Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
366,56 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIỆN KHCN VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN: ĐỀ TÀI: GVHD: GS.TSKH LÊ HUY BÁ SVTH : PHẠM THỊ THÁI MSSV : 07705311 Tiểu luận: Môi Trường Học Cơ Bản GVHD:GS.TSKH Lê Huy Bá TP.HCM, tháng 6, năm 2009 LỜI NÓI ĐẦU Lưu vực sông Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam với tổng diện tích khoảng 44.612 km 2 . Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và vị trí phân bố lãnh thổ, vùng này đang được xem như một vùng kinh tế giàu tiềm năng, vùng kinh tế động lực mạnh hàng đầu của Việt Nam. Đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự hình thành ngày càng nhiều các làng cá trên sông là nguyên nhân chủ yếu của việc ô nhiễm môi trường nước. Khả năng khử được các chất ô nhiễm của nguồn nước được gọi là khả năng "tự làm sạch" (self purification) của nguồn nước. Khi xả nước thải vào sông thì trong dòng sông có cơ chế tự làm sạch qua quá trình lắng đọng, dòng chảy, vi sinh vật trong sông sẽ phân hủy chất thải. Nếu như thải trong khả năng tự làm sạch thì nước sông sẽ không bị ô nhiễm. Nếu thải vượt quá khả năng tự làm sạch hay còn gọi là sức chịu tải thì nước sông sẽ bị ô nhiễm. Nghĩa là nước thải được pha loãng với nước nguồn tiếp nhận đến một khoảng nào đó thì được xáo trộn hoàn toàn với nước nguồn. ở những điều kiện bình thường, trong nguồn nước sẽ diễn ra một chu trình kín sự cân bằng giữa sự sống của các loài động thực vật và vi sinh vật. Sự sống của chúng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Khi nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp, sẽ tạo thành một lượng dư chất gây phá vỡ chu trình. Sự ô nhiễm quá mức sẽ làm cho nhiều chất hữu cơ trở nên không ổn định, làm cho cơ chế cân bằng của sinh vật, sự cung cấp ôxy diễn ra không bình thường. Tuy nhiên, tiếp theo một khoảng cách nào đó về hạ nguồn, tuỳ thuộc lượng các chất gây ô nhiễm, lưu lượng nước nguồn, các điều kiện thuỷ động của dòng chảy , những chu trình bình thường sẽ được phục hồi trở lại. Trong quá trình thực hiện tiểu luận, vì điều kiện thời gian và kiến thức càng hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy có những nhận xét và ý kiến để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! SV: Phạm Thị Thái 2 Tiểu luận: Môi Trường Học Cơ Bản GVHD:GS.TSKH Lê Huy Bá 1. Tổng quan về lưu vực sông Đồng Nai: 1.1 Định nghĩa lưu vực: Lưu vực sông (Cachment hay Basin hay Watershed) là một vùng địa lý được giới hạn bởi đường ranh giới (Contour) phân thủy ; mà trong phạm vi đó, nước mặt chảy tràn lên mặt đất, rồi đổ ra hệ thống sông ngòi và cuối cùng đổ vào nơi tích nước (hồ, đầm, biển). Các thành phần trong lưu vực có liên quan chặt chẻ với nhau theo qui luật hệ sinh thái môi trường. 