Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
844,28 KB
Nội dung
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN : Môi Trường Học Cơ Bản GVHD : GS. TSKH Lê Huy Bá Sinh viên : Huỳnh Đức Thiện MSSV : 0771139 TPHCM 7- 2009 LỜI MỞ ĐẦU 1 Bước vào thế kỷ XXI , cùng với nhịp độ phát triển nhanh, mạnh mẽ của kinh tế , con người chúng ta cũng phải đang đứng trước những thách thức lớn về vấn đề gia tăng dân số ,bùng nổ dân số ,dân tộc….thì vấn đề về môi trường cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng , vấn đề này được nhiều quốc gia , lãnh thổ và toàn cầu vô cùng quan tâm. Hiện nay ,nó ngày càng cấp thiết hơn, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều quốc gia đặc biệt là vấn đề về sự thay đổi của khí hậu, mà nguyên nhân chủ yếu là lượng khí thải nhà kính đã làm biến đổi lớn khí hậu thế giới. Đối với Việt Nam thì lượng khí thải thải ra gây nên hiệu ứng nhà kín không đáng kể như các nước công nghiệp phát triển nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn của sự biến đổi này , nhiều chính sách môi trường được nhà nước ta đề ra nhằm giảm bớt ảnh hưởng này làm cho thiệt hại ở mức thấp nhất ,đảm bảo đời sống nhân dân bớt ảnh hưởng. Do đó công tác nghiên cứu đánh giá là rất cần thiết đối với vấn đề biến đổi khí hậu . Được sự giúp đỡ của GS.TSKH Lê Huy Bá tôi được tìm hiều đề tài “ Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Và Thích Nghi Ở Kiên Giang” để tìm hiểu về vấn đề thay đổi khí hậu ở Kiên Giang vùng đất chịu ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu.Trong quá trình tìm hiểu khó tránh những sai sót mong thầy và các bạn bỏ qua. Xin chân thành cảm ơn ! 2 I. khái quát chung về biến đổi khí hậu ờ Việt Nam Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007 [6]) Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người(chiếm 90% theo báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc và 10% là do tự nhiên) . BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đai. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và Metan CH4) là nguyên nhân hàng đầu của BĐKH, đặc biệt kể từ 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn. Biến đổi khí hậu kéo theo các hiện tượng như : hiện tượng El Nino , thủng tầng ozon , trái đất nóng dần lên.Và Việt Nam là một trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo số liệu quan trắc biến đổi khí hậu ở Việt Nam được ghi nhận như sau S %S Nhiệt độ : 0.3- 0.5 0 C 1 - 3 Lượng mưa: 200 – 1000mm 10 - 30 Mùa lạnh: (< 1\2 tháng ) Mùa khô (< 1 tháng) Mực nước biển 4.74 cm 2.5 3 Hình1 : biến đổi mực nước biển ở Đông Nam Á Xu thế biến đổi đã quan trắc được Nhiệt độ: tăng 0,1 – 0,3 °C /thập kỷ Lượng mưa: không nhất quán Mực nước biển: dâng 0,19cm/năm Dự kiến biến đổi trong thế kỷ 21 Nhiệt độ: tăng 3,7 – 4,2°C Mưa mùa mưa: tăng 3,6 – 4,6% Mưa mùa khô: tăng 3,8 – 4,6% Mưa năm: tăng 3,0 – 14,6% Mực nước biển: dâng 40 – 60 cm Kịch bản / năm 2050 2100 A1F1 13,7 39,7 A2 12,5 33,1 A1B 13,3 31,5 B2 12,8 28,8 A1T 12,7 27,9 B1 13,4 26,9 4 Bảng :kịch bản nước biển dâng tại Việt Nam Nhiệt độ trung bình được đánh giá là tăng 2.5oC vào năm 2070, nhiệt độ trung bình trên đất liền (tập trung chủ yếu vào khu vực cao nguyên) sẽ tăng 2.5oC, trong khi đó nhiệt độ trung bình tại khu vực ven biển sẽ tăng 1.5oC. Các ảnh hưởng có thể của việc tăng nhiệt độ nêu trên sẽ tác động đến một vùng rộng lớn của đất nước, gây ra hạn hán, các sản phẩm nông nghiệp sẽ bị mất mùa nghiêm trọng, các dịch bệnh sẽ tăng và lan truyền nhanh dọc theo đất nước bên cạnh các ảnh hưởng nghiêm trọng khác. Giá trị trung bình nhiệt độ cao và thấp hàng năm dự kiến cũng sẽ tăng. Số ngày với nhiệt độ cao hơn 25oC cũng sẽ tăng. Sự tăng nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các hệ sinh thái của đất nước, mùa màng và sức khỏe của nhân dân. Các vùng miền bắc và miền nam sẽ chịu tác động của gió mùa tây nam nhưng lượng mưa mùa sẽ giảm trong tháng 7 và tháng 8 và tăng trong tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Ở vùng miền trung, lượng mưa sẽ tăng khoảng 19% trong mùa mưa vào năm 2070. Lượng bốc hơi cũng sẽ tăng do nhiệt độ tăng. Do lượng mưa sẽ tập trung vào mùa mưa, lượng mưa trong mùa khô sẽ giảm vào năm 2070 ở miền trung Việt Nam và hạn hán sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Mực nước biển ở Việt Nam tăng 5 cm trong vòng 30 năm qua. Mực nước biển được dự kiến là tăng đến 9 cm trong năm 2010, 33 cm trong năm 2050, 45 cm trong năm 2070 và 1m vào năm 2100. Trong quá khứ các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam vào tháng 8 ở miền Bắc và tháng 10 ở miền Trung và tháng 12 ở miền Nam. Nhưng mùa bão sẽ xuất hiện muộn hơn và chuyển dần về phía nam trong các năm gần đây. BĐKH sẽ dẫn đến sự tăng của nhiệt độ bề mặt nước biển tại các vùng vĩ độ cao của Thái Bình Dương. Điều này sẽ làm cho xuất hiện nhiều bão hơn trong vùng tây bắc Thái Bình Dương, tác động đến Việt Nam, 5 Trong những thập kỷ tới, nhiệt độ bề mặt của nước biển sẽ được dự báo là tăng, dẫn đến tốc độ gió trong bão tăng lên và thời gian tồn tại của tốc độ gió lớn sẽ tăng. Cường độ bão sẽ tăng, đặc biệt là trong các năm El Nino. Mô phỏng về nhiệt độ, lượng mưa và thay đổi mực nước biển trong các vùng khác nhau được thể hiện tại bảng dưới đây. Theo các kịch bản này, đến năm 2070, nhiệt độ bề mặt trung bình sẽ tăng từ 1.5oC đến 2.5oC ; biến đổi lượng mưa sẽ dao động khoảng -5% đến +10%. Kịch bản của mực nước biển dâng cao 1m vào năm 2100 được dự kiến. II. Kiên Giang – Vùng Đất Đồng Bằng Sông Cửu Long Chịu Ảnh Hưởng Biến Đổi Khí Hậu II.1 khái quát về tỉnh Kiên Giang Kiên Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông cửu long, có vị thế giáp biển, trông ra Vịnh Thái Lan, là tỉnh rất giàu tiềm năng về thủy sản, khoáng sản, lâm sản và du lịch… - Vị trí địa lý và phân bố dân cư Kiên Giang là vùng đất tận cùng ở phía Tây Nam của Tổ quốc. Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh An Giang và Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Cam-pu-chia.Ngoài ra còn có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài vịnh. 6 Hình 2 : Đảo ở Kiên Giang Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.269 km 2 , dân số gần 1,7 triệu người. Trong đó dân tộc Kinh: 84,41%; Khmer: 12,23%; Hoa: 2,97%. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo. Theo kế hoạch dân số, phấn đấu hạ tỷ lệ sinh hàng năm từ 0,5-0,6‰ giai đoạn 2001-2005 và giảm 0,4‰ giai đoạn 2006-2010 thì qui mô dân số toàn tỉnh đến 2005 là 1.689.745 người và đến năm 2010 hơn 1.834.000 người. Kiên Giang là tỉnh có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch. 7 Hinh3: Bản Đồ tỉnh Kiên Giang - Đơn vị hành chính Kiên Giang có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, thị: Thành phố Rạch Giá, thị Xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương; huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải và huyện U Minh Thượng - Khí hậu . Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 27ºC - 27,5ºC; quanh năm không quá nóng và quá lạnh. Khí hậu 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. - Tài nguyên đất Tỉnh Kiên Giang có 626.904 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 402.644 ha, chiếm 64,22%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 122.774, chiếm 19,58%, diện tích đất chuyên dùng là 35.412 ha, chiếm 5,65%; diện tích đất ở là 10.090 ha, chiếm 1,61% và diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 55.984 ha, chiếm 8,93%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây 8 hàng năm là 327.468 ha, chiếm 81,33%, riêng đất lúa có 315.452 ha, chiếm 96,33% diện tích đất nông nghiệp; diện tích đất trồng cây lâu năm là 37.101 ha, chiếm 9,24%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 8.801 ha, chiếm 2,18%.Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 7.582 ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng là 35.485 ha, diện tích đất có mặt nước chưa được khai thác và diện tích đất chưa sử dụng khác là 6.446 ha. - Tài nguyên nước Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô. - Tài nguyên biển Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.000km 2 . Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lượng tôm cá ở đây khoảng 464.660 tấn trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn. Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng. - Tài nguyên khoáng sản Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…), nhóm đá bán quý (huyền thạch anh - opal…), trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật 9 liệu xây dựng, xi măng. Riêng về đá vôi có hơn 20 ngọn núi với trữ lượng khoảng hơn 440 triệu tấn, có một số núi đá vôi cần giữ lại di tích lịch sử, thắng cảnh và yêu cầu quân sự, nên trữ lượng để dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng là hơn 245 triệu tấn, với nguyên liệu này đủ để sản xuất 2,8-3 triệu tấn Clinker/năm trong thời gian trên 50 năm. - Tiềm năng du lịch Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc… Kiên Giang còn hướng tới phát triển du lịch sinh thái vùng U Minh lịch sử, có hương của rừng tràm và vườn chim thiên nhiên, với những món ăn đặc sản rừng U Minh . II.2 Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Kiên Giang – Vùng Đất ĐBSCL ĐBSCL có địa hình bằng phẳng, phần lớn có cao độ trung bình từ 0,7-1,2 m, ngoại trừ một số đồi núi cao ở phía Bắc đồng bằng thuộc tỉnh An Giang. Dọc theo biên giới Campuchia có địa hình cao hơn cả, cao trình từ 2,0-4,0 m, sau đó thấp dần vào đến trung tâm đồng bằng ở cao trình 1,0-1,5 m, và chỉ còn 0,3-0,7 m ở khu vực giáp triều, ven biển. Vùng tả sông Tiền, địa hình dạng lòng máng trũng có hướng dốc từ Tây-Bắc xuống Đông-Nam. Vùng giữa hai sông Tiền-Hậu, phù sa sông cũng bồi đắp hình thành nên hai dãy bờ sông cao ven sông rồi thấp dần vào nội đồng tạo thành lòng máng trũng ở giữa. Vùng hữu sông Hậu nhìn chung có hướng dốc Đông-Tây, từ phía sông Hậu thấp dần về phía biển Tây. Ven bờ biển thường do hoạt động của hải lưu, gió và phù sa sông, tạo thành các giồng cát cao ven biển có hình cung lồi ra phía biển, nằm xen kẽ các vùng trũng thấp ngập triều. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam sẽ là khu vực bị tác hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Trong các tháng mùa khô , nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đang bị nước biển xâm nhập mặn sâu làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhiều khu vực đã thiếu nước 10 [...]... nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên biện pháp giúp con người thích nghi với điều kiện khí hậu thay đổi để bảo vệ tốc độ tăng kinh tế ,đảm bảo đời sống nhân dân thì cần có giải pháp thích nghi hợp lý với biến đổi và vấn đề đặt ra là : Làm thế nào để thích ứng với biến đổi khí hậu? Thích ứng với biến đổi khí hậu là điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, ... động Kiên Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung thì khi nghi n cứu về khí hậu tác động bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận “từ trên xuống” dự báo các tác động trên các lĩnh vực nông nghi p Phân tích “Từ trên xuống” tác động biến đổi khí hậu có thể được kết hợp với kịch bản của thích ứng với biến đổi khí hậu Chiến lược thích ứng và giảm thiểu được xác định dựa trên : a) phân tích tác động biến đổi khí hậu, ... phỏng xâm nhập mặn và ngập lụt ở DBSCL Tác động của BĐKH đối với giao thông vận tải như làm tăng nguy cơ ngập nước các tuyến giao thông quan trọng, tăng xói lở mặt và nền đường bộ, tăng nguy cơ xói lở và cạn kiệt các luồng đường thuỷ II.5 Vấn Đề Về Sức Khoẻ Con Người Sự thay đổi về khí hậu có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ theo nhiều phương diện khác nhau ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra những... 3- 15 cm vào năm 2010, dâng từ 15 - 90 cm vào năm 2070 Các vùng ảnh hưởng là Kiên Giang, Tiền Giang, huyện Kiên Lương; huyện Hòn Đất… Là vùng đất thuần về nông nghi p lại là vựa lúa lớn nhất nước nên vấn đề khí hậu , đất đai, hệ thống nước với vùng là hết sức quan trọng Việc đánh giá tác động biến đổi khí hậu bao gồm các tác động sau: 11 ài Bảng: thể hiện các lĩnh vực đáng giá biến đổi khí hậu II.3... động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm năng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể đã tiên lượng được, những tác động của nó trong tương lai là một trong những vấn đề phải tiên đoán Hơn nữa,những tiên đoán hiện này thường được xem là những thay đổi có phạm vi rộng (Toàn cầu/khu vực/quốc gia), không đi sâu xuống cấp cộng đồng.Điều này làm cho việc phòng ngừa trở... lượng sóng , năng lượng sinh học nhằm giảm bớt khí gây hiệu ứng nhà kính Tóm lại biến đổi khí hậu là vần đề không chỉ riêng của mỗi quốc gia mà còn là vấn đề môi trường toàn cầu , chiến lược và hành động giảm thiểu, thích nghi của quốc gia trước hiện tượng nước biển dâng, có thể thấy rõ rằng mặc dù hiểu biết của xã hội về biến đổi khí hậu và tác động của nó ngày một tăng, nhưng rất ít quốc gia áp dụng... khắc nghi t, nên kiến thức hiện có của người dân địa phương có thể sẽ không còn phù hợp nữa Những thích ứng của địa phương cần phải được bổ xung bằng những biện pháp mới, như thiết lập hệ thống cảnh báo sớm dựa trên những dự đoán của các trạm/Viện Khí tượng Thuỷ văn - Các biện pháp thích ứng có thể rất đơn giản Mặc dù biến đối khí hậu là ‘mới’, những các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu vẫn... Về Nông Nghi p Tác động của BĐKH đối với nông nghi p và an ninh lương thực, như tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghi p Chuyện đất nóng lên tại Kiên Giang đã... số ngày ngập lũ ở vùng đầu nguồn sẽ giảm và tăng ở khu vực hạ lưu Tác động này sẽ gây ảnh hưởng tới vùng nuôi tôm ở Bạc Liêu, Cà Mau Trước sự thay đổi thời tiết khí hậu như trên, những vấn đề về sâu bệnh nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã xuất hiện và diễn biến phức tạp trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản và cả con người: bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi; bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa; bệnh... kết quả tính toán độ ngập và diện tích ngập lũ ở DBSCL Theo kỹ sư Nguyễn Văn Hạnh, dự tần suất bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đổ vào Kiên Giang trung bình nhiều năm trước đây chỉ có 0,2 cơn/năm Tuy nhiên xu thế BĐKH toàn cầu và hiện tượng ấm dần lên của trái đất trong những năm gần đây đã làm thay đổi điều đó Trong 22 năm gần đây (1980-2001), có tất cả 35 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực . đề biến đổi khí hậu . Được sự giúp đỡ của GS.TSKH Lê Huy Bá tôi được tìm hiều đề tài “ Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Và Thích Nghi Ở Kiên Giang để tìm hiểu về vấn đề thay đổi khí hậu ở Kiên. Kịch bản của mực nước biển dâng cao 1m vào năm 2100 được dự kiến. II. Kiên Giang – Vùng Đất Đồng Bằng Sông Cửu Long Chịu Ảnh Hưởng Biến Đổi Khí Hậu II.1 khái quát về tỉnh Kiên Giang Kiên Giang. tầng ozon , trái đất nóng dần lên .Và Việt Nam là một trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo số liệu quan trắc biến đổi khí hậu ở Việt Nam được ghi nhận như sau