Quản l vốn chủ sở hữu đối với NHTM
Trang 1KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: “QUẢN LÝ VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐỐI VỚI
Giảng viên: TS.GVC.Nguyễn Trọng Tài Sinh viên: Nguyễn Thu Hà
Lớp: A1C
Khoa: Tài chính – Ngân hàng
Hà Nội, 03/2011
Trang 2MỤC LỤC
1 Giới thiệu chung về VCSH
1.1 Vốn chủ sở hữu là gì
1.2 Vai trò của VCSH của ngân hàng: 1.3 Đặc điểm của VCSH của ngân hàng:
2 Quy mô vốn chủ sở hữu
3 Xác định quy mô VCSH nhằm đảm bảo an toàn :
3.1 Xác định VCSH trong quan hệ với tiền gửi
3.2 Xác định VCSH trong quan hệ với tổng tài sản 3.3 Xác định VCSH trong quan hệ với tổng tài sản rủi ro
4 Hiệu quả sử dụng VCSH
4.1.Các biện pháp gia tăng VCSH 4.2 Chi phí của VCC
4.3 Đo hiệu quả VCSH
5 Mục tiêu quản trị vốn chủ sở hữu
6.Các quy định về an toàn liên quan đến VCSH tại VN
Trang 3QUẢN LÝ VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Giới thiệu chung về vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn riêng của
ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu được cấu thành từ các bộ phận sau :
1.1.2 Vốn ban đầu
Đây là nguồn vốn được hình thành khi ngân hàng bắt đầu hoạt động ( với NH tư nhân, VCC do cá nhân ứng ra; với NH thuộc sở hữu Nhà nước, VCC do ngân sách NN cấp, với NH cổ phần, VCC do các cổ đông đóng góp, thông qua mua các cổ phần (hoặc cổ phiếu) ; nếu là NH liên doanh thì do các bên tham gia liên doanh góp).
VCSH của ngân hàng cổ phần có thể được hình thành từ cổ phần thường và cổ phần ưu đãi.
VCSH ban đầu phải dảm bảo các qui định của nhà chức trách tiền tệ, trong đó có quy định về vốn tối thiểu - vốn pháp định , tuỳ theo từng loại NH khác nhau trong từng điều kiện khác nhau mà có quy định cụ thể.
VCSH không phải hoàn trả , chủ ngân hàng có thể tăng hoặc giảm, thay đổi cơ cấu VCSH, và quyết định chính sách phân phối lợi nhuận.
1.1.3 VCSH hình thành trong quá trình hoạt động (VCSH bổ sung)
VCSH bổ sung bao gồm :
+ Cổ phần phát hành thêm, ngân sách cấp thêm :
Ngân hàng có quyền phát hành thêm cổ phần (dưới dạng cổ phiếu thường hoặc ưu đãi) nhằm gia tăng nguồn vốn hoặc xin cấp thêm vốn ngân sách để mở rộng quy mô hoạt động để chống đỡ rủi ro.
+ Lợi nhuận bổ sung VCSH :
Với NH cổ phần, đây chính là phần lợi nhuận sau thuế sau khi đã bù đắp vào các khoản chi phí đặc biệt, thường chia làm 2 phần : một phần chia cho các cổ đông theo giá trị cổ phần, một phần để bổ sung vào VCSH và được gọi là "lợi nhuận tích luỹ lại"- quỹ tích luỹ hay quỹ dự phòng…(về bản chất, phần này thuộc sở hữu của cổ đông, song được "vốn hoá" để mở rộng quy mô VCSH) Đối với 1 số ngân hàng lâu
Nguyễn Thu Hà –A1CPage 3
Trang 4đời, vốn tích luỹ có thể rất lớn
Với NHTM thuộc sở hữu NN, lợi nhuận sau thuế, sau khi đã trừ thua lỗ năm trước và các chi phí đặc biệt, được trích bổ sung VCSH theo quy định của Nhà nước Điều lệ các ngân hàng thường quy định mức Vốn điều lệ (tối thiểu là bằng vốn pháp định ), và thường bổ sung vốn điều lệ bằng trích lợi nhuận.
+ Các quỹ :
Bao gồm các quỹ sau
• Quỹ bảo toàn vốn tính theo tỷ lệ lạm phát: quỹ này làm tăng quy mô VCSH khi mà trong môi trường lạm phát, VCSH bị giảm giá
• Quỹ dự phòng tổn thất :quỹ này nhằm dự trữ để bù đắp những tổn thất nếu có xảy ra trong quá trình kinh doanh của ngân hàng Độ lớn của quỹ phụ thuộc vào tổn thất ròng, thu nhập của NH và tỷ lệ trích lập quỹ Một số ngân hàng coi đây là khoản chi phí,hạch toán vào khoản nợ, không hạch toán vào VCSH.
• Thặng dư của vốn :đây là phần chênh lệch thu được giữa thị giá và mệnh giá của cổ phiêú khi NH phát hành cổ phiếu mới
• Quỹ đánh giá lại: là những chênh lệch thu được do giá trị các tài sản của NH và nợ của NH thường xuyên thay đổi theo giá thị trường ( đặc biệt các chứng khoán, Bất động sản) Quỹ này thường xuyên biến động gắn liền với thay đổi thị giá, cho phép nhà quản lý đánh giá giá trị thị trường của VCSH
• Các quỹ khác: NH thường trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ đào tạo, quỹ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Phần lớn các quỹ này được sử dụng trong kì.
+ Cổ phần ưu đãi có thời hạn và Giấy nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu:
Các NH thường coi các khoản trên cũng thuộc VCSH mặc dù chúng mang một số tính chất của một khoản nợ Tuy nhiên phần này cũng bị giới hạn và kiểm soát chặt chẽ Việc gia tăng loại vốn này thường có nhièu ưu điểm đ/v QL NH như ko làm thay đổi quyền kiểm soát, hạn chế giảm cổ tức
** Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Xét quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy nhìn chung, quy mô vốn còn rất nhỏ Hệ thống NHTM Nhà nước vẫn chiếm đến hơn 70% thị phần huy động vốn đầu vào và thị
Trang 5phần cho vay, trong khi tổng mức vốn tự có của các NHTM Nhà nước chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực, với mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng này là 4.200 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro, Capital Adequacy Ratio – CAR) bình quân thấp Các NHTM ngoài quốc doanh có mức vốn tự có bình quân và hệ số an toàn vốn cao hơn nhưng lại không chiếm thị phần chủ yếu Tuy vậy, có thể khẳng định rằng các ngân hàng đều đang tích cực tăng vốn điều lệ và hệ số an toàn vốn những năm vừa qua Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7% Một số thống kê cho thấy hệ số CAR tại các ngân hàng thương mại của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3% Đây cũng là mức mà thực tế một số ngân hàng thương mại Việt Nam đã có Tính đến cuối năm 2007, hệ số CAR của nhiều ngân hàng thương mại đã vượt yêu cầu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho mục tiêu đến năm 2008 Tiêu biểu như Vietcombank, ACB, Sacombank, BIDV, EAB, MHB…
Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng tính đến cuối năm 2007 (đơn vị: %)
Bình quân, hệ số CAR của các NHTM quốc doanh đã tăng từ 7% trong năm 2006 lên 9% trong năm 2007; tỷ lệ này của các NHTM cổ phần cao hơn, bình quân trên 12%, của Vietcombank 2008 là 8,9%, 2009 dự tính dưới 8%; của Sacombank dự tính 2008 là 11,9%, 2009 là 10,9%;…
Trong cơ cấu vốn, tỷ lệ vốn nợ luôn chiếm tỷ lệ lớn 90% Trong đó tiền gửi chiếm khoảng 78% tổng nguồn vốn Nhiều nước quy định tỷ lệ VCSH/ Tổng vốn huy động là 1/13, 1/20, 1/80 Ở Việt Nam, con số này là 1/20
Thực trạng cơ cấu vốn của Vietcombank
Vốn nợ (%) 208.255.200 238.721.566
Nguyễn Thu Hà –A1CPage 5
Trang 61.2 Vai trò của VCSH của ngân hàng:
* Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản : VCSH góp phần bảo vệ lợi
ích của người gửi tiền :
Kinh doanh NH gắn liền với rất nhiều rủi ro Khí đó, các khoản tổn thất của NH sẽ được bù đắp bằng VCSH (đầu tiên là quỹ dự phòng rủi ro, sau đó là lợi nhuận tích luỹ và cuối cùng là vốn cổ phần)
Trường hợp NH phá sản hoặc ngừng hoạt động, thứ tự các khoản được hoàn trả là : các khoản tiền gửi, nghĩa vụ với chính phủ và người lao động,các khoản vay, cuối cùng là các giấy nợ có khả năng chuyển đổi, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường Do đó, nếu quy mô VCSH càng lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ thấy yên tâm hơn đồng thời cũng góp phần giảm bớt rủi ro cho cơ quan bảo hiểm tiền gửi.
* Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động : VCSH tạo lập tư
cách pháp nhân và duy trì hoạt động của NH.
Để hoạt động, ban đầu NH phải có được số vốn tối thiểu (vốn pháp định) Số vốn này trước hết dùng để mua (thuê ) trang thiết bị, nhà cửa cần thiết cho quá trình kinh doanh, phần còn lại tham gia vào hoạt động tự doanh của ngân hàng như cho vay hoặc mua chứng khoán.
Để cạnh tranh tốt, các NH không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng, nâng cao năng suất lao động và an toàn cho ngân hàng VCSH được sử dụng để nhập công nghệ mới, mở thêm chi nhánh, quầy giao dịch, VP đại diện
* Tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng :
Kinh doanh NH gắn liền với rất nhiều rủi ro Khí đó, các khoản tổn thất của NH sẽ được bù đắp bằng VCSH (đầu tiên là quỹ dự phòng rủi ro, sau đó là lợi nhuận tích luỹ và cuối cùng là vốn cổ phần)
Trường hợp NH phá sản hoặc ngừng hoạt động, thứ tự các khoản được hoàn trả là : các khoản tiền gửi, nghĩa vụ với chính phủ và người lao động,các khoản vay, cuối cùng là các giấy nợ có khả năng chuyển đổi, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường Do đó, nếu quy mô VCSH càng lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ thấy yên tâm hơn đồng thời cũng góp phần giảm bớt rủi ro cho cơ quan bảo hiểm tiền gửi.
Trang 7* Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng
* Quyết định quy mô hoạt động của NHTM và xác định tỷ lệ an toàn :
VCSH góp phần điều chỉnh các hoạt động của NH :
Rất nhiều các quy định về hoạt động của Ngân hàng của các nhà chức trách tiền tệ có liên quan chặt chẽ với VCSH như: quy mô nguồn tiền gửi tính theo tỷ lệ với VCSH, quy mô cho vay tối đa đối với 1 hoặc 1 nhóm khách hàng, nắm giữ cổ phần của công ty khác, mở chi nhánh, mua sắm tài sản cố định, thành lập cty con đều tính theo tỷ lệ với VCSH Như vậy, quy mô và cấu trúc hoạt động của NH được điều chỉnh theo VCSH.
1.3 Đặc điểm của VCSH của ngân hàng:
- Chỉ chiếm 5% đến 10% tổng nguồn vốn
- Ổn định và luôn được bổ sung trong quá trình phát triển
2 Quy mô vốn chủ sở hữu
Quản lý VCSH thực chất là xác định quy mô và cấu trúc của VCSH cho phù
hợp yêu cầu kinh doanh, qui định của luật pháp, đồng thời tìm kiếm các biện pháp tăng VCSH một cách có hiệu quả theo quan điểm lợi ích của chủ sở hữu
- Cách tính dựa theo quan niệm những giá trị nào không phải hoàn trả theo cam kết đều thuộc sở hữu của chủ ngân hàng.
VCSH(1) = Tổng tài sản – các khoản nợ
VCSH(1) gồm cổ phần thường , cổ phần ưu đãi vĩnh viễn + lợi
nhuận bổ sung + quỹ thặng dư (chêch lệch thị giá và mệnh giá cổ phiếu) + các quỹ dự phòng khác + quỹ khác…
- Cách tính mở rộng : dựa theo quan điểm mở rộng phát sinh từ thực tiễn có một số khoản nợ lưỡng tính : giấy nợ có khả năng chuyển đổi, cổ phần ưu đãi có thời hạn,
Do đó có công thức thứ 2 :
VCSH(2) = VCSH(1) + Tỷ lệ % các khoản nợ lưỡng tính
Khi tài sản và nợ bị biến động theo giá thị trường, tính VCSH theo giá trị sổ
Nguyễn Thu Hà –A1CPage 7
Trang 8-sách hoặc giá thị trường
Hay VCSH (3) = VCSH(1) + quỹ hình thành do đánh giá lại tài sản và nợ
theo giá thị trường
Theo cách này VCSH thực sự là thước đo giá trị của ngân hàng, tuy nhiên để tránh trường hợp có khoản mục không có căn cứ theo giá thị trường, nhà quản lý thường tính theo giá trị sổ sách.
- Theo quan điểm cổ đông : cổ phiếu thường và lợi nhuận tích luỹ là đại lượng
phản ánh giá trị VCSH đáng chú ý, và thị giá cổ phiếu thường là thước đo VCSH đối với cổ đông Do đó :
-Theo quan điểm của NHTW : NHTW quan tâm tới tính an toàn của ngân hàng – lợi
ích của người gửi tiền Trên quan điểm cẩn trọng NHTW tính toán VCSH của ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo an toàn :
VCSH nhằm đảm bảo an toàn = vốn cấp 1 + vốn cấp 2
3 Xác định quy mô VCSH nhằm đảm bảo an toàn :
Quan điểm của nhà quản lý tiền tệ, cụ thể thành các quy định mà các nhà quản lý ngân hàng phải tuân thủ, theo đó VCSH được chia làm vốn cấp 1 và cấp 2 ( ở phần
4 )
3.1 Xác định VCSH trong quan hệ với tiền gửi :
Nhiều quan niệm cho rằng tỉ lệ VCSH trên tiền gửi càng cao thì càng an toàn Do quy mô tiền gửi phản ánh trách nhiệm chi trả Các cơ quan quản lý ngân hàng ở nhiều nước quy định tỉ lệ tối đa VCSH/ tiền gửi, coi như tiêu thức để xác định độ an toàn trong thanh toán liên quan đến quy mô VCSH Cách tính này dễ áp dụng và kiểm soát Tuy nhiên thực tế cho thấy các vụ phá sản ngân hàng đã chứng minh rằng quy mô VCSH nhỏ ít liên quan đến thua lỗ kinh doanh Hiện nay, nhờ có sự có mặt của công ty bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền ít quan tâm đến VCSH hơn, khiến cho không ít nhà ngân hàng cho rằng tỉ lệ này không phù hợp vì giới hạn khả năng nhận tiền gửi để cho vay
3.2 Xác định VCSH trong quan hệ với tổng tài sản :
Ngân hàng có VCSH nhỏ muốn mở rộng quy mô phải mở rộng đi vay để
Trang 9cho vay, tuy nhiên khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, có thể gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp và xã hội Vì thế, các cơ quan giám sát thường quan tâm việc phát hành giấy tờ nợ của NHTM Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản thay thế tỉ lệ VCSH trên tiền gửi, xác định mối quan hệ VCSH với các khoản nợ, phản ánh khả năng bù đắp tổn thất của cam kết hoàn trả của ngân hàng Tuy nhiên lại hạn chế khả năng mở rộng quy mô của ngân hàng Mở rộng tổng tài sản làm tăng lợi nhuận nhưng đồng thời cũng làm tăng yêu cầu về VCSH.
3.3 Xác định VCSH trong quan hệ với tổng tài sản rủi ro :
Những rủi ro thường đến từ các tài sản rủi ro Khi tổn thất xảy ra làm giảm quy mô tổng tài sản, và trực tiếp làm giảm VCSH Do vậy một số cơ quan quản lý ngân hàng tìm hiểu mối liên hệ giữa VCSH với tài sản rủi ro nhằm xác định quy mô VCSH.
Phương pháp này chia tài sản làm các mức rủi ro khác nhau Thông qua hệ số chuyển đổi tính cho từng loại tài sản rủi ro, các ngân hàng tính được tổng tài sản rủi ro đã chuyển đổi Sau đó 1 tỉ lệ giữa tổng tài sản rủi ro đã trao đổi và VCSH được các nhà chức trách tìm sao cho thoả mãn nhu cầu sinh lời và an toàn Và tỉ lệ này áp dụng cho các ngân hàng
- Quy định chi tiết tỉ lệ rủi ro giữa các danh mục tài sản là rất khó, đòi hỏi phải được khảo sát thực tế trên bình diện rộng và lâu dài.
- Rủi ro ngân hàng khác nhau do môi trường kinh doanh khác nhau ảnh hưởng đến việc chuyển đổi.
3.4 Xác định VCSH trong mối liên hệ với các nhân tố khác :
Các phương pháp xác định đều có những hạn chế nhất định, cần phải quan tâm đến các yếu tố khác, đặc biệt là chất lượng kinh doanh Các nhân tố bao
- Chất lượng quản lý - Thanh khoản của tài sản
- Lợi nhuận các năm trước, và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại - Chất lượng và đặc điểm quyền sở hữu
- Khả năng thay đổi kết cấu tiền gửi và khả năng vay mượn - Chất lượng nghiệp vụ
- Khả năng bù đắp các chi phí
Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, doanh lợi, khoản nợ) với rủi ro cho phép các ngân hàng có mức VCSH khác nhau, thậm chí ngân hàng có VCSH khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
4 Hiệu quả sử dụng VCSH :
VCSH sử dụng cho các mục đích đa dạng, phụ thuộc vào quyết định của chủ
Nguyễn Thu Hà –A1CPage 9
Trang 10ngân hàng theo quy định của pháp luật sao cho có hiệu quả nhất Một mặt để hạn chế rủi ro cho người gửi tiền, mặt khác được đầu tư tạo tài sản cho ngân hàng ( mua tài sản cố định như nhà cửa trang thiết bị, hoặc lập công ty con, đầu tư chứng khoán, cho vay dài hạn…).
+ Đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu
+ Đáp ứng những nhu cầu mà vốn nợ không đáp ứng được + Tăng thêm lợi nhuận ròng, giảm chi phí …
4.1.Các biện pháp gia tăng VCSH :
Trong năm 2006 cho đến những tháng đầu năm 2007 đã xuất hiện sự kiện các
ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ, có thể kể ra như trong năm 2006, ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, ngân hàng An Bình nâng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng ; trong năm 2007, ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MB) sẽ tăng vốn điều lệ lên mức 1.500 tỷ đồng, đại hội cổ đông của NHTM cổ phần nông thôn Đại Á (Đại Á) đã nhất trí lộ trình tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, EAB sẽ tăng vốn điều lệ từ 880 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, NHTM cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) sẽ tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng, NHTM cổ phần Phương Đông (OCB) sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước VN vừa cho phép NHTM cổ phần Đông Nam Á (SEABank) tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng…
Đầu năm 2008, nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM đạt gần 28.230 tỷ đồng, tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm trước Riêng vốn điều lệ của các ngân hàng chiếm trên 23.000 tỷ đồng, tăng gần 77% so với năm trước Trong số này, một ngân hàng có vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng là Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ba ngân hàng có hơn 2.000 tỷ đồng là Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Á châu (ACB) và An Bình (ABBank).Trên địa bàn thành phố còn có 5 ngân hàng có vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng và 7 nhà băng khác có mức vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng.Tổng tài sản có của các ngân hàng thương mại này đạt hơn 395.770 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với một năm trước.
Tại thời điểm 31/12/2008, Eximbank, ngân hàng có vốn sở hữu lớn nhất
Trang 11trong số các NHTM, có lượng vốn chủ sở hữu là 12526 tỷ, vượt lên trên cả CTG: 12336 tỷ và VCB: 12 164 tỷ, đồng thời có tỷ lệ an toàn vốn cao ( hệ số CAR năm 2008 đạt tới 46%).
* Ví dụ về ngân hàng BIDV
Tháng 6/2009, tổng tài sản BIDV đạt 15 tỷ USD, huy động vốn đạt trên 12 tỷ USD, dư nợ tín dụng đạt 10 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 20-25%; vốn chủ sở hữu đạt 1,2 tỷ USD.
Nguyễn Thu Hà –A1CPage 11