1.2 Vị trí địa lý của lưu vực sông Đồng Nai: Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai có hình nan quạt kéo dài từ cuối sườn Tây của dãy Trường Sơn thuộc Nam Trung Bộ, qua hết vùng Đông Nam Bộ đến giáp vùng Đồng Tháp Mười thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn bộ chiều dài sông Đồng Nai đến cửa Soi Rạp ước khoảng 586km. Và diện tích lưu vực cho đến ngã ba Lòng Tàu là 29.520 km 2 . Độ dốc trung bình của lưu vực là 0,064. Mật độ lưới sông thay đổi từ 0,64 km/km 2 đến xấp xỉ 2 km/km 2 . Dòng chính sông Đồng Nai phân bố theo trục Đông Bắc - Tây Nam và các nhánh sông lớn quan trọng cùng đổ nước vào dòng chính là sông La Ngà (nằm bên trái dòng chính theo hướng từ thượng nguồn ra cửa sông), sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ (nằm bên phải). Toàn bộ hệ thống các sông suối trong lưu vực tập trung về các cửa chính là Gành Rái và Soài Rạp. Điều kiện địa hình cũng hình thành nên các lưu vực sông ven biển khá độc lập. Lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận ven biển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lưu vực tích thuỷ đi từ vùng cao nguyên Tây Nguyên đến hết đồng bằng miền Đông Nam Bộ với dân số năm 2004: 17.420.000 người. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 43.450 km 2 (không kể phần diện tích thuộc lãnh thổ Campuchia) nằm trải ra trên toàn bộ địa giới hành chính của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần địa giới hành chính của các tỉnh Đăk Lăk và Long An, ở vào vị trí địa lý: từ 105 0 30'21'' đến 109 0 01'20" kinh độ Đông và từ 10 0 19'55" đến 12 0 20'38" vĩ độ Bắc. SV: Phạm Thị Thái 3 Tiểu luận: Môi Trường Học Cơ Bản GVHD:GS.TSKH Lê Huy Bá 1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội lưu vực sông Đồng Nai: 1.3.1 Tài nguyên đất,nước, sinh vật, khí hậu của lưu vực sông Đồng Nai: Đại bộ phận lưu vực này là đất phong hóa từ đá bazan có độ phì cao và có khả năng giữ độ ẩm đủ cho cây trồng trong mùa khô. Đây là vùng trồng cao su rất thích hợp và có diện tích trồng cao su lớn nhất của nước ta. Trên lưu vực cũng có những nông trường lớn trồng chè, cà phê, những trung tâm công nghiệp, khu nghỉ mát, v.v Nguồn tài nguyên nước phong phú. Lưu vực sông Đồng Nai có lượng mưa tương đối phong phú với trung tâm mưa lớn nhất tại Bảo Lộc trên cao nguyên Di Linh. Lượng mưa đạt tới 2.876 mm mỗi năm. Ở thượng nguồn lưu vực phía nam cao nguyên Lang Biang, lượng mưa vào loại trung bình: 1.300 mm đến 1.800 mm. Sau cao nguyên Di Linh, lượng mưa có giảm, nhưng vẫn còn phong phú từ 2.000 đến 2.300 mm. Tính trung bình, hằng năm trên lưu vực lượng mưa đạt xấp xỉ 2.300 mm. Mùa mưa trên lưu vực bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI. Có một số vùng mùa mưa bắt đầu sớm hơn, từ tháng IV, như Đà Lạt, Liên Khương, Di Linh, Bảo Lộc. Tháng có lượng mưa lớn nhất thay đổi theo vùng, có nơi là tháng VII tháng VIII, có nơi là tháng X. Trong biến trình lượng mưa tháng trong năm có một số vùng thể hiện thêm một cực đại vào tháng V, nhất là ở vùng phía nam cao nguyên Lang Biang. Lượng mưa phong phú đã cung cấp một lượng nước mặt phong phú. Hằng năm, lưu vực sông Đồng Nai, không kể hai sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, tải ra biển khoảng trên 22 tỷ m 3 nước, ứng với môđun dòng chảy khoảng 30 l/s.km 2 . Tuy nhiên, dòng chảy phân bố trên lưu vực rất khác nhau. Lưu vực sông La Ngà có dòng chảy phong phú nhất, đạt xấp xỉ 40 l/s.km 2 . Lưu vực sông Bé có dòng chảy trung bình, đạt xấp xỉ 30 l/s.km 2 . Vùng thượng nguồn sông Bé, sông Đồng Nai có dòng chảy nhỏ hơn hết, chỉ đạt 20 - 15 l/s.km 2 . Cá biệt có nơi như lưu vực Đa Quyn dòng chảy năm chỉ đạt xấp xỉ 18 l/s.km 2 . Mùa lũ trên lưu vực sông Đồng Nai thường là từ tháng VII đến tháng X hoặc XI