó phải được định nghĩa một cách chi tiết về các thiết bị tại các điểm đầu cuối mà có thể cung cấp bởi 2 nhà sản xuất khác nhau). Các phần tử mạng có thể được nhóm lại nếu có các chức năng giống nhau, hay dựa vào các mạng con chứa chúng. Theo chức năng thì các phần tử mạng được nhóm thành các nhóm: 10 + Mạng truy nhập vô tuyến RAN (Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS là UTRAN). Mạng này thiết lập tất cả các chức năng liên quan đến vô tuyến. + Mạng lõi (CN): Thực hiện chức năng chuyển mạch và định tuyến cuộc gọi và kết nối dữ liệu đến các mạng ngoài. + Thiết bị người sử dụng (UE) giao tiếp với người sử dụng và giao diện vô tuyến. Kiến trúc hệ thống ở mức cao được chỉ ra trong hình Kiến trúc hệ thống UMTS ở mức cao Theo các đặc tả chỉ ra trong quan điểm chuẩn hóa, cả UE và UTRAN đều bao gồm các giao thức hoàn toàn mới, việc thiết kế chúng dựa trên nhu cầu của công nghệ vô tuyến WCDMA mới. Ngược lại, việc định nghĩa mạng lõi (CN) được kế thừa từ GSM. Điều này đem lại cho hệ thống có công nghệ truy nhập vô tuyến mới một nền tảng mang tính toàn cầu là công nghệ mạng lõi đã có sẵn, như vậy sẽ thúc đẩy sự quảng bá của nó, mang lại ưu thế cạnh tranh chẳng hạn như khả năng roaming toàn cầu. Hệ thống UMTS có thể chia thành các mạng con có thể hoạt động độc lập hoặc hoạt động liên kết các mạng con khác và nó phân biệt với nhau bởi số nhận dạng duy nhất. Mạng con như vậy gọi là mạng di động mặt đất UMTS (PLMN). [...]... không có hiệu ứng gần-xa do mô hình một-tới-nhiều Điều khiển công suất có nhiệm vụ bù nhiễu bên trong cell gây ra bởi các trạm di động, đặc biệt là nhiễu gần biên giới của của các cell này Hơn thế nữa, điều khiển công suất trên đường xuống có nhiệm vụ làm giảm thiểu toàn bộ nhiễu bằng cách giữ QoS tại mức giá trị mục tiêu Bù nhiễu bên trong cell (điều khiển công suất ở đường xuống) 17 MS2 phải chịu nhiều... lượng giống nhau, cần nhiều năng lượng cấp phát cho cho các kênh đường xuống giữa BS và MS2 Có 3 kiểu điều khiển công suất trong các hệ thống WCDMA : Điều khiển công suất vòng mở, điều khiển công suất vòng kín, và điều khiển công suất vòng bên ngoài a) Điều khiển công suất vòng mở (Open-loop power control) Điều khiển công suất vòng mở được sử dụng trong UMTS FDD cho việc thiết lập năng lượng ban đầu cho... thời giao tiếp với cả 2 hoặc nhiều cell ( đối với cả 2 loại chuyển giao mềm) thuộc về các trạm gốc khác nhau của cùng một bộ điều khiển mạng vô tuyến (intra-RNC) hoặc các bộ điều khiển mạng vô tuyến khác nhau (inter-RNC) Trên đường xuống (DL), máy di động nhận các tín hiệu để kết hợp với tỷ số lớn nhất Trên đường lên (UL), kênh mã di động được tách sóng bởi cả 2 BS (đối với cả 2 kiểu SHO), và được định... khiển công suất, tín hiệu đến từ MS gần với BS nhất có thể chặn các tín hiệu từ các MS khác cách xa BS hơn Trong tình huống xấu nhất, một MS có công suất quá lớn có thể chặn toàn bộ một cell Giải pháp là phải áp dụng điều khiển công suất để đảm bảo rằng các tín hiệu đến từ các đầu cuối khác nhau có cùng công suất hay có cùng tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SIR) khi chúng đến BS Hiệu ứng gần-xa (điều khiển công. .. suy hao do khoảng cách Đó là lý do tại sao điều