Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 67 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
67
Dung lượng
1,1 MB
Nội dung
nghiên cứu sản phẩm này nhằm xác định giá trị đích thực của sản phẩm Hồng mạch khang Đặt vấn đề Chứng HAT là một tình trạng bệnh lý thường gặp, tỷ lệ mắc chứng này chiếm từ 10 – 20% dân số [16]. Ở nước ta, chứng bệnh này không những gặp ở người có tuổi, mà còn thấy cả ở người trẻ tuổi. Đây chính là đối tượng nằm trong lực lượng lao động chính của xã hội. Theo báo cáo tình hình sức khoẻ của một số cơ quan, xí nghiệp tại Hà Nội năm 1997 có tới 12% số cán bộ, công nhân có HATTh thấp hơn 90mmHg và HATTr thấp hơn 60mmHg [30] [33]. Đây thực sự là mối quan tâm của ngành y tế. HAT là một chứng bệnh nhưng chưa thu hút được sự quan tâm lớn nh huyết áp cao, nhưng hậu quả của nó lại ảnh hưởng đáng kể tới sức khoẻ con người, làm giảm sút trí tuệ, giảm sút hiệu quả và năng suất lao động. Các triệu chứng thường gặp trên lâm sàng là: buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt hoặc xỉu [15] [16] [32] [39]. Đây là những biểu hiện chính của sự giảm, tưới máu não, tim, cơ vân và các tạng khác. Tỷ lệ gây tai biến mạch máu não của chứng HAT là 10 – 15% gần bằng tỷ lệ tai biến mạch máo não của bệnh tăng HA [15] [16]. Để tìm ra các biện pháp điều trị hữu hiệu, ngoài việc tìm các nguyên nhân tổn thương thực thể gây nên chứng HAT, việc điều trị để nâng cao HA cho đến nay vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, nhất là đối với loại suy nhược cơ thể, bệnh lâu ngày. Việc dùng các thuốc trợ tim, vitamin 1 nếu có kết quả thì cũng không duy trì được lâu. Người bệnh nhanh chóng quay lại tình trạng cũ khi ngừng thuốc. Theo y lý YHCT: HAT được YHCT phương đông mô tả trong chứng huyễn vựng thể khí hư, huyết hư, từ thời Xuân thu chiến quốc, Tân việt nhân; (Hoàng đế nội kinh) thế kỷ thứ II trước công nguyên. Các biểu hiện lâm sàng như hoa mắt, chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được, ăn kém Về pháp điều trị: bổ huyết, kiện tỳ là chủ yếu và có nhiều bài thuốc nh: phù chính tăng áp thang; kỷ cúc địa hoàng hoàn, quy tỳ hoàn, sinh mạch bảo nguyên Tuy nhiên cách chữa chỉ hoàn toàn dựa trên biện chứng luận trị theo lý luận YHCT, việc nghiên cứu tạo cơ sở khoa học đối với từng bài thuốc còn chưa đề cập tới. “Hồng mạch khang” là bài thuốc gồm 3 vị Ých trí nhân – Quy đầu – Xuyên tiêu đã được nghiên cứu hiện đại hoá dưới dạng viên nén uống của Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn Y dược quốc tế – IMC sản xuất theo bản quyền công nghệ của Công ty Hữu hạn dược phẩm” Nhất Hân Hoà” Tứ xuyên Trung quốc. Sản phẩm đã dược phép của Bộ y tế Việt Nam cho sản xuất và phân phối trên toàn quốc nhằm hỗ trợ điều trị chứng HAT tăng cường sức khoẻ cho con người. Tuy nhiên ở nước ta chưa có đề tài nào nghiên cứu tác dụng lâm sàng, cũng như tác dụng không mong muốn của sản phẩm trên. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu sản phẩm này nhằm xác định giá trị đích thực của sản phẩm Hồng mạch khang với các mục tiêu như sau: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2 1/ Đánh giá tác dụng nâng huyết áp của “Hồng mạch khang” trên lâm sàng và sự biến đổi một số chỉ số cận lâm sàng trước và sau điều trị. 2/ Xác định một số tác dụng không mong muốn của thuốc. 3 Chương 1 Tổng quan tài liệu 1.1. Những quan điểm về HAT theo YHHĐ. 1.1.1. HA và các yếu tố ảnh hưởng tới HA. 1.1.1.1 HA theo quan điểm hiện nay. HA là một trong 4 điều kiện của chức phận sống con người (HA, mạch, hơi thở, nhiệt độ). HA động mạch là áp lực của máu tác động lên thành động mạch được tính bằng mmHg hoặc Kilopasecal (Kpa). Qua nhiều cuộc điều tra dịch tễ học về HA trên thế giới người ta đã biết rằng: HA là một thông số huyết động luôn thay đổi theo từng thời điểm trên hoạt động tâm sinh lý của từng cá nhân, nhưng sự dao động đó vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường. HA: là một áp suất nhất định để máu chảy được trong lòng động mạch, được biểu thị bằng 2 trị số [1] [2]: HA tối đa: (HA tâm thu) là áp suất máu đo được trong thời kỳ tâm thu, phụ thuộc vào lực co bóp và thể tích tâm thu. Trị số bình thường ở người trưởng thành: 90 – 140 mmHg. Huyết áp tối thiểu (HA tâm trương) là áp suất máu đo được trong thời kì tâm trương, phụ thuộc vào trương lực mạch máu. Trị sè HA ở người bình thường, trưởng thành: 60 – 90 mmHg. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp. Huyết áp động mạch hình thành bởi bốn yếu tố: 4 - Hai yếu tố chính quyết định duy trì HA động mạch là cung lượng tim và sức cản ngoại vi, tính theo công thức sau: HA = CLT x SCNV Trong đó: HA: huyết áp; CLT: cung lượng tim; SCNV: sức cản ngoại vi - Hai yếu tố phụ : độ quánh của máu và độ đàn hồi thành động mạch. - Huyết áp phải được giữ ở mức cho phép thi mao mạch của hệ thống tuần hoàn mới được tưới máu đầy đủ. HA động mạch phụ thuộc vào thể tích máu do thất trái đẩy vào hệ thống mạch máu theo đơn vị thời gian (còn gọi là cung lượng tim ) và trở kháng đối với luồng máu của mạch máu ngoại vi ( còn gọi là sức cản ngoại vi) [1][2]. HA, lưu lượng máu và sức cản ngoại vi có mối liên quan chặt chẽ với nhau theo công thức. K LxR P = Trong đó: P: huyết áp L: lưu lượng tuần hoàn R: sức cản ngoại vi K: hằng số Khi lưu lượng tuần hoàn giảm, sức cản ngoại vi giảm thì HA sẽ giảm và ngược lại [1][2]. 1.1.2.1. Cung lượng tim: Phụ thuộc vào thể tích tâm thu và nhịp tim, mà thể tích tâm thu lại phụ thuộc vào thể tích máu trở về và lực co bóp cơ tim, nhịp tim [1][3]. * Thể tích máu trở về: là lượng máu hệ tĩnh mạch đổ về tim phải, bình thường nó chính là lưu lượng tâm thu. Hệ thống tĩnh mạch đóng vai trò rất quan trọng vì nó có thể chứa 65-67% toàn bộ thể tích máu cho nên ứ máu tĩnh mạch sẽ làm giảm lưu lượng tim [1][15] 5 * Lực co bóp của tim: Để máu trở về tim được nhiều, tim phải có khả năng đẩy nhiều máu đi. Cơ tim bóp càng mạnh thì cung lượng tim càng lớn, thể tích máu trở về cũng tăng lên do đó HATT h và HATTr cũng tăng vì thể tích máu tăng sẽ làm căng thành mạch [1][15]. * Nhịp tim: Khi tim đập chậm mà thể tích tâm thu không tăng thì lưu lượng tim giảm và HA giảm. Khi tim đập nhanh, tuy thể tích tâm thu không tăng nhưng vẫn làm cho lưu lượng tăng, vì thế HA tăng. Nhưng khi tim đập quá nhanh, do thời gian tâm trương ngắn, lượng máu trở về tim giảm vì thế thể tích tâm thu giảm nhiều làm cho lưu lượng tim giảm và HA giảm [1][3] 1.1.2.2. Sức cản ngoại vi: Là trở lực mà tâm thất trái phải thắng, để có thể đẩy được máu từ thất trái tới các mạch máu ở ngoại vi, trở lực này phụ thuộc vào: * Độ nhớt của máu: Khi độ nhớt tăng, đòi hỏi một sức bóp lớn hơn mới đẩy máu lưu thông được trong lòng mạch, cho nên khi độ nhớt máu giảm cũng góp phần làm giảm HA [1][44] * Sức đàn hồi của thành mạch: Trở kháng của một mạch máu tỉ lệ nghịch với bán kính luỹ thừa 4 của mạch máu đó. Như vậy HA phụ thuộc nhiều vào mức độ co giãn cơ trơn của thành mạch. Sức đàn hồi của thành mạch là yếu tố chính, ảnh hưởng tới sức cản ngoại vi. Khi giãn mạch, sức cản ngoại vi giảm dẫn tới HA giảm. Vẫn theo công thức: K P xRL = ( Khi L không đổi) Những yếu tố ảnh hưởng tới HA nêu trên, hoạt động phối hợp chặt chẽ để duy trì HA ở mức độ không thay đổi nhiều lắm. Nếu một trong những yếu 6 tố đó bất chợt thay đổi những yếu tố sẽ hoạt động bù ngay dưới sự kiểm soát của hoạt động phản xạ thần kinh và thể dịch [1][15] - Cơ chế thần kinh: Trong hệ thống điều hoà sinh lý HA động mạch, thần kinh đóng một vai trò quan trọng nhờ các cảm thụ thể áp lực nằm ở xung quanh động mạch cảnh và quai động mạch chủ, sau đó chuyển thành xung động truyền lên dây thần kinh Hering (IX) và Cyon (X) để dẫn đến trung tâm điều chỉnh HA ở phần trên hành não trái và nhân đơn độc của hành não. Nhân vận mạch, nhân kiểm soát hoạt động của thần kinh giao cảm, các nhân này nhận xung động đã được điều chỉnh từ não và truyền xung động về tim, hệ thần kinh giao cảm ở cột sống gây tăng tiết Catecholamin dẫn đến co mạch, tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim và tăng HA. Khi có thay đổi áp lực trong lòng động mạch chủ và xoang động mạch cảnh gây xung động truyền lên hành não, tuỳ theo xung động và sự đáp ứng mà nhịp tim nhanh lên hay chậm lại, mạch máu co hay dãn ra, đó là sự điều chỉnh HA theo cơ chế thần kinh. - Yếu tố thải tiết Natri ở tâm nhĩ: Khi rối loạn cấp tính xảy ra, rối loạn chức năng buồng nhĩ kéo dài sẽ kích thích tiết yếu tố thải tiết Natri của tâm nhĩ (Atriuretie Factor – ANF) [4][12] Yếu tố này đóng vai trò trong việc điều hoà HA qua một số cơ chế sau: * Tác dụng đối kháng với ADH giữ Natri và nước ở ống thận gây đái Ýt, ANF thải Natri và nước gây đái nhiều. * Ức chế giải phóng Aldosteron ở thượng thận và ức chế giải phóng Renin từ tế bào cạnh cầu thận. * Tác dụng đối kháng với Angiotensin II. * Giảm Catecholamin qua cơ chế giảm Angiotensin II. - Thận và hệ thống Renin – Angiotenxin – Aldotteron (RAA) 7 - Vai trò của hormon: Hormon tham gia vào quá trình điều chỉnh sinh lý huyến áp động mạch chủ yếu là tuyến thượng thận, vỏ thượng thận tiết Aldotteron, desoxycosticosteron, tuỷ thượng thận tiết Adrenalin, noradrenalin. - Rối loạn chức năng nội mạc: trong những năm gần đây khi nghiên cứu chức năng nội mạc mạch máu người ta thấy nó sản xuất ra các chất co mạch và các chất giãn mạch. - EDRF (Endo thelium Deriv Relaxing Factos) cùng gây giãn mạch và chống kết dính, EDRF làm giãn mạch do hoạt hoá các thụ thể đặc hiệu của lớp nội mạch. + Các yếu tố co mạch: - Endothelin (ET) trong đó có ET1, ET2, ET3 thì ET1 được sản xuất từ nội mạc mạch có tác dụng co mạnh mạch và kéo dài. - EDCF (Endo thelium Deriv Contracting Factos) là yếu tố co mạch dẫn xuất từ nội mạc. 1.1.3. Quan niệm về huyết áp thấp: - Định nghĩa: huyết áp thấp (Hypotension arterielle) là huyết áp luôn luôn ở con số thấp hơn đa số người bình thường[ 16 ]. Một người có HAT, nghĩa là HA người đó luôn luôn thấp hơn so với mức bình thường của cùng lứa tuổi [15]. ở đây không kể tới hạ HA trong trường hợp sốc cấp cứu nh: mất máu nhiều và đột ngột, mất nước nặng mà chỉ nói tới những người có HAT liên tục, từ trước tới nay HA vẫn thấp hoặc thấp trong một thời gian dài, không có tính chất đột ngột. Người trưởng thành có HA tối đa trong giới hạn 90-140 mmHg, HA tối thiểu 60-90mHg. Dưới mức này coi nh là HAT [1][15]. HA tối đa (hay còn gọi là HA tâm thu): nhỏ hơn 90 mmHg. HA tối thiểu (hay còn gọi là HA tâm trương): nhỏ hơn 60 mmHg 8 1.1.4. Phân loại huyết áp thấp: HAT là biểu hiện sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch [17]. HAT được chia làm 2 loại: HAT tiên phát và HAT thứ phát [15][17]. 1.1.4.1 Huyết áp thấp tiên phát: (Hay còn gọi là HAT tự phát hoặc HAT do thể tạng). Có những người thường xuyên có HAT. HA tâm thu vào khoảng 85 – 90 mmHg nhưng sức khoẻ bình thường, chỉ khi đo HA mới phát hiện ra HAT. đây là những người có thể tạng đặc biệt, từ nhỏ tới lớn HA vẫn như thế nhưng không hề có biểu hiện bệnh ở bộ phận nào trong cơ thể. Những người này vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, khi họ gắng sức thì vẫn thấy chóng mệt. Do đó không coi là bệnh lý và không cần điều trị gì. Nhiều nhười HAT vẫn sống khoẻ mạnh đến già. 1.1.4.2. Huyết áp thấp thứ phát: ( còn gọi là huyết áp thấp hậu phát). Đây là những người trước vẫn có huyết áp bình thường, nhưng sau đó huyết áp bị tụt dần sau vài ba tháng. Loại huyết áp thấp thứ phát này thường gặp ở những người suy nhược cơ thể kéo dài, mắc các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, lao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài, người ốm lâu, thiếu máu kéo dài, người già có rối loạn hệ thần kinh tự điều chỉnh, bị một số bệnh nội tiết (suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp mạn tính ) hoặc dùng các thuốc hạ HA liều cao kéo dài. Loại huyết áp này thường có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng làm việc và sức khoẻ của người bị bệnh[13][15][17]. Đây là loại bệnh cần điều trị kịp thời tránh gây ra sự mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh. Đồng thời có thể phòng được các biến chứng nguy hiểm xảy ra cho người bệnh. 9 1.1.5. Các yếu tố cơ chế dẫn tới giảm áp lực máu. Có rất nhiều tác giả đưa ra cơ chế giảm áp lực máu. theo Frohlich E.D [1][2] thì cơ chế chủ yếu như sau: 10 [...]... ngày Theo dõi sau dùng Theo dõi sau dùng thuốc 20 ngày thuốc 20 ngày Phần tích đánh giá Rút ra kết luận 30 2.3.2 Phng phỏp dựng thuc Ngi bnh c la chn ung thuc mi ngy 2 ln, trong 30 ngy u mi ln 3 viờn, 30 ngy tip theo ngy ung 2 ln mi ln 2 viờn vo 8h v 14h hng ngy Ung liờn tc 60 ngy khụng ngh Trong thi gian dựng Hng mch khang ngi bnh khụng t dựng cỏc thuc tr tim hay thuc nõng huyt ỏp no khỏc 2.3.3 Cỏc... tiờu trong nhng trng hp sau õy: iu tr au dõy thn kinh, au u, au phong thp tỏc dng tt Liu lng: Ngy dựng t 8 n 10 gam 25 Chng 2 Cht liu, i tng v phng phỏp nghiờn cu 2.1 Cht liu nghiờn cu Sn phm Hng mch khang ca cụng ty trỏch nhim hu hn t vn Y dc Quc t(IMC) sn xut theo bn quyn cụng ngh cu cụng ty hu hn dc phm Nht Hõn Hoa tnh T Xuyờn Trung Quc 2.1.1 Thnh phn sn phm gm: Cao ích trớ nhõn 150mg Cao quy u... h, t h, c bit l khớ h giỳp cho bi b khớ huyt mnh lờn gúp phn gii quyt cỏc triu chng biu hin trờn lõm sng ca chng HAT 1.2.4 Thnh phn hoỏ hc tỏc dng dc lý v cụng dng ca cỏc v thuc trong sn phm Hng Mch Khang 1.2.4.1 Quy u ( l phn r chớnh ca ng Quy) - Tờn khoa hc: Angelica sinensis (OLIV) Diels (Angelicapolymarpha Maxim VAR Simensis OLIV) Thuc h hoa tỏn Apraceae (Umbelliferac) Quy l v, vỡ v thuc ny cú... trng i hc Y H Ni v Hi ng khoa hc k thut ca bnh vin a khoa Y hc c truyn H Ni thụng qua nhm bo m tớnh khoa hc v kh thi 36 Chng 3 D KIN KT QU NGHIấN CU Nghiờn cu ỏnh giỏ tỏc dng lõm sng ca sn phm Hng mch khang c thc hin ti khoa iu tr ngoi trỳ Bnh vin a khoa YHCT H Ni Tng s ngi bnh nghiờn cu l 60: kt qu nghiờn cu v cỏc mt nh sau: 3.1 c im chung ca nhúm ngi bnh nghiờn cu Bng 3.1 Phõn b ngi bnh theo gii Nam . nào nghiên cứu tác dụng lâm sàng, cũng như tác dụng không mong muốn của sản phẩm trên. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu sản phẩm này nhằm xác định giá trị đích thực của sản phẩm Hồng mạch. nghiên cứu sản phẩm này nhằm xác định giá trị đích thực của sản phẩm Hồng mạch khang Đặt vấn đề Chứng HAT là một tình trạng bệnh lý thường gặp, tỷ lệ mắc chứng này chiếm từ 10. mạch khang với các mục tiêu như sau: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2 1/ Đánh giá tác dụng nâng huyết áp của Hồng mạch khang trên lâm sàng và sự biến đổi một số chỉ số cận lâm sàng trước và sau điều trị. 2/