và có lượng nước SV: Phạm Thị Thái 4 Tiểu luận: Môi Trường Học Cơ Bản GVHD:GS.TSKH Lê Huy Bá chiếm 80-85% tổng lượng nước cả năm. Tháng có lượng nước lớn nhất trong năm thường là tháng IX, có nơi tháng X, và có thể đạt từ 25 - 30% lượng nước năm. 1.3.2 Các hoạt động phát triển công nghiệp, giao thông vận tải trong lưu vực: Lưu vực sông Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và cả trong tương lai của 12 tỉnh, thành phố trên lưu vực sông. Là vùng tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị hoá mạnh nhất trong số các vùng kinh tế lớn của Việt Nam mà trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu). Lưu vực sông Đồng Nai có tiềm năng kinh tế lớn, có điều kiện thuận lợi về phát triển thủy lợi. Nguồn thủy năng tiềm tàng tính đến Trị An có thể đạt tới trên 31 tỷ kW/h, ứng với lưu lượng nước bình quân năm khoảng 553m 3 /s. Còn sông Bé có lưu lượng nước bình quân năm khoảng 389m3/s cho một nguồn thủy năng tiềm tàng trên 9 tỷ kWh. 1.4 Hiện trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên tại lưu vực: Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế trong khu vực, các hoạt động khai thác các dòng sông cho mục đích kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng làm cho chất lượng nước sông cũng như đa dạng sinh học trong lưu vực ngày càng suy giảm. Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này đang và sẽ nảy sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước của hai con sông chính và quan trọng là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung được hình thành và phát triển mạnh mẽ dọc theo 2 con sông này từ thượng nguồn (Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh) đến trung lưu (Đồng Nai, Bình Dương) và hạ lưu (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã, đang và sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước cho 2 con sông này. Nếu không có các biện pháp hữu hiệu để sớm quản lý và giám sát các hoạt động dân sinh và sản xuất công nghiệp dọc theo lưu vực 2 con sông này thì trong tương lai không xa, nguồn nước của 2 con sông này sẽ bị ô nhiễm nặng với nhiều SV: Phạm Thị Thái 5 Tiểu luận: Môi Trường Học Cơ Bản GVHD:GS.TSKH Lê Huy Bá loại chất độc hại khác nhau, không thể sử dụng được (hoặc nếu sử dụng được phải tốn một khoản chi phí rất lớn cho việc xử lý nước), đe dọa sự sống của hơn 10 triệu dân trên lưu vực này khi không còn có nước sạch để ăn uống, sinh hoạt. Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nước do các hoạt động dân sinh và công nghiệp, các hoạt động khai thác cát dưới lòng sông, giao thông vận tải thuỷ và các hoạt động khác như nông nghiệp, ngư nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào việc ô nhiễm nguồn nước 2 con sông này với nhiều lại chất thải hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, thuốc trừ sâu rất nguy hại đối với sức khoẻ con người khi sử dụng nước để ăn uống, sinh hoạt. Do 2 con sông này chảy qua nhiều tỉnh khác nhau, cho nên đến nay vẫn chưa thống nhất được mục đích sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Trong nhiều trường hợp, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh này làm ảnh hưởng đến môi trường (cả không khí lẫn nguồn nước) trong phạm vi của tỉnh kia. Đặc biệt các tỉnh đầu nguồn như Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An nếu gây ô nhiễm thì khu vực hạ lưu như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, kể cả Đồng Nai phải gánh chịu hậu quả. 2. Lý thuyết chung về khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái lưu vực sông: 2.1 Dấu hiệu lưu vực sông bị ô nhiễm: Những dấu hiệu khi lưu vực sông bắt đầu bị ô nhiễm xuất hiện với việc giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, các thực vật thủy sinh bản địa suy giảm, các tính chất vật lý thông thường của nước biến đổi, như biến đổi màu, độ đục tăng, có mùi vị lạ, bắt đầu xuất hiện các loại động thực vật ưa ô nhiễm như cỏ dại, rêu, v.v. Ở các mức độ cao hơn, xảy ra hiện tượng chết hoặc di cư hàng loạt các loài động vật bậc cao, hàm lượng vi sinh vật gia tăng, xuất hiện các loài nấm và vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn yếm khí, rêu tảo phát triển mạnh, độ đục, độ màu của nước tăng đáng kể, cuối cùng, xảy ra các hiện tượng lên men, thối rữa, hàm lượng ô xy hòa tan tiến tới 0, nhiều loài sinh vật bản địa biến mất. Về mặt tự nhiên, môi trường nước có khả năng tự làm sạch thông qua một loạt các quá trình biến đổi lý – hóa – sinh học như lắng, lọc, tạo keo, hấp phụ, phân tán, SV: Phạm Thị Thái 6 Tiểu luận: Môi Trường Học Cơ Bản GVHD:GS.TSKH Lê Huy Bá biến đổi có hoặc không xúc tác hóa học, sinh học, oxy hóa khử, phân ly, polyme hóa hay các quá trình trao đổi chất, và sau một thời gian bị ô nhiễm, nước có thể trở về trạng thái ban đầu. Cơ sở để quá trình này đạt hiệu quả cao phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng oxy hòa tan, và do vậy, quá trình tự làm sạch trong môi trường nước động (sông, suối) dễ thực hiện hơn so với môi trường nước tĩnh (hồ, ao) do quá trình đối lưu và khuếch tán oxy của khí quyển vào nước xảy ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó cũng phụ thuộc vào hàm lượng tảo, vi tảo và các thực vật thủy sinh khác, đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp oxy trong nước thông qua các phản ứng quang hợp. Khi các chất ô nhiễm được đưa vào nước quá nhiều, vượt quá giới hạn của quá trình tự làm sạch thì kết quả là nước sẽ bị ô nhiễm lâu dài. 2.2 Khái niệm khả năng tự làm sạch của HST lưu vực: Khả năng tự làm sạch là khả năng tự điều tiết trong hoạt động của môi trường thông qua một số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ bên ngoài vào hoặc làm cho chất độc thành chất không độc. Tự làm sạch nguồn nước là quá trình phục hồi lại trạng thái chất lượng nước ban đầu nhờ các quá trình thuỷ động học, vật lý, hoá học, sinh hoá… diễn ra trong môi trường nước. 2.3 Các công thức tính toán của các quá trình tự làm sạch xảy ra của nguồn nước: Nguồn nước bị nhiễm bẩn là ở đó đã mất sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Để có sự cân bằng như ban đầu, trong nguồn nước xảy ra một quá trình tái lập tự nhiên. Theo thời gian qua nhiều sự biến đổi sinh hóa, lí hóa và hóa học của nguồn nước, chất bẩn do nước thải mang vào tuần tự được giảm dần. Khả năng của nguồn nước tự giải phóng những chất nhiễm bẩn và biến đổi thao qui luật oxy hóa tự nhiên gọi là khả năng tự làm sạch nguồn nước, và diễn biến của nó được gọi là quá trình tự làm sạch. Quá trình tự làm sạch của nguồn nước có thể xảy ra 2 giai đoạn:Xáo trộn và tự làm sạch SV: Phạm Thị Thái 7 Tiểu luận: Môi Trường Học Cơ Bản GVHD:GS.TSKH Lê Huy Bá Yếu tố đảm bảo khả năng tự làm sạch của nước mặt là tương quan giữa lưu lượng nước nguồn và lưu lượng nước thải. Xác định mức độ cần thiết để xử lý nước thải có tính đến tương quan lưu lượng sẽ cho phép đạt hiệu quả kinh tế và xử lý Tương quan lưu lượng là hệ số pha trộn n: n= nggh ng CC CC q qQ − − = + (1.1) Trong đó: Q: Lưu lượng nước nguồn tham gia vào quá trình xáo trộn, m 3 /s q : Lưu lượng nước thải xả vào nguồn, m 3 /s C : Hàm lượng chất bẩn của nước thải, mg/l C ng : Hàm lượng chất bẩn của nước nguồn, mg/l C gh : Hàm lượng giới hạn của hỗn hợp nước thải với nước nguồn sau khi đã xáo trộn kĩ, mg/l Thực tế, thì không phải lưu lượng nước nguồn tham gia vào quá trình xáo trộn mà chỉ có một phần nào đó mà thôi. Phần nước nguồn tham gia vào quá trình được đặc trưng bởi hệ sổ pha trộn. Công thức (1.1) viết lại thành: n = q qQ + γ (1.2) Hệ số pha trộn λ (phần nước nguồn tham gia vào quá trình ) phụ thuộc vào đặc tính thủy lực và hình dạng dòng chảy, đối với sông ta xác định theo công thức: γ = 3 3 1 1 L L e q Q e α α − − + − (1.3) Trong đó: L : Khoảng cách từ cửa xả nước thải tới mặt cắt tính toán (tính theo chiều dòng chảy),m; α : Hệ số tính đến ảnh hưởng thủy lực : 3 q E ϕζα = (1.4) SV: Phạm Thị Thái 8 Tiểu luận: Môi Trường Học Cơ Bản GVHD:GS.TSKH Lê Huy Bá Với ϕ : Hệ số cong- tính bằng tỉ số giữa khoảng cách theo chiều dòng sông L và khoảng cách theo đường thẳng L 1 E : Hệ số khuếch tán Trường hợp dòng chảy phức tạp thì hệ số E được xác định theo công thức của Makaveev (1.5), còn đối với dòng chảy êm thì dùng công thức của Potonov (1.6) E = mc HgV tbtb 2 (1.5) Hay E = 200 tbtb HV (1.6) Trong đó : g : Gia tốc rơi tự do, m/s 2 V tb : tốc độ trung bình của dòng chảy, m/s H tb : Độ sâu trung bình của dòng chảy, m m : Tỉ số giữa tốc độ dòng chảy của nước trong nguồn và nước thải qua miệng xả c : Nồng độ bẩn của nước nguồn ζ : Hệ số bằng 1 khi cửa xả đặt gần bờ, bằng 1,5 khi cửa xả đặt xa bờ Từ công thức (1.3) thấy hệ số γ tiến tới 1 khi khoảng cách dài vô hạn. Trong thực tế , một khoảng cách như thế là không thế có. Chính vì vậy, người ta chỉ xác định một khoảng cách nào đó để nguồn nước có thể tham gia được 70-80% lưu lượng vào quá trình xáo trộn đối với nguồn nước mặt công suất nhỏ và 25-30% đối với nguồn nước mặt cở trung bình và lớn . Bảng xác định vị trí xáo trộn toàn phần, khoảng cách L: Tỉ lệ giữa lưu lượng nước nguồn và nước Khoảng cách (km) từ cửa xả nước thải tới mặt cắt xáo trộn Hoàn toàn với lưu lượng nước nguồn , m 3 /h Đến 5 5 10 ÷ 50 10 ÷ 0 >500 SV: Phạm Thị Thái 9 Tiểu luận: Môi Trường Học Cơ Bản GVHD:GS.TSKH Lê Huy Bá thải Q:q 1:1 ÷ 5:1 5:1 ÷ 25:1 25:1 ÷ 125:1 125:1 ÷ 600:1 >600 0,54 0,54 10 25 50 0,72 4 12 30 60 0,9 6 15 35 70 1,35 9 20 50 100 Sự xáo trộn khuếch tán chủ yếu là do lực gió, sóng, đuổi về mọi hướng và do chênh lệch áp suất, nhiệt độ, ở các lớp nước tạo nên. Để quá trình tự làm sạch diễn ra bình thường cần đảm bảo các điều kiện sau: Sau khi xả nước thải vào nguồn, nước hỗn hợp còn lượng oxi dự trữ Trong nước nguồn xảy ra cùng lúc 2 quá trình: Tiêu thụ oxi và hòa tan oxi Quá trình tiêu thụ oxi hay oxy hóa chất hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật diễn ra 2 giai đoạn: • Giai đoạn 1: oxy hóa các hợp chất hữu cơ chứa cacbon tạo CO 2 và H 2 O • Giai đoạn 2: oxy hóa các hợp chất hữu cơ chứa nito, ban đầu thành nitrit sau dó là nitrat Nếu lượng oxy đầy đủ, thì giai đoạn 1 tuân theo qui luật “ tốc độ tiêu thụ oxy (tốc độ oxy hóa) ở nhiệt độ không đối, tại một thời điểm cho trước tỉ lệ lượng chất hữu cơ có trong nước thải “ Từ đó có thể thiết lập phương trình đặc trưng cho quá trình tiêu thụ oxy. Kí hiệu S 0 là nhu cầu oxy cho quá trình sinh hóa lúc ban đầu ; S là lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ sau thời gian t. Ta có công thức: S = S 0 10 –k 1 t (1.7) S 0 – S = S 0 (1-10 k 1 t ) (1.8) Hệ số k 1 phụ thuộc vào nhiệt độ của nước. Khi nhiệt độ của nước thải tăng thì k 1 cũng tăng. Bằng thực nghiệm người ta đã thiết lập công thức tính toán k 1 như sau: k 1(T2) = k 1(T1) 1.047 (T2-T1) (1.9) Trong đó: k 1(T2) , k 1(T1) là hệ số phân hủy ở nhiệt độ tương ứng T1 và T2 SV: Phạm Thị Thái 10 [...]... chính của tảo và thực vật là khử nguồn nito amon hoặc nitrat, nguồn photpho có trong nước 3 Khả năng tự làm sạch của lưu vực sông Đồng Nai: 3.1 Các yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng tới khả năng tự làm sạch của lưu vực sông Đồng Nai: 3.1.1 Dòng chảy: Môđun dòng chảy trung bình trên toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai khoảng 25 1/s/km2, tương ứng với dòng chảy 800mm trên tổng lớp nước trung bình 2100mm,... về lưu vực 3 1.1 Định ngh ĩa lưu vực 3 1.2 Vị trí địa lý lưu vực sông Đồng Nai .3 1.3 Đặc điểm kinh t ế - x ã hội lưu vực sông Đồng Nai 4 1.3.1 T ài nguyên đất, nước, sinh vật, khí hậu lưu vực sông Đồng Nai 4 1.3.2 Các hoạt động phát triển CN,GTVT trong lưu v ực .5 1.4 Hiện trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên 5 2 Lý thuyết chung v ề khả năng tự làm sạch. .. Bá Lưu vực sông Bé, ven biển Vũng Tàu, Tp.HCM, thượng lưu sông Sài Gòn: môđun dòng chảy khoảng 18-28 1/s/km2 Khu vực này khả năng tự làm sạch thấp • Lưu vực có môđun dòng chảy lớn: Trung lưu sông Đồng Nai, thượng lưu sông Bé, sông La Ngà có môđun dòng chảy khoảng 38-43 1/s/km2 môđun dòng chảy khoảng 18-28 1/s/km2 môđun dòng chảy khoảng 18-28 1/s/km2 Vì thế vùng này có khả năng tự làm sạch lớn nhất... Lái, nơi Đồng Nai hợp với lưu vực sông Sài Gòn có BOD tới 7 -15mg/l Sông La Ngà mặc dầu không chảy qua các đô thị lớn nhưng cũng bị ô nhiễm hữu cơ với mức nhẹ (BOD = 4 -8 mg/l) Sông Sài Gòn: giá trị BOD trung bình của sông Sài Gòn ở khu vực TP.HCM dao động từ 6 -30mg/l Giá trị BOD cao nhất ở đoạn cầu sông Sài Gòn đến Tân Thuận (20 -30 mg/l) Sau khi hợp lưu với sông Đồng Nai khả năng tự làm sạch được... trên sông này (từ Thiện Tân trên sông Đồng Nai; từ Củ Chi trên sông Sài Gòn về hạ lưu) đều có DO . quá giới hạn của quá trình tự làm sạch thì kết quả là nước sẽ bị ô nhiễm lâu dài. 2.2 Khái niệm khả năng tự làm sạch của HST lưu vực: Khả năng tự làm sạch là khả năng tự điều tiết trong hoạt động. trong lưu vực: Lưu vực sông Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống lưu vực sông Đồng. khu vực hạ lưu như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, kể cả Đồng Nai phải gánh chịu hậu quả. 2. Lý thuyết chung về khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái lưu vực sông: 2.1 Dấu hiệu lưu vực