khiển công suất vòng mở chỉ được sử dụng như là việc thiết lập năng lượng ban đầu trong hệ thống FDD b) Điều khiển công suất vòng kín Điều khiển công suất vòng khép kín, được gọi là điều khiển công suất nhanh trong các hệ thống WCDMA, có nhiệm vụ điều khiển công suất phát của MS (đường lên), hay là công suất của trạm gốc (đường xuống) để chống lại phadinh... khiển công suất vòng kín rất nhanh nên có thể bù được phadinh nhanh và cả phadinh chậm c) Điều khiển công suất vòng bên ngoài Điều khiển công suất vòng bên ngoài cần thiết để giữ chất lượng truyền thông tại các mức yêu cầu bằng cách thiết lập mục tiêu cho điều khiển công suất vòng kín nhanh Mục đích của nó là cung cấp chất lượng yêu cầu Tần số của điều khiển công suất vòng bên ngoài thường là 1 0-1 00Hz... giao giữa các hệ thống (Inter-system HO): Kiểu chuyển giao này xuất hiện giữa các cell thuộc về 2 công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau (RAT) hay Các chế độ truy nhập vô tuyến khác nhau (RAM) Trường hợp phổ biến nhất cho kiểu đầu tiên dùng để chuyển giao giữa các hệ thống WCDMA và GSM/EDGE Chuyển giao giữa 2 hệ thống CDMA cũng thuộc kiểu này Một ví dụ của chuyển giao Inter-RAM là giữa các chế độ UTRA... trí mà mạng di động mặt đất công cộng UMTS kết nối với mạng ngoài Tất các kết nối chuyển mạch kênh đến và đi đều phải qua GMSC • SGSN (Nút hỗ trợ GPRS phục vụ) có chức năng tương tự như MSC/VLR nhưng thường được sử dụng cho các dịch vụ chuyển mạch gói • GGSN (Node cổng hỗ trợ GPRS) có chức năng gần giống GMSC nhưng phục vụ các dịch vụ chuyển mạch gói Mạng ngoài có thể chia thành 2 nhóm: • Các mạng chuyển... xướng chuyển giao được thực hiện như sau: If (pilot_E0/I0 )2 – (pilot_Ec/I0)1> D and BS1 is serving BS Handover to BS2; Else Do not handover; 24 End Trong đó: (pilot_Ec/I0)1 và (pilot_Ec/I0 )2 là Ec/I0 của kênh hoa tiêu nhận từ BS1 và BS2, D là hệ số dự trữ trễ Lý do đưa ra độ dự trữ trễ trong thuật toán chuyển giao cứng là để tránh “hiệu ứng ping-pong”, hiệu ứng này xảy ra khi một máy di động di chuyển... đang trong trạng thái chuyển giao mềm: cả BS 1 và BS2 đều đồng thời lắng nghe MS Sau đó tín hiệu nhận được chuyển đến RNC để kết hợp Trên đường lên, sự kết hợp chọn lựa được sử dụng trong chuyển giao mềm Khung khỏe hơn được chọn lựa và khung yếu hơn bị loại bỏ Bởi vì BS 2 “tốt hơn” BS1, để đáp ứng QoS mục tiêu, công suất phát được yêu cầu từ MS thấp hơn công suất cần thiết trong mô hình (a) Vì thế, nhiễu . tài thực tập: Tìm hiểu công nghệ mạng 3G Đơn vị thực tập: Trung tâm Mobiphone khu vực 2 Sinh Viên: Nguyễn Trọng Toàn -0 820 173 Nguyễn Viết Tiếng -0 820 170 Dương Hoài Tâm -0 820 1 42 Người hướng. kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800, công nghệ UMTS 3G trên toàn quốc. MobiFone là nhà cung cấp dịch vụ 3G thứ 2 tại Việt Nam (tháng 1 2- 2 009). II. Những kiến thức đọng lại. nghĩa tại Trung tâm Thông tin di động khu vực II Theo chân Anh Dũng chúng tôi được dẫn vào một căn phòng khá rộng ở tầng 10 tòa nhà Mobifone. Nơi đây có 2 Trạm phát sóng 2G(RBS 220 6-của Erission

Ngày đăng: 15/01/2015, 15:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÁC THUẬT NGỮ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan